Lễ Thánh Gia : Chúa Giêsu - Đức Maria - Thánh Giuse
MỘT KIỂU VÂNG LỜI LUÔN HỢP THỜI
Sưu tầm

Những việc nhỏ mọn xảy ra hằng ngày trong đời sống của một đứa bé đều quan trọng đối với bậc cha mẹ, nhưng những người chung quanh ít để ý và mau quên lãng. Tuổi thơ ấu của Chúa Giêsu được đánh dấu bởi một ít việc khác thường, nhưng khi thánh Mátthêu viết Phúc Âm (chắc chắn số người biết rõ tuổi thơ ấu của Chúa đang sống tản mác hoặc đã từ trần rồi), thánh nhân chỉ phác vẽ lại cách giản dị kỷ niệm về các sự việc ấy và tán dương chúng bằng cách chiếu rọi lên chúng ánh sáng của Thánh Kinh. Cũng nên nói thêm rằng trong trường hợp này, tác giả giải thích Thánh Kinh một cách rất tự do. Trong sách tiên tri Ôsê (11,1), đứa con được gọi từ Ai Cập về chính là Israel. Thật ra chiều sâu của thực tại thiêng liêng mà Mátthêu nêu lên, vượt xa trình độ của câu chuyện kể lại. Nhắc đến việc từ Ai Cập trở về, là nhắc đến biến cố Phục Sinh mang lại ơn cứu độ nhờ Đức Giêsu Kitô. Ngoài ra, ta nhận thấy thánh Mátthêu nói nhiều đến thánh Giuse trong các câu chuyện về thời niên thiếu của đức Kitô. Đối với người gia trưởng của Thánh Gia, tuổi thơ ấu của Đức Kitô không trôi qua trong bầu khí thơ mộng mà các nhà nghệ sĩ đã phổ vào tác phẩm của họ. Nó bi thiết lắm. Giuse là người di cư, là người đi tìm một nhà ở, là người thợ lo lắng tìm ra nghề để nuôi sống gia đình. Giuse xuất hiện với chúng ta như một con người sau khi đã chấp nhận dấn thân vào một định mệnh do Thiên Chúa đề nghị, vẫn trung thành với lời cam kết dù gặp khó khăn thử thách. Cái chìa khóa giúp ta hiểu thánh Giuse là lòng tuân phục Chúa. Ta nên lưu ý tới câu “Giuse chỗi dậy”. Câu này chỉ ba điều:

1) Sự tuân phục Thiên Chúa gây xáo trộn cho con người. Cứ tưởng tượng Giuse mới vất vả cất được căn nhà nhỏ ở Bêlem rồi ở Ai Cập. Thế rồi Chúa đến quấy rầy người. Hãy chỗi dậy! Câu chuyện này xảy ra trên bình diện đời sống gia đình đối với Giuse, vẫn thường xảy ra trên bình diện thiêng liêng cho mọi Kitô hữu có Đức Kitô trong cuộc sống mình. Đức Kitô thích phá tan những ‘tòa nhà’ ý tưởng, nhân đức tiện nghi tinh thần của ta. Phải sẵn sàng đứng dậy, nghĩa là để Chúa quấy rầy ta về trí thức cũng như luân lý.

2) Giuse chỗi dậy, nghĩa là vâng lời lập tức. Người vâng lời mau mắn vì Người yêu mến. Yêu mến Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Vì lợi ích của các Đấng, người không thể trì hoãn. Ta khó vâng lời vì ta thiếu mất một cái gì: thiếu tình yêu.

3) Giuse đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa. Lòng tín thác là sự triển nở của đức tin chân chính. Chúa quấy rầy Giuse, đẩy người vào trong xa lạ. Người không bàn cãi, không hoảng hốt, người hành động.

Người có thể nêu ra bao nhiêu thứ câu hỏi về tương lai. Nhưng người hành động ngày này qua ngày khác, luôn luôn vâng lời Thiên Chúa. Ý nghĩ về ngày mai, người đặt vào trong đức tin nơi Thiên Chúa. Một lòng tín thác như thế vẫn phải trả giá rất đắt đối với mọi người cha gia đình ngày hôm nay, họ phải có đức tin mạnh để vượt qua những khó khăn lớn lao.

Ngày 08/12/1870, Đức Thánh Cha Piô IX đã chọn thánh Giuse làm bổn mạng Đại Gia Đình Giáo Hội. Ta hãy cầu nguyện như Đức Gioan XXIII: “Lạy thánh Giuse, xin lấy tinh thần bình an, lặng lẽ và hoạt động của Ngài phụng sự Hội Thánh, mà tăng cường sinh lực cho chúng con luôn mãi”.

Những việc nhỏ mọn xảy ra hằng ngày trong đời sống của một đứa bé đều quan trọng đối với bậc cha mẹ, nhưng những người chung quanh ít để ý và mau quên lãng. Tuổi thơ ấu của Chúa Giêsu được đánh dấu bởi một ít việc khác thường, nhưng khi thánh Mátthêu viết Phúc Âm (chắc chắn số người biết rõ tuổi thơ ấu của Chúa đang sống tản mác hoặc đã từ trần rồi), thánh nhân chỉ phác vẽ lại cách giản dị kỷ niệm về các sự việc ấy và tán dương chúng bằng cách chiếu rọi lên chúng ánh sáng của Thánh Kinh. Cũng nên nói thêm rằng trong trường hợp này, tác giả giải thích Thánh Kinh một cách rất tự do. Trong sách tiên tri Ôsê (11,1), đứa con được gọi từ Ai Cập về chính là Israel. Thật ra chiều sâu của thực tại thiêng liêng mà Mátthêu nêu lên, vượt xa trình độ của câu chuyện kể lại. Nhắc đến việc từ Ai Cập trở về, là nhắc đến biến cố Phục Sinh mang lại ơn cứu độ nhờ Đức Giêsu Kitô. Ngoài ra, ta nhận thấy thánh Mátthêu nói nhiều đến thánh Giuse trong các câu chuyện về thời niên thiếu của đức Kitô. Đối với người gia trưởng của Thánh Gia, tuổi thơ ấu của Đức Kitô không trôi qua trong bầu khí thơ mộng mà các nhà nghệ sĩ đã phổ vào tác phẩm của họ. Nó bi thiết lắm. Giuse là người di cư, là người đi tìm một nhà ở, là người thợ lo lắng tìm ra nghề để nuôi sống gia đình. Giuse xuất hiện với chúng ta như một con người sau khi đã chấp nhận dấn thân vào một định mệnh do Thiên Chúa đề nghị, vẫn trung thành với lời cam kết dù gặp khó khăn thử thách. Cái chìa khóa giúp ta hiểu thánh Giuse là lòng tuân phục Chúa. Ta nên lưu ý tới câu “Giuse chỗi dậy”. Câu này chỉ ba điều:

1) Sự tuân phục Thiên Chúa gây xáo trộn cho con người. Cứ tưởng tượng Giuse mới vất vả cất được căn nhà nhỏ ở Bêlem rồi ở Ai Cập. Thế rồi Chúa đến quấy rầy người. Hãy chỗi dậy! Câu chuyện này xảy ra trên bình diện đời sống gia đình đối với Giuse, vẫn thường xảy ra trên bình diện thiêng liêng cho mọi Kitô hữu có Đức Kitô trong cuộc sống mình. Đức Kitô thích phá tan những ‘tòa nhà’ ý tưởng, nhân đức tiện nghi tinh thần của ta. Phải sẵn sàng đứng dậy, nghĩa là để Chúa quấy rầy ta về trí thức cũng như luân lý.

2) Giuse chỗi dậy, nghĩa là vâng lời lập tức. Người vâng lời mau mắn vì Người yêu mến. Yêu mến Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Vì lợi ích của các Đấng, người không thể trì hoãn. Ta khó vâng lời vì ta thiếu mất một cái gì: thiếu tình yêu.

3) Giuse đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa. Lòng tín thác là sự triển nở của đức tin chân chính. Chúa quấy rầy Giuse, đẩy người vào trong xa lạ. Người không bàn cãi, không hoảng hốt, người hành động.

Người có thể nêu ra bao nhiêu thứ câu hỏi về tương lai. Nhưng người hành động ngày này qua ngày khác, luôn luôn vâng lời Thiên Chúa. Ý nghĩ về ngày mai, người đặt vào trong đức tin nơi Thiên Chúa. Một lòng tín thác như thế vẫn phải trả giá rất đắt đối với mọi người cha gia đình ngày hôm nay, họ phải có đức tin mạnh để vượt qua những khó khăn lớn lao.

Ngày 08/12/1870, Đức Thánh Cha Piô IX đã chọn thánh Giuse làm bổn mạng Đại Gia Đình Giáo Hội. Ta hãy cầu nguyện như Đức Gioan XXIII: “Lạy thánh Giuse, xin lấy tinh thần bình an, lặng lẽ và hoạt động của Ngài phụng sự Hội Thánh, mà tăng cường sinh lực cho chúng con luôn mãi”.