Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 19-20/6/2025

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Tiếp tục với Hiến Chế "Vui Mừng và Hy Vọng" trong Năm Thánh 2025 cho "Những người lữ hành hy vọng": 

26. Bổn phận mưu cầu công ích. Sự lệ thuộc nhau mỗi ngày một chặt chẽ hơn và dần dần lan rộng trên toàn thể thế giới, vì thế công ích - tức là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn - ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại. Bất cứ tập thể nào cũng phải tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của các tập thể khác, hơn thế nữa, phải tôn trọng công ích của toàn thể gia đình nhân loại.

Nhưng đồng thời con người càng ngày càng ý thức hơn về phẩm giá cao trọng vốn có của mình, bởi vì con người vượt trên mọi loài và vì những quyền lợi cũng như bổn phận của con người là phổ quát và bất khả xâm phạm. Vậy cần phải cho con người được tất cả những gì thiết yếu mà con người phải có để thực sự sống đời sống con người, như của ăn, áo quần, chỗ ở, quyền tự do chọn lựa bậc sống và quyền lập gia đình, quyền được giáo dục, quyền làm việc, quyền bảo tồn danh thơm tiếng tốt, quyền được kính trọng, quyền thông tin xứng hợp, quyền hành động theo tiêu chuẩn chính thực của lương tâm mình, quyền bảo vệ đời sống tư và quyền tự do chính đáng cả trong phạm vi tôn giáo nữa.

Bởi vậy, trật tự xã hội và tiến bộ của nó phải luôn luôn nhằm ích lợi của các nhân vị, bởi vì trật tự của muôn vật phải lệ thuộc vào trật tự của các nhân vị chứ không ngược lại. Ðiều này chính Chúa đã ám chỉ khi Người nói rằng ngày nghỉ được lập ra vì con người chứ không phải con người được dựng nên vì ngày nghỉ. Trật tự này phải phát triển mỗi ngày một hơn, phải đặt nền tảng trên chân lý, xây dựng trong công bình, nuôi sống nhờ tình yêu; phải dần dần tìm được trong tự do sự quân bình mỗi ngày mỗi hợp với nhân bản hơn. Ðể chu toàn được những điều trên, phải có sự đổi mới tâm thức và những thay đổi sâu rộng trong xã hội. Thánh Thần Chúa, Ðấng điều khiển những biến chuyển thời gian và canh tân bộ mặt trái đất với sự quan phòng kỳ diệu, đang hiện diện trong cuộc tiến hóa này. Men Phúc Âm đã và đang làm dậy lên trong lòng con người sự đòi hỏi phải có nhân phẩm, một đòi hỏi không thể cưỡng chế được.

Giờ đây, chúng ta cùng nhau theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế ngày 19-20/6/2025 dưới đây:

Giáo hoàng

ĐTC Lêô XIV thăm Trung tâm phát sóng ngắn của Đài phát thanh Vatican

Đức Thánh Cha Lêô lặp lại lời kêu gọi hoà bình

Cha Robert đã trở thành linh mục cách đây 43 năm, chỉ cách Vatican vài bước

Đức Thánh Cha Lêô: Thánh nhạc tiếp tục nuôi dưỡng đời sống Giáo hội

Ngày 29/6, lạc quyên “Đồng tiền Thánh Phêrô” hỗ trợ sứ vụ của ĐTC Lêô XIV 

Giáo hội

 Các Giám mục Anh quốc: Nếu dự luật trợ tử được thông qua, Giáo hội có thể phải rút khỏi hoạt động chăm sóc bệnh nhân cuối đời

Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ đã hỗ trợ 150 triệu đô la Mỹ cho các Kitô hữu trong năm 2024

Giám mục Kharkiv: Chiến tranh vẫn tiếp diễn, nỗi đau ngày một gia tăng

Những người sống sót sau vụ thảm sát của Hồi giáo Fulani đang kinh hoàng và thiếu

ĐHY Tổng Giám mục Tehran kêu gọi cầu nguyện để Israel và Iran trở lại bàn đàm phán

Các tu sĩ Phanxicô sẽ ở lại Thánh Địa dù nguy hiểm của chiến tranh

Sứ vụ của Malta trong Năm Thánh, chứng tá của đức tin và hy vọng

Hoa kỳ

Obama: Mỹ đang tiến ‘gần một cách nguy hiểm’ tới chế độ chuyên quyền

Tòa phúc thẩm cho phép ông Trump tiếp tục kiểm soát vệ binh ở Los Angeles

Dodgers chặn không cho đặc vụ ICE vào vận động trường

Anaheim mở chương trình hỗ trợ cư dân bị ảnh hưởng do chiến dịch bố ráp của ICE

Afghanistan, Irak, Libya : Lịch sử liệu có lặp lại nếu Mỹ can thiệp vào Iran ?

Liên minh ủng hộ ông Trump rạn nứt vì kế hoạch tấn công Iran

Hàng trăm người biểu tình trước Tòa Thị Chính Santa Ana để phản đối cách thành phố ứng phó với ICE

Bị liên bang cảnh cáo, Santa Ana bỏ ý định ra chính sách báo động về ICE

‘MAGA’ quay lưng với ‘Dự Luật To, Đẹp’ của Trump khi biết về hậu quả

Bloomberg: Mỹ có thể tấn công Iran trong tuần nàyÔng Trump có toàn quyền ra lệnh tấn công quân sự tại Iran không?

Đông Âu 

Kinh tế Nga "bên bờ vực suy thoái"

Tổng thống Nga Putin nêu khả năng gặp lãnh đạo Ukraina Zelensky

Trung Đông

Israel tập kích "tận gốc" tiềm lực tên lửa đáng gờm của Iran

Tên lửa Iran bứt tốc, lá chắn thép Israel giảm thế thượng phong

Nhìn lại lịch sử xung đột Israel - Iran: Cuộc không kích ngày 13-6 sẽ là bước ngoặt?

Toàn cảnh một tuần xung đột Israel - Iran: Thương vong vô số, nguy cơ giao tranh lan rộng

Xung đột Israel - Iran: Không quân Israel tiến tấn công miền Trung và Tây Iran 

Toan tính và giới hạn của Nga và Trung Quốc trước khủng hoảng Israel - Iran

Tổn thất mà Israel gây ra cho chương trình hạt nhân Iran

Israel chỉ đánh chặn được 65% tên lửa Iran; Lebanon 'chắc...

Israel 'đánh tận phòng ngủ' để ám sát 9 nhà khoa học Iran

Vì sao Iran thường dồn dập khai hỏa tên lửa vào Israel trong đêm?

Cách tình báo Israel ra tay khiến Iran choáng váng, tê liệt ngay phút đầu

Tên lửa Iran đánh trúng bệnh viện lớn, Israel cảnh báo “trả giá đắt”

Iran tuyên bố “mở toang” không phận Israel, phóng tên lửa siêu nặng

Israel triệt hạ lực lượng tên lửa Iran: Bóp nghẹt "nút thắt cổ chai"

Xung đột Israel-Iran: Điều gì xảy ra nếu Mỹ tham chiến hay chế độ Iran bị lật đổ?Những dân thường Iran thiệt mạng vì bom đạn Israel

Nỗi lòng của những người Iran chạy trốn khỏi Tehran

Cảnh hỗn loạn sau khi xe tăng Israel bắn vào người nhận viện trợ

Ông Putin khẳng định các 'nhà máy ngầm làm giàu uranium' của Iran vẫn nguyên vẹn

Đông / Tây Á

 Thủ tướng Thái Lan xin lỗi nhân dân, đối mặt với áp lực từ chức sau vụ rò rỉ điện đàm

Ông Hun Sen nêu lý do cuộc điện đàm với Thủ tướng Thái Lan bị rò rỉ

Thủ tướng Thái Lan gặp chỉ huy quân đội để tháo ngòi căng thẳng

Việt Nam  
Dân Biểu Derek Trần bị chỉ trích là ‘ủng hộ ICE’

Đại sáp nhập hành chính, dân lo bị cán bộ ‘quỵt’ tiền nợ

19 Tháng Sáu-Không quên những chiến sĩ Quân Lực VNCH (1)

19 Tháng Sáu-Không quên những chiến sĩ Quân Lực VNCH (2)

Gần 1,000 người Việt tham dự Cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế tại New York

Một tháng, Việt Nam phát hiện hơn 3,100 vụ hàng giả

Nhân Bản

 Hiếp dâm 10 phụ nữ, sinh viên Trung Quốc ở Anh lãnh 24 năm tù tới chung thân

Tỷ phú Nga công bố kế hoạch chia tài sản cho hơn 100 người con

Người Nhật đổ hàng tấn cơm thừa mỗi ngày dù thiếu gạo

Video cá sấu chở nhà sư về đền là sản phẩm AI

Bị phạt vì ngăn cản kẻ hành hung người già

 

Đức Thánh Cha Lêô lặp lại lời kêu gọi hoà bình

Ngay sau khi thăm Trung tâm phát thanh Santa Maria di Galeria, trong cuộc phỏng vấn của chương trình thời sự Tg1 của đài truyền hình Rai của Ý, Đức Thánh Cha Lêô XIV nhắc lại tầm quan trọng của hoạt động phát thanh của Đài phát thanh Vatican, đặc biệt là đối với những khu vực khó tiếp cận nhất và nói về dự án quang điện được thiết kế cho Trung tâm, một “cơ hội tuyệt vời” để giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu.

Vatican News

Ngay bên ngoài Trung tâm phát thanh Santa Maria di Galeria, Đức Thánh Cha Lêô XIV dừng lại vài phút bên micro của phóng viên Ignazio Ingrao, biên tập viên chuyên về Vatican của chương trình thời sự Tg1 của đài truyền hình Rai. Ngài đã tái khẳng định những lời kêu gọi hòa bình cho một thế giới ngày càng bị vũ khí tàn phá dữ dội.

Ngài nói: “Tôi muốn nhắc lại lời kêu gọi hòa bình này để cố gắng bằng mọi giá tránh sử dụng vũ khí”, tìm kiếm “đối thoại thông qua các công cụ ngoại giao”, “cùng nhau” để “tìm kiếm giải pháp” cho thảm kịch “rất nhiều người vô tội đang chết”.

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến lịch sử và tương lai đang chờ đợi Trung tâm phát sóng, được Đức Piô XII thành lập vào năm 1957, và ngày nay được mong mỏi đưa ra câu trả lời cho những nguy cơ mà biến đổi khí hậu mang lại.

Ngài chia sẻ: “Tôi không biết Trung tâm này, các ăng-ten của Đài phát thanh Vatican”. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng khi truyền giáo ở Mỹ Latinh, ngài đã bắt được các chương trình phát sóng ngắn của đài phát thanh của Giáo hoàng bằng một “chiếc radio nhỏ”, “nhiều lần ngay cả ở vùng núi nơi không có khả năng nào khác”. Và sau đó tương tự như vậy ở Châu Phi, trong các chuyến viếng thăm của ngài với tư cách là bề trên của Dòng Augustinô, đi đến nhiều quốc gia khác nhau. Ngài nhớ lại: “Vào ban đêm, luôn luôn, tôi tìm thấy các tin tức, một lời đẹp đẽ nhờ việc phục vụ rất quan trọng này của Đài phát thanh Vatican”.

Trung tâm Santa Maria di Galeria hiện đang trên con đường mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã vạch ra cách đây một thời gian. Chỉ một năm trước, qua tự sắc “Anh Mặt trời”, ngài đã thiết lập rằng trung tâm này sẽ được trang bị hệ thống nông điện để Quốc gia Thành Vatican tự chủ về năng lượng.

Đối với Đức Thánh Cha Lêô XIV, đây là “một cơ hội tuyệt vời” và là “cam kết của Giáo hội” để mang lại “cho thế giới một mẫu gương rất quan trọng”. Ngài nhắc lại, “mọi người đều biết tác động của biến đổi khí hậu và chúng ta phải thực sự chăm sóc toàn thế giới, của tất cả các loài thụ tạo, như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã dạy rất rõ ràng”.

Rồi người bại liệt nói thêm rằng khi ông cố gắng xuống hồ, luôn có người xuống đó trước ông. Người đàn ông này đang thể hiện quan điểm định mệnh về cuộc sống. Chúng ta nghĩ rằng mọi thứ xảy đến với mình là do chúng ta không may mắn, vì số phận chống lại chúng ta. Người này nản lòng. Ông cảm thấy thất bại trong cuộc đấu tranh của cuộc sống.

Cuộc sống nằm trong tay chúng ta

Ngược lại, Chúa Giêsu giúp ông khám phá ra rằng cuộc sống của ông cũng nằm trong tay ông. Chúa mời ông đứng dậy, trỗi dậy từ tình trạng lâu năm của ông và vác chõng của ông (x. c. 8). Chiếc chõng đó không được để lại hoặc vứt đi: nó tượng trưng cho căn bệnh trong quá khứ của ông, là lịch sử của ông. Cho đến lúc đó, quá khứ đã kìm hãm ông; nó buộc ông phải nằm như một người chết. Giờ đây ông là người có thể mang chiếc chõng đó và mang nó đến bất cứ nơi nào ông muốn: ông có thể quyết định làm bất cứ điều gì với lịch sử của mình! Đó là bước đi, đảm nhận trách nhiệm lựa chọn con đường nào để đi. Và điều này là nhờ Chúa Giêsu!

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn hiểu được cuộc sống của chúng ta bị bế tắc ở đâu. Chúng ta hãy cố gắng nói lên mong muốn được chữa lành của mình. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người cảm thấy tê liệt, những người không thấy lối thoát. Chúng ta hãy cầu xin được trở về sống trong Trái Tim Chúa Kitô, nơi đích thực là ngôi nhà của lòng thương xót!

Đừng trở nên quen thuộc với chiến tranh

Trước khi kết thúc buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi:

Anh chị em thân mến,

Giáo hội đau lòng trước tiếng kêu than thống khổ vang lên từ những vùng đất bị chiến tranh tàn phá, đặc biệt là tại Ucraina, Iran, Israel và Gaza. Chúng ta không bao giờ được phép quen với chiến tranh! Thật vậy, cần phải từ chối cám dỗ sử dụng những vũ khí hiện đại và tinh vi. Ngày nay, khi “mọi loại vũ khí do khoa học hiện đại chế tạo đều được sử dụng trong chiến tranh, sự tàn khốc của chiến tranh đang đe dọa lôi kéo các bên tham chiến đến những hành vi man rợ còn vượt xa cả thời xưa” (CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Hiến chế mục vụ Vui mừng và Hy vọng – Gaudium et Spes, số 79).

Vì lý do đó, nhân danh phẩm giá con người và luật pháp quốc tế, tôi một lần nữa lặp lại lời cảnh báo thường xuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô với những người có trách nhiệm: Chiến tranh luôn là một thất bại! Và lời của Đức Piô XII: “Không mất gì với hòa bình. Nhưng mọi thứ có thể mất với chiến tranh”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha cùng với các tín hữu hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh và ban phép lành cho tất cả mọi người.