Phụng vụ Lời Chúa - Tuần XV Thường niên Năm C

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa

Để cùng với Giáo Hội cử hành PVLC Chúa Nhật 13/7/2025 và Tuần XV Thường Niên,

trước hết chúng ta hãy đọc bài chia sẻ của ĐTGM Ngô Quang Kiệt cho  Chúa Nhật 13/7/2025,

sau đó chúng ta theo dõi PVLC cả tuần  XV Thường niên ở những cái links đính kèm.

NHỚ MANG THEO TRÁI TIM  

I.TẤM BÁNH LỜI CHÚA

- Đnl 30,10-14

- Cl 1,15-20

Lc 10, 25-37

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Trường sinh bất tử, muốn được hạnh phúc vĩnh viễn, muốn được sống đời đời, đó là mơ ước muôn đời của mọi người. Hôm nay, một thày thông luật nói lên mơ ước đó khi ông hỏi Chúa “làm cách nào để được hưởng sự sống đời đời”.

Để trả lời ông, Chúa Giêsu kể câu chuyện, một câu chuyện bình thường xảy ra hằng ngày: Một người đi đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị cướp trấn lột, đánh nhừ tử, dở sống dở chết nằm rên rỉ bên vệ đường. Thày tư tế đi ngang thấy thế tránh qua bên kia đường mà đi. Thày Lêvi cũng thế. Nhưng một người xứ Samaria, một người ngoại đạo, đã chạnh lòng thương, dừng lại băng bó cho nạn nhân. Chưa hết, ông còn chở nạn nhân đến quán trọ. Hơn thế nữa, ông gửi tiền để nhờ chủ quán chăm sóc nạn nhân cho đến khi bình phục.

Qua câu chuyện người xứ Samaria nhân hậu, Chúa Giêsu chỉ cho ta con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Đường Giêrikhô tượng trưng cho con đường về Nước Trời. Đó là con đường gập ghềnh khó đi. Đó là con đường nguy hiểm vì có trộm cướp rình rập. Đó là con đường thử thách. Để vượt qua thử thách, vũ khí duy nhất hữu ích là trái tim. Trái tim chiến thắng có những phẩm chất như sau:

Đó phải là một trái tim nhạy bén. Người xứ Samaria nhân hậu có một trái tim nhạy bén. Dù đang bận việc riêng, dù vó ngựa phi nhanh, ông vẫn nhìn thấy người bị nạn nằm bên vệ đường. Dù tiếng gió vù vù xen lẫn tiếng vó ngựa lộp cộp, ông vẫn nghe được tiếng rên rỉ rất yếu ớt của người bị nạn. Trong khi đó, thầy Tư Tế và Thầy Lêvi chỉ đi bộ lại không thấy, không nghe. Hay nói đúng hơn, các thầy có nghe, có thấy nhưng trái tim các thầy đóng kín, nên các thầy chẳng động lòng. Trái tim các thầy bị đóng kín vì những cánh cửa lề luật: Sợ đụng chạm vào máu, vào người bị thương, sẽ trở thành ô uế không được tới đền thờ dâng lễ vật. Người xứ Samaria không nghe bằng đôi tai, không nhìn bằng đôi mắt, nhưng nghe và nhìn bằng trái tim. Trái tim nhạy bén có đôi tai thính lạ lùng. Có thể nghe rõ tiếng rên rỉ thì thầm tận đáy lòng. Trái tim nhạy bén có đôi mắt sáng lạ lùng. Có thể nhìn thấy cả những nỗi đau âm thầm trong tâm khảm.

Đó phải là một trái tim quan tâm. Trái tim quan tâm đưa ta đến gần gũi anh em. Trái tim quan tâm biết làm tất cả để phục vụ anh em. Các thầy Tư Tế và Lêvi không có trái tim quan tâm nên khi thấy người bị nạn đã tránh sang bên kia đường mà đi. Người xứ Samaria có một trái tim quan tâm nên ông lập tức đến gần nạn nhân. Vì có trái tim quan tâm nên ông có thể làm tất cả để giúp nạn nhân. Vì quan tâm nên ông đã mang sẵn bên mình nào là dầu, nào là băng vải. Chẳng học nghề thuốc mà ông săn sóc vết thương một cách thành thạo. Chẳng luyện tập mà ông đã lấy dầu xoa bóp rất nhanh, băng bó rất khéo. Chẳng có kỹ thuật mà ông biết cách đưa được bệnh nhân lên lưng ngựa. Ông đã làm tất cả theo sự hướng dẫn của trái tim. Với trái tim, ông đã làm tất cả với sự chuẩn xác và nhất là với nhiệt tình để cứu nạn nhân.

Đó phải là một trái tim chung thuỷ. Trái tim chung thuỷ không làm việc nửa vời, nhưng làm đến nơi đến chốn. Trái tim chung thuỷ không mỏi mệt buông xuôi, nhưng theo dõi giúp đỡ cho đến tận cùng. Người xứ Samaria bận rộn công việc, nhưng vẫn lo lắng cho nạn nhân đầy đủ, gửi gắm chủ quán tiếp tục thuốc thang. Và khi xong việc ông sẽ trở lại thăm hỏi để tiếp tục săn sóc cho đến khi khỏi hẳn. Ông làm tất cả với một trái tim chung thuỷ vẹn toàn.

Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu dạy ta hiểu rằng: đường đến sự sống đời đời là con đường mọi người vẫn đang đi. Nhưng chỉ người đi với trái tim mới mong đến đích. Thầy Tư Tế và Thầy Lêvi đã rẽ sang hướng khác vì các thầy không mang theo trái tim. Người xứ Samaria đã đi đến nơi vì ông đi đường với trái tim nhân hậu, trái tim rất nhạy bén, rất quan tâm và rất chung thuỷ. Với trái tim ấy, ông đã yêu người thân cận như chính mình ông. Với trái tim ấy, ông đã mở đường đi đến sự sống đời đời.

Chúa Giêsu dạy tôi bắt chước người xứ Samaria nhân hậu. Hãy lên đường với trái tim. Hãy lắng nghe với trái tim. Hãy hành động với trái tim. Hãy đi trên đường của trái tim. Hãy để trái tim tham dự vào mọi lời nói, mọi cử chỉ, mọi suy nghĩ. Hãy mang theo trái tim theo trên khắp mọi nẻo đường. Con đường đi với trái tim chính là con đường dẫn đến sự sống đời đời.

Lạy Chúa Giê-su hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa. 

III. TẤM BÁNH HOÁ NHIỀU

1- Theo ý bạn đâu là những dấu hiệu cho thấy một tình yêu đích thực và đáng tin?

2- Mỗi khi gặp một người cần giúp đỡ, bạn có hăng hái ra tay giúp ngay hay còn chần chờ, viện lý do để thoái thác?

3- Sau khi nghe dụ ngôn “Người xứ Samaria nhân hậu”, bạn có quyết tâm gì?

4- Mang theo trái tim nghĩa là gì?

Tuần XV Thường niên

 (xin bấm vào hàng chữ trên đây để theo dõi các bài chia sẻ PVLC và hạnh thánh trong tuần, nêu cần)

Chúa Nhật

Con mắt... Con ngươi... Con người: 

https://youtube.com/live/MJKACkktfqk

ChuaNhatThuongNienXV-C.mp3

 / https://youtu.be/U8RmMudITuY

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNXVC.mp3 

https://youtu.be/9un38Pj9Oj0 

Trong Tuần

Thu.2.XVTN.mp3

Thu.3.XVTN.mp3 

LeThanhBonaventura.mp3 / 

https://youtu.be/lvB9-kBiC2k (15/7 - Thứ Ba)

Thu.4.XVTN.mp3 (2018) / MTN.XV-4.mp3 (2021)

LeMeCarmelo.mp3 / 

https://youtu.be/ACp7Pt3iGOI (16/7 - Thứ Tư)

Thu.5.XVTN.mp3 (2018) / MTNXV-5.mp3 (2021)

Thu.6.XVTN.mp3 

ThanhCamiloLellis.mp3 / 

https://youtu.be/uipRsWbmRbY (18/7 - Thứ Sáu)

Thu.7.XVTN.mp3

0

SUY NIỆM CẢM NGHIỆM
Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XV Thường Niên Năm C hôm nay là bài Phúc Âm trong đó Thánh Luca thuật lại dụ ngôn về Người Samaritanô nhân lành, một dụ ngôn được Chúa Giêsu dùng để giải đáp cho vấn nạn "ai là anh em của tôi?", được "một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu". Không biết nhân vật "thông luật" nào đó, bấy giờsau khi nghe dụ ngôn ấy, có hiểu ý Chúa Giêsu muốn nói hay muốn dạy hay chăng, khi Người khuyên nhủ ông rằng: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy" sau khi vì này trả lời câu Người hỏi vị ấy rằng: "Ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?", và đã được vị thông luật trả lời rất chính xác là"kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy".

Câu trả lời của nhân vật thông luật trong Bài Phúc Âm hôm nay là câu vị này tự trả lời cho vấn nạn do chính vị này đặt ra hỏi Chúa Giêsu. Đó là lý do dân Do Thái đã nghe thấy Moisen nhấn mạnh đến yếu tố kiến thức tự nhiên của con người có lương tri, một kiến thức của loài được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh thần linh của Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26), nên luôn tìm chân thiện mỹ, biết phân biệt lành dữ để có thể sống xứng đáng với tư cách của mình là một "nhân linh ư vạn vật", là một loài có tâm linh và đạo lý, chứ không phải chỉ thuần túy duy vật như loài cầm thú, một loài sống liên hệ với nhau và cảm nhận nhau như chính bản thân mình - ái nhân như kỷ hay yêu người như thể thương thân, một nguyên tắc căn bản về đạo lý, được gọi là luật vàng về luân lý của bất cứ con người nào còn sống theo lương tâm chân chính. Bài Đọc 1 hôm nay chất chứa những lời "Môsê nói cùng dân chúng rằng":

"Nếu các ngươi nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, hãy tuân giữ các giới răn và huấn thị của Người đã được ghi chép trong sách Luật này, hãy trở về cùng Chúa là Thiên Chúa các ngươi hết lòng và hết linh hồn các ngươi. Thánh chỉ ta truyền cho các ngươi hôm nay không quá khó khăn cũng không quá sức các ngươi. Nó không phải ở đâu trên trời, để các ngươi có thể nói: 'Ai trong chúng tôi có thể lên trời mang luật xuống giảng cho chúng tôi nghe để chúng tôi thực hành được?' Nó cũng không phải ở bên kia biển, để các ngươi viện lẽ nói rằng: 'Ai trong chúng tôi có thể vượt biển, và mang nó về cho chúng tôi, để chúng tôi được nghe và thực hành điều đã truyền dạy?' Nhưng lời ở sát bên các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi".

Và chỉ có từ nền tảng căn bản ái nhân như kỷ này, con người mới có thể đạt tới tầm mức trọn lành hơn mà thôi. Bởi vì, tầm mức trọn lành hơn mới là tấm mức viên trọn của loài đã được Thiên Chúa dựng nên tương tự như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26), ở chỗ sống hiệp thông. Và tầm mức trọn lành của con người cũng chỉ tìm thấy nơi Đấng được vị tông đồ dân ngoại Phaolô nói với giáo đoàn Côlôsê trong Bài Đọc 1 hôm nay, đó là "Ðức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình, dù là các Bệ thần hay Quản thần, dù là Chủ thần hay Quyền thần: Mọi vật đã được tạo thành nhờ Người và trong Người. Và Người có trước mọi loài và mọi loài tồn tại trong Người. Người là đầu thân thể tức là Hội thánh, là nguyên thuỷ và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài".

"Ðức Giêsu Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử mọi tạo vật; vì trong Người muôn loài trên trời dưới đất đã được tác thành, mọi vật hữu hình và vô hình", và "
Người là đầu thân thể tức là Hội thánh, là nguyên thuỷ và là trưởng tử giữa kẻ chết, để Người làm bá chủ mọi loài", không phải chỉ có thế thôi, mà còn hơn thế nữa, như Thánh Phaolô đã nói thêm ở câu cuối cùng của Bài Đọc 1 hôm nay, một câu rất quan trọng để cho thấy tất cả những gì là trọn lành cao cả của chính Thiên Chúa được tỏ ra nơi Người, đó là: "Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người. Và Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người; nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa ban hoà bình trên trời dưới đất". Có nghĩa là, qua Chúa Giêsu Kitô là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), Thiên Chúa muốn con người chẳng những tuân giữ lề luật theo lương tâm và hợp với nhân bản làm người của họ, mà còn sống đức ái trọn hảo như Ngài nữa, như Ngài đã thực hiện với loài người ở nơi Chúa Giêsu Kitô.

Bởi thế, khi được nhân vật thông luật trong Bài Phúc Âm đặt câu hỏi với mình rằng "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời", Chúa Giêsu đã chỉ nhắc lại lề luật căn bản, khi "Người nói với ông: 'Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?'", và đã được vị này mau mắn thưa ngay với tất cả kiến thức và thâm tín của mình là vị ấy đã đọc thấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Đúng thế, câu trả lời của nhân vật này chứng thực vị này là một nhà thông luật, bởi vị này đã nắm bắt được "toàn thể lề luật cùng các tiên tri đều qui vào hai giới răn ấy", như chính Chúa Giêsu đã minh định với một luật sĩ đã hỏi Chúa Giêsu để thử thách Người rằng: "Trong lề luật đâu là giới răn quan trọng nhất?" (Mathêu 22:35,40).

Tuy nhiên, luật lệ là như thế, nhưng không phải chỉ để "đọc" mà phải mang ra áp dụng thực hành nữamới đượcVấn đề thực hành thực sự là không phải chuyện dễ đã đành mà còn phải hiểu rõ ràng nữa mới có thể áp dụng thực hành đúng như ý muốn của Đấng ban bố lề luật, nhờ đó mới nên trọn lành như Ngài muốn. Có thể nói hai giới răn cao trọng nhất này là những gì bất khả phân ly, ở chỗ, một khi con người "thương mến anh em như chính mình" là dấu chứng tỏ họ thực sự "yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn", hay ngược lại, một khicon người ta "yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn" được chứng thực nơi việc họ "thương mến anh em như chính mình", một việc ái nhân như kỷ xuất phát từ chính tấm lòng kính mến Thiên Chúa của họ, Đấng yêu thương họ thế nào thì họ cũng phải yêu thương anh chị em của họ như thế: "thương mến anh em như chính mình" đã được Thiên Chúa yêu thương, chứ không phải như chính mình yêu mình ở tầm mức công bằng, đừng làm gì cho người khác những gì mình không muốn họ làm cho mình, hay ngược lại, hãy làm cho người khác những gì mình muốn họ làm cho mình.

Đó là lý do mới có dụ ngôn Người Samaritanô Nhân Lành trong Bài Phúc Âm hôm nay, một dụ ngôn để giải đáp cho vấn nạn của nhân vật thông luật hỏi Chúa Giêsu rằng "ai là anh em của tôi?", một dụ ngôn cho thấy người "anh em của tôi" không phải là những ai do tôi chọn lựa hợp với ý của tôi, những người tôi thích, những ai thích tôi, những người theo tôi, những ai thân nhân hay thân hữu của tôi v.v., mà là tất cả mọi người không trừ ai, nhất là những ai xa lạ và khốn nạn trong xã hội loài người của tôi, thành phần tôi không thể nào yêu thương họ và hy sinh cho họ nếu tôi tiếp tục còn khuynh hướng lựa chọn đối tượng yêu "ai là anh em của tôi?", cho đến khi tôi trở thành một con người quốc tế (universal person), một con người công giáo (catholic person), một con người không còn là mình nữa mà là tha nhân, ở chỗ, tôi phải là anh em của mọi người chứ không bắt mọi người phải là anh em của tôi, nghĩa là một con người biết trở nên mọi sự cho mọi người, như Người Samaritanô Nhân Lành trong Bài Phúc Âm hôm nay, một nhân vật dụ ngôn hoàn toàn phản ảnh Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà "Thiên Chúa đã giao hoà vạn vật nhờ Người và vì Người".

Thật vậy, Chúa Kitô là "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình", Đấng "Thiên Chúa đã muốn đặt tất cả viên mãn nơi Người", nhờ đó những ai sống theo gương mẫu của Người thì đạt đến tầm mức Thiên Chúa, tầm múc đức ái trọn hảo "như Cha của các con trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48), cũng là Đấng "xót thương" (Luca 6:36), như được diễn tả nơi Người Samaritanô Nhân Lành trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay, một dụ ngôn có thể nói bao gồm tất cả Mầu Nhiệm Chúa Kitô. 

"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy". 

"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp" đây, theo ý nghĩa toàn bộ của dụ ngôn này, chính là loài người bỏ Chúa (Giêrusalem là nơi Chúa ngự) mà sống theo tự nhiên trần thế (ám chỉ nơi hình ảnh thành Giêricô), nên đã "bị rơi vào tay bọn cướp" là ma quỉ, một "tên gian trá và là cha của những gì là dối trá... tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44): "chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết", tình trạng con người sau nguyên tội vô cùng đáng thương và rất cần phải được cứu chữa bởi chính Lòng Thương Xót Chúa và cũng chính là đối tượng vô cùng xứng hợp của Lòng Thương Xót Chúa vô biên. Chính vì thế mới xuất hiện "một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương". 

"Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc". Tác hành của nhân vật "động lòng thương" này chính là tác hành của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Làm Người, Vượt Qua và Cánh Chung, nên có thể nói tác hành ấy bao gồm tất cả những gì Thiên Chúa muốn làm cho con người và nơi con người bị vướng mắc nguyên tội. 

Trước hết, Người "lại gần" bằng Mầu Nhiệm Nhập Thể Giáng Sinh của Người. Sau đó, Người đã "băng bó những vết thương", bằng cách chấp nhận những bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta nơi nhân tính vô tội của Người (xem Isaia 53:4; Mathêu 8:17). Tiếp tới, Người đã "xức dầu và rượu" là tái sinh họ bởi trên cao bằng "nước và Thần Linh" (Gioan 3:3-5). Chưa hết, Người còn "đỡ nạn nhân lên lưng lừa của mình" nghĩa là được ở vào chính vị thế của Người, tức Người "ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12) cùng với Người. Sau hết, họ còn được Người "đưa về quán trọ" là Giáo Hội, nơi họ tiếp tục được chữa lành bằng 2 bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Thánh, ám chỉ "2 quan tiền" Người trao cho chủ quán, để quán trọ Giáo Hội này liên tục "săn sóc" cho họ, trong thời gian họ đang hành trình đức tin với Giáo Hội lữ hành trên trần thế, vẫn còn có thể sa phạm, cần được chữa lành cho đến "khi trở về" của Người "trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết". 

Trước lòng thương xót Chúa vô cùng bao la cao cả và nhưng không như thế, những tâm hồn nào nhận biết Người và cảm nhận được lòng thương xót của Người không thể nào không than lên với tất cả tâm tình thấm thía của Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Lạy Chúa, con dâng lời nguyện cầu lên Chúa, ôi Thiên Chúa, đây là lúc biểu lộ tình thương. Xin nhậm lời con theo lượng cả đức từ bi, theo ơn phù trợ trung thành của Chúa. Lạy Chúa, xin nhậm lời con vì lòng khoan nhân trắc ẩn, theo lượng cả đức từ bi, xin nhìn đến tấm thân con.

2) Phần con, con đau khổ cơ hàn, lạy Chúa, xin gia ân phù trợ bảo toàn thân con. Con sẽ xướng bài ca ngợi khen danh Chúa, và con sẽ chúc tụng Ngài với bài tri ân.

3) Các bạn khiêm cung, hãy nhìn coi và hoan hỉ, các bạn tìm kiếm Chúa, lòng các bạn hãy hồi sinh: vì Chúa nghe những người cơ khổ và không chê bỏ con dân của Người bị bắt cầm tù.

4) Vì Thiên Chúa sẽ cứu độ Sion, Người sẽ tái thiết thành trì của Giuđa, con cháu của bầy tôi Chúa sẽ thừa hưởng đất này, và tại đây những người yêu danh Chúa sẽ định cư.