Hướng Lên Trời

Thánh Anphong
Người dịch Văn Hội

Nhẫn nại.

Thánh Gioan đã thấy tất cả những người được diễm phúc mặc áo trắng và tay cầm cành vạn tuế (Kh 8,9). Cành vạn tuế là biểu tượng của việc tử đạo. Vậy cành vạn tuế mà mọi người đều cầm trên tay đó ở đâu ra? Thánh Grégoire trả lời, đó là vì tất cả các thánh đều là những người tử đạo, hoặc bởi gươm đao, hoặc do lòng nhẫn nại, và ngài thêm, chúng ta cũng có thể như họ chỉ cần chúng ta thực hành đức nhẫn nại. Một ngày kia, Chúa nói với Chân phúc Baptista Varani rằng, Người ban cho những linh hồn mà Người quý mến ba đặc ân chính: đặc ân thứ nhất đó là không phạm tội, đặc ân thứ hai quý hơn đặc ân thứ nhất đó là biết làm những việc lành thánh, và đặc ân thứ ba, cao trọng hơn cả đó là chịu đau khổ vì tình yêu Người.

Yêu trong đau khổ và đau khổ trong lúc yêu. Ôi sự đau khổ mới tuyệt vời và tình yêu mới tuyệt đẹp làm sao. Chúa nói với thánh Têrêsa rằng: “Hỡi con gái yêu của Ta, con nghĩ rằng công trạng hệ tại ở việc thụ hưởng ư? Hoàn toàn không phải thế, nó hệ tại ở việc làm, việc chịu đau khổ và lòng yêu mến”. Thánh Francois de Sales có lòng kính trọng sâu thẳm đối với những tam hồn đau khổ, Người nói với một bệnh nhân: “Bao lâu tôi thấy bạn chịu đau khổ, tôi lại đem lòng kính trọng bạn cách đặc biệt, như thể bạn là một thụ tạo được Thiên Chúa viếng thăm, được mặc áo của Người và là hiền thê của Người. Khi Chúa chúng ta chịu treo trên thập giá, thiên hạ đã gọi Người là vua, ngay cả kẻ thù cũng gọi Người như thế, và những tâm hồn nào đang phải mang thập giá cũng sẽ được gọi là hoàng hậu”.

Đau khổ có lợi ích gì? Hỡi Kitô hữu, đau khổ chính là phương tiện tuyệt vời để đền bù những lỗi lầm của bạn. Tội lỗi là một thứ ung nhọt trong tâm hồn, nếu sự thử thách không đến lấy đi cái tính khí hư hỏng thì hẳn linh hồn sẽ hư mất. Đau khổ thay những ai, sau khi đã phạm tội mà không bị phạt ở đời này. Như vậy, bạn đã hiểu rõ chưa? Thánh Augustinô nói: Khi Thiên Chúa để bạn chịu đau khổ thì Người đã làm việc ấy với tư cách là một bác sĩ và đau khổ mà người gửi đến cho bạn còn nhẹ hơn việc bạn bị kết án rất nhiều, đau khổ ấy chính là một phương dược được dùng để cứu bạn?. Điều đó cho thấy những hình phạt mà Thiên Chúa gửi xuống cho bạn ngay tại thế này quả là những ân huệ mà bạn phải cám ơn Người, bởi lẽ nếu bạn đã xúc phạm đến Người, thì bạn sẽ làm thỏa mãn sự công chính của Người ở tại thế này hay ở thế giới bên kia. Vậy bạn hãy cùng thưa với Thánh Augustinô rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin hãy thiêu đốt, hãy chặt đứt, đừng nể nang con ở thế gian này, để con sẽ được Người đối xử rộng lượng trong nơi vĩnh cửu”, bạn hãy biết tìm trong những đau khổ hiện tại này một cái lý để an ủi, như ông Gióp thánh thiện kia. “Ước gì mối phiền não của tôi được chồng chất, miễn sao bàn tay của Thiên Chúa không rời khỏi tôi”.

Trong phiền cực, bạn hãy an ủi mình bằng hy vọng của nước thiên đàng. Thánh Joseph Calasanz nói: “Để chiếm được nước trời, thì bất cứ sự đau khổ nào vẫn còn là quá nhỏ”. Vì thánh Phaolô nói rằng: không có một tỉ lệ nào giữa đau khổ của cuộc sống hiện tại với những phần thưởng của cuộc sống tương lai. Chịu đựng tất cả những nỗi bất hạnh ở trần gian chóng qua này vẫn còn là quá ít để được hưởng nước trời. Còn lý nào nữa mà bạn không ôm lấy tất cả mọi thập giá, vì biết rằng nỗi cay đắng hiện tại chỉ kéo dài trong khảnh khắc lại mang đến cho chúng ta một vinh quan vĩnh cửu to lớn. Như thế, hạnh phúc thay người biết chịu đau khổ với lòng nhận nại, bởi vì, sau khi chịu thử thách, họ sẽ nhận được triều thiên của sự sống vĩnh cửu.

Những nỗi cay đắng cũng chính là một dấu hiệu tiền định. Thánh Grégoire nói: “Sống trong đau khổ ở tại thế này là đặc điểm riêng của những người được tuyển chọn”. Đó cũng là điều mà thánh Jérôme viết cho thánh Eustochie: “Hãy tìm hiểu và bạn sẽ thấy rằng tất cả những nhân vật thánh thiện đều phải chịu những nỗi đắng cay”. Chỉ mình Salomon đã sống trong vui thú, nhưng có lẽ vì thế mà ông bị đày xuống địa ngục. Theo thánh Tông đồ, tất cả mọi người đều được tiền định phải trở nên giống với Đức Giêsu, mà cuộc đời của Đức Giêsu là một cuộc đời đau khổ triền miên. Vậy, nếu bạn phải chịu đau khổ với Người. Nhưng chịu đau khổ với Đức Giêsu, phải chịu với lòng nhẫn nại như chính Người đã chịu. Cố gắng đừng để thốt ra những lời bất kiên nhẫn, hay những lời phàn nàn, ngay khi người ta lấy đi phương tiện dẫn hơi thì lửa trong lò sẽ tắt. Chẳng mấy đau bạn sẽ được nếm mùi hoa quả của sự chiến thắng. Chúa phán: Ta sẽ cho kẻ chiến thắng một loại bánh mana còn giấu kín. Ôi ai không chậm trẽ ôm lấy thập giá Thiên Chúa gửi đến, Thiên Chúa sẽ cho người đó cảm thấy một sự êm dịu tuyệt với trong chính nỗi cay đắng phải chịu. Ai có quyết tâm chịu đau khổ vì Chúa, hẳn sẽ không thấy đau khổ nữa mà con yêu mến đau khổ nữa là đằng khác. Hãy nhìn qua cuộc đời của các vị thánh, và bạn sẽ thấy các ngài yêu mến sự đau khổ biết là dường nào.

Thánh Gertrude nói rằng ngài thiết tha chịu đau khổ đến nỗi thời điểm đau đớn nhất đối với ngài chính là lúc không phải chịu đau khổ. Thánh Têrêsa thì cam đoan rằng ngài không thể sống mà không chịu đau khổ, vì vậy thánh nữ thường kêu lên: “Hoặc là đau khổ hoặc là chết”. Còn Thánh Marie Madeleine de Pazzi đã đi đến tận cùng khi nói rằng: “Đau khổ và không chết”

Thánh tử đạo Procope đã nói với đao phủ: “Tra tấn tôi thế nào tùy ý, nhưng xin bạn biết cho rằng, đối với ai yêu mến Thiên Chúa thì không gì đáng ước ao cho bằng chịu đau khổ vì tình yêu Người”.

Thánh Felix de Contalice, trong lúc đau đớn nhất đã quỳ xuống và hát những bài thánh ca, chỉ vào những vết thương, ngài nói với những người đến thăm ngài: “Này hỡi các anh em của tôi, đây là những bông hoa và đóa hồng của thiên đàng”.

Ông Charrier, một người tuyên xưng đức tin đang bị đối xứ tàn ác trong nhà tù Tong King, đã nhờ người giáo lý viên về nói với Giám mục rằng: “Bạn sẽ về và nói với ngài rằng, tôi yêu cái gông của tôi hơn cái mũ của Ngài, yêu sợi dây xích hơn cái gậy của Ngài. Chỉ có cây thánh giá của Ngài là còn giá trị gì đó, nhưng lúc này tôi có một cây thập giá còn quý hơn gấp bội, đó là nhưng đau khổ của tôi”.

Những người chịu đau khổ mà không biết hiệp nhất với ý muốn của Thiên Chúa thì quả họ là những người đáng thương hơn cả. Không phải do họ đau khổ, nhưng vì họ không biết đến sự giàu có mà Thiên Chúa gửi đến chọ họ qua sự đau khổ. Ai nhẫn nhục chịu những nỗi buồn phiền, những nỗi đau khổ, người ấy sẽ mau chóng được hợp nhất với Thiên Chúa và biết kéo Thiên Chúa vào hiệp nhất với mình.

Chúa đã mặc khải cho Thánh Gretrude rằng, vừa khi Người thấy một tâm hồn sầu não thì Người bị lô kéo hướng về nó và Người vui thích được ở với những người đau khổ và bệnh tật. Như thế, trong cơn bệnh, bạn có thể và ngay cả phải uống những phương thuốc mà bác sĩ bảo dùng, bởi vì đó là ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng sau đó, bạn lại phải hoàn toàn phó mặc cho ý muốn tốt lành của Người. Bạn cũng có thể xin Người cho được khỏe mạnh, để dùng sức khỏ ấy mà phục vụ Người tốt hơn, nhưng sau đó bạn phải đặt tất cả vào trong tay Người, để tùy Người dùng bạn theo ý Người. Đó chính là phương tiện hữu hiệu nhất hầu nắm giữ được ân huệ chữa lành. Ước chi ý Người được thể hiện. Ôi lời đó mới tuyệt diệu làm sao, nó như một phương thuốc hữu hiệu cho bất cứ một người bệnh nào.

Hãy biết cho rằng, bệnh tật của bạn chính là viên đá thử vàng, nó cho bạn biết bạn là vàng hay đồng. Một số người, khi khỏe mạnh thì tỏ ra vui vẻ, nhẫn nại và sùng kính, nhưng khi bệnh đến viếng thăm, thì lại vướng phải hàng ngàn lỗi lầm, và tỏ ra là người không thể an ủi được. Họ đã cho mọi người thấy sự bất kiên nhẫn của họ, ngay cả với những người vì lòng bác ái mà đến giúp họ, chỉ một chút đau đớn, môt chút khó chịu cũng đủ làm họ rên la, họ phàn nàn cha mẹ, bác sĩ, người chăm sóc bệnh nhân, và cả những phương thuốc nữa. Đó là lúc họ tự lộ ra họ là đồng hay là vàng. Nhưng bạn sẽ nói: Tôi đau khổ quá. Tôi có thể nói cho người khác biết mình đau đớn thế nào không? Chẳng ai cấm bạn tỏ nỗi đau ra khi nó trở nên nghiêm trọng, nhưng khi nỗi đau khổ ấy chẳng đáng gì, thì chính do yếu đuối và nhu nhược mà bạn đã than phiền với mọi người.

 Nếu những phương thuốc không thể giúp bạn lành bệnh, hãy nhẫn nại, can tâm đặt mình theo thánh ý của Thiên Chúa, Đấng muốn điều tốt lành cho bạn. Ôi, đáng cảm động biết bao khi chịu đựng bệnh tật với dáng vẻ an bình và nhẫn nhục như thánh Francois de Sales đã chịu. Ngay khi bị bệnh, ngài nói sơ qua với bác sĩ về căn bệnh của mình, rồi ngài vâng lời bác sĩ uống tất cả những liều thuốc được chỉ định dù thuốc có khó uống, sau đó ngài cứ ở vậy trong bình an, không một lời than phiền về những đau khổ phải chịu.

Bạn có thể nói: “Như vậy thì tính bác ái ở đâu? Vì người ta đã để mặc tôi đau đớn trên chiếc giường này”. Ôi, người bệnh đáng thương. Người ta quên bạn, còn bạn, bạn quên Đức Giêsu rồi sao, Đấng đã bị bỏ rơi trên thập giá vì yêu bạn? Bạn than phiền làm chi? Hãy trách chính bạn vì yêu Chúa Giêsu quá ít và tiếp đó là bạn có quá ít lòng nhẫn nại. Một bà đạo đức bị bệnh liệt giường, và đang chịu đau khổ chồng chất, người ta mang đến và đặt vào tay bà cây thánh giá cùng khuyên bà cin Chúa cứu giúp cho khỏi những đau khổ. Nhưng bà trả lời: “Sao các bạn lại muốn tôi xin xuống khỏi thập giá đang khi tôi giữ trong tay một vị Thiên Chúa chịu đóng đinh? Ôi, đúng hơn, tôi muốn chịu đau khổ cho Đấng đã vì tôi mà chịu biết bao nỗi đớn đau gấp trăm ngàn nôi đớn đau của tôi?. Thánh Marie Madaleine de Pazzi nói: “Bất cứ nỗi khổ cực nào, dù cho to lớn đến đâu cũng trở nên êm dịu khi người ta nhìn ngắm Chúa Giêsu trên thập giá?.

Bạn sẽ nói: “Điều tôi tiếc nhất là không thể đến nhà thờ, cũng như không thể rước lễ”. Hãy nói tôi hay: tại sao bạn muốn đến nhà thờ? Muốn rước lễ? Có phải bạn muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa? Vậy thì, nếu bấy giờ Thiên Chúa không muốn bạn đến nhà thờ, không muốn bạn rước lễ, mà Người muốn bạn nằm trên giường bệnh, thì tại sao bạn lại buồn sầu? Đấng đáng kính Jean de Avila ngày kia đã viết cho một người bệnh: “Bạn của tôi ơi, đừng cố gắng xem bạn sẽ phải làm gì khi bạn khỏe mạnh, nhưng hãy bằng lòng là một người bệnh bao lầu Thiên Chúa muốn”. Thánh Francois de Sales nói rằng, người ta phục vụ Thiên Chúa tốt lành bằng cách chịu đau khổ hiệu quả hơn bằng hành động.

Sau hết bạn nói rằng, trong tình trạng bệnh tật, bạn sẽ làm khổ người khác. Nhưng vì bạn phải tuân theo thánh ý Chúa nên người khác cũng phải tuân theo như vậy. Nếu bạn là gánh nặng cho họ thì không phải là lỗi của bạn nhưng là do ý của Thiên Chúa. Ngày kia, thánh Francois de Sales nói với một người bệnh đang buồn sầu vì căn bệnh của ông khiến con cái vất vả: “Đối với tôi, không bao giờ tôi lại vui mừng cho bằng khi tiếng con cái vây quanh tôi, đang phải chịu bao cực nhọc khi tôi bị bệnh, vì khi đó tôi tự nhủ: nếu chúng làm tất cả những điều ấy vì Thiên Chúa, như tôi khoái chí mà nghĩ như thế, thì chúng đã có được bao công trạng. Phần thưởng đẹp biết bao trên nước trời và trong cuộc đời hiện tại này dường như chúng đáng để tôi ghen tị hơn là thương xót”. Bệnh tật là con đường dẫn lên trời của các vị thánh.

Một cô gái 12 tuổi tên là Lidwine, một buổi kia, khi đi trên tuyết trơn, cô đã té ngã và bị gãy một chiếc xương sườn. Vì quá nghèo nên cô không thể mời bác sĩ chăm sóc cho. Rồi ở bên sườn, một loại ung nhọt mọc ra gây ô nhiễm cho cả cơ thể và làm cho cô bé bị liệt hẳn. Cha mẹ cô bé chẳng quan tâm săn sóc nên căn bệnh cứ ngày một tăng. Cô bé thường xuyên phải chịu những cơn đau trên phần đầu: ở trán có một vết thương, cằm thì nứt ra đến tận miệng, và bên trong những cục máu đông đến nỗi có bé không thể nói cũng không thể ăn. Một trong hai con mắt bị tụt sâu vào phía trong và trở nên vô hiệu, con mắt kia thì đây dịch thể đến nỗi cô không thể chịu được ánh sáng. Hai hàm răng cũng gây cho cô những cơn đau chết người. Cộng thêm với những cơn đau ấy là từ nơi miệng, lỗ mũi, mắt và tai máu không ngừng rỉ ra. Cô bé chưa lúc nào ngưng sốt. Cha mẹ cô bé nghèo khổ và mệt nhọc bởi bao nỗi lo đã nói rằng cô sinh ra chỉ làm cho họ đau khổ thêm. Vì luôn phải nằm trên giường, không thể cử động, nên thân hình cô biến dạng và dính chặt xuống chiếc nệm rơm. Cô cứ sống như vậy trong 38 năm, trong khi phải chịu hàng ngàn cách đối xử tệ bạc. Tuy nhiên cô vẫn không ngừng chúc tụng Thiên Chúa, mang tất cả những đau khổ của mình hợp làm một với đau khổ của Đức Giêsu. Cô nói: “Khi tôi nhìn ngắm Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá, tôi không còn cảm thấy những đau khổ của tôi nữa. Đau đớn làm tôi phải kêu lên, nhưng con tim tôi lại không ngừng nói: “Ôi Giêsu, tình yêu của con, hãy tăng thêm nỗi đau khổ của con bao nhiêu Người muốn để Người lại tăng thêm tình yêu của con đối với Người”. Nếu có ai đó tỏ lòng ái ngại cho cô, thì cô nói: “Nỗi đau của tôi chẳng đáng gì, vì tôi đang ở trong vòng tay của Đấn gtốt lành vô cùng”. Khi người ta nói với cô: “Lidwine, hãy xin Thiên Chúa cất bất đau khổ cho cô đi, thì cô trả lời: tôi hết sức tránh xin điều ấy, Thiên Chúa là người cha nhân hậu mà tôi ao ước sự xét sử của Người trên tôi, Người đánh đòn nhưng Người yêu mến tôi”. Hàng ngàn lần người ta nghe thấy cô lặp đi lặp lại lời này: “Ôi Thiên Chúa của con, nỗi khát khao được xem thấy Người trên trời đang vò xé tâm hồn con, đang thiêu tủy con, nhưng con lại thích ý định đáng tôn thờ của Người hơn. Hãy cứ đế con trong đau khổ bao lâu Người muốn. Con sẽ hạnh phúc và kiên tâm chờ đợi khoảnh khắc của sự chết, cái chết đối với con sẽ là bình minh của đời con”. Thế rồi giờ giải thoát đã điểm, Lidwine đã được mạc khải cho biết trước. Ngay tức khắc, cô cho mời cha mẹ đến bên giường và vị thiên thần chịu đau khổ này đã xin cha mẹ tha thứ cho người tất cả những nỗi đau khổ, phiền toái mà cô đã gây ra cho họ. Ít phút sau, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và đông đảo thiên thần đã đến mời cô vào dự bạn tiệc vĩnh cửu. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, cô kêu lên sung sướng và trút hơi thở sau hết. Được tin cô mất, dân làng kéo đến và muốn nhìn xem vị thánh đang được người ta phủ tấm vải lên kia, vì người ta không muốn cho dân chúng thấy hình dáng gớm ghiếc của một cái xác không còn hình người nữa. Nhưng tuyệt diệu thay. Bỗng nhiên Lidwine biến đổi, những vết thương, vết lóet, sự dị dạng của khuôn mặt, tất cả đều biến đi hết. Đôi mặt, đôi má, chiếc cằm, đôi môi, tất cả trước đây thâm sậm màu máu và nứt rạn, thì giờ đây đang chói lọi bởi một ánh sáng siêu phàm. Đôi môi nở nụ cười tuyệt diệu. Chưa bao giờ người ta thấy một vầng trán, một khuôn mặt tuyệt vời và một thân xác hồng hào đến như thế. Đám đông không ngớt ngạc nhiên mà thốt lên: “Ôi cô bé đẹp quá, ôi cô bé đẹp làm sao?”. Đám tang của cô là một cuộc khải hoàn thật sự. Người ta đã tôn kính cô ở Schiedam, quê hương cô, dưới cái tên chân phúc Lidwine. Nỗi đau đớn đã qua, nhưng phần thưởng sẽ tồn tại mãi.