Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời khoảng 13-14/6-2025

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Tiếp tục với Hiến Chế "Vui Mừng và Hy Vọng" trong Năm Thánh 2025 cho "Những người lữ hành hy vọng": 

24. Ðặc tính cộng đoàn của thiên chức con người trong ý định Thiên Chúa. Lấy tình Cha săn sóc mọi người, Thiên Chúa đã muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa là Ðấng đã "cho tất cả nhân loại do một nguyên tổ cư ngụ trên khắp mặt đất" (CvTđ 17,26), nên họ đều được gọi tới cùng một cứu cánh duy nhất là chính Thiên Chúa.

Do đó yêu mến Thiên Chúa và anh em là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Thánh Kinh dạy ta rằng tình yêu mến Thiên Chúa không thể tách rời với tình yêu anh em: "...nếu có điều răn nào khác đi nữa cũng gồm tóm trong lời này: hãy thương yêu anh em như chính mình... Thương yêu là chu toàn luật pháp vậy" (Rm 13,9-10; x. 1Gio 4,10). Ðiều nói trên cũng được nhận là quan trọng nhất đối với con người mỗi ngày một lệ thuộc nhau hơn cũng như đối với thế giới ngày càng hiệp nhất lại.

Hơn nữa, khi cầu nguyện với Chúa Cha: "xin cho mọi người nên một..., như chúng ta là một" (Gio 17,21-22), Chúa Giêsu mở ra những viễn tượng mà lý trí con người không thể tự đạt tới được. Như vậy Chúa Giêsu đã nói lên một sự tương tự nào đó giữa sự kết hợp của Ba Ngôi Thiên Chúa với sự kết hợp của các con cái Chúa trong chân lý và đức ái. Sự tương tự này cho thấy con người, tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên cho chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân mình nhờ thành thực hiến thân.

Giờ đây, chúng ta cùng nhau theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế ngày 13-14/6/2025 dưới đây:

Giáo hoàng

 Tiếp kiến Năm Thánh (14/6): Thân xác của Đức Giêsu cần được đón nhận và chiêm ngắm nơi mỗi người anh chị em, nơi mọi

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Người nghèo IX

ĐTC Lêô XIV và các Giám mục Ấn Độ đau buồn về vụ rơi máy bay khiến hàng trăm người chết 

Giáo hội

Khi căng thẳng giữa Iran và Israel leo thang, ĐHY của Tehran kêu gọi đối thoại

Tổng giáo phận Caracas vui mừng về lễ tuyên thánh cho hai vị thánh đầu tiên của Venezuela

Chính phủ Trung Quốc hoan nghênh việc ĐTC Lêô bổ nhiệm Giám mục phụ tá Phúc

Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới tham dự Ngày Năm Thánh Giới Thể

Chân phước Acutis và Frassati sẽ được phong thánh cùng nhau vào ngày 7/9

Thư viện Quốc hội Argentina thực hiện bộ sưu tập để bảo tồn di sản của Đức Giáo hoàng Phanxicô

Quốc tế 
Thế giới xuống đường biểu tình kêu gọi chấm dứt xung đột Israel - IranĐức bênh vực, Trung Quốc - Nga chỉ trích Israel đánh IranLãnh đạo thế giới kêu gọi Israel - Iran hạ nhiệt căng thẳng

Hoa kỳ

Thủy quân lục chiến Mỹ lần đầu bắt giữ dân thường ở Los AngelesThêm chánh án chặn sắc lệnh của Trump về bầu cử

Tòa kháng án bác bỏ đơn của Trump yêu cầu xem lại phán quyết bồi thường $5 triệu trong vụ phỉ báng nhà văn...

Biểu tình chống ICE tiếp diễn ở Anaheim

Nội bộ Đảng Cộng hòa của ông Trump và cuộc chiến Israel - IranCuộc diễn binh của Lục Quân Hoa Kỳ và sinh nhật Trump

Mỹ dựng "pháo đài" kim loại bảo vệ cuộc duyệt binh hoành tráng

Thông tin Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ đột kích tiệc sinh nhật, bắt hơn 40 người là thậtThượng nghị sĩ bị còng tay lôi ra khỏi họp báo vì đặt câu hỏi về biểu tình...Cách ứng phó ở Nam California khi ICE tới nhà

Giới công nghệ ủng hộ Donald Trump vỡ mộng 

Tòa phán ông Trump được giữ quyền kiểm soát vệ binh tại Los Angeles

Thẩm phán liên bang Mỹ : Điều Vệ binh Quốc gia đến Los Angeles là « bất hợp pháp »

Đông Âu

Trong lúc thế giới ngóng về xung đột Iran - Israel, tổng thống Ukraine lên tiếng

'Ốc đảo yên bình' của Ukraine trong hơn ba năm chiến sự

Đức thông báo viện trợ quân sự thêm gần 2 tỷ euro cho Ukraina, nhưng vẫn từ chối cấp tên lửa Tarus

Trung Đông

Căng thẳng leo thang, Israel dồn dập tấn công Iran: Bước ngoặt đã đến

Israel, Iran rung chuyển và đổ nát sau đêm đối đầu hỏa lực

Mỹ giúp Israel bắn hạ tên lửa Iran, Nga cảnh báo cứng rắn

Iran ồ ạt tấn công: Phòng không Israel khai hoả dữ dội, kết quả ra sao?

Tên lửa Iran xuyên thủng "Vòm Sắt", tấn công cơ sở quân sự IsraelXung đột Israel - Iran nhìn từ hai phía'Trái tim hạt nhân của Iran' vẫn còn đậpXung đột Iran - Israel: Trò sinh tử trên bàn cờ hạt nhânIsrael cảnh báo thiêu rụi thủ đô Tehran nếu Iran đáp trả tiếp

Người Iran giận dữ, sợ hãi sau đòn không kích của Israel

Hệ quả nếu xung đột Israel - Iran lan rộng

Thêm hai tướng Iran thiệt mạng trong đòn không kích của Israel So găng sức mạnh quân sự Iran và Israel: ai hơn ai kém?Tính toán của Israel khi tiến hành chiến dịch 'Sư tử Trỗi dậy' với Iran

Cảnh đổ nát ở Israel sau đòn trả đũa của Iran

Vùng trời Trung Đông vắng tanh khi Iran, Israel tập kích nhau

Lý do Israel tung đòn không kích phủ đầu IranVì sao Israel chọn tấn công Iran thời điểm này?

Chi tiết về năng lực hạt nhân của Iran khiến Israel phải tấn công phủ đầu

3 nhân vật quyền lực của Iran thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel

Israel không kích phủ đầu Iran, cơ sở hạt nhân của Tehran 'chìm trong biển lửa'

"Trái tim hạt nhân" Iran trụ vững trước đòn tấn công của Israel

Phá hủy "pháo đài" hạt nhân của Iran: Nhiệm vụ bất khả thi?

Bí ẩn kho vũ khí hạt nhân của Iran 

Israel đã triển khai hơn 200 chiến đấu cơ cho chiến dịch phủ đầu Iran

Israel đánh Iran bằng chiến thuật gần giống 'Mạng nhện' của Ukraine

Cuộc tấn công của Israel vào Iran được tổ chức thế nào?

Sự thật sau những máy bay không người ồ ạt rời Israel 

Israel tấn công Iran, Tổng thống Trump "đứng ngồi không yên" 

Ông Trump kêu gọi Iran chấp nhận thỏa thuận trước khi 'không còn gì cả'

Ông Trump: Đòn tấn công tiếp theo nhằm vào Iran sẽ 'tàn bạo hơn nữa'

Iran treo 'cờ máu báo thù' sau vụ Israel không kích

Israel bắn hạ hàng loạt UAV Iran, bẻ gãy đòn trả đũa

Israel tiếp tục tấn công, lãnh đạo không quân IRGC Iran nghi thiệt mạng

Iran dọa đáp trả không giới hạn, Mỹ tuyên bố bảo vệ Israel

Việt Nam

 Vụ quan cộng sản tông xe làm chết nữ sinh bị chìm xuồng?

CSVN cứu đảng viên tham nhũng được miễn kỷ luật

Từng có một tờ báo Việt trong nước không trực thuộc đảng cộng sản

96% dân biểu ‘vâng lời’ Tô Lâm, nhấn nút tán thành Việt Nam còn 34 tỉnh, thành phố

Hưng Yên cưỡng chế đất, san phẳng hàng chục ngôi mộ lâu đời

Mạng ‘Hưng Yên hóa’ đã phủ sóng đến Sài Gòn 

Nhân Bản  

Cú ngã của Trump

TRUYỆN VUI: Chiếc xe của Donald Trump

Chuyện Vãn: Bạn thù muôn mặt

Bệnh nhân ung thư 3 lần trúng số độc đắc trong 9 tháng

Lời cuối của phi công trên máy bay Ấn Độ gặp nạn

Yếu tố giúp hành khách Anh thoát chết trong tai nạn máy bay Ấn Độ

Tai Họa

Lại thêm một chiếc Boeing rơi, giọt nước tràn ly của nhà sản xuất máy bay Mỹ ?

Số người chết trong vụ rơi máy bay Ấn Độ tăng lên 279

Nước lũ ở San Antonio cuốn phăng 15 chiếc xe, ít nhất 4 người chết, 3 mất tích

 

Giáo Hội Hiện Thế - Thời khoảng 13-14/6/2025

Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ IX, sẽ được cử hành vào ngày 16/11/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV nhắc lại rằng người nghèo là “những anh chị em được yêu mến nhất” của Giáo hội và hy vọng rằng Năm Thánh này “có thể khuyến khích việc phát triển các chính sách để chống lại các hình thức nghèo đói cũ và mới” trước những bất bình đẳng và xung đột trên thế giới. “Công việc, giáo dục, nhà ở, chăm sóc y tế là những điều kiện căn bản để con người có được sự an toàn đích thực".

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Ngày Thế giới Người nghèo IX
16/11/2025, Chúa Nhật XXXIII Thường Niên

1. "Lạy Chúa của con, chính Ngài là niềm hy vọng của con" (Ps 71,5). Những lời này trào dâng từ một con tim đang bị đè nặng bởi những khó khăn truân chuyên: "Ngài đã bắt con nếm bao sầu khổ và tai ương" (c. 20), tác giả Thánh vịnh kêu lên. Mặc dù vậy, tâm hồn ông vẫn rộng mở và đầy tin tưởng, bởi vì được củng cố trong đức tin, ông nhận ra sự nâng đỡ của Thiên Chúa và tuyên xưng: "Ngài là núi đá và thành trì bảo vệ con" (câu 3). Từ đó, phát sinh một niềm tin tưởng vững chắc rằng niềm hy vọng nơi Người không làm thất vọng: "Lạy Chúa, con ẩn náu bên Ngài, con sẽ không bao giờ thất vọng" (câu 1).

Giữa những thử thách của cuộc sống, niềm hy vọng được nuôi dưỡng bởi sự xác tín vững vàng và đầy khích lệ về tình yêu của Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần đổ tràn vào tâm hồn. Do đó, hy vọng không làm thất vọng (x. Rm 5,5) và Thánh Phaolô có thể viết thư cho ông Timôtêô: "Chính vì thế chúng ta phải vất vả chiến đấu, bởi vì chúng ta đã đặt hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa hằng sống" (1Tm 4,10). Thực ra, Thiên Chúa hằng sống chính là "Thiên Chúa của hy vọng" (15,13), và Chúa Kitô, nhờ sự chết và sự phục sinh của Người, đã trở thành "niềm hy vọng của chúng ta" (1Tm 1,1). Chúng ta không được quên rằng chúng ta đã được cứu độ trong niềm hy vọng này, và cần chúng ta cần được bén rễ vững chắc vào điều này.

2. Người nghèo có thể trở thành chứng nhân cho một niềm hy vọng mạnh mẽ và đáng tin cậy, bởi vì họ tuyên xưng niềm hy vọng ấy trong một hoàn cảnh sống bấp bênh, đầy thiếu thốn, mong manh và bị gạt ra bên lề. Họ không dựa vào sự an toàn của quyền lực hay tài sản; ngược lại, họ phải chịu sự chi phối của những điều đó và thường là nạn nhân của chúng. Niềm hy vọng của họ chỉ có thể đặt ở nơi khác. Khi nhận ra rằng Thiên Chúa là niềm hy vọng đầu tiên và duy nhất của chúng ta, chúng ta cũng chuyển từ những hy vọng phù du sang niềm hy vọng bền vững. Khi chúng ta khao khát được Thiên Chúa đồng hành trên hành trình cuộc sống, những của cải trở nên thứ yếu, bởi vì chúng ta khám phá ra kho báu đích thực mà chúng ta thật sự cần đến. Những lời của Chúa Giêsu nhắn nhủ các môn đệ vẫn vang lên mạnh mẽ và rõ ràng: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi” (Mt 6,19-20).

3. Hình thức nghèo khổ nghiêm trọng nhất là không nhận biết Thiên Chúa. Đây chính là điều Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta trong Tông huấn Evangelii Gaudium: “Sự phân biệt đối xử tồi tệ nhất mà người nghèo phải gánh chịu là thiếu sự chăm sóc thiêng liêng. Phần đông người nghèo có sự mở lòng đặc biệt đối với đức tin; họ cần đến Thiên Chúa và chúng ta không thể không trao tặng cho họ tình bạn của Người, phúc lành của Người, Lời của Người, việc cử hành các Bí tích và lời mời gọi bước vào hành trình lớn lên và trưởng thành trong đức tin” (s. 200). Ở đây chúng ta nhận thấy một ý thức căn bản và hết sức cốt yếu về cách thế để tìm thấy kho báu đích thực nơi Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông đồ cũng đã nhấn mạnh: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20).

Đó là quy luật của đức tin và bí quyết của niềm hy vọng: mọi của cải trần thế, những thực tại vật chất, thú vui trần tục, hay sự giàu có kinh tế, dù quan trọng, cũng không đủ để làm cho tâm hồn được hạnh phúc. Của cải thường làm thất vọng và có thể dẫn đến những tình trạng nghèo khổ bi đát, trên hết là tình trạng nghèo khổ xuất phát từ việc con người không nhận ra mình cần Thiên Chúa và sống mà không có Người. Lời Thánh Augustino lại vang vọng trong tâm trí: “Hãy đặt tất cả niềm hy vọng của bạn ở nơi Thiên Chúa: hãy cảm nhận bạn cần đến Người, để được Người lấp đầy. Không có Người, bất cứ điều gì bạn có sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy trống rỗng hơn” (Chú giải Thánh Vịnh, 85,3).

4. Niềm hy vọng Kitô giáo, như Lời Chúa khẳng định, là một sự chắc chắn trên hành trình cuộc sống, vì nó không dựa trên sức mạnh con người, mà trên lời hứa của Thiên Chúa Đấng luôn trung tín. Chính vì vậy, ngay từ thời Giáo hội sơ khai, các Kitô hữu đã diễn tả niềm hy vọng bằng biểu tượng chiếc mỏ neo, là thứ biểu trưng cho sự vững chắc và an toàn. Hy vọng Kitô giáo giống như một chiếc mỏ neo, gắn chặt tâm hồn chúng ta vào lời hứa của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta bằng cái chết và sự phục sinh của Người và sẽ lại đến giữa chúng ta. Niềm hy vọng ấy tiếp tục hướng chúng ta đến “trời mới" và"đất mới” (2 Pr 3,13) như chân trời đích thực của cuộc sống của chúng ta, nơi mọi loài thụ tạo sẽ tìm thấy ý nghĩa đích thực cho sự hiện hữu, bởi vì quê hương đích thực của chúng ta ở trên trời (x. Pl 3,20).

Do đó, thành đô của Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta cải thiện các thành phố của con người. Ngay từ bây giờ các thành phố này phải bắt đầu phản chiếu hình ảnh của thành đô Thiên Chúa. Niềm hy vọng, được nâng đỡ bởi tình yêu Thiên Chúa tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần (x. Rm 5,5), biến đổi tâm hồn con người thành một mảnh đất màu mỡ, nơi bác ái có thể nảy mầm vì sự sống của thế giới. Truyền thống của Giáo hội luôn nhấn mạnh đến sự liên kết mật thiết giữa ba nhân đức đối thần: đức tin, đức cậy và đức mến. Hy vọng được sinh ra từ đức tin, được đức tin nuôi dưỡng và nâng đỡ, đặt nền tảng trên đức mến, mẹ của mọi nhân đức. Và chính đức mến là điều chúng ta cần nhất hôm nay, ngay lúc này. Đức mến không chỉ là một lời hứa, mà là một thực tại mà chúng ta hướng đến với niềm vui và tinh thần trách nhiệm: đức mến lôi cuốn chúng ta tham gia, định hướng các quyết định của chúng ta cho ích chung. Ai thiếu đức mến thì không chỉ thiếu đức tin và đức cậy, mà còn lấy mất niềm hy vọng nơi tha nhân.

5. Lời mời gọi trong Kinh Thánh về niềm hy vọng do đó bao hàm nghĩa vụ gánh vác trách nhiệm của chúng ta trong lịch sử, không do dự. Thật vậy, đức mến là “giới răn xã hội cao cả nhất” (Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1889). Nghèo đói có những nguyên nhân mang tính cơ cấu cần được giải quyết và xóa bỏ. Trong khi chờ điều đó xảy ra, tất cả chúng ta được mời gọi kiến tạo những dấu chỉ mới của niềm hy vọng, những dấu chỉ làm chứng cho tình bác ái Kitô giáo, như biết bao vị thánh nam nữ đã thực hiện trong mọi thời đại. Các bệnh viện và trường học, chẳng hạn, là những tổ chức được lập nên để thể hiện tinh thần đón tiếp những người yếu thế và bị gạt ra bên lề. Những cơ sở ấy lẽ ra phải trở thành một phần của chính sách công ở mọi quốc gia, nhưng chiến tranh và bất công thường vẫn ngăn cản điều này. Ngày nay, những dấu hiệu hy vọng ngày càng được tìm thấy trong các viện dưỡng lão, cộng đồng dành cho trẻ vị thành niên, các trung tâm lắng nghe và đón tiếp, bếp ăn từ thiện, nhà tạm trú cho người vô gia cư và trường học cho người thu nhập thấp. Có bao nhiêu dấu hiệu hy vọng thầm lặng này thường bị bỏ qua nhưng lại rất quan trọng để gạt bỏ sự thờ ơ của chúng ta và truyền cảm hứng cho những người khác tham gia vào nhiều hình thức khác nhau của việc tình nguyện!

Người nghèo không phải là sự sao nhãng đối với Giáo hội, nhưng là những anh chị em yêu dấu của chúng ta, bởi vì bằng cuộc sống, lời nói và sự khôn ngoan của họ, họ giúp chúng ta tiếp xúc với chân lý của Phúc âm. Chính vì vậy, Ngày Thế giới Người Nghèo muốn nhắc các cộng đoàn rằng người nghèo là trung tâm của toàn bộ sứ mạng mục vụ của Giáo hội. Điều này không chỉ đúng với công việc bác ái của Giáo hội, mà còn đúng với sứ điệp mà Giáo hội tôn vinh và công bố. Thiên Chúa đã mang lấy sự nghèo khó của họ để làm cho chúng ta trở nên giàu có, qua tiếng nói, câu chuyện và khuôn mặt của họ. Mọi hình thức nghèo khổ, không trừ hình thức nào, đều là một lời mời gọi sống Tin Mừng một cách cụ thể, và trao ban những dấu chỉ hữu hiệu của niềm hy vọng.

6. Đây chính là lời mời gọi mà việc cử hành Năm Thánh này gửi đến chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà Ngày Thế giới Người Nghèo lại được cử hành vào cuối năm hồng ân này. Khi Cửa Thánh được đóng lại, chúng ta cần gìn giữ và chia sẻ những hồng ân thiêng liêng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong suốt một năm cầu nguyện, hoán cải và làm chứng tá. Người nghèo không phải là đối tượng của hoạt động mục vụ của chúng ta, mà là những chủ thể sáng tạo, thôi thúc chúng ta luôn tìm kiếm những hình thức mới để sống Tin Mừng trong thời đại hôm nay. Trước những hình thức nghèo đói mới, chúng ta có nguy cơ trở nên quen thuộc và cam chịu. Chúng ta gặp người nghèo hoặc người bị đẩy vào cảnh nghèo mỗi ngày, và đôi khi chính chúng ta cũng rơi vào tình cảnh thiếu thốn, mất đi những điều từng được xem là ổn định: một mái nhà, bữa ăn đầy đủ mỗi ngày, quyền được chăm sóc y tế, cơ hội học hành và thông tin, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.

Khi thúc đẩy công ích, trách nhiệm xã hội của chúng ta dựa trên hành động sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng ban cho mọi người những của cải trần gian. Cũng như những tài nguyên ấy, thành quả lao động của con người cũng cần được chia sẻ cách công bằng. Giúp đỡ người nghèo là vấn đề công bằng trước khi là vấn đề bác ái. Như Thánh Augustino đã nói: “Bạn cho người đói ăn, nhưng tốt hơn nếu không ai phải bị đói, dù như thế bạn sẽ chẳng còn ai để bố thí. Bạn cho người trần truồng áo mặc, nhưng sẽ tốt hơn nếu ai cũng có đủ áo quần và không còn sự túng thiếu ấy” (Chú giải Thư thứ nhất Gioan, VIII, 5).

Vì thế, tôi ước mong rằng Năm Thánh này sẽ thúc đẩy việc phát triển những chính sách chống lại mọi hình thức nghèo đói xưa cũ và mới mẻ, cũng như khuyến khích các sáng kiến hỗ trợ những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Việc làm, giáo dục, nhà ở và chăm sóc y tế là những điều kiện căn bản để con người có được sự an toàn đích thực, một sự an toàn không bao giờ có thể đạt được bằng vũ khí. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những sáng kiến đang được thực hiện và đối với những nỗ lực được thể hiện hàng ngày trên bình diện quốc tế bởi rất nhiều người nam và người nữ thiện chí.

Chúng ta hãy phó thác mọi sự cho Mẹ Maria rất thánh, Đấng Ủi an kẻ âu lo, và cùng với Mẹ, chúng ta hãy cất cao bài ca hy vọng, bằng những lời của thánh thi Te DeumIn Te, Domine, speravi, non confundar in aeternum - Lạy Chúa, con hy vọng vào Ngài, con sẽ không bao giờ phải thất vọng.

Vatican, ngày 13 tháng 6 năm 2025, lễ nhớ Thánh Antôn Pađua, đấng bảo trợ của người nghèo.

Lêô XIV