Chúa Nhật IV mùa vọng  - Năm A
THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA
Chú giải của Noel Quesson

Những “Tin Mừng về tuổi thơ” là những trang Tin Mừng kỳ diệu, rất khác với các Tin Mừng khác: Matthêu và Luca là những người duy nhất nói cho chúng ta hay, lại không phải là những chứng nhân trực tiếp. Các ông đã sưu tập lại những kỷ niệm được lưu giữ trong các môi trường “Do Thái – Kitô” và nhất là trong gia đinh Đức Giêsu. Và với dữ kiện cơ bản” này, các ông đã xây dựng một Dẫn nhập thần học, có phần giống như một nhạc sĩ soạn một “Khúc dạo đầu” mà ở đó nhạc sĩ làm cho người ta nghe thấy những chủ đề chính mà ông muốn khai triển tiếp theo. Dưới vẻ bề ngoài thô thiển và vụn vặ, đó là những văn bản phong phú những giáo lý sâu sắc, dĩ nhiên được viết sau khi Đức Giêsu sống lại và cần phải đọc “trong đức tin”. Điều ấy không có ý nói rằng, “tính nhân bản không có trái lại là khác”.

Matthêu, khác Luca, không tập trung tuổi thơ của Đức Giêsu và Đức Maria, nhưng vào Giuse: 1. Giả phả Đức Giêsu, theo dòng dõi Giuse; 2. Loan báo việc sinh Đức Giêsu cho Giuse, và chấp nhận vai trò của mình: chồng Đức Maria và cha pháp lý của Đức Giêsu; 3. Việc thờ phụng của các nhà chiêm tinh và vai trò chủ chốt của Giuse bảo đảm an toàn hài nhi khi trốn sang Ai Cập; 4. Trở về Na-da-rét, theo lệnh của một thiên thần luôn luôn nói với Giuse (Mt 1,1 - 2,23).

Chúa nhật này trước lễ Giáng sinh. Giáo Hội đề nghị chúng ta nghe tin loan báo cho Giuse.

Đây là gốc tích (“khởi nguyên”) của Đức Giêsu Kitô.

Nói “khởi nguyên” là nói đến “bắt đầu”. Đó là tiếng trang trọng lớn lao của khởi đầu thế giới, trong sách đầu tiên của Kinh Thánh.

Đối với người Sê-mít, quan niệm “nhân vị” như một cái toàn thể, vữa có tính thể xác và linh thiêng, khác với những người Hy Lạp, coi “nhân vị” trước hết như một linh hồn, thực tại linh thiêng, nhập thể vào trong một thân xác Đức Giêsu Kitô “bắt đầu” ở chính khoảnh khắc mà người nhập thân vào “lịh sử con người”, vào biến cố này, vào tình huống mà Đức Gìêsu sinh ra.

Bà Maria, Mẹ Đức Giêsu đã thành hôn với ông Giuse.

A, tất cả mọi người đều tin là biết lịch sử về con người của Giuse. Một con người trở thành đề tài để giễu cợt trong trại lính và trong xưởng thợ. Người ta đã đặt thành những bài hát dân gian diễu cợt con người ngây thơ và nạn nhân này; ông Giuse đáng thương! không phải thế sao? Nhất thế là chế nhạo Tin Mừng và không biết tí gì về cặp Maria và Giuse. Cặp này chắc chắn là cặp hạnh phúc nhất trong suốt lịch sử. Người mà, trong tất cả các cặp được thành hình từ khi tạo thành thế giới, được mang dấu ấn một lịch sử phổ quát! Cặp này cũng là cặp ‘phong nhiêu nhất trong các cặp’. Ban đầu, tình hình của họ thế nào: hai thanh niên ở giữa tuổi 15 và 20, đính hôn với nhau, vì cùng có một dự tính kỳ diệu là thành vợ chồng. Bạn hãy nhớ đến cuộc đính hôn của các bạn! Cái thời hạnh phúc đó. Hãy, nhìn các bạn trẻ đang lui tới với nhau và xây dựng ý định lứa đôi.

Nhưng trước khi ông bà về chung sống, Bà đã có thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần, ông Giuse, chồng bà là người công chính là không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.

Đây là chặng thứ hai: “dự tính tan vỡ”; khủng hoảng chuyện đôi lứa, khi Giuse thấy người đính hôn của mình mang thai. Tất cả mọi giấc mơ đầu bị phá tan. Có lẽ ta không thể hiểu được nỗi đau đớn tinh thần dày vò còn bị che khuất đằng sau đoạn Tin Mừng vắn tắt này? Ở giai đoạn tình huống này, Giuse quyết định không cưới Maria nữa. Và quyết định này là quyết định của người đàn ông công chính.”

Người ta đưa ra nhiều cách giải thích về sự công chính này của Giuse. Thánh Justin nghĩ rằng Giuse công chính bởi vì người muốn áp dụng Luật (Đnl 22,23). Điều kỳ lạ và có vẻ không đúng là người ta đã có thể nghĩ đến một sự nghi ngờ tội ngoại tình, mà Luật Môsê đòi phải phạt. Thánh Giêrôm, chính người lại kết luận rằng Giuse “công chính bởi vì ông muốn bỏ bà Maria một cách kín đáo”. Nhưng cũng ở chính đó, có phải là điều công chính khi bỏ mặc cho số phận một người vợ mà người ta nhìn nhận là vô tội ư? Giải pháp thỏa đáng duy nhất cho vấn đề này chính là điều mà bản văn đã gợi ra. Quả thế, ngay trước lúc diễn tả cuộc tranh chấp tâm lý của Giuse, thì Matthêu, một cách rất rõ ràng, giả định là người ta có biết việc “thụ thai mà còn trinh nguyên một con trẻ”; thụ thai bởi tác động của Thánh Thần.

Do đó có lẽ chính Đức Maria đã tiết lộ tâm sự với người mình đính hôn (hay đúng hơn, mẹ của Đức Maria theo tập quán Phương Đông). Và Giuse, sau khi suy nghĩ bằng những phương tiện nhân loại của mình, sau khi đã hiểu rằng con trẻ này do Chúa, mà đến, ông không muốn đòi hỏi về quyền hành đối với đứa con không phải là của mình; ông nhận ra ‘quyền làm cha’ của Thiên Chúa. Và ông nghĩ rằng, chính ông Giuse, không được con như cha của đứa con đó. Thế là ông quyết định từ khước ý định lứa đôi của mình. Cũng như Abraham, hy sinh cho Thiên Chúa, Giuse là “người công chính”, ông quyết định hy sinh mình.

Ông đang toan tính như vậy thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về...”

Như thế chính Thiên Chúa can thiệp để thay đổi dự tính của Giuse. Để nhấn mạnh đến khía cạnh “tôn giáo”, thần linh”, của quyết định mới mà Giuse có, Matthêu để cho mạc khải” của mình chảy theo “thể loại văn chương” thoáng thấy của việc “loan báo theo ngôn ngữ quen thuộc Kinh Thánh, Chúa dựng ở đây sự can thiệp của “Thiên Thần của Chúa”, và của “giấc chiêm bao” loan tin.

Thường đó là vấn đề về các giấc chiêm bao trong Kinh Thánh và đặc biệt trong cuộc đời của Giuse (Mt 1,20; 2,13.22).

Giuse, một anh thợ tầm thường, ở đây được gọi lên một cách trang trọng là “con nhà Đavít”. Chính là với danh nghĩa “dòng dõi của hoàng gia” Do Thái, mà Thiên Chúa yêu cầu ông thay đổi ý định và nhận Maria làm vợ mình. Ông đã quyết định' “bỏ” nàng' và như thế khước từ làm cha đứa bé mà Maria mang thai... Tình hình cũng đúng như đại tổ phụ trong đức tin, Abraham tin điều đó, khi ông chấp nhận hy sinh con trai Ixaác của mình, thì ông xem con trai mình như một “của lễ của Thiên Chúa” (St 22). Với Giuse, người vừa khước từ một đứa con trai, cũng thế. “Thiên Thần của Thiên Chúa đòi ông đón nhận đứa con trai theo cách khác: Người phải nhận đứa con như một “của lễ”, trong đức tin. Đứa con mà ông đã khước từ theo xác thịt, thì ông lại nhận đứa con đó như “con của lời hứa” (Gl 4,2-28).

Chắc chắn người con bà cưu mang là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai, và ông phải đặt tên con trẻ.

Câu văn bằng tiếng Hy Lạp được xây dựng trên sự đối lập mà chúng ta đã nhấn mạnh; bộ phận đầu tiên của câu nói bắt đầu bằng “gar”, có nghĩa là “quả thế, chắc chắn”. Bộ phận thứ hai của câu nói bắt đầu “dé”, có nghĩa là “nhưng, tuy nhiên”.

Vì thế thiên thần không báo cho Giuse biết việc thụ thai đứa con còn trinh nguyên, mà ông đã biết. Nhưng thiên thần yêu cầu ông, mặc dù ông đã biết, là thay đổi quyết định của ông. Không những Giuse không biết mình đi như ông tính làm, nhưng trái lại, Thiên Chúa cần ông. Thiên Chúa giao cho Giuse hai vai trò: 1. nhận lấy Maria về nhà mình; 2. đặt tên cho con trẻ. Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, theo thói quen sêmít, điều ấy có nghĩa rõ ràng là “nhận lấy quyền làm cha pháp lý” cho đứa con. Người ta hiểu tại sao Giuse đã được chào kính với danh hiệu: Con Đavít. Chính do dòng họ Giuse mà Đức Giêsu lại trở nên con của Đavít, để hoàn thành tất cả mọi lời hứa của Thiên Chúa” (Mt 1,1 - 9,27 - 12,28: 20,23 - 21,9).

Đối với ai hiểu văn bản này một cách sâu xa, như đa chép, Giuse không hề thuộc về thứ nhân vật xanh xao và thụ động mà người ta dã làm biến dạng một cách sai lầm Đó là một “người công chính” thực sự. Một người can đảm thực sự đã thay đổi quyết định mà mmh đã có với tất cả lòng thành. Một người tin tưởng vào người đã đòi mình một “lòng tin”, vào nhịp độ của biến cố khủng khiếp sắp xảy ra. Và ta hãy thêm, “một người chồng” hoàn toàn hiệp thông với lòng tin của người vợ mình. Ngày nay, tâm lý học hiện đại nhấn mạnh đến khái niệm “đôi lứa”, “đồng trách nhiệm”. Bất chấp tất cả những cái bề ngoài hờ hợ mà người ta có thể dừng lại, than ôi. Maria và Giuse sống, một cách vượt hẳn thường lệ, một cuộc sống đôi lứa kết hợp một cách phi thường: họ “đối thoại” ở mức độ sâu xa nhất, bằng cách mỗi người đi tìm ý của Thiên Chúa, và bằng cách chấp nhận cùng một thái độ; phải vượt qua những cái nhìn nhân loại đơn giản, để có thể tin tưởng vào một tương lai mà Thiên Chúa mở ra trước mắt họ. Và còn điều này, bất chấp “cơn khủng hoảng”, một lúc nào đó một chuyện không thể tiên liệu được đã tạo ra giữa họ. Như vậy trong cuộc sống chúng ta, có thể xảy ra một tình huống bắt buộc,bất ngờ, mà khi đó dường như Thiên Chúa đến phá vỡ những dự tính của chúng ta, tức là, trong thực tế, kêu gọi ta tiếp nhận ý chí mới của Thiên Chúa. Nhưng đó là trong đêm tối đức tin; như trong một giấc chiêm bao ban đêm.

Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: Nây đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Hai từ này là cả một nền thần học: Thiên Chúa cứu độ Thiên Chúa ở cùng chúng ta... Giuse, lúc này, chỉ muốn có tên thứ nhất, “Giêsu-Thiên-Chúa-cứu-độ”. Và chính Đức Giêsu Phục sinh sẽ đảm nhận tên thứ hai hàm nghĩa Sê-mít ở cuối sách Tin Mừng: “Còn tôi, tôi ở với các ông mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Con trẻ mà tôi sắp mừng lễ ngày Giáng sinh, con trẻ ấy có đúng là Giêsu kia không? Tôi có đón nhận người như Đấng giải thoát tôi khỏi tội lỗi của tôi không? Tôi có đón nhận dấu chỉ nhiệm tích của người không?

Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dậy và đón vợ về nhà, ông không ăn ở với bà cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu.

Cuối cùng bây giờ, chúng ta tìm thấy lại cái dự tính đôi lứa muốn hình thành lúc đầu câu truyện (“Maria thuận cưới Giuse”); dự tính này, trong khoảnh khắc bị tan vỡ do tình huống đã gây ra khủng hoảng, và bây giờ thành hình (nhưng khác hẳn với dự kiến (“không có quan hệ vợ chồng”), ông ấy chẳng hề biết bà ấy”). Bản văn có một sự sáng tỏ làm lóa mắt, giống như tất cả những gì thuộc về thần linh: Giuse. nhờ quyết định của Thiên Chúa được đồng thuận tự do trong đức tin, đón nhận một chức năng làm cha đích thực mà không có quan hệ xác thịt. Tôi tưởng tượng thấy điều đó, sung sướng, hồ hởi. Tất cả chuyện đó là huyền nhiệm, như Thiên Chúa là huyền nhiệm, cũng như “Phục sinh”, như “Thánh Thể” đều là huyền nhiệm.