Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B
CĂN TÍNH ĐÍCH THỰC CỦA CHÚA GIÊSU
Chú giải của Noel Quesson

Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình

Maccô không nói phải dựa vào sự kiện nào để tính “sáu ngày" trên. Một lần nữa, sự thiếu chính xác này cho ta thấy, không nên đọc Tin Mừng theo cách thông thường. Đối với người Do Thái, đối với mọi người đã làm quen với Kinh thánh, thì "sáu ngày" trên chỉ là một kiểu nói thần học. Đó là thời gian cần thiết để con người thanh tẩy trước khi đến gần Thiên Chúa: "Sáu ngày sau, từ giữa đám mây, trên núi Sinai, Thiên Chúa mới gọi Môsê" (Xh 24,16). Chúng ta hãy lưu ý những từ: "sáu ngày"... "Môsê"... "đám mây"... "núi "... Trình thuật của Maccô cũng được dệt bằng những hình ảnh Kinh thánh như thế. Nhưng còn mang ý nghĩa hơn: Có phải là ngẫu nhiên mà “Lễ lều tạm" (Yom Sukkôt) tại Israel lại xảy ra sáu ngày sau "Lễ xá tội" (Yom Kippour) không? Vì thế Lễ lều tạm là lễ người ta dựng những lều bằng cành lá, làm nới trú ẩn mỏng manh trong thời gian lang thang nơi hoang địa, tượng trưng cho sự mỏng dòn của con người trên bước hành trình về Miền Đất Hứa. Sau này Phêrô cũng muốn dựng một nhà trú, một lều tạm.

Phêrô, Giacôbê và Gioan

Đức Giêsu không mời gọi tất cả các môn đệ, nhưng chỉ chọn có ba ông! Chi tiết đó cũng không phải là một ngẫu nhiên, mà nếu đọc qua ta có thể không để ý đến. Chính ba" môn đệ này đã chứng kiến việc Đức Giêsu làm bồi sinh bé gái 12 tuổi (Mc 5,37), và chính ba ông này sẽ chứng kiến cơn hấp hối của Người tại Ghét-sê-ma-ni (Mc 14,83).

Họ có phải là những con người được đặc ân không? Không phải vậy. Họ chỉ là ba con người sống những cảm nghiệm đặc biệt, để có khả năng nâng đỡ đức tin cho kẻ khác. Tại sao ta lại hay so bì và ghen tị? Mỗi người chúng ta cũng đều nhận được một ân riêng, độc nhất; ơn đó không chỉ dành riêng cho mình, nhưng để thông truyền cho kẻ khác.

Chỉ có ba ông, đi riêng với Người, lên một ngọn núi cao...

Đó là những điều kiện theo truyền thống Kinh thánh, để "gặp gỡ Thiên Chúa". Một đầu óc hiện đại có thể phản ứng lại. Thiên Chúa ở khắp nơi mà! Tại sao cứ phải bày vẽ ra như thế? Đúng vậy! Nhưng chúng ta là loài có thân xác nên không thể tránh bỏ một số những biểu tượng. Riêng tôi; tôi thấy hình ảnh đó thật đẹp và rất hùng hồn: Nào ta hãy tiến lên với "Thiên Chúa" (Xh 24,1-34,2; 1V 18,20-19,8-11). Bạn hãy đứng trên núi! Hãy tạo lập cho bạn một núi trong i.âm hồn, một đỉnh núi cô tịch và diện kề với Chúa. Hãy biết tận dụng những chân trời mở rộng! Bạn sẽ không khi nào nhìn thấy những chân trời đó, nếu không chấp nhận rời bỏ thung lũng, nương theo nhưng con đường mòn mà leo cao, nếu không chịu khổ nhọc lâu dài, thả dốc trên những đỉnh cao trước không khí loãng nhạt và gay gắt nếu không chịu tách xa đám động dân chúng.

Và Người biến đồi hình dạng trrớc mắt các ông

Khi con người cố diễn tả những tương quan giữa Thiên Chúa và thế gian, họ luôn bị dao động giữa hai do dự, hai quan niệm:

Một quan niệm "bi quan": Cần phải tiêu diệt thế gian để nhận thấy Thiên Chúa. Ta có thể gọi quan niệm đó là quan niệm của Thánh Au tinh, Luther và phái Tin lành phục hưng cách mạnh mẽ.

- Một quan niệm "lạc quan": Chính "thế gian này" là Nước Thiên Chúa. Người ta đề cao giá trị của con người và thế giới và làm giảm nhẹ ảnh hướng của Thiên Chúa. Đây có thể là cơn cám dỗ của người Công giáo, thường biến Giáo Hội trở nên một cái gì tuyệt đối, là Nước Trời đã đến.

- Nhưng cũng có một "quan niệm thứ ba biến dạng" Vâng, xác thịt là tốt và thân xác là do Thiên Chúa muốn tạo ra. Vâng, thế gian là tạo vật của Chúa, nhưng đó chỉ là "hình ảnh", là "họa ảnh" tương tự của Thiên Chúa. Để thực sự tốt hẳn, thế gian không cần bị "tiêu diệt", nhưng cần được "biến dạng". Trên núi, Đức Giêsu không để một ánh sáng từ ngoài rọi chiếu vào, nhưng chính Người, trong thân xác Người, đã là ánh sáng. Và tất cả những gì là xác thịt trong ta, cũng phải trở nên ánh sáng, trong suốt, tinh thần. Bên Phương Đông thuộc Chính thống giáo, lễ Biến Hình là đại “Lễ", Lễ tôn kính Hình tượng, Con người được Thiên Chúa xuyên qua. Trong thời kỳ tập sự, không chỉ nhắm học một "kỹ thuật", người họa sĩ hình tượng trước hết phải về một ảnh Đức Giêsu biến hình, để chứng tỏ anh ta có khả năng vẽ được một khuôn mặt người – hình ảnh - của Thiên Chúa hay không. Đó là cả một quan niệm về cuộc đời, về xã hội loài người, về Giáo Hội, về phụng vụ mà mục đích là giúp ta rập theo đúng khuôn Đức Giêsu. Nếu những cách nhìn này có vẻ làm chúng ta choáng váng, thì có lẽ chúng ta phải khám phá ra ý nghĩa đích thực của Phép rửa, bí tích đã "dìm" ta trong Đức Kitô, đã làm cho ta được "tham dự vào bản tính của Thiên Chúa" (2 Pr 1,4). Đúng ra, toàn diện đời sống Kitô hữu chúng ta chỉ là một sự thông phần, một biến hình trong Đức Kitô. Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương. Như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như cao bởi tác động của Chúa là Thần khí" (2 Cr 3,18).

Chắc chắn, ở dưới trần gian này, mầu nhiệm phi thường đó - nghĩa là sự biến đổi thực sự con người trong Thiên Chúa vẫn không thể thấy đọc. Tuy nhiên, sự biến hình của ta đã đạt được, dù còn bí ẩn, nhưng một ngày nào đó sẽ bùng tỏa ra: "Sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang" (Cl 3,3-4).

Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.

Đừng coi thánh Phêrô và thánh Maccô, thư ký của ông, lại ngây ngô hơn ta. Đó là những con người rất thực tế những kẻ bình dân, không phải là các nhà trí thức. Các ông mới biết mở miệng, nhưng chưa biết phải nói thế nào về cảm nghiệm phi thường đã "xảy đến" cho mình. Như thế cả chúng ta nữa, ta cũng không nên dừng lại ở mức độ sơ đẳng là "giặt sạch nhất", "trắng nhất". Vấn đề không nằm ở yếu tố đó.

Một lần nữa, chúng ta đang nằm trong lĩnh vực ngôn ngữ Kinh Thánh biểu tượng: Màu trắng là màu của thế giới trên trời và không gì ở trần thế so sánh được. Đó là màu của thiên sứ hiện đến lúc Phục sinh (Mt 28,3), lúc Chúa lên trời (Cv l,10). Đó là màu của những kẻ chiến thắng (Kh 3,4.20). Ao trắng khi chịu phép rửa, lúc tuyên xưng đức tín, áo trắng của cô dâu, áo trắng của linh mục lúc dâng lễ đều lấy lại hình ảnh biểu tượng này. "Anh em được mặc lấy Đức Kitô" (Gl 3,27). "Cái thân sẽ chết này sẽ mặc lấy sự bất tử" (l Cr 15,53). "Anh em hãy cởi bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới" (Cl 3,10).

Ông Êlia cùng Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu.

Môsê và Elia tượng trưng cho sự mong đợi của Israel được ghi trong "lề luật" và các "ngôn sứ". Chúng ta cũng! cần ghi nhận, họ không chỉ là những nhân vật đứng ra “làm vì". Đó là khuôn mặt tiêu biểu, đã chết trước đó nhiều thế kỷ mà lại hiện diện đồng thời với Đức Giêsu và đang nói chuyện với Người. Họ đang liên hệ sống động với Chúa. Đó là thứ ánh Sáng chiếu trên cuộc sống bên kia thế giới. Anh Sáng chiếu tỏa trên những người quá cố của chúng ta. Cái chết thay vì là kết điểm. Có phải là một "cửa ngõ" dẫn chúng ta vào thế giới của Thiên Chúa không?

Trong Cựu ước Môsê và Êlia là hai nhân vật vĩ đại đã được Thiên Chúa mạc khái cho "trên núi". Và truyền thống Do Thái vẫn mong đợi hai vị trở lại vào lúc kết thúc thời gian chuẩn bị cho Đấng Mêsia đến (Mt 3,22-24). Vả lại theo thánh Maccô, thì đó cũng là câu hỏi mà các môn đệ đã đặt ra cho Chúa Giêsu, ngay sau khi diễn ra quang cảnh trên (Mc 9,11-13).

Cùng với Đức Giêsu, thời cánh chung đã khởi sự.

Bấy giờ ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây hay quá! Chúng con xin dựng ba cái lều”. Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông sợ quá.

Một lần nữa, Phêrô lại đóng vai phát ngôn viên. Chính ông, trước đó vài hôm, lúc ở Xêdarê đã nhân danh cả nhóm 'tuyên xứng đức tin" (Mc 8,27-33). Chính ông đã đóng vai satan cám dỗ Đức Giêsu khước từ thập giá (Mc 8,33). Hôm nay, ông vẫn chưa hiểu hơn gì. Đó là một “người chứng" không vẽ vời điều gì thêm. Các biến cố xảy đến cho ông, đều mang tính cưỡng ép, trái với ý ông. Sau này, ông sẽ viết: Đó không phải là những chuyện hoang đường thêu dệt khéo léo; chính chúng tôi đã được thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người, khi chúng tôi ở trên núi thánh với Người (2 Pr 1,16-18). Chúng ta cũng nên đọc lại đời ông: Phêrô không phải là con người chiêm niệm huyền bí; đó chỉ là anh chàng làm nghề biển! Chúng ta có thể tin tưởng vào khiếu quan sát của ông. Ngoài ra, ông cũng nhận ra rằng, đó là điều không thể hiểu được. Nhưng điều đó buộc ông phải chấp nhận. Ông không biết phải nói gì.

Bỗng có một đám mây bay đến bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người".

Theo kiểu nói biểu tượng đám mây là "Sự hiện diện của Thiên Chúa" (Xh 16,10; 19,9; 24,15; Ds 14,10). Tiếng nói trên đây cũng chính là tiếng nói ngày Đức Giêsu chịu phép rửa (Mc 1,11). Nhưng lúc đó, tiếng nói đó chỉ dành cho Đức Giêsu. Còn hôm nay, tiếng phán này gửi cho các môn đệ.

Vậy Đức Giêsu là ai? Để đáp lại câu hỏi cơ bản này, ta không thể vận dụng "những suy luận" cá nhân, cũng không nhờ vào "những nghiên cứu Kinh Thánh", nhưng qua cách cầu nguyện "riêng một mình trên núi"; nếu ta biết lắng nghe! Căn tính đích thực của Đức Giêsu mà ta biết được chỉ nhờ Chúa Cha mạc khải. Đó là điều vượt khỏi khả năng nắm bắt của con người.

Ở trên núi xuống, Đức Giêsu cấm các ông không được kể lại cho ai nghe những điều đã thấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩ a là gì?

Cần phải có Thập giá và Phục sinh, để các môn đệ khám phá ra căn tính đích thực của Chúa Giêsu.