Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B
SỨ ĐIỆP CỦA TRÌNH THUẬT
Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

Các lời mời gọi bản văn Biến Hình đưa ra có vẻ như dành cho con người hiện đại, nhất là Maccô.

Biết bao ý thức hệ triết học, tôn giáo, chính trị, khoa học v.v. chất chứa trong những khát vọng của chúng nỗi chờ mong một lúc mà nhân loại sẽ vượt lên chính mình và đạt tới một tình trạng trong đó nó sẽ được siêu thăng hóa. Khi la lớn rằng chúng không được thỏa mãn, phải chăng một vài ý thức hệ đã không tuyên bố cùng những khát vọng trên?

Trên bình diện đức tin Kitô giáo, cuộc Biến hình là câu trả lời của Chúa Giêsu cho các khát vọng ấy: con người được tạo dựng để hưởng vinh quang, nghĩa là để được tỏ hiện trong chính mình, bên kia cái mình đã làm, một cuộc sống siêu phàm của hữu thể mình mà không là gì khác ngoài sự sống được chia sẻ với Thiên Chúa khì đảm nhận thân phận hay chết của mình. Định mệnh này có một tính cách khiến lý trí chưng hửng ngạc nhiên. Có thể kinh nghiệm về nó và không hẳn là biết phát biểu ra nó. Chính cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu được nghe và được đi theo khi Người chỉ cho thấy mặc khải sau cùng về con người, mới cho phép phát biểu và tin vào định mệnh như thế.

Mặc dầu cuộc Phục sinh đã xảy ra và mặc dầu bức màn che đã hoàn toàn bị cất khỏi bản tính và con người. Chúa Giêsu khai mở nhân loại mới ấy, Kitô hữu vẫn không thể sống trong ảo tưởng: các thực tại bi thương của cuộc sống không bị tiêu trừ; chúng vẫn còn phần lớn trong một hoàn cảnh gần như hoàn cảnh các sứ đồ lúc cuộc Biến hình xảy ra. Cuộc Phục sinh đã chẳng hủy tiêu các giáo huấn đưa ra trước đó, song chỉ củng cố chúng mà thôi. Các là thánh sử làm tỏ rõ hơn hết các hoàn cảnh mà trong đó người ta tưởng đã hiểu và tuy vậy, vẫn chẳng bao giờ thôi thấy rằng người ta đã chưa hoàn toàn hiểu thấu. Ông trình bày Kitô hữu như những người đã khám phá trong Chúa Giêsu một con người duy nhất đã cho họ một kinh nghiệm quyết định nhưng chẳng chấm dứt bao giờ.

Đời sống môn đồ của Chúa Giêsu được trình bày như thỉnh thoảng có một nhịp mạnh. Núi là biểu tượng của nơi mà, nhờ phép rửa, đã xảy ra cho người ấy cuộc gặp gỡ với hữu thể vinh quang là Chúa Giêsu. Một khi trèo lên trên nó, người ấy đi vào trong một thế giới khác xem ra vừa kỳ diệu vừa lạ lùng, một thế giới biến đổi ý nghĩa đời họ. Nhưng tiếp đó họ phải trở về cuộc sống bình thường: phải tiếp tục trong cùng viễn tượng hấp dẫn của một sự sống vinh quang, nhưng không cùng trong một bầu khí, hoàn cảnh. Thành thử cuộc sống thường nhật này được đánh dấu bằng nhtĩng giai đoạn đưa kẻ ấy đến chỗ nghe con người Chúa Giêsu, những giai đoạn trở thành cho kẻ ấy những lúc "tách riêng" thật sự, vì chúng giúp họ đào sâu, một cách nội tâm hơn và thân tình hơn, lai lịch của Đấng là họ đang song hành với.

Hai yếu tố có tính cách quyết định đối với hiệu quả này. Một là sự rút lui thật sự khỏi cuộc sống thường ngày, dù có ý hay ngẫu nhiên. Bấy giờ là như thể một khung cảnh làm vỡ tung cái bình thường và chuẩn bị cho một cuộc bùng vỡ nội tâm. Đó chẳng phải là một sự rút lui kiểu ngoài giáo nhắm cắt đứt khỏi đời sống hoặc làm cho người ta trở về đó như về lại một cái gì không chịu nổi, nhưng là một kinh nghiệm thiêng liêng đích thực đưa người ta vào lại đời sống và giúp người ta trải qua cuộc sống bằng cách biến đổi cái thường nhật gần gũi. Hai là, trong đời riêng tư, phải kinh nghiệm sự đau khổ và ngay cả sự chết dưới bất cứ mọi hình thức, để đi vào sự hiểu biết mới mẻ ấy hơn.

Tuy nhiên, có một cám dỗ rình chờ Kitô hữu trên con đường ấy, đó là dừng lại ở một trong các giai đoạn, thôi bước và tuyệt đối hóa kinh nghiệm mình như thể nó đã có tính cách dứt khoát, phong thánh cho các viễn quan riêng mà, dầu có hảo ý, vẫn còn có tính cách nhân loại. Trên bất cứ điểm nào, Kitô hữu cũng phải là một con người đang hành trình chứ chẳng phải là một con người đã đến đích. Chỉ có con người Chúa Giêsu mà họ đi theo mới là tuyệt đối.

Sau cùng, bản văn kêu mời Kitô hữu phải hành động với cùng phương pháp sư phạm như Chúa Giêsu. Chẳng có gì lạ khi loài người chỉ khám phá được dần dần mầu nhiệm Người, khi đầu tiên họ lưu ý đến con người trong chính nó, rồi ngạc nhiên về cái ý thức mà Người cho thấy về một sự sống siêu nhiên đang ở trong Người mà Người gọi là Thiên Chúa. Cũng chẳng có gì lạ khi chờ đợi cho loài người đặt những câu hỏi trước lúc trả lời họ, khi một vài kẻ, để sẵn sàng hiểu hơn, đã kinh nghiệm trong cuộc đời họ thế nào là chết cho chính mình và kinh nghiệm được ước vọng vượt quá những giới hạn của họ.

Gilles Becquet, lecture d'evangiles,... année B. (p.186-200)

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Việc Chúa Kitô chịu đau khổ và chịu chết là một mầu nhiệm khó chấp nhận, "là cớ vấp phạm cho người Do thái, là sự điên rồ đối với dân ngoại" (Lc 1,23) Bởi đó Thiên Chúa đã chuẩn bị tâm hồn mọi người để có thể hiểu được phần nào mầu nhiệm ấy.

Cuộc chuẩn bị xa xôi nhất là việc Thiên Chúa đòi tổ phụ Abraham sát tế con trai duy nhất, dâng làm của lễ toàn thiêu cho Ngài. Việc đòi hỏi ấy thật là mâu thuẫn với lời Chúa hứa cho ông. Nhưng Abraham không thắc mắc, không phản đối mà hoàn toàn tin tưởng. Kết quả: ông được kể là công chính và Isaac con ông vẫn được sống, chứ chẳng bị sát tế (Bài đọc 1)

Sự công bình và lòng thương yêu của Chúa đối với ta đã đòi hỏi Chúa làm một điều tương tự như Abraham là "không dung tha Con mình, nhưng lại phó thác Con vì tất cả chúng ta" (Rm 8,32). Isaac không bị giết mà Abraham vẫn được kể là công chính (Gc 2,21), còn Chúa Kitô thì đã bị giết, đã chết thực sự, nhưng đã sống lại, ngự bên hữu Chúa Cha và đã trở thành Đấng "công chính hóa" nhân loại (Bài đọc 2).

Chính là để cho các môn đồ thân tín giữ vững niềm tín thác khi thấy mình đau khổ và chết mà Chúa Kitô đã tỏ phần nào vinh quang của Người trên núi Taborê.

2. Chúa Giêsu đã đem ba môn đồ thân yêu lên núi Biến hình và cũng sẽ đem họ vào vườn Cây Dầu trong cơn hấp hối của Người. Mọi cảnh ngộ dầu là dịp Chúa gởi đến để kêu mời ta tiến sâu trong tình thân ái với Người. Hãy biết đọc các "dấu chỉ thời đại" dưới ánh sáng đức tin, trong tình yêu Chúa nồng nàn.

3. Các môn đồ không thể hiểu ngay mọi ý nghĩa của biến cố Biến hình. Trong đời sống thường nhật, đứng trước những khó khăn, gian truân, vui buồn, được an ủi hay bị bỏ rơi ta thật khó quán triệt ý nghĩa cuộc đời, khó khám phá ra Thiên Chúa tình yêu và công bình. Nhưng hãy kiên tâm, bền chí trong kinh nguyện, trong suy niệm lời Chúa. Trong đời hoạt động và ta sẽ thấy Thiên Chúa lớn hơn con tim chúng ta.

4. Ngày nay biến cố Biến hình vẫn còn tiếp diễn trong thế giới: Chúa Kitô biến hình trong người nghèo đói, bệnh tật, tù đày bơ vơ không nhà cửa, trong các sứ giả Tin Mừng... "Ai tiếp đón các con là tiếp đón Ta, ai tiếp dón Ta là tiếp đón Đấng dã sai Ta". Mùa Chay giúp ta thay đổi cái nhìn, kiện toàn cách cư xử của ta với tha nhân.