Chúa Nhật III Phục Sinh
SAU MỘNG MƠ ĐẾN THAN KHÓC
SƯU TẦM

Các bạn sẽ làm gì khi một ước mơ bị tan vỡ? Con đường Emmau đã được khai mở và các khách hành hương đến Đất Thánh ngày nay đều có thể bước đi trên cũng con đường mà hai môn đệ xưa kia đã từng sải bước trên đó như trong bài Tin Mừng hôm nay thuật lại. Hầu hết chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được sự chia sẻ kinh nghiệm sống của các môn đệ xưa kia. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ sẵn sàng nói lên là chúng ta có được sự cảm nhận trong tinh thần và thể xác mà các môn đệ xưa đã có khi họ bước đi trên con đường với cõi lòng tan vỡ giấc mộng.

Họ là những người đã từng chia sẻ giấc mộng vinh quang với các người khác cho đến lúc này; họ đã ở với Chúa Giêsu và cảm nhận tâm hồn được ấm áp khi có Ngài hiện diện bên cạnh. Tai họ đã từng được nghe lời Ngài giảng dạy, và mắt họ đã từng mục kích những phép lạ Ngài làm. Họ đã từng tin rằng những lời tiên tri xưa nay đã sắp trở thành hiện thực. Tâm hồn họ đã cảm thấy được sự chiến thắng vinh quang khi cùng với Chúa Giêsu bước vào Thành Thánh trong ngày Lễ Lá; đó là lúc tâm hồn họ tràn ngập niềm hân hoan. Tôi thiết nghĩ rằng khi các môn đệ được nghe dân chúng ca khen Chúa Giêsu thì họ đã nghĩ rằng, "Chà chà, nếu Thầy hành động đúng đắn, đừng có đả động con tầu thì đây là lúc thành công vinh quang để giải phóng dân tộc". Tuy vậy dĩ nhiên Chúa Giêsu đã lay động con tầu và "thổi bay" nó đi mất theo như kiểu nói của đám thanh niên thời nay. Có câu nói: Tên những nhân vật quan trọng trong lịch sử xưa không làm "đắm tầu" có thể được in trên phía sau của con tem. Tôi không biết điều ấy đúng hay sai, nhưng tôi biết chắc một điều là Chúa Giêsu là một người làm rung động con tầu cách tuyệt hảo. Ngài vào Đền Thờ và lật đổ bàn ghế những kẻ đổi tiền. Ngài làm cho những người nắm giữ chính quyền và những vị tôn giáo Lập Pháp phải tức giận -- và như thế giấc mơ bắt đầu bị tan vỡ. Trước ngày thứ Sáu đến không những Ngài biết chắc Ngài phải chết, tuy vậy Ngài còn muốn cuộc tử nạn của Ngài thật đau đớn trong con đường Thánh giá, đến độ chịu lấy án của một kẻ tử tội ghê tởm nhất. Nỗi đau đớn ấy quá độ đến nỗi Ngài đã phải kêu lên lúc gần chết: "Lạy Chúa Tôi! Lạy Thiên Chúa của Tôi! Sao Ngài đã bỏ tôi?" Khi mọi sự đã chấm dứt thì các môn đệ rơi vào hố sâu thất vọng. Không còn câu nào trong Thánh Kinh có thể diễn tả nỗi chua cay, buồn chán hơn được nữa như câu mà người môn đệ đã nói trong bài Tin Mừng hôm nay: "Chúng tôi đã hy vọng Ngài là Đấng phải đến để giải phóng dân Israel!"

Sau giấc mơ đến than khóc. Chúng ta than khóc về những nỗi thất vọng, ngã thua, mặc cảm tội lỗi: "Chúng tôi hy vọng Ngài là Đấng giải thoát Israel"... "Chúng tôi hy vọng cuộc sống hôn nhân của chúng tôi sẽ mỹ mãn"... "Chúng tôi hy vọng là nó sẽ học xong"... "Chúng tôi hy vọng là kết quả của nội soi sẽ tốt"... vân vân và vân vân!!! Nhưng Các bạn sẽ làm gì khi các giấc mộng bị tan vỡ?

Thường thường chúng ta mang theo cái cảm tưởng như một chú bé được ông bố khuyến khích cậu đặt câu hỏi. Vào buổi đẹp trời nọ, hai bố con đang đi dạo với nhau thì cậu bé bất ngờ hỏi bố: "Ba à, ánh sáng đến từ đâu vậy ba?" Ông bố trả lời: "À, ba không biết. Ba cũng thường thắc mắc về vấn đề đó nữa". "Vậy rađa nó như thế nào hả ba?" "Ừ, ba cũng không biết nữa". Sau một hồi hỏi qua đáp lại, chú bé biết rằng ba nó cũng chẳng biết khoảng cách giữa trái đất và hỏa tinh cũng như chiều cao của Empire State Building là bao nhiêu, nên nó nói: "Con xin lỗi ba nhá. Con nghĩ là con không nên hỏi ba nhiều như vậy". Ông bố trả lời: "Ái dà, con có lỗi gì đâu; hơn nữa, nếu như con không hỏi thì làm sao con biết thêm các điều được". Nhiều lúc trong cuộc sống chúng ta cũng đặt nhiều câu hỏi nhưng chẳng có câu trả lời, và nó làm cho chúng ta phải nhào lộn trong những cái thất vọng khó chịu, chán chường và mặc cảm; nhưng nó không dừng ở đó. Chúng ta có thể tụ họp như là những phần tử trong một cộng đoàn thờ phượng và xem mình như những môn đệ của Chúa Giêsu xưa trên con đường vỡ mộng. Chúng ta sẽ thấy rằng Thiên Chúa đã dự bị sẵn cho họ những kinh nghiệm hữu ích cho cuộc đời họ ngay trong những mộng vàng tan nát đó. Họ sẽ cảm nghiệm sự Phục Sinh! Họ sẽ tiến tới sự hiểu biết rõ ràng hơn Thiên Chúa là ai, cách thức Ngài hành động, và Ngài đã làm gì cho thế giới trong Đức Giêsu Kitô. Bấy giờ họ chưa sẵn sàng, nhưng Thiên Chúa yêu họ đến nỗi Ngài đã dùng chính nỗi thất vọng và đắng cay của họ để sửa soạn cho họ có thể lãnh nhận sự cảm nghiệm của niềm vui Phục Sinh.

Hai môn đệ trên đường Emmau chân bước mà hồn họ như lạc mất bởi sự chán chường và đau xót đến nỗi họ đã không nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài đến bên họ. Suốt đoạn đường dài bảy cây số, Chúa Giêsu cùng đàm luận thế mà họ cũng chẳng biết là Ngài, chỉ thấy là một người xa lạ. Nếu họ là những người như thế sao có thể sẵn sàng hy hiến mạng sống mình vì Tin Mừng Phúc Âm? Ở đây có một điểm rất hay trong câu truyện này, đó là hai môn đệ kia còn lại trong họ sự quan tâm đến người khác để có thể thi hành phong tục xưa của người Trung Đông là lịch sự mời mọc người xa lạ. Khi họ đã đến Emmau và sắp sửa quẹo vào con đường về nhà mình thì tự động nói với Người Khách lạ rằng: "Xin ông hãy ngụ lại nhà chúng tôi vì trời sắp tối rồi" (Lc 24,29). Ngay khi họ vừa mới làm cử chỉ tự nhiên, mỏng manh của sự lịch sự đó thì tình trạng được thay đổi. Họ đã nhận ra Chúa Giêsu tựa như ánh sáng tỏa sáng cho họ vậy. Sự Phục Sinh đã đến nhưng chỉ có ban cho họ khi họ biết mở rộng tấm lòng của họ ra đối với nhu cầu của người khác; và từ đó họ đã chỗi dậy và chạy. Câu chuyện thuật lại cho chúng ta biết rằng họ đã chạy đi suốt con đường trở lại Giêrusalem để loan báo cho các môn đệ khác. Nhưng họ vẫn không ngừng ở đó, như theo Thánh Luca người đã viết Phúc Âm này cùng với sách Tông Đồ Công Vụ, họ đã ra đi loan báo khắp vùng Địa Trung Hải, Đamascô, Antiôkia, Tiểu Á, Rôma và khắp nơi mà họ có thể để thi hành sứ vụ Chúa Kitô giao phó cho họ. Tuy vậy như đã nói trước các công việc đó, họ cần phải bị làm cho "trống rỗng" để ơn Chúa có thể vào trong tâm hồn họ.