Đạo Binh Thương Xót 

3- Bí Mật Fatima

Đạo Binh Thương Xót của Thánh Mẫu Fatima trong Thời Điểm Thương Xót

Who Is For or Against Our Lady of Fatima?

Đúng thế, Bí Mật Fatima phần thứ 3 là một thị kiến cho thấy tất cả phần rỗi của loài người và ḥa b́nh thế giới là ở nơi Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trong Thời Điểm Thương Xót, đúng như những ǵ Mẹ nói ở đầu phần thứ hai, sau khi cho 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải thị kiến thấy hỏa ngục, như thể Mẹ cho các em thấy để các em dẫn các em đến tất cả sự thật về Fatima, đó là: "Các con vừa thấy hỏa ngục. Để cứu các linh hồn cho khỏi sa xuống đó, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu lời Mẹ nói đây được thực hiện th́ thế giới sẽ có ḥa b́nh và nhiều linh hồn được cứu rỗi".

Chính v́ "Thiên Chúa muốn thiết ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ" trên thế giới, chứ không phải chỉ ở Bồ Đào Nha, hay ở trong Giáo Hội, mà Ngài đă phải nhung úay vào lịch sử của chúng thế giới, qua vai tṛ trung gián của Giáo Hội nơi v́ giáo hoàng xuất thân từ Balan, đó là biến cố làm cho "Nước Nga trở lại" vào đầu thập niên 1990, hai năm sau Biến Cố Đông Âu vào cuối hạ bán thập nên 1980, khiến cho thế giới không c̣n bị Khối Cộng Sản Liên Sô đe dọa thế chiến thứ 3 nữa, như tí nữa xẩy ra vào đầu Tháng 10 Mân Côi năm 1962 ở Vịnh Cuba, khi Liên Sô đă nhắm nguyên tử vào Hoa Kỳ từ Vịnh Cuba này. Và chính v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria c̣n liên quan, trước hết và trên hết, đến phần rỗi của các linh hồn bất tử nữa, nên mới có Bí Mật Fatima phần 3 cho thấy nhân loại tội lỗi được cứu ra sao?

Thật vậy, Mẹ Maria hiện ra ở Fatima năm 1917 trong 6 lần liền, từ Tháng Hoa (5) đến hết Tháng Mân Côi (10), chủ yếu là để đem LTXC đến cho con người và đưa con người về với LTXC, nên Mẹ đă thực hiện 3 việc quan trọng và khẩn trương liên quan đến LTXC, thứ tự về thời gian như sau:

1- Thiết lập một Đạo Binh Thương Xót ngày 13/5/1917, lần hiện ra đầu tiên, lần Mẹ chưa xứng ḿnh là ai và đến để làm ǵ, đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải "hăy dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chịu tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho, như một việc đền tạ về những tôi Ngài đă bị xúc phạm mà cầu cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải".

2- Tiết lộ một Bí Mật Thương Xót ngày 13/7/1917 (sẽ được nói đến ngay sau đây).

3- Ban bố một Sứ Điệp Thương Xót vào ngày 13/10/1917, đó là lời Mẹ như trăn trối cho con cái của Mẹ trước khi Mẹ biến đi, không bao giờ c̣n hiện ra ở Fatima nữa, và khi Mẹ nói những lời lẽ này, Mẹ đă lộ vẻ mặt sầu thương như Mẹ đang đứng dưới chân Thánh Giá Chúa vậy: "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi".

Về Bí Mật Thương Xót, chính là Bí Mật Fatima cả 3 phần, nhất là phần thứ ba: trước hết là cả 3 phần, v́ bí mật này cho thấy ơn cứu độ của LTXC qua Mẹ Maria trong Thời Điểm Thương Xót: phần 1 là hỏa ngục, một thực tại mất ơn cứu độ do chính các linh hồn tự ḿnh không biết chấp nhận LTXC, và nhưng một phần c̣n do bởi sự kiện họ thiếu được quan tâm hy sinh cầu nguyện cho nữa, đúng như Mẹ Maria cho biết, qua lời kêu gọi 3 em Thiếu Nhi Fatima thụ khải vào lần hiện ra thứ 4 ngày 19/8/1917 (thay v́ ngày 13, v́ ngày 13 các em đang bị chính quyền địa phương giam giữ để điều tra về Bí Mật Fatima 3 em được Mẹ tỏ cho biết vào lần hiện ra thứ 2 ngày 13/7), đó là "Các con hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều cho các tội nhân; v́ có nhiều linh hồn hư đi, bởi không có ai chịu hy sinh cầu nguyện cho họ". Nói câu này Mẹ Maria hoàn toàn không qui trách nhiệm hư mất của các linh hồn cho chúng ta, v́ họ hư đi là do chính họ, dù chúng ta có hy sinh cầu cho họ, nhưng việc hy sinh cầu cho họ là việc bất khả thiếu đối với tất cả Kitô hữu, nhất là đối với thành phần Đạo Binh Thương Xót, như ở Bí Mật Fatima phần ba dưới đây.

 Bí Mật Fatima phần ba càng cho thấy Bí Mật Fatima là Bí Mật Thương Xót. Bởi việc cứu độ "các linh hồn cần đến LTXC hơn" là ở chỗ "yêu thương cho đến cùng" (Gioan 1:13), theo gương Chúa Kitô Tử Giá (xem Gioan 13:13-15), Đấng được biểu hiệu nơi h́nh ảnh Cây Thánh Giá cao lớn trên đỉnh núi dốc đứng trong thị kiến, mà đoàn Kitô hữu, bao gồm đủ mọi thành phần trong Giáo Hội, từ giáo hoàng, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, ám chỉ Đạo Binh Thương Xót, leo lên đến tận nơi, bằng đức tin mănh liệt của ḿnh mới có thể vượt lên tới đỉnh của một ngọn núi dốc đứng như vậy, và khi cả đoàn Kitô hữu này đang qú cầu nguyện, ám chỉ đức ái trọn hảo của họ khiến họ được liên kết mật thiết với Chúa Kitô Tử Giá, một việc qú cầu nguyện chung quanh chân Thánh Giá này, một vị trí ám chỉ giống Mẹ Maria đồng công cứu chuộc đă đứng kề bên Thánh Giá Chúa Giêsu Con Mẹ (xem Gioan 19:25), th́ bị bắn chết hết bởi một đám lính bỗng dưng xuất hiện, ám chỉ họ bị khủng bồ, bởi Hồi giáo, như tên ám sát ĐTC Gioan Phaolô II là Ali Agca Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, và nhóm bị ám sát ấy đang được hiện thực nơi thành phần Kitô hữu từng bị các phần tử Hồi giáo cực đoan khủng bố tấn công, ở cả thế giới Hồi giáo lẫn ở các nước Tây phương Kitô giáo.

Chính v́ Bí Mật Fatima là Bí Mật Thương Xót mà sau khi tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima, bao gồm cả phần thứ 3, Mẹ Maria đă kêu gọi 3 em Thiếu Nhi Fatima thụ khải hăy đọc thêm một Lời Nguyện Mân Côi Fatima như sau: "Trước mỗi một mầu nhiệm, các con hăy đọc 'Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội lỗi cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến LTXC hơn'". Ở trong Lời Nguyện Mân Côi Fatima này, chúng ta thấy được chẳng những "các linh hồn cần đến LTXC hơn" trong Bí Mật Thương Xót nơi Bí Mật Fatima phần thứ ba, mà c̣n thấy được cả "Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi" trong Sứ Điệp Thương Xót nữa. 

The Miracle Of Our Lady Of Fatima (1952) – Blessed Mother's Third ...

Trước hết là "Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi", ở chỗ, thành phần Kitô hữu đă v́ "không tin kính Chúa (sống vô thần duy vật), không thờ lạy Chúa (bỏ lễ cùng các phép bí tích thánh, loại Chúa ra khỏi học đường và các nơi công cộng nhân danh quyền tự do tôn giáo v.v.), không trông cậy Chúa (sống hưởng thụ hiện sinh), và không yêu mến Chúa (hận thù ghen ghét và chém giết nhau, như hai Thế Chiến I và II, được Mẹ Maria nói đến ở phần 2 Bí Mật Fatima)". Và đó là lư do trong Lời Nguyện Mân Côi Fatima trên đây, Mẹ dạy các em Thiếu Nhi Fatima thụ khải "xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục", hơn là "sa hoa ngục", bởi v́ chúng ta cần phải được cứu cho khỏi "lửa hỏa ngụcở ngay đời này nữa, đó là "lửa" hận thù ghen ghét, "lửa" đam mê nhục dục v.v.

"Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi" do chính Kitô hữu chúng ta gây ra cho Người, thành phần Kitô hữu Mẹ Maria ám chỉ trong câu ngay trước đó: "đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa". Và chúng ta đă đâm thâu vào Người bằng những "tội lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm" (Lời Nguyện Đền Tạ Rước Lễ thiên thần dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải vào mùa thu năm 1916), những tội vô ơn bội nghĩa, coi thường công ơn cứu chuộc vô giá của Người v.v. Và v́ thế, chúng ta cần phải "ngước nh́n lên Đấng đă bị (chúng ta) đâm thâu" (Gioan 19:37) bằng lời Nguyện Mân Côi Fatima trên đây, nhất là cho khỏi "lửa" hỏa ngục ngay ở đời này, để khỏi phải sa hỏa ngục ở đời sau.

Chính v́ chúng ta cần phải "xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục" như thế mà chúng ta thấy Fatima hiện lên toàn lửa là lửa, ở cả chính biến cố lịch sử này, lẫn ở trong toàn bộ Bí Mật Fatima. Trước hết, ở chính biến cố lịch sử Fatima, đó là trong khi Mẹ Maria hiện ra ở Lộ Đức, nơi Mẹ chữa lành bằng nước, 18 lần đều vào sáng sớm, th́ ở Fatima, Mẹ hiện ra cả 6 lần đều vào buổi trưa nắng nóng - lửa, và lần cuối cùng, Mẹ đă thực hiện một phép lạ cả thể là làm cho mặt trởi chuyển động trên bầu trời - lửa! Sau nữa ở toàn bộ Bí Mật Fatima: lửa hỏa ngục ngày thị kiến phần 1, lửa Thế Chiến I và II cùng với lửa cộng sản hận thù ở phần 2, và lửa từ lưỡi gươm của thiên thần đang chĩa xuống trái đất để tiêu diệt loài người tội lỗi, và lửa từ súng đạn bắn vào đoàn Kitô hữu đang qú cầu nguyện dưới chân Cây Thánh Giá trên đỉnh núi dốc đứng.

Nếu chính ngày cùng tháng tận sẽ được kết thúc bằng lửa, như đă được Sách Khải Huyền tiên báo: "Tử thần và Âm phủ bị quăng vào hồ lửa. Hồ lửa này là cái chết thứ hai. Ai không có tên ghi trong Sổ trường sinh th́ bị quăng vào hồ lửa" (20:14-15), th́ phải chăng lửa ở Fatima là một dấu chỉ thời đại cho thấy loài người đang tiến tới cận điểm của ngày cùng tháng tận này rồi đó. Như chính thế giới ở vào đầu thiên niên kỷ thứ 3 Kitô giáo này đă chứng thực về Thế Chiến thứ III, được ĐTC Phanxicô thường nói trước đây, đang diễn ra khắp nơi, ở các cuộc chiến tranh xẩy ra nhiều nơi trên thế giới; và ngoài lửa chiến tranh khắp thế giới ra lại c̣n lửa nguyên tử có thể bùng nổ bất cứ lúc nào theo chiều hướng cáng ngày càng thi đua vơ trang hiện nay, v́ lửa hận thù đang nung nấu trong tâm can của các nhà lănh đạo luôn ḱnh chống nhau...

Sau nữa là "các linh hồn cần đến LTXC hơn" ám chỉ linh hồn của chính thành phần khủng bố sát hại đoàn Kitô hữu đang quí cầu nguyện dưới chân Thánh Giá ở trên đỉnh núi dốc đứng, nhất là những ai thành tâm thiện chí t́m kiếm Thiên Chúa, như thị kiến Bí Mật Fatima phần 3 cho thấy 2 thiên thần ở hai bên cánh thánh giá, đă thu góp tất cả các máu tử đạo của đoàn Kitô hữu Đạo Binh Thương Xót này đổ ra, cho vào một b́nh pha lê để sử dụng vẩy lên trên những ai đang tiến tới với Thiên Chúa.

"Các linh hồn cần đến LTXC hơn" c̣n là chính những con người văn minh tân tiến về khoa học kỹ thuật và đồng thời cũng đă đạt tới tột đỉnh văn hóa về nhân quyền của ḿnh, qua bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc sau Thế Chiến Thứ II, được chính thức công bố và phổ biến ngày 10/12/1948, thế nhưng, tiếc thay, một khi đă lên tới tột đỉnh, th́ kinh nghiệm lịch sử cho thấy, đế quốc nào riồ cũng sụp đổ, dù là mạnh nhất và lâu dài nhất như đế quốc Roma.

Đúng vậy, con người ngày nay, về phương diện văn minh vật chất không ai có thể đoán được bao giờ nó đạt tới tột đỉnh, nhưng văn hóa th́ đă tới tột đỉnh. Tiếc thay, chính v́ đă đạt tới tột đỉnh rồi, ở chỗ con người đă nhận ra chính bản thân ḿnh, ở quyền làm người của ḿnh, th́ họ bắt đầu xô nhau xuống, như thai mẫu xô thai nhi xuống bằng cách phá thai, cha mẹ xô con cái xuống bằng cách ly dị, người sống xô người bệnh xuống bằng mercy killing, người giầu xô người nghèo xuống bằng cách đán áp và bóc lột, buôn người, cường quốc xô tiểu quốc xuống bằng cách tạo ra các cuộc chiến tranh để sản xuất vũ khí v.v.

"Các linh hồn cần đến LTXC hơn" đáng thương nhất là tất cả những ai đang lo sợ thế giới của ḿnh tự diệt vong, bởi chính những ǵ họ chế tạo ra, như bom nguyên tử hay thuốc phá thai v.v., và cũng không thể nào tự cứu ḿnh và chung thế giới, nhưng đồng thời lại không muốn được cứu, bởi Đấng duy nhất mà họ thuộc thế giới Tây phương Kitô giáo đều biết, đó là Chúa Giêsu Kitô, "Đấng Cứu Chuộc nhân trần - Redemptor Hominis", như tựa đề của bức thông điệp đầu tay ngày 4/3/1979 của vị giáo hoàng xuất thân từ Balan, vị giáo hoàng, trong bài giảng cho lễ đăng quang của ḿnh vào Chúa Nhật 22/10/1978, đă trấn an thế giới và kêu gọi chung nhân loại rằng: "Đừng sợ. Hăy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô! Don't be afraid. Open wide the doors for Christ!"

Open Wide the Doors to Christ: Discovering Catholicism: Amazon.co ...

"Các linh hồn cần đến LTXC hơn" bao gồm cả những con người càng văn minh vật chất, càng hưởng thụ, và càng văn hóa nhân quyền, càng bất chấp, càng hiện sinh, chỉ cần biết đời này, sống cho thỏa măn tối đa hết cỡ: v́ chẳng biết có đời sau hay chăng, và nếu quả thực có đời sau, th́ chỉ có thiên đàng chứ không thể nào có hỏa ngục, v́ nếu có thần linh th́ ngài phải là Đấng vô cùng trọn hảo tốt lành nhân hậu, chỉ muốn thiện hảo cho tạo vật được ngài dựng nên hoan hưởng, không thể nào ngài lại trở thành một hung thần, một ác thần, thích thú trước cảnh đọa đầy vô cùng khốn nạn của bất cứ một ai muôn đời trong hỏa ngục.

"Các linh hồn cần đến LTXC hơn" là chính đa số những linh hồn chỉ v́ quen sống hiện sinh hưởng thụ theo quyền làm người bất khả xâm phạm của ḿnh mà hầu như chẳng c̣n có thể nào tự ḿnh quay trở lại đường ngay nẻo chính nữa, chỉ đang lao nhanh đến vực thẳm hư vong vô cùng bất tận ở ngay dưới chân họ, đúng như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nhận xét về họ trong tác phẩm Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (trang 222) như sau:

“Ở vào cuối thiên kỷ thứ hai đây, có lẽ chúng ta cần hơn bao giờ hết những lời của Chúa Kitô Phục Sinh: ‘Đừng sợ!’. Con người, thành phần mà ngay cả sau cuộc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không thôi sợ hăi… Chỉ có một ḿnh Người mới có thể tuyệt đối bảo đảm bằng lời tuyên phán: ‘Đừng sợ!’ mà thôi” … Con người hiện đại khó ḷng mà trở về với đức tin được lắm, bởi v́ họ sợ những đ̣i hỏi về luân lư như đức tin buộc họ phải thi hành”.

Cảm nhận của ĐTC Gioan Phaolô về lư do sâu xa khiến con người đă trở nên hoàn toàn bất lực, nếu không nói là bất toại, trong việc tự đứng dậy vác chơng mà về như người coi như bất toại 38 năm bên Hổ Betsaida (xem Gioan 5:5-9), về cả thể lư lẫn tâm thần, bởi họ đă bị hội chứng liệt kháng AIDS về luân lưở chỗ "họ sợ những đ̣i hỏi về luân lư"; chưa kể đến t́nh trạng họ c̣n bị mù ḷa về tâm linh nữa, ở chỗ họ đă "mất ư thức tội lỗi", như ĐTC Piô XII đă nhận thấy, qua thông điệp truyền thanh ngài gửi cho Đại Hội Giáo Lư toàn quốc Hoa Kỳ ngày 26/10/1946.

"Ngay cả sau cuộc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, vẫn không thôi sợ hăi" được ĐTC Gioan Phaolô khẳng định ở đây dường như phản ảnh h́nh ảnh "thành phố lớn" trong thị kiến Bí Mật Fatima phần thứ ba mà ngài đă đọc từ năm 1981, trước khi Biến Cố Đông Âu năm 1989 và "Nước Nga trở lại" năm 1991, "một thành phố lớn" ám chỉ thế giới văn minh Tây phương, một bên đă bị sụp đổ, ám chỉ khối cộng sản Đông Âu và Liên Sô, và một bên sắp sụp đổ, ám chỉ thế giới tư bản hậu cộng sản: "một nửa đă bị tàn rụi, c̣n một nửa kia th́ đang run rẩy loạng quạng lê bước với đầy những đớn đau và buồn khổ".

"Sau mỗi một mầu nhiệm", chứ không phải sau mỗi một chục kinh. Cũng như Mẹ đă kêu gọi "cầu kinh Mân Côi hằng ngày - Pray Rosary daily", chứ không bảo "đọc kinh Mân Côi - say Rosary daily". Thật vậy, qua cách cẩn thận sử dụng từ ngữ này, chúng ta hiểu được ngay ư sâu xa của Mẹ đó là để xin cho "các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là các linh hồn cần đến LTXC hơn", chúng ta phải cậy vào chính công ơn cứu chuộc vô cùng quí báu của Chúa Kitô, Đấng "dù là Con nhưng Người cũng biết vâng phục nơi những ǵ phải chịu, để khi hoàn thành, Người trở nên căn nguyên cho những ai tin vào Người" (Do Thái 5:8). Như thể chúng ta nhắc nhở Người rằng Chúa Giêsu ơi, Chúa đă chịu khổ nạn vô cùng đau đớn và tử giá vô cùng nhục nhă th́ xin đừng để công ơn cứu chuộc vô giá của Chúa trở nên vô ích mà là sinh nhiều hoa trái thiêng liêng cho chung nhân loại tội nhân chúng con, "nhất là các linh hồn cần đến LTXC hơn".

"Sau mỗi một mầu nhiệm", hiểu theo chiều hướng ấy th́ thật sự là liên quan đến LTXC, một LTXC đă lên đến tột đỉnh và tỏ hết ḿnh ra nơi Chúa Kitô Tử Giá: "Khi nào quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết là Tôi" (Gioan 8:28), một LTXC đă thương xót loài người từ thuở đời đời, ngay khi có ư định dựng nên con người, một loài tạo vật vô cùng hèn hạ, bất xứng với Ngài, thế mà Ngài vẫn cứ dựng nên họ, để mà tỏ ḷng thương xót họ, nhờ đó họ nhận biết ḷng thương xót của Ngài mà được cứu độ, nghĩa là họ chỉ cần làm sao để Người thương họ, đừng bất chấp, cũng đừng chán nản ngă ḷng v.v. LTXC càng cần phải rạng ngời hơn bao giờ hết trong chính thời đại con người văn minh sáng láng về nhân bản hơn bao giờ hết lại càng tỏ ra "ưa chuộng tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19) chưa từng thấy, thực tế nhất là Đại Dịch Tin Giả quá ư là thịnh hành và được loan truyền chớp nhoáng của chính thành phần con cái Chúa. Và đó là lư do Sứ Điệp LTXC đă được ban bố vào thời đại này, từ thập niên 1930, ngay sau Biến Cố Thánh Mẫu Fatima.

image.png
 

Lời Nguyện Mân Côi Fatima vừa được dài ḍng phân tích trên đây đă cho thấy chẳng những ư nghĩa sâu xa của nó liên quan đến Thời Điểm Thương Xót, mà c̣n liên quan đến cả danh xưng của Mẹ Maria khi Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917 nữa. Ở Lộ Đức Mẹ Maria xưng ḿnh là "Đấng vô nhiễm nguyên tội", c̣n ở Fatima: "Mẹ là Đức Bà Mân Côi", một danh xưng cho thấy chiến đấu tính của Bí Mật Fatima phần thứ 3.

Thật vậy, trong Bí Mật Fatima phần thứ 3 chúng ta thấy một đám lính xuất hiện bắn chết hết đoàn Kitô hữu đang qú cầu nguyện ở dưới chân Thánh Giá ở trên đỉnh của ngọn núi dốc đứng, trong đó có cả vị giám mục mặc áo trắng, mà sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát chết hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, bởi sát thủ thiện xạ Ali Agca là một tín đồ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, nên chúng ta đă suy ra là đám lính ấy ám chỉ thành phần Hồi giáo cực đoan khủng bố. Danh xưng "Đức Bà Mân Côi" ở Fatima thực sự liên quan đến Hồi giáo, như địa danh "Fatima" được Mẹ cố ư chọn hiện ra ở Bồ Đào Nha cũng liên quan đến Hồi giáo, v́ Fatima là tên của con gái giáo tổ Hồi giáo Mohammed. Danh xưng "Đức Bà Mân Côi" là danh xưng được chuyển đổi từ danh xưng "Đức Bà Chiến Thắng - Our Lady of Victory" ngay từ ban đầu, sau khi nhờ Kinh Mân Côi mà đạo quân yếu thế của thế giới Kitô giáo Âu Châu bấy giờ, do t́nh trạng đang chia rẽ nhau, lại có thể thắng được đạo quân hùng mạnh của Hồi giáo ở trận hải chiến Lapento ngày 7/10/1571.

Như thế, danh xưng "Mẹ là Đức Bà Mân Côi" gắn liền với lời Mẹ tuyên bố ở cuối Bí Mật Fatima phần 2: "Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng", chẳng những thắng cộng sản như đă xẩy ra vào cuối thế kỷ 20, mà c̣n sẽ thắng cả Hồi giáo nữa trong thiên kỷ thứ 3 Kitô giáo, bằng cách Mẹ sẽ làm cho họ nhận biết Chúa Kitô Con Mẹ mới là Đại Tiên Tri Cứu Thế chứ không phải Mohammed mà họ vẫn tôn sùng. Tuy nhiên, để cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ toàn thắng những lực lượng thù địch Giáo Hội và sát hại Kitô hữu, như cộng sản vô thần th́ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă phải hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Mẹ, hay như thành phần tín đồ Hồi giáo cực đoan th́ cũng chỉ có Trái Tim Mẹ, một Trái Tim đă gắn bó với Chúa Kitô Con Mẹ trong sứ vụ đồng công cứu chuộc loài người với Chúa, và do đó mà thành phần Đạo Binh Thương Xót cần phải như Mẹ và nhờ Mẹ tiếp tục đứng kề bên Thánh Giá Chúa bằng ánh mắt ngước lên chiêm ngưỡng Người, bằng cách "cầu Kinh Mân Côi hằng ngày", như Mẹ Maria đă kêu gọi từng lần hiện ra và trong cả 6 lần hiện ra. "Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày" phải là vũ khí lợi hại bất khả phân ly với những ai tự nguyện làm cảm tử quân của Đạo Binh Thương Xót trong trận chiến cuối cùng.

Chính v́ t́nh trạng con người ngày nay, bề ngoài và theo tự nhiên, không thể nào cứu văn được nữa, và cứ đà này th́ hỏa ngục sẽ vớ hết, sẽ bắt được một mẻ cá lạ, c̣n hơn các tông đồ nhiều (xem Luca 5:4-7; Gioan 21:8-11), ở chỗ "cóc ṃ c̣ xơi", "ngư ông đắc lợi" - chẳng cần phải vất vả khổ nhục đớn đau ǵ mà, như chính Vị Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan, toàn thiện và toàn năng đă làm nơi Người Con Thiên Sai Cứu Thế của Ngài, Đấng đă "đạp nát đầu" (Khởi Nguyên 3:15) nó trên Thánh Giá, mà hắn cũng thu được chiến lợi phẩm c̣n nhiều hơn là Thiên Đàng nữa. Và như thế, nếu thực tế xẩy ra đúng như vậy, th́ phải nói rằng kể như quỉ vương Satan Luxiphe đă hả giận một phần nào, sau cuộc thảm bại của nó trên Đồi Canvê xưa, và cũng kể như hắn đă trả thù được Thiên Chúa một phần nào bằng con số nhiều linh hồn hư đi!

Đúng thế, vào lúc gần hết thời làm giáo hoàng của ḿnh, lúc thân đă già, người đă yếu, nhất là từ khi mất 60% lượng máu trong biến cố ngài bị ám sát hụt ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, và cảm thấy lời kêu gọi "Đừng sợ. Hăy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô" được ngài trấn an và kêu gọi nhân loại trong bài giảng đăng quang 22/10/1978, lời kêu gọi chính yếu của ngài cho từng chuyến tông du trong cả 104 chuyến của ngài, lời kêu gọi hoàn toàn phản ảnh và vang vọng Sứ Điệp Thương Xót Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ thế giới qua Sứ Giả Thương Xót của ḿnh là Chị Thánh Faustina: "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa!" "Đừng sợ, hăy mở cửa cho Chúa Kitô" chính là "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa vậy!"

Cũng chính v́ biết rằng nhân loại ngày nay không thể mở cửa cho Chúa Kitô, nghĩa là không thể nào tin vào Người, v́ "họ sợ những đ̣i hỏi về luân lư", mà chính ngài đă phải đích thân đại diện họ để long trọng hiến dâng toàn thể nhân loại cho LTXC lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, vào hôm Thứ Bảy 17/7/2002, dịp ngài thánh hiến Đền Thánh Ḷng Thương Xót Chúa ở bên cạnh Nhà Mẹ Ḍng của Chị Thánh Faustina, như Đức Thánh Cha Lêô XIII đă dâng loài người cho Thánh Tâm Chúa ngày 11/6/1899.

image.png
 

"Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ ǵ sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra 'tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha'” (x Nhật Kư, 1732).

"Tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha'” là lời báo trước của Chúa Giêsu, được chính vị giáo hoàng sử dụng, như thể ngài chân nhận lời tiên báo này của Chúa Giêsu, và với tất cả ḷng tin tưởng, ngài đă đáp ứng, bằng việc hiến dâng cả loài người cho LTXC, cũng như bằng việc tổ chức mừng Đại Năm Thánh 2000 long trọng chưa từng thấy trong lịch sử Giáo Hội. Chúa Giêsu thực sự cũng đă khẳng định với Chị Thánh Faustina về ngày cùng tháng tận liên quan đến LTXC của Người ở Nhật Kư khoản 848 như sau: “Hăy nói cho thế giới biết về t́nh thương của Cha; tất cả loài người hăy nhân biết t́nh thương khôn ḍ của Cha. Đó là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận; sau đó sẽ là ngày của công lư”.

Nếu LTXC chính là "một tia sáng phát ra từ Balan", như ĐTC Gioan Phaolô II cảm nhận trên đây, và việc rao giảng LTXC, (qua các chuyến tông du khắp thế giới của chính các vị giáo hoàng từ Đức Thánh Cha Phaolô bắt đầu từ năm 1964 cho đến vị đương kim Phanxicô hiện nay), cũng như việc nhận biết LTXC, (qua các phong trào tôn sùng LTXC, bằng việc tôn kính Ảnh LTXC và lần Chuỗi LTXC, nhất là việc tôn thờ LTXC trong Lễ LTXC ở Chúa Nhật sau Chúa Nhật Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội), "là dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận", th́ phải chăng đă hoàn toàn và chính xác hợp với chính lời tiên báo của Chúa Giêsu trong đoạn về ngày tận thế được Thánh Mathêu thuật lại như sau: "Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết. Và bấy giờ sẽ là tận cùng" (Mathêu 24:14).

Heal the Wounds': Best practices for the church as field hospital ...

Nếu LTXC nói chung và việc rao giảng cùng nhận biết LTXC là "dấu hiệu cho ngày cùng tháng tận" th́ quả thật tất cả đang xẩy ra đây, qua 2 vị giáo hoàng về LTXC và của LTXC, đó là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo Hoàng đương kim đă mở Năm Thánh Thương Xót ngoại lệ năm 2016, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội. Chính vị giáo hoàng "đến tự tận cùng trái đất", như lời ngài nói lúc bắt đầu những lời ra mắt cộng đồng dân Chúa và toàn thể thế giới vào tối ngày 13/3/2013, trong gặp gỡ truyền thống hàng giáo sĩ Roma trong dịp họ tĩnh tâm vào đầu mùa chay năm 2014, ngày 6/3, về "thời điểm thương xót" như thế này:

“Chúng ta không phải ở đây để thực hiện một cuộc tĩnh tâm vào đầu Mùa Chay, mà là lắng nghe tiếng của Vị Thần Linh đang nói cùng toàn thể Giáo Hội trong thời điểm của chúng ta đây, thực sự là thời điểm thương xót. Tôi chắc chắn như thế. Nó không phải chỉ trong Mùa Chay. Chúng ta đang sống trong thời điểm thương xót đă 30 năm hay hơn thế nữa, cho đến hiện nay. Đây là thời điểm thương xót trong toàn thể Giáo Hội. Nó đă được thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đă 'trực giác' thấy rằng đây là thời điểm thương xót. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đă lập lễ Ḷng Thương Xót Chúa. Ngài đă đi từ từ, từ từ, và đă dẫn đầu về điều này”.

"Thời điểm thương xót" nếu đối với Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến các vết thương của nhân loại ngày nay, gây ra bởi tội lỗi và là hậu quả của tội lỗi, th́ đối với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lại liên quan đến chính mầu nhiệm gian ác lỗi lầm, căn nguyên gây ra các thương tích đang hành hạ loài người, cần phải được băng bó chữa lành, một cách khẩn trương và dấn thân hết ḿnh, bởi Giáo Hội được ngài sánh ví vào thời điểm thương xót như là một "bệnh viện lưu động", "bệnh viện dă chiến" - "field hospital", ở khắp nơi khắp chốn, nhờ đó có thể cấp cấp tức thời khi xẩy ra thương tích, nhất là những thương tích thầm kín của một số tâm hồn mà không đến với họ sẽ không thể cứu họ, cho dù có mở cửa, nhưng người bất toạn vẫn không thể tự ḿnh tiến vào.

"Thời điểm thương xót" liên quan đến thương tích:

“Ngày nay, chúng ta có thể nghĩ về Giáo Hội như là ‘một bệnh viện lưu động / dă chiến - a field hospital’. … Cần phải chữa trị các vết thươngrất ư là nhiều vết thương! Rất ư là nhiều vết thương! Có rất nhiều người bị thươngbởi các vấn đề về vật chất, bởi gương mù gương xấu, cả ở trong Giáo Hội nữa... Thành phần bị thương bởi những ảo tưởng của thế gian... T́nh thương trước hết là chữa trị các vết thương…. thế nhưng cần chữa trị các vết thương bên ngoài (open wounds) trước. Đối với tôi, vào lúc này đây, đó là những ǵ quan trọng nhất. Rồi cũng có cả các vết thương sâu kín nữa, v́ có những con người rời xa khiến không thấy được các vết thương của họ... Có những con người rời xa v́ hổ thẹn, v́ ngại ngùng để lộ ra vết thương của họ.... Và họ rời xa có lẽ mang một bộ mặt lầm lỡ khác với Giáo Hội, nhưng tận thâm tâm họ mang một vết thương đau... Họ cần một vỗ về nào đó!”

"Thời điểm thương xót" liên quan đến mầu nhiệm gian ác lỗi lầm:

"Thiên Chúa đă chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi 'mầu nhiệm gian ác lỗi lầm / mystery of iniquity'. Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này. Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc'Mầu nhiệm gian ác lầm lỗi' tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới nàyCảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt. Có lẽ chính v́ lư do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp hèn, đă đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rơ ràng nguồn mạch sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi t́nh thương đời đời của Thiên Chúa”. 

만일 들으면! 네 형제를 얻은 것이요!!! : 네이버 블로그

LTXC không bao giờ loại trừ một ai, miễn là cuối cùng họ để cho LTXC thương họ, nhận biết LTXC, chấp nhận LTXC, dù là họ là ai chăng nữa: dù họ là một con người như Giuđa Íchca, người môn đệ phản nộp thày ḿnh; một Thượng tế Caipha lănh đạo hội đồng đầu mục Do thái giáo lên án tử cho Chúa Kitô một cách gian ác; một Tổng Trấn Philatô đầy quyền hành nhưng lại quá sợ sệt ra lệnh tử giá một con người vô tội mà ông biết rơ; một Hítler Đức quốc xă, một Lenin hay Stalin Liên Sô, một Mao Trạch Đông Tầu cộng... đă ra tay sát hại bao nhiêu là triệu đồng loại của ḿnh; một Hồ Chí Minh Việt cộng làm cho cả một đất nước Việt Nam điêu kinh khốn khổ cho đến nay; một con người thành phần chính trị gia Kitô hữu Công giáo chối bỏ đức tin của ḿnh bằng phiếu ủng hộ các thứ đạo luật phi nhân phản luân thường đạo lư; một con người trong thành phần linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên; một con người thuộc thành phần vu oan cáo vạ để làm tiền của Giáo Hội Công giáo nơi các giáo phận; một con người trong giới truyền thông cố ư tuyền truyền xấu xa bậy bạ về Giáo Hội; một con người trong số thành phần nội công tay sai được Satan gài vào giữa ḷng Giáo Hội để đâm vào chính con tim của Giáo Hội v.v.

Bởi v́, họ đều là các con chiên lạc cần t́m về, hơn là kẻ thù của LTXC - dù họ lộng ngôn phạm thượng đến Chúa, hay của Giáo Hội - dù họ tấn công Giáo Hội, tác hại cho Giáo Hội, hoặc của Kitô hữu môn đệ đích thực của Chúa Kitô - dù họ là kẻ thù muốn bách hại và sát hại Kitô hữu v.v. Ở trong các t́nh trạng khốn nạn như được trưng dẫn một cách tiêu biểu trên đây, họ là chỉ là những con tin đang bị quyền lực hỏa ngục cầm buộc, vẫn c̣n có thể cứu được, miễn là họ được một vị anh hùng cứu tinh nào đó liều mạng cứu họ, hay thế mạng chuộc mạng, như chính như Đấng đă được thượng tế Caipha phán quyết: "Thà một người chết thay cho dân, c̣n hơn toàn dân bị tiêu diệt" (Gioan 11:50), như "Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian" (Gioan 1:29), "bị mang đi sát tế" (Isaia 53:7), hoặc như đoàn Kitô hữu, bao gồm giáo hoàng, các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, trong thị kiến Bí Mật Fatima phần 3, bị ám sát chết dưới chân Thánh Giá, để máu của họ trở thành phương tiện cứu độ cho "các linh hồn cần đến LTXC hơn".

Như thế, họ chính là mồi ngon hơn hết của LTXC, của những tâm hồn nào hiệp nhất nên một với Chúa, cảm thấy Cơn Khát Núi Sọ của Chúa, Đấng "đă yêu thương những kẻ thuộc về ḿnh th́ Người yêu thương cho đến cùng" (Gioan 13:1), không phải chỉ yêu cho đến cùng là "chết cho những kẻ ḿnh yêu" (Gioan 15:13), mà c̣n đến con chiên lạc cuối cùng, như người môn đệ Giuđa Íchca, tên bao giờ cũng ở cuối cùng trong danh sách liệt kê 12 tông đồ có tên Phêrô đứng đầu, đóng vai như cái chân dơ bẩn bởi đă có ư nộp Người (xem Gioan 13:2) trong tông đồ đoàn, cần phải được Người rửa cho toàn thân hoàn toàn được sạch chung (xem Gioan 13:10-11).

Những tâm hồn nào được Chúa cho cảm thấy được Cơn Khát Núi Sọ của Người th́ không thể nào không đau ḷng khi thấy anh chị em của ḿnh xúc phạm đến "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta", để nhờ cái đau với Chúa, đau cái đau như Chúa và thậm chí cái đau thay Chúa, (v́ Chúa đă sống lại hiển vinh không c̣n đớn đau ǵ nữa), như Mẹ Maria khi Người bị lưỡi đ̣ng đâm thâu qua (xem Gioan 19:34). Họ sẽ dùng hết cách để cuứ cho bằng được "các linh hồn cần đến LTXC hơn", như Thánh Giaxinta, Thiếu Nhi Fatima thụ khải bé nhất trong 3 em, một vị thánh 10 tuổi, trẻ nhất trong Giáo Hội, từ sau khi bất ngờ thị kiến thấy hỏa ngục ở Bí Mật Fatima phần thứ nhất, em lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các linh hồn trong hỏa ngục vô cùng đáng thương, và v́ thế em đă khao khát hy sinh, lúc nào cũng t́m kiếm hy sinh để cứu các tội nhân, cho đến giây phút cuối cùng, giây phút em chết cô độc một ḿnh, không có một người thân nào bên cạnh, đúng như Mẹ Maria đă báo trước cho em, để em đau khổ dai dẳng ngay khi c̣n sống, mỗi khi em nghĩ đến nó, nhưng em vẫn cứ nghĩ đến nó để cảm thấy khổ đau hầu cứu được các linh hồn: "Ôi, em thương các linh hồn biết bao!" em đă nói với chị Lucia như vậy, trước khi em đi Lisbon chữa bệnh và qua đời lẻ loi ở đó!

 

XIN ĐÓN XEM TIẾP

Đạo Binh Thương Xót với Trận Chiến Cuối Cùng