Chúa Nhật XI thường niên - Năm A
HÃY GIÚP ĐỠ NGƯỜI TÚNG THIẾU
Góp nhặt 

Đã có bao giờ bạn nghe nói về một gia đình có sáu linh mục và năm nữ tu chưa? Đức hồng y Hebert Vaughan, Tổng Giám Mục Westminste, nước Anh, đã xuất thân từ một gia đình như vậy. Gần 20 năm, thân mẫu Ngài quì cầu nguyện trước Thánh Thể một giờ mỗi ngày để xin Chúa cho các con bà trở thành linh mục.

Khi Đức Hồng Y tương lai ở tuổi 21, Ngài đã mô tả đời sống Chúa của thân mẫu Ngài: “Trong ngày, mẹ tôi thường ở trước Thánh Thể. Trước bữa điểm tâm... mặt người tươi tắn và bình thản... trong những ngày này tôi quá cảm ích về tình yêu nồng hiệt và lòng sùng kính của mẹ tôi đối với bí tích Thánh Thể”.

Và Thiên Chúa đã đáp lại lời cầu xin của người mẹ phi thường này thế nào? Tất cả năm cô con gái của bà đã trở thành nữ tu – và 6 trong số tám người con trai của bà đã trở thành linh mục. Ba trong sáu linh mục ấy trở thành giám mục, và một trong ba Giám mục ấy được tấn phong hồng y.

Chúng ta phải nhận đây là câu chuyện hiếm có nhưng nó nhắc nhở như Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Tin Mừng hôm nay: “Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa”.

Câu chuyện đó nhắc nhở như chúng ta thấy ngày nay rất cần nhiều linh mục, và những tôi tớ đặc biệt khác của Thiên Chúa, tất cả chúng ta đều biết sự cần đến nhiều người được huấn luyện và được truyền chức để mang Thiên Chúa đến cho con người, và con người cho Thiên Chúa. Chúng ta có thể làm gì để tăng triển số người dâng hiến đời sống cho việc đem Chúa Kitô đến cho thế giới?

Nhiều phương thế cổ võ ơn kêu gọi mở ra cho chúng ta. Tiếng gọi phụng sự Thiên Chúa vang vọng rõ ràng trong thán phục. Sự can đảm của học sinh mới tới và của Tom Brown đã làm cho những người bạn cùng phòng và cả trường thán phục.

Đó là một mẫu gương mà Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay. Ba lần Chúa bảo các tông đồ, cả bạn và tôi nữa: “Đừng sợ !” Ngài không nói sợ chung chung vậy. Ngài nói về một loại sợ đặc biệt mà người Kitô hữu cảm thấy khi được mời gọi nói hay làm điều gì tỏ ra là người tin theo Chúa Kitô.

Chúng ta thường do dự nói những lời giống Chúa Kitô, làm như Chúa Kitô, vì chúng ta sợ người khác chê cười châm chọc, sợ bị gọi là người lên mặt đạo đức, hay một vị thánh, sợ bị ngược đãi như chiếc giày liệng vào đầu.

Chúa Giêsu đã không nói là không có lý do sợ hãi. Ngài biết rõ một số người chế nhạo những kẻ theo Ngài, có nguy hiểm mất bạn bè, mất việc làm, mất thăng chức, có hàng triệu người theo Ngài đành chịu chết còn hơn là chối bỏ niềm tin vào Ngài.

Có những lúc chúng ta có thể tỏ ra mình là người tin theo Chúa Kitô. Như Tom Brown, chúng ta có thể sợ đọc kinh cầu nguyện, sợ bị vỡ dầu hay sợ làm dấu thánh giá khi đi ngang qua nhà thờ, sợ đổi đề tài khi có người kể những chuyện tầm phào, thô tục, sợ từ chối đồ uống say sưa. Khi bạn bè đưa ra những khêu gợi ô uế, bạn có sợ mất tình bằng hữu vì phải khước từ không? Khi Giáo hội Chúa Kitô bị tra tấn một cách bất công, khi Giáo hội của Chúa Kitô bị nhạo cười ở lớp học, trong văn phòng, nơi công xưởng, bạn nhớ “Đừng sợ”, nhưng bênh vực đức tin không? Bạn có thể nghĩ đến nhiều hoàn cảnh khác trong đời sống mà bạn cần phải nhớ lời Chúa Kitô: “Đừng sợ”.

Bạn hãy xem xét điều này cho xác thực. Chúa Kitô hứa với chúng ta hôm nay: “Ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”. Hay nói cách khác: bạn chối Chúa Kitô thì Ngài cũng chối bạn.

Sư hiện diện của bạn trong Thánh Lễ này là bằng chứng bạn không sợ công khai tuyên xưng Chúa Kitô. Ước mong thánh lễ này ban cho chúng ta sức mạnh tuyên xưng Chúa Kitô luôn mãi.

Xin Chúa chúc lành cho các bạn.

 

22.Thiên Chúa luôn gần bên chúng ta

(Suy niệm của Charles E. Miller, C.M. – Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’)

Đôi khi Thiên Chúa có vẻ như ở rất xa. Chúng ta không nhìn thấy Người và chúng ta không nghe tiếng của Người. Sau hết, chúng ta có thể suy nghĩ rằng, Người phải rất bận rộn từ khi Người sáng tạo nên vũ trụ này và Người có trách nhiệm chăm sóc chúng. Có thể nào Người đặc biệt quan tâm đến tinh cầu nhỏ xíu mà chúng ta gọi là trái đất trong vũ trụ mà Người đã sáng tạo này không? Tại sao Người lại có vẻ quan tâm đến những con người nghèo nàn và tội lỗi, trong khi Người có vô số các thiên thần đáng kính chầu chực trươc ngai của Người trên thiên đàng để ca ngợi Người suốt đêm ngày?

Có thể chúng ta không hiện diện đơn độc trong vũ trụ này đâu. Có thể có những thái dương hệ khác với một mặt trời và nhiều hành tinh khác còn huy hoàng rực rỡ hơn cả hành tinh của chúng ta nữa. Có lẽ có nhiều hành tinh khác cũng đông đúc các tạo vật mà nhiều khi họ còn siêu việt hơn cả chúng ta và luôn luôn trung thành với Thiên Chúa nữa. Còn nhiều vấn đề khác mà chúng ta còn chưa biết. Nhưng những gì chúng ta biết thì cũng đủ cho chúng ta lắm rồi. Chúng ta ý thức được chân lý không thể hiểu thấu là tại sao Con Thiên Chúa đã đến nơi thế gian này, không đơn giản chỉ sống ở đây mà thôi, nhưng Người còn chịu đau khổ vì chúng ta, đau khổ cho đến chết và chết vì chúng ta là một nhân loại tội lỗi.

Ngày hôm nay thánh Matthêu đã vẽ lại bức tranh Chúa Giêsu mạc khải sự thương xót của Người. Thánh nhân viết: “Nhìn đám đông dân chúng, Chúa Giêsu động lòng thương xót họ”. Chúa Giêsu xúc động bởi vì “thấy họ bơ vơ mệt mỏi vì kiệt sức giống như đàn chiên không có người chăn”. Đây là điều diễn tả một trái tim nhân loại được đầy tràn tình yêu thần linh.

Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, Người thí mạng sống vì con chiên. Thánh Phaolô đã kinh ngạc khi ngài suy niệm về cái chết của Chúa Giêsu để cứu độ chúng ta. Ngài diễn tả sự ngạc nhiên của mình trong lá thư gởi tín hữu Roma: “Hiếm khi thấy ai hiến mạng sống mình vì người công chính dù rằng có thể có người tốt dám can đảm để chết. Chính vì điều này mà Thiên Chúa đã chứng mình tình yêu của Người dành cho chúng ta, đó là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta”. Cái chết của Chúa Giêsu là trung tâm cho sự hiểu biết và cảm kích của chúng ta về sự chăm sóc yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta khi chúng ta cử hành việc đó trong mỗi hy tế Thánh Thể. Chúng ta được mời gọi để kêu lên rằng: “Khi chúng tôi ăn bánh và uống chén này, chúng tôi tuyên xưng sự chết của Chúa Giêsu Kitô cho tới khi Chúa lại đến trong vinh quang”.

Cái chết cứu độ của Chúa Giêsu đã trở thành một thực tại cho chúng ta nhờ việc chúng ta cử hành hy tế Thánh Thể chứ không hề là một việc xa cách hay lạnh lùng. Chúa Giêsu đã không chết cho chúng ta nếu như chúng ta là một đàn chiên vô danh. Người biết rất rõ mỗi người chúng ta. Người gọi tên từng người trong chúng ta khi chúng ta chịu phép rửa tội như Người đã gọi tên mười hai người để trở nên tông đồ của Người. Đó là lý do vì sao chúng ta phải bước vào Thánh Lễ cách hiểu biết, sống động và sinh hoa kết quả bằng hành động (xem Hiến chế về phụng vụ, số 11).

Chúng ta không biết những gì đã xảy ra trong vũ trụ nhưng chúng ta biết Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian này và đã chết để cứu độ chúng ta. Chúng ta không biết những gì đang xảy ra trong giây phút này trong những ngân hà xa xăm khác, nhưng chúng ta biết rằng cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu trên bàn thờ đã trở nên một thực tại cho chúng ta thông dự vào. Không bao giờ chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa của chúng ta ở xa xôi lắm. Ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy hoặc nghe tiếng Người, chúng ta vẫn cảm nghiệm được tình yêu thần linh của Người trong việc cử hành hy tế Thánh Thể là tái diễn cái chết và sự Phục Sinh của Con Thiên Chúa.