Đức Thánh Cha Phanxicô: Vấn Đề Khủng Hoảng

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

chuyển dịch, phân tích và chia sẻ
xin xem lại bài dịch ở cái link sau đây:
 
 

 

 

Khủng Hoảng t Bản Chất

 

ĐTC Phanxicô: "Dịch bệnh này đă là một thời điểm thử thách và thử nghiệm, thế nhưng nó cũng là một cơ hội quan trọng để hoán cải và lấy lại thực chất... Cuộc khủng hoảng về dịch bệnh này là thời điểm thích hợp để vắn tắt suy tư về ư nghĩa của một cuộc khủng hoảng . Khủng hoảng là giây phút cần thiết trong lịch sử của cá nhân cũng như xă hội. Nó xẩy ra như là một biến cố ngoại thường luôn gây ra một cảm giác rối loạn, lo âu, lúng túng và bất định trước những quyết định cần phải thực hiện". 

 

Cảm nhận: Khủng hoảng là những biến cố xẩy ra, "cần thiết trong lịch sử của cá nhân cũng như xă hội", nhưng lại "là một biến cố ngoại thường", theo chủ quan của những ai trong cuộc, nhưng b́nh thường theo khách quan của sự việc, bất khả thiếu trong tiến tŕnh phát triển của sự vật. Chẳng hạn, người mẹ bị khủng hoảng đau đớn mới có thể sinh ra đời một người con cao quí, hay hạt lúa miến bị khủng hoảng mục nát đi trong ḷng đất mới có thể trở thành cây lúa, bông lúa rồi hạt lúa và hạt gạo rồi hạt cơm nuôi sống con người.


Theo lịch sử, ngay từ ban đầu, Giáo Hội chẳng những bị khủng hoảng suốt 3 thế kỷ đầu, khi bị đế quốc Roma bách hại, mà c̣n, sau đó cũng kéo dài cả 3 thế kỷ nữa, mà c̣n bị khủng hoảng bởi các lạc thuyết, chính yếu về kiến thức và đức tin vào Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Nhập Thể có Hai Bản Tính nhưng chỉ có một Ngôi Vị Thần Linh duy nhất.

 

Tuy nhiên, chính cuộc "khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực", bởi có bị bách hại, cộng đoàn dân Chúa tiên khởi ở Giêrusalem mới phân tán đi khắp nơi, một mặt để lánh nạn, nhưng đồng thời cũng lợi dụng dịp đó để loan báo tin mừng cứu độ ở tất cả những nơi nào họ đến, từ Thánh Địa cho đến Trung Đông v.v. Rồi cũng chính cuộc "khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực" , bởi các lạc thuyết là những ǵ bất khả tránh, cũng vào thuở ban đầu ấy, mà Giáo Hội đă càng nhận thức được tỏ tường hơn và làm sáng tỏ hơn về Chúa Kitô, bằng cả triết lư lẫn thần học, căn cứ vào mạc khải Thánh Kinh, qua những định tín chính yếu quan trọng, nhờ công sức của các vị giáo phụ tham dự 7 Công Đồng Chung đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội bấy giờ.

 

ĐTC Phanxicô: "Đừng lẫn lộn khủng hoảng (crisis) với xung khắc (conflict): Khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực, trong khi đó xung khắc bao giờ cũng gây ra bất ḥa và đối chọi, một thứ đối kháng thực sự bất khả ḥa giải phân loại kẻ khác thành bạn bè yêu thương và thù địch đối chọi. Trong trường hợp xung khắc ấy th́ chỉ có một bên là thắng cuộc". 

 

Cảm nhận: Xung khc có tính cách chủ quan, liên quan đến con người hơn là sự việc, nên không thể đồng hóa với khủng hoảng, chỉ liên quan đến biến cố khách quan. Do đó, khủng hoảng về lạc giáo chỉ biến thành, và thực sự đă biến thành xung khắc, nhất là khi các chủ trương bất đồng về đức tin bất khả tránh, xuất phát từ bè rối là những ǵ gây ra khủng hoảng một thời trong và cho cộng đồng dân Chúa, dù đă bị thẩm quyền tối cao của Giáo Hội, qua các công đồng chính thức của Giáo Hội, luận bác và lên án, mà vẫn c̣n tồn tại và "đối kháng thực sự bất khả ḥa giải" với Giáo Hội cho đến cùng. Trường hợp sau Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965) cũng thế, chiều hướng canh tân phụng vụ của Giáo Hội đă trở thành xung khắc với những ai chỉ muốn cử hành Lễ Latinh, và cương quyết chống lại chiều hướng canh tân phụng vụ chung của Giáo Hội, đến độ sau đó khiến họ gây ra những hành động "đối kháng thực sự bất khả ḥa giải" , cho đến khi họ biến ḿnh thành một ly giáo ở Pháp quốc.

 


Khủng Hoảng nơi Giáo Hội  


ĐTC Phanxicô: "Những ai không nh́n vào một cuộc khủng hoảng theo Phúc Âm th́ chỉ thực hiện một thứ mổ xẻ thi thể người chết vậy thôi. Họ thấy cuộc khủng hoảng ấy, nhưng không thấy niềm hy vọng và ánh sáng từ Phúc Âm". 

 

Cảm Nhận: Bản Hiệp Ước Tạm Thời Ṭa Thánh kư kết với Trung cộng 2 năm trước, và mới tái kư kết trong năm 2020 này, dù có một số dấu hiệu tiến triển, nhất là vấn đề Ṭa Thánh đă bổ nhiệm và tấn phong một số tân giám mục theo ư ḿnh, đúng như mục đích chính yếu của bản Hiệp Ước Tạm Thời này nhắm đến, vẫn đang bị khủng hoảng, chẳng những bởi những hành động bách hại Kitô hữu ở Trung cộng vẫn c̣n tiếp diễn, mà c̣n bởi những chống đối bởi chính con cái của Giáo Hội, những con người "chỉ thực hiện một thứ mổ xẻ thi thể người chết vậy thôi", những "thứ mổ xẻ" liên quan đến t́nh trạng Kitô hữu ở Trung quốc, cho dù đă bắt tay với Ṭa Thánh, vẫn chưa được hoàn toàn tự do tôn giáo, do đó, họ đă "không thấy niềm hy vọng và ánh sáng từ Phúc Âm", chiếu tỏa ra từ chính thành phần Kitô hữu Công giáo Trung quốc rất ư là thiểu số và khổ đau nhưng bất khuất, vẫn hết ḷng trung kiên với đức tin, nhờ đó họ đă hùng hồn làm chứng về và cho Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, như trong cuộc Vượt Qua của Người, nhờ đó Người đă chiến thắng tội lỗi và sự chết.


ĐTC Phanxicô: "Chúng ta bị bấn loạn trước các cuộc khủng hoảng không phải chỉ v́ chúng ta đă quên nh́n vào chúng theo Phúc Âm dạy, mà v́ chúng ta đă quên rằng Phúc Âm là yếu tố đầu tiên đẩy chúng ta đến chỗ khủng hoảng". 

 

Cảm Nhận: Đúng thế, trong trường hợp của các Kitô hữu Công giáo Trung quốc bị bách hại trên đây, nhưng vẫn tỏ ra bất khuất, trước bất cứ quyền lực sự dữ tàn bạo đến đâu, cũng như trước bất cứ quyền lực trần thế nào lộng hành đến thế nào chăng nữa, đă đủ chứng thực rằng "Phúc Âm là yếu tố đầu tiên đẩy chúng ta đến chỗ khủng hoảng": "Nếu thế gian ghét anh em, anh em hăy biết rằng nó đă ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, th́ thế gian đă yêu thích cái ǵ là của nó. Nhưng v́ anh em không thuộc về thế gian và Thầy đă chọn, đă tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em" (Gioan 15:18-19).

 

ĐTC Phanxicô: "Nếu chúng ta có thể phục hồi được ḷng can đảm và khiêm hạ để chân nhận rằng thời điểm khủng hoảng là thời điểm của Thần Linh, cho dù chúng ta có phải đối diện với những cảm nghiệm tối tăm, hèn yếu, mỏng ḍn, mâu thuẫn và lạc loài, chúng ta sẽ không c̣n cảm thấy chới với nữa". 

 

Cảm Nhận: Với đức tin tuân phục, nhận thức rằng "Thiên Chúa làm tất cả mọi sự cho lợi ích của những ai tin vào Ngài" (Roma 8:28), và luôn chiều theo "gió muốn thổi đâu th́ thổi" (Gioan 3:8), Kitô hữu chẳng những dễ "chân nhận rằng thời điểm khủng hoảng là thời điểm của Thần Linh", chẳng hạn như trong giai đoạn covid-19 toàn cầu 2020 hiện nay, để "không c̣n cảm thấy chới với nữa", mà c̣n có thể dám trực diện đương đầu với khủng hoảng, theo chiều hướng biến sự dữ thành sự lành, cho cả bản thân ḿnh cũng như cho tha nhân, bằng những việc phục vụ cần thiết trong tầm tay của ḿnh, nhất là, trên hết và trước hết, bằng việc tin tưởng chuyển cầu lên cùng Đấng Quan Pḥng Thần Linh làm chủ lịch sử loài người, xin cho "Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" (Mathêu 6:9-10).

 

ĐTC Phanxicô: "Giáo Hội là một thân ḿnh bị khủng hoảng liên tục, chính v́ Giáo Hội sống động. Giáo Hội không bao giờ trở thành một thân ḿnh bị xung khắc, với kẻ thắng người thua".
 

Cảm Nhận: Như lương tâm của con người luôn sinh động, nhắc cho tâm linh của con người những ǵ là chân thật cần phải phán quyết và tuân theo, cùng với những ǵ là thiện hảo cần phải chọn lựa và thực hiện, cũng thế, "Giáo Hội sống động" ở chỗ: Giáo Hội phục vụ bác ái xă hội về đủ mọi phương diện, thể lư, tâm lư và luân lư, và Giáo Hội cổ vơ cho công lư và ḥa b́nh ở khắp nơi trên thế giới, Giáo Hội bảo vệ nhân phẩm cũng như nhân quyền của con người, và mạnh mẽ bênh vực những người anh chị em hèn kém nhất trong xă hội, bằng những văn kiện về xă hội và về luân lư của các vị giáo hoàng, hay bằng tiếng nói trung trực của các hội đồng giám mục ở từng quốc gia và trên khắp thế giới, chính v́ thế mà "Giáo Hội là một thân ḿnh bị khủng hoảng liên tục", bởi Giáo Hội đă dám đụng chạm đến tư lợi của các tay tài phiệt đại tư bản, đến các chế độ độc tài toàn trị, đến một thứ văn hóa duy nhân bản tương đối, mẹ đẻ của những đứa con hoang văn hóa sa thải và văn hóa sự chết, từ thập niên 1960 tới nay, càng ngày càng đẩy con người văn minh vô thần duy vật đi đến hố tự diệt!

 

Đối nội cũng thế, "Giáo Hội là một thân ḿnh bị khủng hoảng liên tục, chính v́ Giáo Hội sống động", ở chỗ, Giáo Hội luôn tiến triển, canh tân đổi mới, chứ không dậm chân tại chỗ, chết đứng nơi truyền thống của ḿnh, và v́ thế, có thể trở thành bất đồng với cả 2 thành phần cấp tiến lẫn bảo thủ, một hiện tượng bất khả thiếu hầu như trong suốt gịng lịch sử của Giáo Hội, điển h́nh nhất là vào thời điểm trước sau Công Đồng Chung Vaticano II vào đầu thập niên 1960; nhưng "Giáo Hội không bao giờ trở thành một thân ḿnh bị xung khắc, với kẻ thắng người thua", cho dù t́nh trạng xung khắc thật sự đă xẩy ra, làm phân ly thân ḿnh mầu nhiệm của Chúa Kitô, như vào giữa thế kỷ 11, giữa Giáo Hội Công Giáo Roma và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, hay trong thế kỷ 16 với Phong Trào Cải Cách Tin Lành và Giáo Hội Anh Giáo v.v. V́ trong cả ở trong t́nh trạng xung khắc do loài người gây ra này, Giáo Hội vẫn nỗ lực, nhờ tác động Thánh Linh, tiến đến chỗ "đại kết", nhất là từ Công Đồng Chung Vaticanô II, để sống đúng với đặc tính "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" của ḿnh.

 

 

Khủng Hoảng để Canh Tân  

 

ĐTC Phanxicô: "Tính chất mới mẻ xuất phát từ khủng hoảng theo Thần Linh không bao giờ là một thứ mới mẻ phản lại với những ǵ là cổ xưa, mà là một thứ mới mẻ xuất phát từ cái cổ xưa và làm cho cái cổ xưa ấy tiếp tục sinh hoa kết trái".  

 

Cảm Nhận: Đúng thế, nếu trong gịng lịch sử của ḿnh, tự ḿnh, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, Giáo Hội "duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền" chỉ biết lắng nghe và luôn chiều theo Thánh Linh như "gió muốn thổi đâu th́ thổi" (Gioan 3:8), th́ "tính chất mới mẻ xuất phát từ khủng hoảng theo Thần Linh không bao giờ là một thứ mới mẻ phản lại với những ǵ là cổ xưa, mà là một thứ mới mẻ xuất phát từ cái cổ xưa và làm cho cái cổ xưa ấy tiếp tục sinh hoa kết trái". Chính những cuộc "khủng hoảng" cũng do ngọn gió Thánh Linh gây ra, để Giáo Hội nhờ đó canh tân đổi mới hơn, như hiện tượng "khủng hoảng" gây ra bởi Phong Trào Cải Cách Tin Lành từ năm 1517 và biến cố lư giáo của Anh Giáo năm 1535, trước Công Đồng Chung Triđentinô trong thế kỷ thứ 16 (1545-1563), Công Đồng Chung thứ 19 của Giáo Hội trong 21 công đồng chung, và t́nh trạng canh tân đổi mới của Giáo Hội sau công đồng.

 

ĐTC Phanxicô: "Tất cả những ǵ là sự dữ, là sai trái, là yếu hèn và thiếu lành mạnh đều trở thành một nhắc nhở mănh liệt về nhu cầu chúng ta cần phải chết đi cho lối sống, cho cách suy nghĩ và tác hành không phản ảnh Phúc Âm. Chỉ bằng việc chết đi cho một tâm thức nào đó chúng ta mới có thể dọn chỗ cho tính chất mới mẻ được Thần Linh liên tục làm bừng lên trong ḷng Giáo Hội".

 

Cảm Nhận: Lịch sử cho thấy, Giáo Hội Hiện Thế, cho dù tự bản chất là Người Mẹ "thánh thiện", nhưng lại là một Mẹ Hội Thánh bao gồm toàn là tội nhân, kể cả vị được gọi là "Đức Thánh Cha", vị khi bắt đầu cử hành Thánh Thể, ở nghi thức thống hối đầu lễ, cũng phải tự thú nhận rằng: "tôi đă phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.", nên "tất cả những ǵ là sự dữ, là sai trái, là yếu hèn và thiếu lành mạnh đều trở thành một nhắc nhở mănh liệt về nhu cầu chúng ta cần phải chết đi cho lối sống, cho cách suy nghĩ và tác hành không phản ảnh Phúc Âm. Chỉ bằng việc chết đi cho một tâm thức nào đó chúng ta mới có thể dọn chỗ cho tính chất mới mẻ được Thần Linh liên tục làm bừng lên trong ḷng Giáo Hội".

 

ĐTC Phanxicô: "Hết mọi cuộc khủng hoảng đều chất chứa một đ̣i hỏi chính đáng là canh tân đổi mới và tiến bước... Chúng ta cần phải không c̣n nh́n vào việc canh tân của Giáo Hội như là việc lấy vải vá vào chiếc áo cũ... Việc canh tân đổi mới của Giáo Hội khác hẳn". 

 

Cảm Nhận: Chính v́ luôn ư thức được bản thân ḿnh là "Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium", nhan đề của Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II được ban hành ngày 21/11/1964, mà "hết mọi cuộc khủng hoảng đều chất chứa một đ̣i hỏi chính đáng là canh tân đổi mới và tiến bước..." Bằng cách nào? Không phải bằng "việc lấy vải vá vào chiếc áo cũ", trái lại, "việc canh tân đổi mới của Giáo Hội khác hẳn". Tại sao và ở chỗ nào? Chúng ta hăy nghe tiếp những ǵ Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhắc nhở và nhắn nhủ Giáo Triều Roma, bao gồm đủ mọi đấng bậc đầu năo của Giáo Hội hoàn vũ đang giúp ngài và cùng ngài phục vụ cộng đồng Dân Chúa, trong bài chúc Giáng Sinh 2020 của ngài dưới đây.


 


 

Khủng Hoảng với Truyền Thống  


ĐTC Phanxicô: "Nó không thể nào là vấn đề vá chỗ này lấp chỗ kia, v́ Giáo Hội không phải là một mảnh nào đó nơi y phục của Chúa Kitô, mà là Thân Ḿnh của Người, một Thân Ḿnh bao gồm toàn thể lịch sử (cf. 1 Cor 12:27)". 

 

Cảm Nhận: Trước hết là lư do tại sao "việc canh tân đổi mới của Giáo Hội khác hẳn", v́ vấn đề không phải là ở chỗ: "vá chỗ này lấp chỗ kia, v́ Giáo Hội không phải là một mảnh nào đó nơi y phục của Chúa Kitô, mà là Thân Ḿnh của Người, một Thân Ḿnh bao gồm toàn thể lịch sử (cf. 1 Cor 12:27)". 

 

ĐTC Phanxicô: "Chúng ta không được kêu gọi để thay đổi hay đổi mới Thân Ḿnh của Chúa Kitô - 'Chúa Giêsu Kitô vẫn là một hôm qua, hôm nay và muôn đời' (Heb 13:8) - thế nhưng, chúng ta được kêu gọi để mặc cho Thân Minh này bằng một tấm áo mới".
 

Cảm Nhận: Do đó mà cách thức thích đáng nhất của chung Giáo Hội, cũng như của riêng thành phần lănh đạo cộng đồng Dân Chúa, đó là ở chỗ: "chúng ta không được kêu gọi để thay đổi hay đổi mới Thân Ḿnh của Chúa Kitô - 'Chúa Giêsu Kitô vẫn là một hôm qua, hôm nay và muôn đời' (Heb 13:8) - thế nhưng, chúng ta được kêu gọi để mặc cho Thân Minh này bằng một tấm áo mới".

 

ĐTC Phanxicô: "Đường lối chính đáng này ... 'như một gia chủ biết lợi dụng những cái cũ mới trong kho tàng của ḿnh' (Mt 13:52). Kho tàng này là Truyền Thống, một truyền thống được Đức Benedict XVI nhắc lại 'là gịng sông lưu chuyển liên kết chúng ta với những ǵ là cội nguồn, một gịng sông lưu chuyển làm cho những ǵ là cội nguồn hằng được hiện tại hóa' (Catechesis, 26 April 2006). Tôi nghĩ đến câu nói của một đại nhạc sĩ người Đức: 'Truyền Thống là những ǵ bảo đảm của tương lai, chứ không phải là một thứ bảo tàng viện, một thứ hộp đựng tro cốt'. 'Cái cũ' ấy là chân lư và ân sủng chúng ta đă được sở hữu. 'Cái mới' ấy là những khía cạnh khác của chân lư mà chúng ta dần dần hiểu được..." 

 

Cảm Nhận: Trách nhiệm của chung Giáo Hội và của riêng thành phần lănh đạo cộng đồng Dân Chúa đây trong việc "mặc cho Thân Minh này bằng một tấm áo mới" đây cần phải như thế nào, cũng đă được vị giáo hoàng thứ 266, lấy danh hiệu Phanxicô của vị thánh ở Assisi được Thiên Chúa kêu gọi đến sửa lại nhà cho Ngài từ thời trung cổ, khuyến nghị đó là: "biết lợi dụng những cái cũ mới trong kho tàng của ḿnh", có nghĩa là cả "cũ" là truyền thống lẫn "mới" là thời cơ cần phải thích ứng với thời đại, theo chiều hướng của Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay của công Đồng Chung Vaticanô II đầu thập niên 1960.

 

Bởi v́, trước hết, "truyền thống 'là gịng sông lưu chuyển liên kết chúng ta với những ǵ là cội nguồn, một gịng sông lưu chuyển làm cho những ǵ là cội nguồn hằng được hiện tại hóa'", bằng không, nếu chỉ cương quyết bám víu thật chặt với truyền thống mà không canh tân đổi mới th́ "kho tàng này là Truyền Thống" này chỉ "là một thứ bảo tàng viện, một thứ hộp đựng tro cốt", thay v́ "Truyền Thống là những ǵ bảo đảm của tương lai".

 

Nếu loài người được dựng nên theo h́nh ảnh của Thiên Chúa duy nhất (xem Khởi Nguyên 1:26), th́ mỗi cá thể con người trong họ là một bản ngă, với một căn tính riêng, không ai giống ai, mỗi cá thể con người hoàn toàn độc đáo và duy nhất trong loài người, nhưng trong thời gian, cá thể ấy, cùng với căn tính của họ, đă được phát triển trong và thích ứng với hoàn cảnh môi trường xă hội, nhưng vẫn không bị mất căn tính của ḿnh, họ vẫn là họ, nhưng với một h́nh thể duyên dáng hơn và tác hành khôn ngoan hơn, xứng với nhân phẩm lẫn nhân cách của ḿnh thế nào, th́ đối với Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa Kitô cũng thế: "'Cái cũ' ấy là chân lư và ân sủng chúng ta đă được sở hữu. 'Cái mới' ấy là những khía cạnh khác của chân lư mà chúng ta dần dần hiểu được..."

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy để tránh khỏi t́nh trạng từ "khủng hoảng" thành "xung đột", v́ "khủng hoảng thường mang lại một thành quả tích cực, trong khi đó xung khắc bao giờ cũng gây ra bất ḥa và đối chọi, một thứ đối kháng thực sự bất khả ḥa giải phân loại kẻ khác thành bạn bè yêu thương và thù địch đối chọi", không phải là chuyện dễ, nếu thành phần lănh đạo dân Chúa yếu đức tin và thiếu tinh thần cầu nguyện và bác ái yêu thương. Và đó là lư do mới có những lời nhắc nhở cùng nhắn nhủ của vị giáo hoàng năng nổ trong mùa đại dịch covid-19 toàn cầu, vị mà đối với ngài: "Dịch bệnh này đă là một thời điểm thử thách và thử nghiệm, thế nhưng nó cũng là một cơ hội quan trọng để hoán cải và lấy lại thực chất... Cuộc khủng hoảng về dịch bệnh này là thời điểm thích hợp để vắn tắt suy tư về ư nghĩa của một cuộc khủng hoảng" mà người viết đă chẳng những lắng nghe, nghiền gẫm và mạo muội bày tỏ cảm nhận trên đây, mà c̣n cùng với Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương của ḿnh đă từng đáp ứng và hiện thực hóa những ǵ ngài khuyên dạy dưới đây:


 


 

Khủng Hoảng cần Đối Phó  

 

ĐTC Phanxicô: "Chúng ta cần phải làm ǵ khi xẩy ra một cuộc khủng hoảng? Trước hết, hăy chấp nhận nó như là một thời điểm của ân sủng được ban cho chúng ta để nhận thức được ư muốn của Thiên Chúa giành cho từng người chúng ta cũng như cho toàn thể Giáo Hội. Chúng ta cần phải chấp nhận quan niệm thật nghịch lư đó là 'khi tôi yếu đuối là lúc tôi dũng mănh' (2 Cor 12:10)..."

"Chúng ta không c̣n giải pháp nào khác cho các thứ vấn đề chúng ta đang trải qua hơn là giải pháp thiết tha cầu nguyện hơn, đồng thời làm tất cả những ǵ có thể bằng một ḷng tin tưởng hơn nữa. Cầu nguyện sẽ giúp cho chúng ta có thể 'hy vọng khi không c̣n hy vọng' (cf. Rom 4:18)".

"Chúng ta hăy giữ tâm hồn thật b́nh an và thanh thản, với tất cả nhận thức rằng tất cả chúng ta, khởi đi từ bản thân tôi, chỉ là 'những đầy tớ bất xứng' (Lk 17:10), thành phần được Chúa đoái thương. V́ thế, chúng ta cần phải thôi sống xung khắc, và lại cảm thấy chúng ta đang cùng nhau hành tŕnh, sẵn sàng chấp nhận khủng hoảng".

Cảm Nhận: Chúng ta có thể xem lại những ǵ mà chính vị giáo hoàng khuyên dạy chúng ta trong bài diễn từ chúc Giáng Sinh 2020 Giáo Triều Roma của ngài nói chung và việc đối phó với "khủng hoảng" nói riêng, theo kinh nghiệm trải qua "khủng hoảng" của ngài, những cuộc "khủng hoảng" bất khả thiếu để được canh tân biến đổi, đến nỗi đă được Thiên Chúa tuyển chọn làm vị giáo hoàng "đến tự tận cùng trái đất" (lời mở đầu cho những lời ra mắt của vị tân giáo hoàng người Á Căn Đ́nh tối ngày 13/3/2013), ở cái link dưới đây:

Ba khoảnh khắc đơn độc - ba kinh nghiệm cá nhân về Covid - trong cuộc đời ĐTC

 

Xin chân thành cám ơn quí độc giả đă theo dơi bài viết chia sẻ tất niên hôm nay, và xin Niềm Vui Emmanuel luôn ở cùng chúng ta trong Tân Niên 2021.

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL