Đồng Công - 70 Năm Ngọc Khánh Khai Dòng: 1955

- Đồng Công Nẩy Sinh 1. Đồng Công Nẩy Sinh: Các cơ sở Đồng Công ở GP Ban Mê Thuột từ 1959; GP Đà Lạt từ 1968; GP Nha Trang từ 1974

 

 

SỞ PHƯỚC THIỆN ĐỒNG CÔNG

Tại quận Đồng Xoài (Đôn Luân) – tỉnh Phước Long

Đầu năm 1962, chính quyền do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo, đã khởi xướng công cuộc phát triển về kinh tế, để thực hiện chương trình, chính quyền phân lô đất rừng để trao cho các hội đoàn khai thác. Phước Long là một tỉnh mới được thành lập ngày 24.7.1961, và được quan tâm để phát triển công nghiệp, nhất là giống cây cao su. Do vậy, Tổng Thống Ngô Đình Diệm có nhã ý mời Anh Cả Đaminh Maria Trần Đình Thủ tới Dinh Độc Lập để thăm hỏi về mức sinh hoạt của dòng để có thể giúp đỡ dòng thêm cơ hội sinh sống và phát triển.…

Sau cuộc hội kiến giữa Tổng Thống Diệm và Anh Cả, Anh đã nhận được hồ sơ đất rừng do Tòa Tỉnh Trưởng Gia Định đưa tới hồ sơ về 3000 mẫu đất rừng dành cho Dòng, thuộc quận Đồng Xoài, tỉnh Phước Long...

Có bản địa đồ đất rừng trong tay, đầu tháng 3 năm 1962, phái đoàn Anh Cả đến Đồng Xoài, được nhân viên của chính quyền địa phương dẫn tới vùng đất rừng nơi cột mốc cây số 10 đến cây số 13 trên quốc lộ 13 đúng như trên bản địa đồ. Nơi đây, đối diện với đồn lính Dân Vệ cạnh một sóc người X’ Tiêng, và cách quận Đồng Xoài 9 km.

Từ khi dòng nhận đất rừng, anh em đã dựng được gần chục gian nhà cấp 4 và có khoảng hơn 10 anh em sinh sống. Anh tổng quản lý Anrê M. Lê An Lạc cùng số ít anh em ấy đã trồng được 30 mẫu cao su, hơn mẫu mía, chuối, dứa, rau cải… Nhưng không được bao lâu thì toàn vùng này mất an ninh nên Anh Cả cho anh em rút hết về tu viện Tiệc Ly, Lái Thiêu, bình Dương vào đầu tháng 10 năm 1964./.

Thật vậy, theo tài liệu từ https://nhathoconggiao.com/danh-sach-nha-tho/nhatho/nha-tho-giao-xu-chau-ninh, trong đó, nguồn của tài liệu này (lấy ở cuốn Hồi ký Cha Bề Trên Đaminh Maria Trần Đình Thủ) thì "Lý Do và Thực Hiện" cơ sở này như sau:

"Đầu năm 1962, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo khởi xướng thành lập các khu dinh điền khai phá rừng thuộc tỉnh Phước Long giáp quận Tân Uyên tỉnh Bình Dương làm khu dinh điền trồng cao su.

"Cha Bề Trên Đaminh Maria Trần Đình Thủ nhờ Cha Thiều và Thầy Cương xin chính quyền khai thác 3.500 mẫu đất rừng quận Đôn Luân (Đồng Xoài) từ cây số 10, 5 đến 13,5 tính từ quận Đôn Luân (Đồng Xoài) đi Bù Đăng thuộc quyền Đức Cha Hiền ở giữa lô đất (1.500 mẫu) của Dòng Trinh Vương và Dòng Đaminh (1500 mẫu).

"Đức Cha Hiền (biệt chú của em: hồi ấy chưa có Giáo phận Buôn Mê Thuột với vị giám mục tiên khởi là Đức Cha Nguyễn Huy Mai, và cho tới khi có tân giáo phận vào năm 1967 này, Cơ Sở Phước Thiện Đồng Công mới không còn thuộc GP Đà Lạt nữa), đồng ý cho đưa Nhà Dòng lên đất mới. Cha con rủ nhau lên cắm đất ở Đồng Xoài, 70 mẫu cho tu viện rồi cho “quân quốc” ồ ạt lên xây dựng. Tuy vất vả lao nhọc nhưng đã trồng được hơn 100 cây chôm chôm, mấy chục cây sầu riêng, hơn mẫu mía, gần 30 mẫu cao su. Và xây dựng được 2 chiếc nhà, mỗi cái 6, 7 căn lợp lá, vây gỗ. Dựng một nhà nguyện bằng gỗ, một hội quán và vài lớp học, và được hơn chục gia đình giáo dân tới sinh sống.

"Thật là may, chưa kịp đưa toàn bộ phận lên thì chiến tranh bùng nổ tại quận lỵ Đôn Luân cách đất nhà dòng 6, 7 cây số. Cứ đêm đến các “bác” vào mua gạo, dấm muối làm cho mọi người teo tim quặn ruột, nhưng cũng cứ tiếp tục trồng tỉa đất đai cho tới 1964 mới rút khỏi Đồng Xoài hoàn toàn, vì giao thông bế tắc, không sống nổi, kéo nhau về Thủ Đức".

 

Nhà thờ Châu Ninh Bố Đức, Phước Long 1959

 


DƯỚI ĐÂY LÀ LỊCH SỬ GIÁO XỨ CHÂU NINH VÀ TU VIỆN THÁNH GIA BỐ ĐỨC

Cũng theo cùng cái link tài liệu về Cơ Sở Phước Thiện trên đây, và cũng đã được minh xác rằng (rút ra ở cuốn hồi ký Cha Bề Trên Đaminh Maria Trần Đình Thủ) thì lịch sử Giáo xứ Châu Ninh và Tu viện Thánh gia Bố Đức như thế này:

"Khoảng năm 1969, tôi đưa một số thày lên lao động và sản xuất tại tỉnh Phước Long, quận Bố Đức, có ý lập ở đây một khu vực trồng tỉa để nuôi dưỡng anh em Dòng Đồng Công và quý Cha già hưu dưỡng ở Giáo sĩ Dưỡng đường Đồng Công.
Rừng lồ ô tràn lan, anh em khai phá rất vất vả, công phu quá xá, máy cày, máy ủi chả có, toàn làm bằng cuốc xẻng. Thế mà cũng đã khai phá được 2 mẫu tây lồ ô và đã trồng được mấy ngàn gốc bí xanh. Không có nước tưới thế là thất bại, kết cục cuối năm chỉ thu được vài tấn bí chở về Thủ Đức. Tại đây cũng đã trồng được gần mẫu cam chanh, hàng năm thu hoạch để lấy tiền nuôi anh em ở đây. Tại đây đã lập được một tu viện nhỏ gồm 2 dãy nhà, một rẫy 5, 6 căn, một dãy 3, 4 căn, đó là khu vực tu viện.

"Cũng tại đây đã lập được một Giáo xứ (gần một ngàn giáo dân Bắc), gồm một Nhà thờ gỗ lớn, lợp tôn do Linh mục Hilariô Maria Đỗ Tri Tâm kiến thiết, một ngôi trường trung tiểu học, một nhà hội quán. Tại đây vốn có một Linh mục coi xứ và làm đầu trong tu viện. Linh mục đầu tiên là Luca Mria Phạm Quang Thiều lên khai thác và làm Cha xứ gần một năm khai thác thì về Thủ Đức. Linh mục đầu tiên vừa làm Cha xứ vừa làm đầu tu viện là Linh mục Đỗ Tri Tâm. Linh mục Tâm đổi đi thì Linh mục Nguyễn Hiến Tân thay thế. Sau đến Linh mục Phạm Đức Thịnh; cuối cùng là Linh mục Trần Thế Hào.

"Cũng tại đây, quản lý Lê An Lạc vào số Tổ phụ đầu tiên của Dòng Đồng Công đã lên ở và trồng được gần 30 mẫu cao su, làm lụng thật công phu vất vả tới 3, 4 năm; gần ngày lấy mủ thì phải bỏ về vì mất an ninh. Thế là cao su cũng thất bại ráo trọi: Chiến tranh nguy ngập quá, đành phải bỏ mặc cho Đức Mẹ. Linh mục Hào và mấy anh em bỏ chạy về Thủ Đức hết, khoảng năm 1972. Còn sót lại thày Gioan Maria Nguyễn Lương Cửu bị tù mấy năm rồi về giúp lại xứ Châu Ninh. Sau giải phóng mấy năm cũng tìm về tới Thủ Đức".

Cũng theo cùng cái link tài liệu về Cơ Sở Phước Thiện trên đây, thì lược sử của Giáo xứ Châu Ninh có thể tóm gọn như sau:
Năm 1958, khởi công xây dựng Thánh Đường, và hoàn tất năm 1959. Thánh đường là bằng cột gỗ, vách ghép ván…
Năm 1960, Giáo xứ mời các Soeurs Dòng Trinh Vương về cộng tác. Trường học và nhà giáo lý được xây dựng và hình thành công cuộc đào tạo đức tin cho mọi thành phần Dân Chúa.
Năm 1968, biến cố Tết Mậu Thân khiến giáo dân sơ tán một phần lớn.
Năm 1972, chiến cuộc xảy đến ác liệt, không thể ở lại, tay xách nách mang, giáo dân mỗi người chạy mỗi ngã… ly tan không hẹn ngày hội ngộ.
Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, dân chúng về đây tìm đất sinh sống, Nhà thờ bị hư hại nặng nề, và trở thành nhà kho, nhà máy xay xát lương thực.
Năm 1980, ông Đôminicô Phạm Văn Chước đứng đơn xin lại Nhà thờ với chứng tích là Cây Thánh Giá trên đỉnh nóc, và một tháp chuông bằng gỗ cũng đã bị sập. 
Năm 1982, có sự giới thiệu và chấp thuận của Đức Cha giáo phận Phú Cường, ông Đôminicô Chước, được phép Đức Cha cất giữ Mình Thánh Chúa tại nhà, để phòng cho những người già, hấp hối.

Năm 1990, đất nước đã có nhiều đổi mới, có 7 vị, đại diện giáo dân đứng ra làm đơn xin chính quyền giao trả lại Nhà thờ,với diện tích đất là 5.215 m2

Năm 1990 – 1992, số giáo dân nghe biết có nơi thờ tự, gọi mời nhau đến dọn dẹp vệ sinh, tạm thời dùng các tấm bạt che kín chung quanh tránh nắng bụi, gió mưa. Và cũng từ đó bắt đầu lại những giờ kinh sớm chiều, và có các vị linh mục như sau:
Năm 1992, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hậu; Năm 2001, cha Gioan Baotixita Trần Đức Châu; năm 2011 cho tới ít là 2016, cha Phanxico Xavie Nguyễn Ngọc Hoàng...

DANH SÁCH Linh mục Phục vụ tại Giáo xứ Châu Ninh ngay từ đầu toàn là anh em linh mục Đồng Công, toàn là Quí Anh linh mục từ triều vào Đồng Công theo Anh Cả, thứ tự như sau

1/ Linh mục Luca Maria Phạm Quang Thiều, CMC

 


Sinh năm 1918 tại Bạch Long, Tiền Hải, Thái Bình Thuộc Giáo xứ Bạch Long, Giáo phận Thái Bình. Học tiểu chủng viện Ninh Cường. 
Học Đại chủng viện Quần Phương. Thụ phong Linh mục năm 1948 tại Bùi Chu.
Phục vụ tại Giáo xứ Châu Ninh 1962-1963. Công trình đã thực hiện: xây dựng nhà xứ. Năm 1963, cha chuyển sang giáo phận Xuân Lộc. 
Qua đời tại Giáo xứ Ngọc Lâm năm 2004

2/ Linh mục Hilariô Maria Đỗ Tri Tâm, CMC


Sinh năm 17/10/1918 tại Trung Lễ, Bùi Chu Thuộc Giáo xứ Liên Thủy, Gp. Bùi Chu. Học tiểu chủng viện Ninh Cường năm 1933. Học ĐCV Quần Phương năm 1937. 
Thụ phong Linh mục ngày 4/8/1945 do Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn tại Bùi Chu
Phục vụ tại Giáo xứ Châu Ninh 1963-1964. Công trình đã thực hiện: dựng xây ngôi Nhà thờ bằng gỗ và trường học. 
Năm 1993 nghỉ hưu. Qua đời ngày 17/12/2000 tại Dòng Đồng Công, Thủ Đức. 

3/ Linh mục Augustinô Maria Nguyễn Hiến Tân, CMC


Sinh năm 26/3/1922 tại Cao Xá, Hưng Yên Thuộc Giáo xứ Cao Xá, Gp Thái Bình Học tiểu chủng viện Ninh Cường năm 1938. 
Học ĐCV Quần Phương năm 1942. Thụ phong Linh mục ngày 01/6/1951 do Đức Cha Phạm Ngọc Chi tại Bùi Chu.
Phục vụ tại Giáo xứ Châu Ninh 1964- 1968. Công trình đã thực hiện: dựng nhà giáo lý, mời dòng Trinh Vương cộng tác. 
Nghỉ hưu năm 1996. Qua đời ngày 01/10/2010 tại Dòng Đồng Công.

4/ Linh mục Philipphê Maria Phạm Đức Thịnh, CMC


Sinh năm 21/02/1920 tại Nghĩa Hưng, Nam Định Thuộc Giáo xứ Lý Nghĩa, GP. Bùi Chu. Học tiểu chủng viện Ninh Cường. Học Đại chủng viện Quần Phương và Thánh Giuse Sài Gòn. Thụ phong Linh mục ngày 21/11/1966 tại Quy Nhơn.
Phục vụ tại Giáo xứ Châu Ninh 1968-1969. Bị bệnh và qua đời ngày 10/09/1990 tại Dòng Đồng Công 

5/ Linh mục Tôma Maria Trần Thế Hào, CMC



Sinh năm 20/03/1900 tại Hải Hậu, Nam Định Thuộc Giáo xứ Ninh Mỹ, Giáo phận Bùi Chu. Học tiểu chủng viện Ninh Cường năm 1918. 
Học Đại chủng viện Trung Linh – Khoái Đồng, Nam Định năm 1922. Thụ phong Linh mục ngày 21/05/1932 do Đức Cha Trung ở Khoái Đồng. 
Phục vụ tại Giáo xứ Châu Ninh 1969-1972. Năm 1975 sang Hoa Kỳ và qua đời ngày 04/11/1984 tại Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ.

Từ năm 2011, LM Chính xứ: P.X. Nguyễn Ngọc Hoàng, Địa chỉ: Xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, Bình Phước... nhưng từ năm 2019, Đức Cha Giáo phận Buôi Mê Thuột đã trao trả lại cho Dòng Đồng Công, từ đó anh em dòng đã trở lại, với Anh Lm Pet Khoa M Phạm Đức Vỹ, CRM cho tới nay, vị linh mục trẻ đầy nhiệt huyết truyền giáo và tài ngoại giao đã có thể mau chóng kiến thiết được Khu Nhà Mục vụ kiêm Nhà xứ, và hiện đang xây dựng ngôi Nhà thờ mới, như phái đoàn THĐC 2022 đã ghé thăm hôm 19/11/2023 (xem các hình bên dưói), và chứng kiến thấy một sức sống mới đang bừng nở ở nơi đây, qua các công trình xây cất đồ sộ trên chính mảnh đất lịch sử của Dòng từ cuối thập niên 1950 đầy gian nan khốn khó chiến tranh này. Anh Hân già (LK 5), khi còn ở Tu viện Thiên Mẫu Di Linh, đã kể cho em, anh Tịnh (LK 6), Anh Giác (LK 8) v.v. nghe là có lần anh cùng với anh em dòng ở đó bị anh em bộ đội xông vào nhà dòng trói lại, rằng: "Giải phóng cái chó gì mà trói người ta lại như thế này!"

Cha Hùng / Vĩ mắc áo thâm chùng đen

Năm 2020, THĐC HK đã đóng góp 9 ngàn 800 MK để phụ giúp vào công trình xây dựng tu viện của anh em dòng ở mảnh đất sát cạnh Giáo xứ Châu Ninh này, 

một tu viện vẫn chưa khởi công, vì ưu tiên mục vụ trước

Khu đất vẫn còn trống, đôi khi được các tổ chức xã hội hay dân chúng mướn để làm nơi sinh hoạt, như em thấy chiều hôm 19/11/2023

 


Giáo xứ Châu Bình ở Thủ Đức từ năm 1956 và Giáo Xứ Châu Ninh ở Bố Đức từ năm 1959 là một cặp Nhà thờ 

(cũng "Châu": Châu bình - Châu ninh; và cũng "đức": Thủ đức - Bố đức),

cả hai đều ở trong đất của dòng và đều được anh em dòng coi sóc từ đầu cho tới nay.

Do đó, không lạ gì 4 trong 10 vị linh mục đầu tiên phục vụ Giáo xứ Châu Bình (hình trên), 

theo thứ tự, cũng là 4 vị trong 5 vị đã phục vụ Giáo xứ Châu Ninh (hình từng vị phục vụ GX Châu Ninh ở phần trên đây).

 

 

 

 

 

Giáo phận Đà Lạt cũng có liên hệ từ đầu với Cơ sở của Dòng ở Giáo Phận Buôn Mê Thuột, 

vì Cơ sở của dòng khi chưa có Giáo phận Buôn Mê Thuột bấy giờ thuộc Giáo Phận Đà Lạt

 

Tu Viện Thiên Mẫu Di Linh 

                                     

Aa. Tịnh và Khâm phụ trách việc truyền giáo cho người K' Ho tại Đồng Lạc 

 Anh Tịnh (LK 6) đang dẫn họ vào khuôn viên Tu viện Thiên Mẫu xã Đồng Lạc quận Dijring (Di Linh) tỉnh Lâm Đồng

Anh chị em dân tộc trước nhà khách của Tu viện Thiên Mẫu Dijring sau khi được anh em dòng khoản đãi bữa ăn

 

 Anh em dòng thực hiện công tác kiến thiết khu dưỡng lão cho người K' Ho neo đơn, cao tuổi vùng Di Linh, Thành lập vào năm 1974, nhưng bị chính quyền mới giải tán ngày 16/6/1975.

Đây là nhóm AE Đội XI, nhập Tập viện năm 1972 ở Tu viện Thiên Mẫu Di Linh, từ trái sang phải, ai quen biết có thể nhận diện như sau:

Người duy nhất đứng cuối cùng bên trái là Anh Nguyễn Quang Đán, Phó giáo tập (Đội X và XI), đệ nhị Giám tỉnh chi dòng và cũng là đệ nhị Tổng Phục vụ toàn dòng (2012-2023);

Người cười cười ngồi ngay trước cột nhà là Anh Vũ Minh Nhiên, đệ lục Giám tỉnh Chi dòng và cũng là đệ tam Tổng Phục vụ toàn dòng;

Người ngồi hàng đầu, không mũ, đăm chiêu nhìn xuống là chàng Nguyễn Minh Ngọc, chuyên viên video NTM và đương kim thư ký THĐC (2019-2023);

Người ngồi hàng thứ hai, ngay sau Anh Ngọc và trước Anh Nhiên là Anh Bùi Hồng Việt đang ở San Jose CA;

Hàng thứ nhất, Anh Khiết (thứ ba) và Anh Đương (không mũ cuối phải và đã trở về tỉnh dòng tu lại).

 

Rất tiếc em chỉ ở Đồn điền Thiên Mẫu Di Linh 2 năm (1980-1982), 

khi mới có mấy anh em ban đầu (Aa Thịnh LK1 Giám đốc, Mô LK2 nội thiện, Hân LK5, Tịnh LK6, Khâm LK7, Giác LK 8, Chỉnh LK9),

sang năm 1981 có thêm Lớp tập X đông hơn, vui hơn, cho đến thời điểm thiên định, nghĩa là sau khi bất ngờ thử thách trắc nghiệm em về Lý tưởng Thánh Đồng Công,

Anh Cả đã sai em vào phục vụ Tiểu Chủng viện Simon Hòa Đà Lạt (1972-1974), tiếp theo thời của Anh Trần Trung Giáo LK 1 (1968-1970).

 

Cư xá Sinh Vên Rạng Đông Đà Lạt

 

Đội X, khi còn là thỉnh sinh ở ĐTV, trước khi vào Nhà tập ở TV Thiên Mẫu Di Linh, đã ghé tham quan Cư xá Rạng Đông ngày 26.3.1971

Những Sinh viên năm đầu tiên ở Cư xá Sinh viên Rạng Đông của dòng 20.6.1971

Ban Giám đốc (Anh Lm Hóa Giám đốc, và Aa Giáo LK I và Thần LK IV) và ban đại diện sinh viên ở Cư xá Sinh viên Rạng Đông ngày 20.6.1971

Cư xá đón sinh viên ngày 12.11.1971

 

Năm 1973, Anh Cả ra xe về từ trên phòng cha Lê Văn Lý, viện trưởng viện của Đại Học Công Giáo Đà Lạt, 

nơi anh em dòng theo học: Aa. Chu LK8, Thư, Lâm và Học 3LK9 v.v., hay phục vụ A. Trác LK8.

 

Cư xá Sinh viên Rạng Đông của Đồng Công ở gần Đại Chủng Viện Minh Hòa mới của GP Đà Lạt, 

nơi Anh Đàm LK 8 được Anh Cả sai phái tới phục vụ, đồng thời với em bên Tiểu chủng viện Simon Hòa.

Đại Chủng Viện Minh Hòa mới của GP Đà Lạt bấy giờ có Cha Nguyễn Văn Nhơn là giám đốc và Cha Bùi Văn Đọc là giáo sư

không ngờ cả 2 vị này sau 1975 đã trở thành 2 vị TGM ở 2 TGP Hà Nội và Sài Gòn.

Cư xá Sinh viên Rạng Đông của Đồng Công cũng ở gần Cư xá của các Sơ Trinh Vương, trong khi các sơ ở trên đồi cao thì cư xá Rạng Đông ở sườn dồi bên dưới.

 

Trong thời gian phục vụ ở TCV Simon Hòa gần Đập Đa Thiện, em cũng hay thường ghé thăm anh em dòng ở Cư xá Rạng Đông không xa, 

nhất là chở Anh Hoàng Trọng Tín LK 5, một người anh bẩm sinh về nhạc, nhưng anh đã không dám nhận tạm coi sóc Ca đoàn Hồn Nước của nhạc sĩ Hải Linh, 

theo lời ngỏ nhờ của vị nhạc sĩ này, trước khi ông du học lấy tiến sĩ nhạc ở Pháp quốc,

thế mà anh cũng vẫn khiêm tốn cùng em đi tham dự lớp ca trưởng đặc biệt của Nhạc sĩ Hải Linh dạy riêng cho những ai yêu nhạc, 

tại Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt năm 1983-1984, nơi cũng gần Cư xá Rạng Đông.

Năm 1984, Anh Cả tính sai em vào Đại Học Thụ Nhân Đà Lạt này để làm quản lý cho đại học này, một vai trò sau đó đã được Anh Trác LK VIII đảm nhiệm hơn là em.

 

 

 

 

 

Năm 1974, sau thời gian 2 niên khóa (1972-1974) phục vụ ở Tiểu Chủng viện Simon Hòa Đà Lạt, em được Anh Cả chỉ định về Lương Sơn Phan Rí.

Bấy giờ Anh Phạm Ngọc Liên (LK 5) làm giám đốc, Anh Thu (LK 5) làm hiệu trưởng, và Anh Hoàng Thiện Giản LK III cũng hưu ở đó,

và đa số toàn là anh em Đội X ở Di Linh tới để xây cất cơ sơ mới nhất này và sau đó dạy học ở đây luôn:

Aa Khánh, Diễm, Chúc, Ngạn, Hán, Trạc, Trưng, Uẩn, Hựu, Tiệp, Dụ, Toán, Quỳnh, Quốc, Tụng, Nhu.

 

Trường ĐC Lương Sơn sau 30.4.1975, nhà nước xây dãy lầu phía sau. Ảnh 2002

 

Sau thời gian ngắn ở Tu viện Mẹ Thăm Viếng Lương Sơn Phan Rí với vai trò là quản lý,

Anh Cả chuyển em ra Trường Trung Học Đồng Công ở Nhà Đá để dạy đệ nhị cấp, sau đó ít lâu Anh Cả bảo em làm bếp thay Anh Trân cùng đội.

Những anh em ở Nhà Đá năm 1974-1975 bao gốm mấy anh đội trên, như Anh Lm Trần An Tĩnh (LK 5) làm Giám đốc, và Anh Nguyễn Châu Đạt (LK 2),

đa số là anh em Đội IX, vì Nhà Đá (cả 3 đợt IX a-b-c) đều vào nhà tập và khấn đầu (1966-1970): Aa Cao Xuân Cảnh (9A), Lưu Chủ (9B), Minh Trân (9C), tâm phương (9A)

 

Cuối cùng toàn bộ anh em Đồng Công ở Nhà Đá rút quân vào chính ngày Thứ Năm Tuần Thánh 27/3/1975,

bằng chiếc Daihatsu về Phán Rí Cửa, rồi cả người lẫn xe xuống thuyền về Bến Đá Vũng Tầu để từ đó về Thủ Đức.

Quí anh em Đồng Công ở Lương Sơn Phan Rí này cũng thế, cũng được lệnh Anh Cả rút quân từ Tháng 3/1975,

bởi Anh linh cảm thấy đất nước đã đến lúc lâm nguy, đến độ Anh phải lo và đã lo cho anh em dòng xuất hành - Vượt Qua

 

Xin đón coi tiếp