2- Đạo Binh Thương Xót Cứu Độ Vượt Qua

 Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

The Resurrection of Jesus From the Dead: Fact or Fiction? | The ...

Sáng sớm ngày Chúa Nhật Phục Sinh 12.4.2020, Chúa Giêsu vừa bước ra khỏi cửa mồ, gặp ngay anh cảnh sát chận lại hỏi.
- Ông đi đâu sớm như thế này?
- Đi ra khỏi mồ.
-Ra khỏi mồ! Ông ở trong đó à? Nhưng ông định đi đâu?
  -  Tới Galilê.
- Tới Galilê ?! Để làm ǵ? Gặp bác sĩ, mua thuốc tây hay mua thức ăn?
- Để gặp các môn đệ!

Anh cảnh sát tỏ ra bối rối
  - Ông nói tôi chẳng hiểu ǵ. Nhưng mà ông biết lúc này dịch COVID-19 đang hoành hành, cả nước ḿnh trong t́nh trạng báo động cấp 4. Ai ở đâu ở đó, nếu không có lư do chính đáng không ai được ra kḥi nhà, ông có biết không?
- Không, tôi chẳng biết COVID-19 mà ông nói là cái ǵ? Tôi chẳng biết ǵ sất!
  - Ậy ậy!! Xin ông đứng lùi ra cách xa tôi... 2 thước. Vậy mấy ngày qua ông ở đâu mà không nghe thông báo lệnh "SHUTDOWN" của chính phủ?
  - Tôi ở trong mồ!
  - Tại sao ông lại ở trong đó?
  -  Chết!
  - Tại sao ông chết? Bị nhiễm vi khuẩn Corona à? Mà ông chết mấy ngày rồi?
   - Ba ngày. Không phải v́ nhiễm vi khuẩn , mà bị người ta đóng đinh vào thập giá.
  - Đóng đinh vào thập giá chết?! Chuyện này tôi có nghe qua hồi c̣n nhỏ. Sao bây giờ ông đi đứng được?!!!
  -Phục Sinh Sống Lại!

Đến đây anh cảnh sát cảm thấy sững sờ, nghe như có một ḍng điện cực mạnh chạy dọc theo xương sống, anh ta bàng hoàng ra mặt, ngập ngừng nói:
- Chuyện này lạ quá. Vậy xin hỏi ÔNG LÀ AI?
- GIÊSU NADARÉT.

Anh cảnh sát vội quỳ gối phủ phục áp mặt sát đất,  nước mắt dàn dụa nói trong cơn tắt nghẹn:
-  Ôi! Lạy Chúa xin tha thứ v́ con không nhận ra Chúa.
Chúa Giêsu d́u anh đứng dậy:
- Con thật có phúc, v́ con là người đầu tiên trên mặt đất thấy cảnh Ta bước ra khỏi mồ.
Anh cảnh sát lắp bắp:
-  Xin Chúa cảm thông và tha thứ, v́ con đang làm công vụ, nên con xin Chúa làm ơn quay trở vô mồ lại, rồi 14 ngày sau, khi chấm dứt lệnh cách ly, con sẽ tới đón Chúa tại cửa mồ này vào lúc sáng sớm như hôm nay. Tới ngày đó con mới có thể nói HAPPY EASTER

Nói xong anh cho tay vào túi lấy cái khẩu trang trao cho Chúa và nói: "Xin Chúa nhớ mang khẩu trang, đứng cách xa người khác 2 thước, v́ lúc này gia đ́nh Nhân Loại đang trong đại dịch Vũ Hán. Nhưng con tin vững vàng Chúa sẽ ra tay cứu chúng con. Con xin tạm biệt và sẽ gặp lại Chúa Phục Sinh...14 ngày sau".

(Tác giả câu chuyện vui này là Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, hiện ngài đang sống tại New Zealand. Cha Lễ là cựu tù nhân chính trị dưới thời Việt cộng và là tác giả cuốn hồi kư nổi tiếng “Tôi phải sống”) 

image.png
 

Chúa Nhật Phục Sinh, sau Thánh Lễ ở Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô, trước khi ban Phép Lành cho Thành Roma và Thế Giới Urbit et Orbit theo truyền thống mỗi năm 2 lần, vào Đại Lễ Giáng Sinh và Đại Lễ Phục Sinh, sau Sứ Điệp ngài gửi cho riêng Giáo Hội cũng như cho toàn thế giới. Năm 2020 này, giữa Mùa Đại Dịch Covid-19, Sứ Điệp Phục Sinh của ngài là "Tin Mừng được thắp lên trong đêm tối"

Anh chị em thân mến, tôi xin gởi lời chúc mừng Phục Sinh đến toàn thể anh chị em!

Hôm nay khắp thế giới vang vọng lời loan báo của Giáo Hội: “Đức Giêsu Kitô đă phục sinh!” – “Ngài đă thực sự phục sinh!”

Như một ánh lửa mới, Tin Mừng này được thắp lên trong đêm tối: đêm tối của thế giới đang ở trong những thách đố mang tính đời đại và giờ đây c̣n bị bủa vây bởi dịch bệnh khiến cho cả gia đ́nh nhân loại rơi vào thử thách tột cùng. Trong đêm tối ấy, lời loan báo của Giáo Hội lại vang vọng: “Đức Kitô, niềm hy vọng của tôi, đă phục sinh!”

Lời loan báo ấy là một sự “lây lan” khác, từ con tim đến con tim, bởi mọi con tim nhân loại đang chờ đợi Tin Mừng này. Đây là sự loan truyền của niềm hy vọng: “Đức Kitô, niềm hy vọng của tôi, đă phục sinh!” Đây không phải là một công thức phù phép làm tan biến mọi khó khăn. Không phải như thế, sự phục sinh của Đức Kitô không phải như vậy. Niềm vui phục sinh là sự vinh thắng của t́nh yêu trước cội rễ của sự dữ, một chiến thắng không “đè bẹp” đau khổ và cái chết, nhưng vượt qua chúng ngang qua ngả đường nơi vực thẳm, ngang qua việc cải tà quy chính, đó chính là quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa.

Đấng Phục Sinh chính là Đấng Chịu Đóng Đinh, không phải ai khác. Thân thể phục sinh của Ngài vẫn mang những vết thương không thể xoá nhoà, những vết thương trở thành nguồn cội của niềm hy vọng. Chúng ta hăy chạy đến với Ngài để Ngài chữa lành những tổn thương chúng ta phải chịu.

Hôm nay, tôi muốn nhớ đến cách đặc biệt những ai bị ảnh hưởng trực tiếp bởi corona virus: những bệnh nhân, những người đă qua đời và gia quyến đang khóc thương họ, những người mà thậm chí họ không thể nói lời từ biệt sau cùng. Xin Thiên Chúa của sự sống đón nhận vào vương quốc Ngài tất cả những ai qua đời và ban an ủi và hy vọng cho những ai c̣n trong thử thách, nhất là những người cao niên và đơn chiếc. Xin Chúa cũng không quên an ủi và trợ lực những ai trong hoàn cảnh hiểm nguy, đó là những nhân viên bệnh viện, những ai sống trong quân đội và nhà tù. Đối với nhiều người, sẽ là một lễ Phục Sinh trong cô đơn, sống giữa nước mắt và đau khổ do dịch bệnh gây ra, từ những đau khổ thể lư đến khó khăn tài chính.

Dịch bệnh tước đi không chỉ người thân yêu của chúng ta, mà c̣n cả cơ hội nối kết con người đến nguồn ai ủi phát sinh từ các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Hoà Giải. Nhiều nơi giáo dân không thể đến với các bí tích này, nhưng Thiên Chúa không để chúng ta đơn côi! Chúng ta liên đới trong lời cầu nguyện, chúng ta biết chắc rằng Ngài đặt bàn tay trên ta (x. Tv. 138, 5), luôn nhắc nhớ chúng ta: đừng sợ, “Thầy đă phục sinh và luôn ở bên con!” (x. Sách lễ Roma)

Lạy Đức Giêsu, Đấng Phục Sinh, xin ban sức mạnh và hy vọng cho các bác sỹ, y tá khắp nơi, những người đang thực hành chứng tá bác ái và liên đới với tha nhân với tất cả sức lực của ḿnh và ngay cả đến hy sinh sức khoẻ bản thân. Chúng ta hướng đến họ với niềm cảm kích và tri ân, những người đang làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho đời sống xă hội, cho sự ổn định và tri ân đến lực lượng quân đội mà ở nhiều nước, họ đang góp phần giải quyết những khó khăn và đau khổ của tha nhân.

Trong những tuần này, cuộc sống của nhiều triệu người bị thay đổi cách miễn cưỡng. Đối với nhiều người, ở nhà là cơ hội để suy ngẫm, để giảm bớt nhịp sống tất bật thường ngày, để ở với người thân và trân quư thời gian bên nhau. Tuy vậy, với nhiều người lại là thời điểm đầy lo lắng bởi tương lai phía trước thật vô định, công việc có thể bị đ́nh chỉ và những hệ quả khác của cuộc khủng hoảng hiện tại. Tôi khuyến nghị những ai có trách nhiệm chính trị dấn thân hết ḿnh cho an sinh của người dân, cung cấp phương tiện và hỗ trợ cần thiết để đi đến đồng thuận về một cuộc sống đúng nhân phẩm và hướng đến, khi điều kiện cho phép, việc trở lại nhịp sống thường ngày.

Đây không phải là thời điểm của sự vô tâm, bởi cả thế giới đang đau khổ và phải hiệp nhất chống lại bệnh dịch. Xin Đức Giêsu phục sinh ban tặng niềm hy vọng cho tất cả người nghèo, những ai đang sống ở vùng xa, những người tị nạn và người vô gia cư. Ước ǵ những anh chị em thiệt tḥi nhất không bị bỏ rơi, họ có thể được nhận ra ở các thành phố, vùng ven đô khắp nơi trên thế giới. Chúng ta không để họ thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu, những điều mà hiện tại rất khó đáp ứng v́ nhiều hoạt động bị đ́nh chỉ, cũng như thuốc men và nhất là trợ giúp y tế cần thiết. Trước t́nh h́nh hiện tại, ước ǵ các lệnh trừng phạt quốc tế được nới lỏng, những lệnh ngăn cản các Quốc gia hỗ trợ công dân của ḿnh và hỗ trợ các Nước, nhất là những nước nghèo nhất, đối diện với nhu cầu hiện tại bằng cách giảm bớt, nếu không thể xoá bỏ, khoản nợ đang làm cho t́nh h́nh thêm khó khăn.

Đây không phải thời điểm của ích kỷ, bởi vấn đề chúng ta đang đối diện liên hệ đến tất cả và không phân biệt ai. Trong nhiều nơi trên thế giới bị thiệt hại do corona virus, tôi bày tỏ tâm t́nh đặc biệt đến Châu Âu. Sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai, châu lục quư mến này có thể hồi sinh là nhờ tinh thần liên đới cụ thể giúp vượt qua xung đột quá khứ. Hơn lúc nào hết, trong t́nh h́nh hiện tại, những xung đột ấy không được phép tái hiện, nhưng mọi người cần nhận ra ḿnh là một phần của một gia đ́nh duy nhất và cần giúp đỡ lẫn nhau. Hiện tai, Châu Âu đang đối diện với một thử thách thời đại, quyết định không chỉ tương lai của ḿnh mà c̣n của cả thế giới. Ước mong chúng ta không được đánh mất cơ hội thể hiện nỗ lực liên đới, ngay cả khi phải thử đến những hướng giải quyết mới. Nếu không sẽ rơi vào chủ nghĩa ích kỷ của tư lợi và cám dỗ trở về với quá khứ, cùng với nguy cơ phá vỡ tương giao hoà b́nh và phát triển cho các thế hệ kế tiếp.

Đây không phải thời điểm của chia rẽ. Xin Đức Kitô, hoà b́nh của chúng ta, soi sáng những ai có trách nhiệm trong các xung đột, hầu chúng ta có đủ can đảm tuân thủ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu và ngay lập tức trên khắp thế giới. Đây không phải là thời điểm để tiếp tục sản xuất và buôn bán vũ khí, sử dụng những khoản đầu tư lớn mà đáng lẽ phải được dùng để chăm lo cho con người và cứu vớt mạng sống. Ước ǵ đây là lúc để kết thúc cuộc chiến dai dẳng đă nhuốm máu cả Siria, kết thúc xung đột ở Yemen và kết thúc những căng thẳng ở Iraq cũng như ở Liban. Cầu mong đây là lúc Israen và Paletine nối lại đàm phán để t́m ra hướng giải quyết lâu dài và ổn định để cả hai bên được sống trong hoà b́nh. Cũng là lúc ngừng lại những đau khổ của dân chúng ở các vùng phía đông Ucraina và ngừng các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào người vô tội ở nhiều nước của Phi Châu.

Đây không phải là thời điểm của lăng quên. Cuộc khủng hoảng chúng ta đang đối diện không làm chúng ta quên đi nhiều tiếng kêu cứu của rất nhiều người đau khổ khác. Xin Thiên Chúa hằng sống đến với các dân tộc ở Châu Á và Châu Phi, những nơi đang trải qua khủng khoảng nhân đạo, như ở vùng Cabo Delgado, phía bắc Mozambic. Xin Chúa sưởi ấm tâm hồn những ai đang chịu tị nạn và di dời v́ chiến tranh, hạn hán và đói kém. Xin Chúa che chở những người tị nạn và di dân, trong số họ có rất nhiều trẻ em, đang sống trong cảnh cơ cực, đặc biệt là ở Libia và ở vùng biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Cầu mong cho Venezuela có thể đạt đến những giải pháp cụ thể và mau chóng, nhiều khi cần đến trợ giúp quốc tế đối với dân tộc đang chịu cảnh đau khổ do t́nh h́nh chính trị, kinh tế-xă hội và y tế gây ra.

Anh chị em thân mến,

Vô tâm, ích kỷ, chia rẽ, lăng quên thực sự không phải là những ngôn từ mà chúng ta muốn nghe lúc này. Chúng ta muốn cấm nói đến chúng luôn măi! Những từ ngữ này dường như chiếm ưu thế khi nơi chúng ta, lo sợ và cái chết đang thắng thế, khi chúng ta không để cho Đức Giêsu ngự trị trong con tim và đời sống chúng ta. Ngài đă chiến thắng sự chết và mở ra cho chúng ta con đường dẫn đến ơn cứu độ vĩnh cửu, xoá đi bóng tối của kiếp nhân sinh và dẫn đưa con người tới ngày vinh thắng không bao giờ tàn lụi.

(Theo bản dịch của Vatican News Việt ngữ ngày 12/4/2020)

Pope Francis delivers his 'Urbi et Orbi' message on Easter Sunday

Nếu "sống lại" có nghĩa là chẳng những đă chết mà c̣n đă vượt qua sự chết, th́ cần phải có biến cố chết chóc của Mùa Đại Dịch Covid-19 này để "sống lại" Ơn Cứu Độ vô cùng quí giá của chúng ta bằng đức tin tuân phục của chúng ta! Chính v́ thế Chúa Kitô đă sống lại và tỏ ḿnh ra cho các môn đệ của Người, trước hết và trên hết, là để làm cho thành phần Kitô hữu môn đệ của Người tin vào Người Phục Sinh mà "nhờ Người, với Người và trong Người" được sống lại. Như thế th́ vô cùng chính xác: "Đây là thời điểm Thiên Chúa thi ân, đây là thời cứu độ" (2Corinto 6:2), như chính Thời Đại Dịch Covid-19 trên khắp thế giới chưa từng thấy trong lịch sử loài người như vào chính thời điểm Phục Sinh đây.

"Thiên Chúa là T́nh Yêu" (1Gioan 4:816) vô cùng nhân hậu, khôn ngoan và toàn năng đang "chọn phần tốt hơn" (Luca 10:42) cho chung nhân loại, nhất là cho "những ai tin vào Ngài" (Roma 8:28). Qua "Lời đă hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), Đấng đă đến chẳng những "để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ hư hoại" (Luca 19:10), mà c̣n "để cho chiên được sự sống và sự sống viên măn" (Gioan 10:10). "Sự sống viên măn" được Chúa Kitô Phục Sinh "toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18) thông ban cho chúng ta để chúng ta chẳng những không bị gục ngă trước sự dữ mà c̣n biến "sầu khổ thành niềm vui" (Gioan 16:20), mà là một Niềm Vui Thương Xót, như một chứng nhân thương xót được sai đi không phải chỉ làm chứng về biến cố phục sinh mà về chính Đấng Phục Sinh, về một T́nh Yêu Vô Cùng Nhân Hậu vô cùng quyền năng mạnh hơn sự chết, thậm chí đă biến sự chết của con người thành sự sống cho con người.

Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu Mầu Nhiệm Vượt Qua của Vị Thiên Chúa Làm Người, cũng chính là Biến Cố Vượt Qua trong lịch sử loài người này của Người, như vẫn c̣n nguyên các dấu tích thánh ở Thánh Địa, chứ không phải là một thứ chuyện hoang đàng hay hoang tưởng, có một tác dụng thần linh, đó là Người đă thực sự tiêu diệt tội lỗi và sự chết của con người, bằng cuộc khổ giá của Người, và đă phục hồi sự sống thần linh cho con người nhiễm nguyên tội, bằng cuộc sống lại từ trong kẻ chết của Người, hoàn toàn chiến thắng tội lỗi và sự chết của con người. 

Vậy th́ tại sao sự chết về thể lư của loài người là hậu quả của tội lỗi, là cái vạ khốn nạn tất yếu của nguyên tội, vẫn chẳng những không bị tiêu diệt mà c̣n đầy quyền lực tung hoành hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người, như ngay trong nạn đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 tới ít là thời điểm Phục Sinh 2020 này? 

Và tại sao sự chết về phần hồn của con người, được hiện thân nơi hiện tượng "giả dối và lừa đảo", (trường hợp điển h́nh nhất đă xuất phát từ đại ổ dịch hội đồng lănh đạo Do Thái giáo, khixui đám lính tuyên truyền TIN GI PHỤC SINH là các môn đệ của Người đă lấy xác của Người đi - Mathêu 28:11-15), một hiện tượng càng trở thành cơ hội hiếm quí để tuyên truyền khắp nơi, lôi kéo cả được nhiều anh chị em Kitô hữu Công giáo đạo đức tốt lành trong cộng đồng Công giáo Việt Nam chúng ta?

 

Xin thưa như sau:

1- Về nguyên tắc th́ Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô, bao gồm cả hồn lẫn xác của bản tính con người, ở chỗ chẳng những tha thứ tội lỗi cho họ về phần hồn, mà c̣n cứu họ về phần xác khi Người lại đến trong vinh quang, mà c̣n ban cho họ được "sự sống và sự sống viên măn hơn" (Gioan 10:10), bằng "Thánh Thần là Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính).

2- Trên thực tế th́ Ơn Cứu Độ thực sự đă "hoàn tất" (Gioan 19:30) mới chỉ ở nơi chính bản thân Chúa Kitô thôi, Đấng đă "hoàn tất" sứ vụ Thiên Sai Cứu Thế của ḿnh bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người, thế nhưng, về phần con người, muốn được cứu độ th́ như chính Chúa Kitô Phục Sinh đă khẳng định khi sai các tông đồ "đi khắp thế gian rao giảng tin mừng cho tất cả mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ; bằng ai không tin sẽ bị luận phạt" (Marco 16:15-16), nghĩa là "ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12).

3- Đúng thế, Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập (xem Mathêu 16:16), trên nền tảng các tông đồ (xem Epheso 2:20), thành phần chứng nhân tiên khởi của Người (Tông Vụ 1:21-22), thành phần được Người trực tiếp tuyển chọn "để ở với Người và được Người sai đi" (Marco 3:14): Ở với Người để cảm nhận Người nhờ đó mới có thể làm chứng về Người và cho Người, khi được Người sai đi sau khi Người phục sinh từ trong kẻ chết, và các vị đă bắt đầu thi hành sứ vụ chứng nhân của ḿnh "khi nhận được quyền lực từ trên cao" (Luca 24:49) để "làm chứng về những sự đó" (Luca 24:48), về Đấng đă chết và đă phục sinh!

4- Bởi vậy, phần rỗi của toàn thể nhân loại là ở trong sứ vụ chứng nhân thừa tác của Giáo Hội, một Kho Tàng chất chứa tất cả Ơn Cứu Độ vô cùng cao quí của Chúa Kitô, cần phải được phân phát cho nhân loại theo ḷng khao khát vô cùng bất tận của Đấng Khổ Giá, Đấng mà ngay trước khi chết đă than lên nỗi khát vọng duy nhất và trên hết của ḿnh rằng: "Ta khát" (Gioan 19:28), khát khao phần rỗi của chung loài người và khát khao cho riêng Giáo Hội "được thánh hóa trong chân lư" (Gioan 17:19), nhờ đó, họ "được hiệp nhất nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21).

5- Như thế, muốn sinh hoa trái thiêng liêng là phần rỗi các linh hồn, hay nói cách khác, muốn ban phát Ơn Cứu Độ vô cùng quí báu của Chúa Kitô cho các linh hồn bất tử nhưng tội lỗi đáng thương, một Ơn Cứu Độ đă được Người hoàn toàn kư thác cho Giáo Hội, th́ Giáo Hội, với tư cách là nhiệm thể của Người, như cành nho cần phải liên lỉ hiệp nhất nên một với Người, để Người, như thân nho với cành nho, thông sự sống thần linh của Người cho, nhờ đó Giáo Hội mới có thể "sinh nhiều hoa trái" (Gioan 15:5).

6- Đó là lư do, trong lệnh truyền sai đi của Chúa Kitô Phục Sinh: "Thày được toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy các con hăy đi khắp các dân nước mà tuyển mộ các môn đồ, rồi rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và giảng dạy cho họ những ǵ Thày đă truyền cho các con" (Mathêu 28:18-20), trong hai yếu tố chính yếu bất khả thiếu và bất khả phân ly để "sinh nhiều hoa trái" trên thực tế, được Người nhấn mạnh, Người đă ưu tiên hơn hết yếu tố hay sứ vụ "chứng nhân", ở chỗ, "tuyển mộ các môn đồ", bằng chứng từ của các tông đồ trước, rồi sau đó mới tới yếu tố hay sứ vụ "thừa tác" lưỡng diện: "rửa tội" và "giảng dạy". Bởi v́, nếu người ta không cảm phục, không nhận ra chân lư nơi thành phần môn đệ của Chúa Kitô, th́ làm sao họ có thể tín phục (xem Roma 1:5) mà phép rửa cứu độ (xem Marco 16:16).

7- Tuy nhiên, nếu thành phần môn đệ của Chúa Kitô là những người như được Người nhắc nhở và kêu gọi "không phải các con đă chọn Thày, mà chính Thày đă chọn các con để sai các con đi sinh hoa trái" (Gioan 15:16), mà muốn sinh hoa trái th́ phải hiệp nhất nên một với Người, nghĩa là Người đă vượt qua thế nào th́ họ cũng phải cùng Người vượt qua như vậy, như họ đă được thông phần khi họ lănh nhận Phép Rửa Thanh Tẩy Tái Sinh (xem Roma 6:3-4), có nghĩa là, như Người, họ sẽ được Chúa Cha ưu ái hơn, trong việc cắt tỉa họ để họ trở thành một cành nho "càng sinh nhiều hoa trái hơn" (Gioan 15:2).

8- Như thế, để "sinh nhiều hoa trái hơn", yếu tố tối cần và điều kiện bất khả thiếu đó là thành phần môn đệ của Đấng Vượt Qua Kitô hữu chúng ta càng cần phải hiệp nhất với Chúa Kitô hơn. Trên thực tế, t́nh trạng hiệp nhất nên một với Chúa Kitô ở cả hai chiều kích chính yếu: phụng vụ và tu đức. Về phụng vụ, Kitô hữu môn đệ chúng ta cần phải năng chịu các phép bí tích thánh, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Ḥa Giải. Về tu đức, môn đệ Kitô hữu chúng ta cần phải sống nội tâm lẫn đời tông đồ: sống nội tâm bằng đức tin tuân phục, và sống tông đồ bằng đức ái trọn hảo.

9- Nếu "đức tin thể hiện qua đức mến" (Galata 5:6) th́ chỉ khi nào chúng ta sống nội tâm chúng ta mới sinh hoa trái tông đồ, hay ngược lại hoa trái tông đồ chỉ xuất phát từ nội tâm của chúng ta mật thiết nên một với Chúa Kitô. Đó là lư do muốn đất trước ánh sáng thế gian, như Chúa Kitô đă cho các môn đệ của Người biết về căn tính lưỡng diện của họ: "Các con là muối đầt... Các con là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:13-14). Đôi khi, dù mong muốn và có khả năng cùng hoàn cảnh, nhưng v́ một lư do chính đáng ngoài ư muốn nào đó, chúng ta không thể tham gia các sinh hoạt tông đồ bề ngoài, chúng ta vẫn sinh hoa trái tông đồ.

10- Theo nguyên tắc tu đức th́ nếu chúng ta không có tội trọng và hàm ư xấu, th́ tất cả các việc chúng ta làm, ngoài những việc thiêng liêng đạo đức, và những việc lành phúc đức, những việc vốn có "công" trước mặt Chúa, thậm chí cả những việc theo nhu cầu sinh hoạt tự nhiên hằng ngày của chúng ta, như ăn uống, ngủ nghỉ, học hành, làm việc, giải trí v.v., chúng ta vẫn có thể "sinh nhiều hoa trái" tông đồ, nếu chúng ta luôn tỉnh thức và cầu nguyện, ở chỗ ḷng của chúng ta liên lỉ khao khát Chúa, hướng về Chúa, Đấng đang thực sự hiện diện trong chúng ta bằng Thánh Sủng, cùng tác động qua chúng ta nhờ Thánh Linh, sẽ tiếp tục sống trong chúng ta (Galata 2:20).

11- Nhờ hiệp nhất nên một với Chúa Kitô về phương diện tu đức nhờ đức tin tuân phục của chúng ta mà các việc chúng ta làm biến thành của chính Người, những việc tầm thường của con người tự nhiên bất xứng của chúng ta trở thành vô giá, như giọt nước được ḥa tan trong chén rượu nho, được cùng với rượu nho biến thành máu cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô vô cùng cao quí vậy!

12- Chưa hết, chúng ta "càng sinh nhiều hoa trái hơn" khi chúng ta như cành nho được Cha trên trời "cắt tỉa", bằng những đau khổ thử thách, những sự dữ xuất phát từ thế gian, chứ không phải do bởi tội lỗi chúng ta gây ra như là hậu quả tất yếu chúng ta phải chịu, mà là do chúng ta sống công chính, tốt lành, giống Chúa Kitô (xem Gioan 15:18-21). T́nh trạng chúng ta bị bắt bớ v́ lẽ công chính cho thấy chúng ta thật sự nên một với Chúa Kitô hơn ai hết - đó là một diễm phúc, và chỉ cho tới mức độ hiệp nhất ấy chúng ta mới có thể và xứng đáng "càng sinh nhiều hoa trái" thiêng liêng là phần rỗi vô cùng cao quí của con người!

JESUS IN SCRIPTURE I AM THE VINE YOU ARE THE BRANCHES -

Việc sinh nhiều hoa trái về lănh vực thiêng liêng thần linh này của chung Giáo Hội và riêng Kitô hữu là yếu tố tối yếu và là điều kiện bất khả thiếu. Thực tế đă hiển nhiên chứng thực về chân lư này ngay trong Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay. Đó là càng nguy hiểm cho chung nhân loại và cho riêng những con người bất hạnh trở thành nạn nhân lây nhiễm nguy tử, càng cần phải có những con người đồng loại và đồng hương dám liều mạng sống của ḿnh và hy sinh gia đ́nh ruột thịt của ḿnh, can đảm chấp nhận dấn thân phục vụ. Tờ Báo Đài RFI Pháp quốc, hôm qua 10/4/2020, trong bài viết với tựa đề "Covid-19: Nhân Viên Y Tế Ư trả giá đắt" đă tường tŕnh về sự kiện đáng khâm phục này, như sau:

 "Với 18.279 người thiệt mạng v́ Covid-19 tính đến ngày 09/04/2020, Ư là quốc gia có số người tử vong v́ virus corona cao nhất thế giới và nhân viên y tế tại quốc gia này đang trả giá đắt. Cơ quan quản lư giới y khoa tại Ư thông báo cho tới nay, có 99 bác sĩ chuyên khoa và đa khoa đă thiệt mạng trong mùa dịch Covid-19.

"Thông tín viên Anne Le Nir từ Roma cho biết thêm :

"Tương tự như nhân viên cứu hộ đào bới những đống gạch đổ nát để cứu người bằng mọi giá sau một trận động đất, từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Ư, khoảng một trăm bác sĩ, chuyên gia trên tuyến đầu tại các bệnh viện và kể cả các bác sĩ gia đ́nh đi thăm bệnh nhân tại nhà, đă bị virus corona cướp đi sinh mạng. Phần lớn nạn nhân là nam giới, tuổi trung b́nh trên 60 và làm việc tại miền bắc nước Ư. Giờ đây, họ được tuyên dương như những vị anh hùng. Tương tự như vậy, trong số các y tá cũng đă có 27 người thiệt mạng. Những người này tử vong trong khi nước Ư không có trang thiết bị bảo hộ cá nhân.

Các cơ quan đặc trách phân phối khẩu trang, găng tay, kính và quần áo bảo hộ khẳng định là giờ đây sẽ cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho nhân viên y tế. Dù vậy, danh sách những người thiệt mạng có nguy cơ sẽ dài hơn nữa trong những ngày tới đây."

Cũng hôm qua, Thứ Sáu Tuần Thánh, 10/4/2020, theo Vatican News Việt Ngữ ngày 11/4/2020, qua bài chuyển dịch của ḿnh, với tựa đề tự đặt, - "Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha nhớ đến những người hy sinh v́ các bệnh nhân", độc giả được biết các chi tiết như sau: 

UNLV Medicine Nearing Point Of Running Out Of Coronavirus Testing Kits

Chiều thứ Sáu Tuần Thánh, khi chương tŕnh “A Sua Immagine” đang phát trực tiếp trên Đài truyền h́nh Rai của Ư, về Thứ Sáu Tuần Thánh, sắp kết thúc, người dẫn chương tŕnh Lorena Bianchetti đă nhận được một cuộc điện thoại. Khi nhận ra giọng nói của Đức Thánh Cha, cô Lorena rất cảm động và hỏi Đức Thánh Cha xem ngài đang sống thời khắc khó khăn do đại dịch corona thế nào.

Những người chịu đóng đinh ngày nay - hy sinh sự sống v́ t́nh yêu

Đức Thánh Cha trả lời: “Tôi nghĩ về Chúa chịu đóng đinh và nhiều câu chuyện về những người bị đóng đinh của lịch sử, nhưng có những người chịu đóng đinh ngày nay, v́ đại dịch này: các bác sĩ, y tá, nữ tu, linh mục… Họ chết ở tuyến đầu như những người lính, những người hy sinh mạng sống v́ t́nh yêu, kiên vững như Mẹ Maria dưới chân Thánh giá, những cộng đoàn của họ, trong các bệnh viện khi chăm sóc cho các bệnh nhân. Ngày nay cũng có những người nam nữ chịu đóng đinh, những người chết v́ t́nh yêu”.

Gần gũi với mọi người đau khổ

Đức Thánh Cha cũng nói rằng trong nghi lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa, ngài gần gũi với Dân Chúa, với những người đau khổ hơn, đặc biệt là các nạn nhân của đại dịch, những người đau khổ trên thế giới. Nhưng ngài nhấn mạnh rằng ngài hướng nh́n về trời cao, về “niềm hy vọng, bởi v́ hy vọng không làm thất vọng. Nó không cất đi đau khổ nhưng nó không làm thất vọng."

Dấn thân của t́nh yêu để vượt qua khó khăn

Được hỏi rằng Phục Sinh năm nay sẽ là một Phục Sinh an b́nh dù cho tất cả những điều đă xảy ra, Đức Thánh Cha trả lời: “Lễ Phục sinh luôn kết thúc trong sự phục sinh và trong ḥa b́nh, nhưng đó không phải là một “happy end”. Đó chính xác là sự thỏa hiệp, sự dấn thân của t́nh yêu giúp bạn vượt qua con đường khó khăn này. Nhưng Chúa đă làm điều đó trước nhất. Điều này an ủi chúng ta và cho chúng ta sức mạnh.” (CSR_2529_2020)

French rescue team wearing protective suits carry a patient on a stretcher from Mulhouse hospital

Đúng thế, nếu về phương diện tự nhiên, chúng ta c̣n cần phải dấn thân phục vụ nhau, cứu với nhau khỏi nạn đại dịch covid-19 hiện nay nhiễm lây và sát hại, bất chấp sinh mạng của ḿnh, th́ chúng ta càng phải dấn thân cho phần rỗi vô cùng quan trọng và khẩn thiết của các linh hồn bất tử như thế nào. Nếu để cứu các linh hồn, một Vị Thiên Chúa vô cùng cao cả đă phải "hóa ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i,... vâng lời cho đến chết, dù chết trên thập giá" (Philiphe 2:6-8) vô đau khổ và nhục nhă mới cứu được các linh hồn, trong đó có từng người chúng ta, th́ chúng ta không nên giống như Ngưiờ, nói đúng hơn, không kết hợp với Người, hay nói cách khác, không để Người tiếp tục cuộc Vượt Qua của Người nơi chúng ta và qua chúng ta là môn đệ của Người, chúng ta sẽ không thể nào "sinh nhiều hoa trái", không thể đáp ứng thỏa nguyện Cơn Khát Núi Sọ của Người.

Nếu tất cả Ơn Cứu Độ và cốt lơi của Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô Con của Ngài là ở chỗ Ngài đă cứu độ con người bằng tất cả Ḷng Thương Xót Chúa (LTXC), ở chỗ, chẳng những không chấp tội của họ, mà c̣n thậm chí lănh nhận lấy tất cả tội lỗi của họ, đến độ "trở thành tội lỗi" (2Corinto 5:21), th́ chúng ta cũng phải sống LTXC "nhờ Người, với Người và trong Người". Ở chỗ bù đắp lại cho "các linh hồn cần đến LTXC" nhưng ǵ họ xứng chịu, gây ra do tội của họ, nhưng bất khả tự đền bù, thậm chí bất khả hoán cải. Đến đây có hai vấn đề được đặt ra, đó là "có phải ít người được cứu độ hay chăng?". Nếu không th́ phải làm sao có thể cứu họ, nếu họ không thể tự cứu, nhất là khi họ không muốn được cứu, để nhờ đó chẳng những cứu lấy họ, mà c̣n cứu lấy chính Ơn Cứu Độ cho khỏi trở thành vô ích cùng aá phạt cho những linh hồn hư mất!

Thế giới đón lễ Phục sinh kỳ lạ nhất từ trước đến nay v́ COVID-19 - Ảnh 1.

Tượng Chúa Cứu thế ở Rio de Janeiro Ba Tây Nam Mỹ Châu chiếu h́nh nhân viên y tế với thông điệp cổ vũ cứu chữa trong Mùa Đại Dịch Covid-19 - Ảnh: REUTERS

1-  "Có phải ít người được cứu độ hay chăng?"

Vấn đề thứ nhất này đă được một người nào đó trong Phúc Âm (Luca 13:23) đặt ra với chính Chúa Kitô. Thánh kư Luca không cho biết rơ người hỏi là ai, chỉ biết rằng ngay trong câu nghi vấn này đă là một câu khẳng định về phía người hỏi, một nhân vật muốn được chính vị đang có uy tín nhất trong dân Do Thái xác nhận như họ. Qua câu nghi vấn có tính cách khẳng định này, chúng ta có thể ngửi thấy được mùi vị thoảng thoảng của thành phần luật sĩ và biệt phái. Tại sao? Tại v́ họ là thành phần tự công chính hóa, nên họ nghĩ rằng chỉ có họ là một thiểu số rất ít mới được rỗi thôi. Ngoài ra, nói chung, ngoài dân Do Thái của họ, dân ngoại tội lỗi, dơ bẩn, vẫn bị họ khinh và xa lánh, sẽ hư đi hết; thậm chí cả dân Do Thái của họ nữa, thành phần nam thu thuế gian tham và thành phần nữ gái điếm cũng cùng chung số phận với dân ngoại. C̣n thành phần Do Thái b́nh dân, không hiểu luật Chúa, nên không giữ trọn như họ thông thạo, cũng chưa chắc được rỗi.

Theo tự nhiên chúng ta cũng thấy như vậy, cũng khó ḷng mà bất chấp câu nghi vấn khẳng định ấy. Chính Chúa Giêsu, ngay từ đầu sứ vụ Thiên Sai Cứu Thế của ḿnh, cũng đă cảnh báo ở Bài Giảng Trên Núi rằng: "Hăy qua cửa hẹp mà vào, v́ cửa rộng và đường thênh thang th́ đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. C̣n cửa hẹp và đường chật th́ đưa đến sự sống, nhưng ít người t́m được lối ấy" (Mathêu 7:13). Câu khẳng định của Chúa Giêsu "cửa rộng và đường thênh thang th́ đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó" đă như thể khách quan xác nhận đúng thế: "có ít người được cứu độ"!  "cửa hẹp và đường chật th́ đưa đến sự sống, nhưng ít người t́m được lối ấy".

Nh́n vào thực tế của thế giới hôm nay chúng ta đang sống và đang tỏ tường chứng kiến thấy, trực tiếp hay qua các phương tiện truyền thông, chưa bao giờ loài người tội lỗi như thời này, chẳng những tội nhiều mà c̣n những tội quái gở nữa, lại c̣n cho là họ có quyền làm, chẳng có tội lỗi ǵ, theo quyền dân sự được phép của ḿnh. Chưa kể đến những con người bị nhiễm lây hay bị nạn đại dịch tin giả, đang sống trong tăm tối của sự chết. Vậy th́ những con nguười này, theo nguyên tắc, có được rỗi hay chăng, hay trái lại, chắc chắn sẽ đời đời hư đi thôi.

Nếu chấp nhận giả thuyết nhiều người hư đi hơn là được cứu độ th́ mặc nhiên chúng ta cho rằng Thiên Chúa là Đấng vô cùng toàn thiện và yêu thương, vô cùng khôn ngoan và toàn năng, đă hoàn toàn thua Satan và bọn ngụy thần của hắn, không khôn ngoan và quyền năng bằng chúng, và như thế thần dữ đạt được mục đích trả thù Thiên Chúa, Đấng đă triệt hạ chúng ngay từ ban đầu, và đă tiêu diệt vương quốc của chúng bằng Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, và chúng đă đạt được mục tiêu là tàn phá công ơn cứu độ vô cùng của Chúa Kitô do bởi ḷng thương xót vô biên của Thiên Chúa nơi số nhiều linh hồn Kitô hữu hư đi.

Trái lại, nếu chúng ta tin rằng Thiên Chúa không thể nào lại có thể thua ma quỉ chỉ là tạo vật của ḿnh, không thể nào coi thường công ơn cứu chuộc vô cùng quí báu của ḿnh nơi Con Ḿnh, và v́ thế chắc chắn một điều bất khả chối căi là nhiều linh hồn được cứu độ và chỉ có rất ít linh hồn bị hư đi thôi. Trước hết, là v́ chính Thiên Chúa đă tiên báo cho tổ phụ Abraham về miêu duệ của ông về đức tin, hơn là về thể lư nơi dân Do Thái, là sẽ vô số như sao trời, như cát biển, không thể nào đếm được (xem Khởi Nguyên 22:17), một tiên báo đă được Chúa Kitô xác nhận: "Con người đến không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ, và hiến mạng sống ḿnh cho phần rỗi của nhiều người" (Mathêu 20:28) - "Nhiều" chứ không "ít"!

panoramica cupola di san pietro

2- "Làm sao cứu được những ai không thể tự cứu, nhất là khi họ không muốn được cứu?"

Vậy th́ chắc chắn Thiên Chúa phải có cách nào tuyệt vời chưa từng có mới có thể đạt được ư định cứu rỗi nhân loại của Ngài, v́ nhân loại càng ngày càng băng hoạt chưa từng thấy, nhất là từ thời Hậu Chiến (Thứ hai năm 1945), nhất là vào thời đại tội lỗi đến độ, tai họa bất khả tránh mà họ phải chịu tương xứng với tội họ phạm, đó là đại dịch covid-19 hiện nay. Thế nhưng, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sau khi bị Thiên Chúa ra tay thanh trừng bằng một trận đại hồng thủy, diệt trừ hết tất cả những loài có các xác thịt, có huyết nhục, cả người lẫn thú, trừ một số giống cho tương lai của sinh vật trên trái đất này, con người chẳng những không nhận biết chân lư về ḿnh cũng như về Đấng Tối Cao, lại c̣n ngạo nghễ hơn trước nữa, tệ hơn trước nữa! Thế giới h́nh như càng văn minh tân tiến về vật chất và văn hóa nhân bản về nhân quyền, như thực tế cho thấy, càng bạo loạn và lao đầu vào chỗ tự diệt hơn bao giờ hết.

Thật vậy, tất cả chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh vật chất về khoa học tân tiến và kỷ thuật tối tân, cũng như trong một thế giới nhân bản chưa từng có trong lịch sử loài người, về phương diện nhân quyền và tự do. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang cảm nghiệm thấy t́nh trạng tàn lụi của thế giới này, v́ nó đang quay cuồng với cơn lốc "văn hóa sự chết" (ĐTC Gioan Phaolô II) và "văn hóa tận số" (ĐTC Phanxicô). Theo một số dữ kiện đáng lo lắng mới đây th́ thế giới này dường như đang lao đầu đến chỗ tự diệt, bao gồm hai mối đe dọa chính, đó là mối đe dọa về tai họa nguyên tử và mối đe dọa về hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

Trước hết là mối đe dọa về tai họa nguyên tử. Gần đây vị nguyên lănh đạo Liên Bang Sô Viết Mikhail Gobarchev, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền H́nh BBC ở Vương Quốc Anh ngày mùng 4/11/2019, đă cảnh báo rằng thế giới có thể sẽ rơi vào một cuộc tàn phá chính về nguyên tử. V́ nhân vật này tỏ ra lo lắng về sự kiện cả Hoa Kỳ lẫn Nga Sô đều hủy bỏ hiệp định lịch sử năm 1987 được nhân vật này kư với Tổng Thống Ronald Reagan. Ông đă khẳng định rằng: "Bao lâu các thứ khí giới hủy hoại hàng loạt c̣n đó, nhất là các loại vũ khí nguyên tử, th́ những ǵ là nguy hiểm rất là khủng khiếp. Tất cả mọi quốc gia cần phải tuyên bố là các loại vũ khí nguyên tử cần phải được hủy hoại đi. Đó là những ǵ cứu bản thân chúng ta và hành tinh của chúng ta."

World War 3 warning: Mikhail Gorbachev warns globe in 'colossal ...World War 3: North Korea warns of nuclear weapon - where are ...

Sau nữa là mối đe dọa hâm nóng toàn cầu. Hầu như cùng một thời điểm với những lời cảnh báo của nhân vật Mikhail Gorbachev trên đây, tức là vào ngày 5/11/2019, ngày hôm sau, trên tạp chí BioScience xuất hiện văn bản "Các Khoa Học Gia Trên Thế Giới Cảnh Báo T́nh Trạng Khí Hậu Nguy Cập", một văn bản được kư bởi 11 ngàn 258 khoa học gia từ 153 quốc gia trên thế giới. Văn kiện cảnh báo này đă mở đầu như thế này: "V́ tránh nhiệm luân lư bắt buộc, các khoa học gia cần phải minh nhiên cảnh báo nhân loại về bất cứ một mối đe dọa thảm họa nào và cần phải 'nói nó là như thế đó'. Theo trách nhiệm buộc phải nói này và các biểu đồ được tŕnh bày dưới đây, chúng tôi, với hơn 11 ngàn chữ kư của khoa học gia ở khắp thế giới, tuyên bố một cách rơ ràng và đồng thanh rằng hành tinh Trái Đất này đang phải đối diện với một t́nh trạng nguy cập về khí hậu".

Sau hết, vấn đề được đặt ra là các quốc gia đă phản ứng trước nạn t́nh trạng khí hậu nguy ngập này ra sao? Trong Hội Nghị COP25, nơi có 25 ngàn người từ 200 quốc gia tham dự, về sự kiện khí hậu thay đổi được tổ chức ở Maní thủ đô Tây Ban Nha, vị tổng thư kư Liên Hiệp Quốc là Antonio Guterreshôm Chúa Nhật mùng 1 tháng 12 năm 2019, đă cảnh báo về t́nh trạng hâm nóng toàn cầu đe dọa tới sự sống c̣n của nhân loại như sau:

"Hiện nay chúng ta đang đương đầu với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Và t́nh h́nh bất khả cứu văn không c̣n xuất hiện ở chân trời nữa, nó đang hiện lộ và đụng chạm tới chúng ta... Chúng ta cần phải ư thức rơ ràng rằng cho tới nay các nỗ lực của chúng ta để vươn tới những mục tiêu này vẫn hoàn toàn thiếu hụt. Những quyết tâm được bày tỏ ở Paris vẫn không ngăn cản được t́nh trạng gia tăng về khí hậu trên 3 độ C. Thế nhưng nhiều xứ sở thậm chí lại không đạt được những quyết tâm ấy nữa... Cái vẫn c̣n bị hụt hẫng đó là ư muốn chính trị..."


Trong diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngỏ cùng Ngoại Giáo Đoàn đại diện Chư Quốc có liên hệ ngoại giao với Ṭa Thánh vào ngày Thứ Năm mùng 9/1/2020, nhân dịp trao đổi những lời chúc mừng năm mới với phái đoàn này, ngài đă bày tỏ nhận định và quan tâm của ngài về "hiện tượng hâm nóng toàn cầu" và "tính cách khẩn trương của việc cải thiện môi sinh", như sau:


"Buồn thay, t́nh trạng khẩn trương của việc cải thiện môi sinh này dường như không được nắm bắt bởi lănh vực chính trị quốc tế, một lănh vực vẫn tỏ ra rất yếu kém và là nguồn cho mối quan tâm nghiêm trọng, trong việc đáp ứng những trục trặc được nêu lên bởi những vấn đề toàn cầu. Hội Nghị COP25 (The XXV Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Changeở Maní (Tây Ban Nha) Tháng 12 vừa qua đă nêu lên mối quan tâm nghiêm trọng về ư chí của cộng đồng thế giới trong việc đương đầu, một cách khôn ngoan và hiệu nghiệm, hiện tượng hâm nóng toàn cầu, một hiện tượng cấn phải được thể hiện bằng một đáp ứng chung biết đặt công ích lên trên các lợi lộc riêng biệt".
 

The Latest: Poland to focus on clean energy - ABC News

Tuy nhiên bị hủy diệt về thể lư, liên quan đến những ǵ con người tự chế tạo ra là nguyên tử, cũng như đến việc con người bất chấp nguy hiểm, cứ tiếp tục nhân danh kinh tế để càng gây thêm ô nhiễm cho đến mức độ không c̣n cứu văn được nữa, th́ vẫn không nguy hiểm, quan trọng và khẩn trương bằng, t́nh trạng họ bị hủy diện về linh hồn vô giá và bất tử của họ. Nếu họ cứ tiếp tục sống chủ nghĩa hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân, theo chiều hướng duy nhân bản, chỉ duy con người là trên hết, không c̣n trời cao đất thấp ǵ nữa, và duy thực dụng, chỉ duy cái lợi trước mắt, bất chấp mọi nguyên tắc luân thường đạo lư, th́ vấn đề cứu độ càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhất là khi loài người đă mù quáng c̣n thêm cứng ḷng, nhất định không chịu mở cửa cho Chúa Kitô là Đấng duy nhất có thể cứu họ vào chính lúc không sợ Người nhất! Vậy mà Chúa vẫn cứu được, đến độ thậm chí có thể nói rằng con người càng bất toàn, bất xứng, bất lực th́ càng là cơ hội để Thiên Chúa tỏ hết ḷng thương xót của Ngài ra, qua việc thương cảm họ, tha thứ cho họ và cuối cùng cứu họ.


 

XIN ĐÓN XEM TIẾP BÀI CUỐI CÙNG

ĐẠO BINH THƯƠNG XÓT - BÍ MẬT FATIMA