Chúa Nhật XXVIII thường niên  - Năm C
HÃY DÂNG LỜI NGỢI KHEN
VÀ TẠ ƠN THIÊN CHÚA
Charles E. Miller

Thánh Lễ lớn lao là hành động trung tâm tôn giáo của chúng ta là những người Công giáo. Bởi vì Thánh Lễ là hành động của Đức Kitô Thượng Tế và Thân Thể Ngài là Giáo Hội, đó là một tác động thánh vượt trên hết cả mọi cái khác. Không có gì có thể ngang với sức mạnh quyền năng của Thánh Lễ, có thể thay thế sự quan trọng của Thánh Lễ (x. Hiến chế về phụng vụ, đoạn 7).

Thánh Lễ thì giàu có phong phú mà chúng ta không có thể nào lưu lại hoặc nghĩ về trong một dấu hiệu đơn độc. Thánh Lễ là một hy tế không đổ máu của thánh giá, đó là bữa ăn tối của chúng ta, đó là việc tưởng nhớ sống động về mầu nhiệm Vượt Qua, và bí tích của sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, đó là Thân Mình thật của Ngài đã được tuôn đổ vì chúng ta, đó là bữa tiệc thánh mà trong đó Đức Kitô đã tiêu hủy Mình hoàn toàn, đó là những lời nài xin và lời hứa từ sự Phục Sinh và cuộc sống đời đời. Giữa những chỉ định rực rỡ này của Thánh Lễ, nhiều vị tư tế và dân chúng kể từ Công đồng Vatican II đã thường sử dụng một từ, từ đó là”hy tế Thánh Thể, Euchris”.

Euchris là một từ Hy lạp được dùng trong Tân Ước mà chúng ta đã chuyển dịch sang là: “Dâng lời tạ ơn”. Dâng lời tạ ơn có liên quan đến sự biết ơn mà chúng ta mắc nợ trong thời gian nơi bạn bè, cũng như nơi liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa; vì lý do này vị linh mục đọc: “Hãy để chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta”. Đáp lại: “Thật chính đáng để dâng lên Ngài lời tạ ơn và ngợi khen” và thêm lời”ngợi khen” là để chúng ta biết mình phải dâng lời tạ ơn lên Thiên Chúa. Chúng ta nhận biết rằng quan hệ của chúng ta với Cha trên trời, Đấng là Chúa và là Thiên Chúa chúng ta.

Hãy nhớ dâng lời tạ ơn là việc tốt đẹp, đừng để cho việc đó trở nên xấu xa. Khi một người trong mười người bị bệnh hủi đã được chữa lành trở lại ngợi khen Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã hỏi: “Còn chín người kia đâu?”. Chúng ta hầu như có thể nghe lại câu hỏi thất vọng của Ngài. Chúng ta cũng không cần làm thất vọng Chúa Giêsu và Cha của Người. Hãy nhớ rằng Thánh Lễ là hy tế tạ ơn của chúng ta là lời tạ ơn của chúng ta dâng cho Thiên Chúa.

Tất cả chúng ta đều có lý do để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trong Thánh Lễ. Hôm nay chúng ta có thể ước ao cám ơn Chúa vì đặc ân sự sống nơi một em bé sơ sinh, hoặc chúc sức khỏe đã được phục hồi nơi một người già lão bệnh hoạn. Chúng ta cũng có thể dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về công việc sau một thời gian dài thất nghiệp, cho một giải pháp nơi một gia đình đang tranh cãi, hoặc cho một sự độ lượng của một người bạn tốt. Mỗi Chúa Nhật chúng ta cần hồi tâm lại về những động lực cá nhân của chúng ta để dâng lời cám ơn. Tiếp đó, chúng ta hãy nhớ rằng luôn luôn ở mọi nơi, mọi lúc là phải tạ ơn Thiên Chúa, đơn giản bởi vì Chúa là Thiên Chúa của chúng ta. Dâng lời tạ ơn diễn tả quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa.

Tạ ơn là một điều mà Naaman người Syria đã muốn dâng lên Thiên Chúa. Ông đã được tẩy sạch bệnh phong cùi sau khi đã tắm bảy lần trong dòng nước của sông Giođan. Ông đã yêu cầu lấy hai thúng đất của Israel để xây nên một Đền Thờ trên Syria, nơi quê hương của ông, để từ nơi đó ông có thể dâng lời tạ ơn với Thiên Chúa. Kinh nghiệm của ông như là một dấu hiệu của phép rửa chúng ta. Chúng ta đã rửa sạch trong phép rửa và đã được thông dự vào chức tư tế của Đức Kitô. Phép rửa kêu gọi chúng ta trở thành một dân thờ lạy Thiên Chúa, dâng cho Ngài lời tạ ơn và ngợi khen. Nhưng chúng ta không cần đất đặc biệt, không cần một vị trí đặc biệt, để dâng lời tạ ơn cho Thiên Chúa. Bất cứ khi nào Thánh Lễ cử hành, đó là lễ dâng đẹp nhất của lời cám ơn và ngợi khen Thiên Chúa. Đối với chúng ta luôn luôn mọi nơi và mọi lúc đều có thể dâng lời cám ơn Thiên Chúa và chúng ta làm điều đó khi cử hành hy tế Thánh Thể.