Giáo Hội trong thế giới ngày nay
Chiến Tranh Đông Âu ngày 83


Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Chúa Kitô không phải chỉ ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế (xem Mathêu 28:20), mà còn ở cùng nhân loại nữa, qua sự hiện diện và chứng từ của Giáo Hội nữa.

Đó là lý do Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965) đã nhận thức về bản thân mình, về căn tính của mình là "Ánh sáng muôn dân - Lumen gentium" (nhan đề của Hiến chế tín lý về Giáo Hội ngày 21/11/1964),

nhờ đó và vì thế, Giáo Hội mới có thể đem "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" (nhan đề của Hiến chế mục vụ về Giáo Hội ngày 7/12/1965) đến cho thế giới ngày nay. 

Riêng về lãnh vực chính trị, liên quan đến công lý và hòa bình, nhất là trong tình trạng xẩy ra chiến tranh, đặc biệt ở trong thời điểm được ĐTC Phanxicô cảm nhận đang diễn ra thế chiến thứ 3 phân mảnh ở các nơi trên thế giới,

giờ đây, thế chiến thứ 3 này lại càng sáng tỏ hơn nơi Ukraine, một chiến trường và là một cuộc chiến ủy nhiệm, nơi các đại cường đang đấu với nhau bằng các thứ vũ khí, giữa đại cường Nga gây chiến và Tây phương trợ chiến. Giáo Hội đã nhận định và huấn dụ như thế nào về chiến tranh và hòa bình để mang lại "vui mừng và hy vọng" cho chung nhân loại cũng như cho hai phe lâm chiến, nhất là cho bên gây chiến?

Xin hãy đọc chương cuối cùng (phần II chương 5) của Hiến chế "Vui mừng và hy vọng" ở những trích đoạn cần thiết sau đây (bản dịch của Giáo hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt 1972): 

78. Bản chất của hòa bìnhHòa bình không hẳn là vắng bóng chiến tranh, cũng không chỉ được giản lược vào sự quân bình hóa giữa các lực lượng đối phương, cũng không phát xuất do một nền cai trị độc tài, nhưng theo đúng định nghĩa thì hòa bình là "công trình của công bằng" (Is 32,7). Hòa bình là kết quả của một trật tự đã được chính Thiên Chúa, Ðấng Sáng Lập, ghi khắc vào xã hội loài người và phải nhờ những người luôn luôn khao khát một nền công bằng hoàn hảo hơn thể hiện ra trong hành động. Thật thế, mặc dù tự bản chất công ích của nhân loại dĩ nhiên phải được định luật đời đời qui định, tuy nhiên trong những đòi hỏi cụ thể của nó, công ích vẫn phải chịu những thay đổi không ngừng với diễn biến của thời gian. Do đó, hòa bình không bao giờ đạt được một lần là xong, nhưng phải xây dựng mãi mãi. Hơn nữa, vì ý chí của con người yếu đuối và bị tội lỗi làm tổn thương, do đó muốn có hòa bình mỗi người phải luôn luôn kiềm chế dục vọng của mình và chính quyền phải canh phòng cẩn thận. 

Ngày thứ 83 chiến sự Ukraine: Pháo đài Azovstal thất thủ 

 

 

 

Ukraine tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tại Mariupol

Ukraine thay chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ

Ukraina thử nghiệm vũ khí của phương Tây viện trợ 

Tìm yên bình giữa chiến sự Ukraine

Ukraine muốn 'thoát Nga', người Việt 'tự lo' cho người Việt sang Ba Lan tỵ nạn

Putin và cuộc chiến bị đánh tráo khái niệm ở Ukraine

 

 

KhungHoangPutin-UkraineBungChien.124.mp3