Đồng hành ghi lại lịch sử Dòng dịp Ngọc Khánh Khai Dòng


Anh Kiên và Anh Niên quí mến,

Tạ ơn Chúa đã cho dòng chúng ta chẳng những được tồn tại lạ lùng và phát triển không ngờ cho tới nay, 70 năm khai dòng.
Xin hết lòng tri ân cảm tạ 2 anh đã giúp em những chi tiết, kèm theo hình ảnh, về lịch sử dòng để em thực hiện một loạt 21 emails về dòng vừa qua.
Vì dòng là của chung anh em chúng ta, những người anh em theo đuổi cùng Lý Tưởng Thánh Đồng Công của Anh Cả và với Anh Cả,
đã từng sống với Anh và nhờ thế cũng đã từng trải qua những giai đoạn lịch sử của dòng, trong thời điểm của mình, như thành phần chứng nhân của lịch sử dòng,
nhờ đó mới có đủ uy tín và khả năng cùng với trách nhiệm để ghi lại những kỳ công Chúa đã làm dọc suốt lịch sử của dòng.

Đó là lý do, khi nhận được hay theo dõi những chi tiết lịch sử được quí anh cung cấp hay trích từ quí anh,
em cũng thêm thắt vào nữa cho đầy đủ và trọn vẹn hơn, khi đích thân em ở trong cuộc, ở những gì được quí anh thuật lại.
Điển hình nhất là 2 trường hợp sau đây: 1- NS TTĐM và 2- Nhà Đá Qui Nhơn em đã thêm những chi tiết sau đây:

1- NS TTĐM  

image.pngimage.png

Phần trên từ Pano 80 Năm Đoàn Sủng Đồng Công, nhưng em đã thêm vào ở Hoa Kỳ như sau:

 hải ngoại là Hoa Kỳ, NS TTĐC được tục bản vào cuối năm 1977, với 2 anh tân linh mục đặc trách chủ nhiệm và chủ bút là Nguyễn Mạng Cách LK1 và Phạm Ân Sử LK3

Dầu sao, trong Cộng đồng Dân Chúa VN HK thì cũng vẫn xuất hiện sau Nguyệt San Dân Chúa, do Cha Việt Châu, SSS, cựu tu sĩ Đồng Công chủ trương và thực hiện.

Tuy nhiên, chỉ có NS TTĐM mới in tiếng Việt đầu tiên trong làng báo chí Việt Nam hải ngoại, trước cả tờ báo đạo Dân Chúa, và 2 tờ báo đời Hồn Việt và Trắng Đen.

Bởi vì, khi em được Anh tân Giám tỉnh Nguyễn Đức Kiên sai xuống Houston, từ Trại heo Thiên Mẫu Ash Grove Missouri, để lập Sao Mai Printing ở Houston TX thay thế cho trại heo,

em đã lợi dụng thời gian đi tìm mua máy in cho nhà in Sao mai để đồng thời cũng tìm kiếm bộ chữ tiếng Việt.

 

Không ngờ em đã kiếm được thật, ở hãng AM Varityper, một bộ chữ đã được một người Việt Nam nào đó đặt làm mà không lấy, như ông Manager Robertson cho em biết.

Chi phí cho cả bộ máy tiếng Việt (máy đánh chữ, máy in chữ và giấy in chữ) cùng với bộ chữ tiếng Việt này là 10 ngàn MK thời năm 1980.

Và Anh Liêm LK 7 đã được Anh Kiên sai xuống để được họ huấn luyện cho biết cách sử dụng bộ máy và bộ chữ tiếng Việt này suốt một tháng trời.

Sau đó em lại được Anh Kiên sai phái về làm quản lý NS TTĐM (1980-1982) mới thấy tiến trình in chữ Việt ban đầu ở HK này thật là phức tạp.

 

Thật vậy, muốn chữ Việt hiện lên thì phải đánh bằng máy của cùng hãng và phải sử dụng một loại giấy đặc biệt của họ,

rồi thứ giấy đã được đánh máy này muốn hiện lên chữ Việt Nam lại còn phải được in ra bởi một thứ hóa chất từ một bộ máy hiện chữ khác của họ.

Bởi thế nên vào đầu thập niên 1990, khi vừa xuất hiện các font chữ VNI ở Orange County CA hay font chữ CMC ở Carthage MO (do Anh Nguyễn Châu Diên LK IXA sáng chế),

nhất là khi có loại chữ Unicode quốc tế để sử dụng cho mọi thứ máy vi tính (PC: Personal Computer) quá tiện lợi, thì các thứ máy móc AM Varityper này đã bị sa thải liền.


2- Nhà Đá Qui Nhơn  

Trong tập III Hạnh Tích Đấng Sáng Lập Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc Phần III, ở cuối trang 86 và đầu trang 87, 

Anh Kiên đã nhắc đến biến cố Đội IX bị bắn, em đã thêm như thế này:


Đội IXA nhập tập viện ở Nhà Đá Qui Nhơn hôm Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9/1966, nhưng vừa ngủ trưa thì đã phải chạy lánh bom đạn đến độ tí mất 6 mạng, bao gồm:

em tâm phương, người đi cuối 6 anh em từ tập viện chạy ra Nhà thờ Nhà Đá trốn, nhưng không ai mở cho vì sợ nhỡ ra người của bên kia thì sao...

Thế nên cả nhóm phải chạy bọc lên đầu nhà thờ, và khi em chợt thấy viên đạn bay qua mặt em, trúng tường nhà thờ, rơi xuống đất, em đã hét to "mình bị bắn rồi".

Thế là cả đám càng cuống lên chạy bất tử, nhanh hơn bao giờ hết, đến độ em bấy giờ chạy đúng là như bay, chân như ở trên không, không chạm đất,

và đám tân tập sinh thoát nạn này gồm có Aa Điện (Hừng+ Quyết (Học) + Thuyên (Thuận) + Dụng + Toản (Thiên), tâm phương (Tĩnh)

Vì quân ta được lệnh phục kích ở nghĩa trang đầu nhà thờ được báo rằng địch đang lẩn quẩn ở quanh khu vực nhà thờ, nên đã cứ thế mà bắn.

Thế mà những kẻ mặc civil bấy giờ là nhóm 6 tân tập sinh Đội IXA bị họ bắn vẫn thoát thân, không một ai gục ngã,

do đó họ đã bắn chặn đầu bằng một quả đạn pháo (moọc-chê) nữa, nhưng nó lại rơi trúng ngay trên giữa nóc nhà thờ, 

khiến một số anh em dòng và dân chúng đang an toàn ẩn nấp trong nhà thờ đột nhiên bị thương, do các mảnh gạch ngói trên mái rơi xuống, 

và nhà thờ bấy giờ sáng choang bởi khoảng nóc trống bị trúng đạn pháo, như chúng em đã chứng kiến thấy khi vào được bên trong từ cuối nhà thờ.



Không biết anh em CRM, bao gồm cả tu sĩ lẫn THĐC và GĐĐC cảm thấy gì sau khi theo dõi toàn bộ hình ảnh kèm theo các chi tiết lịch sử về dòng,

hay chỉ vội vàng xem hình ảnh và đọc thoảng qua một số chi tiết vậy thôi.

Riêng em, chính khi đọc lại lịch sử dòng và nhìn lại những hình ảnh cả xưa từ Anh Niên cung cấp, lẫn nay do chính em chụp, 

em thấy được LTXC vẫn hiện diện và tỏ hiện nơi dòng của chúng ta, nhờ đó em càng tin vào LTXC và gắn bó với dòng hơn,

thế rồi từ cảm nghiệm thần linh của em về một Đồng Công là sản phẩm của LTXC, em mới viết thêm 2 bài cuối cùng nữa:

1- Chân Dung QP Đaminh Thánh Giá" và 2- "Bóng Dáng Đồng Công",

và đó cũng là lý do em lấy chủ đề cho Đại Hội III của THĐC HK vào cuối tuần lễ Memorial Day cuối tháng 5 là

"THĐC Thăng Tiến", bao gồm 2 đề tài: "THĐC thăng tiến với nhau" và "THĐC thăng tiến với Dòng".

Xin quí anh cầu nguyện cho THĐC chúng em, trong đó có tâm phương bụi đời cao tấn tĩnh này.

Xin Mẹ Chúa Cứu Chuộc luôn ấp ủ CRM chung ta trong Lòng Đồng Công Thương Xót của Mẹ.


em tâm phương