Chúa Nhật XXXII thường niên
DỤ NGÔN MƯỜI TRINH NỮ
Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

"Bấy giờ về Nước Trời thì cũng in như mười thiếu nữ": Công thức nhập đề này, duy nhất trong Diễn từ cánh chung, nhắc lại công thức nhập đề của các dụ ngôn về Nước Trời ở chương 13; nó không muốn bảo: Nước Trời giống như mười thiếu nữ, nhưng là: bấy giờ, nghĩa là vào lúc Nước Trời tỏ hiện lần sau hết, có những người giống như các thiếu nữ trong dụ ngôn; tránh ra chữ bấy giờ có cùng một nghĩa với câu 31: "Khi Con Người đến trong vinh quang của Người...".

"Đi đón lang quân": Lối so sánh Chúa Giêsu với lang quân chuẩn bị hôn lễ của mình và hình ảnh của chính lễ cưới rất quen thuộc dù ý niệm Messia-lang quân xa lạ với Do thái giáo thời suy đồi. Song tâm điểm của dụ ngôn nằm trong tầm quan trọng được gán cho lúc lang quân đến. Như dụ ngôn đi trước và dụ ngôn nén vâng tiếp liền sau, dụ ngôn mười trinh nữ phải được đọc và hiểu như là lời chú giải toàn bồ giáo huấn của các câu 36-42, chương 24.

"Các cô thiếp đi mà ngủ cả”. Các trinh nữ không bị khiển trách vì đã ngủ, bởi thời gian hoạt động đã qua đối với các cô, nhưng là vì đã chẳng chịu làm công việc phải làm (các cô khờ) ngay từ đầu lễ cưới (đem đủ dầu có nghĩa là trung thành). Bởi thế, lời khuyên hãy tỉnh thức của c.13 không mâu thuẫn với giấc ngủ đó của mười trinh nữ, vì nó được áp dụng vào thời gian trước khi cử hành lễ cưới. Phải tỉnh thức bây giờ để có thể bình thản mà ngủ, với số dầu đã dự tru, trong thời gian cuộc lễ.

"E không đủ cho cả chúng em và các chị": Toàn bộ ý nghĩa dụ ngôn kết tinh trong câu trả lời cứng rắn này đối với các trinh nữ khờ dại chẳng chịu phòng xa. Không còn vấn đề cho hay ngay cả cho mượn chính cái điều bảo đảm cho ta ơn cứu rỗi. Ta thình lình được đưa vào một bầu khí hết sức nghiêm khắc xa hẳn rọi thứ tình cảm, mọi thứ nhân đạo.

KẾT LUẬN

Phải tỉnh thức bây giờ, nghĩa là phải dự trữ đủ dầu, phải trung thành (24,45; 25,23) và phải làm các việc cần làm lập tức để khỏi phải "thức dậy" (sống lại) cách thình lình trong giờ Phán xét. Nếu biết giờ Phán xét hay biết các dấu hiệu tiên báo hiển nhiên, có lẽ con người sẽ trì hoàn việc sống trung thành; nhưng trong phần hai này của Diễn từ cánh chung, một nhấn mạnh sự vô tri của nhân loại về Giờ đó và vì thế, ông chẳng đề cập gì đến các dấu chỉ tiên báo ngày tận cùng nữa cả.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Chúa đến. Đối với mười trinh nữ, đó là một xác tín chắc chắn, hiển nhiên. Họ đã chuẩn bị đèn đuốc, đã đi nghênh đón và chờ đợi chàng rể tại nơi ấn định họ đã xác tín chàng sẽ tới đến độ không lo âu gì trước sự chậm trễ ấy. Họ đã thiếp đi và ngủ cả, đó là dấu hiệu họ đang bình thản tâm hồn.

Ta cũng tin Chúa đến. Tuy nhiên đôi lần việc chờ đợi làm ta bớt tin tưởng. Chắc chắn, Người đến, nhưng mọi sự xem ra quá bình lặng. Người đến, nhưng chẳng có dấu hiệu gì, người hình như bất động. Khi chẳng có gì xảy ra, khi không một dấu hiệu tiên báo nào xuất hiện, thì sự hao mòn của thời gian dễ tàn phá lòng kiên nhẫn của' ta, các câu hỏi bắt đầu nổi dậy, nghi ngại chen vào lung lay những xác tín chắc chắn nhất; dần dần chính sự mù mờ của kiến thức làm tắt ngủm ngọn đèn nội tâm của ta và đặt trong ta một thái độ dửng dưng nào đó, vì các biến cố đoan hứa xem ra đáng ngờ. Bấy giờ nếu thình lình xảy ra một tai biến, sự chờ đợi có thể chìm sâu vào thất vọng và bị coi như hoàn toàn vô ích. Chúa đến, đó là điều chắc chắn, là một xác tín bình thản phải được củng cố trong ta. Đó không phải là một giả thuyết, một khả hữu đơn thuần, mà là thực tại hiển nhiên của tương lai ta. Và vì liên hệ tới tương lai ta nên đó chính là viễn tượng duy nhất chắc chắn như cái chợt thể lý của ta. Ước gì niềm xác tín này làm lòng ta tràn ngập bình an, tinh thần ta hoàn toàn thanh thản.

2. Chúa đến, và đến bất ngờ. Đó là khía cạnh thứ hai trong câu chuyện mười trinh nữ. "Nửa đêm, có tiếng kêu..." như thể việc đi sang ngày mai ấy cũng là việc chuyển từ tình trạng này đến tình trạng kia. Bất ngờ và cưỡng chế, đó là đặc tính của việc Chúa đến trong Lời mà ta đang nghe lúc này đây của Thánh lễ. Đấy như là một dấu báo hiệu; trước đó nó đã cho thấy thật là phi lý khi ta trong mình sẽ có đủ giờ để canh chừng. Không báo trước như một tiếng sét giữa bầu trời quang đãng, như một tiếng kèn loa vang (1Tx 4, 16), như một "con đường Đamas" xem ra bình thường nhưng lại có tính cách quyết định, cuộc giá lâm ấy sẽ áp đặt sẽ mang đi tất cả, và sẽ ban sức sống cho những gì phù hợp với nó cho những ai đón chờ nó, và sẽ tiêu diệt những gì còn lại.

3. Nhưng hăng hái đi đón Chúa và chờ đợi Người đến trong một đức tin an tĩnh thì cũng chẳng đủ tí nào. Phải tích cực chuẩn bị cuộc gặp gỡ đố bằng cách dự trữ thật nhiều việc lành phúc đức, nhiều hành vi xả thân phục vụ các kẻ "bé mọn" quanh ta, nhiều trung tín đối với các công việc khác nhau thuộc bổn phận bậc sống ta. Chỉ có đời sống hoàn toàn tận hiến cho Chúa và cho anh em mới sẽ có thể rạng ngời như ánh sáng trong đêm tối trần gian và cho phép ta nghỉ yên giấc ngàn thu vì biết rằng Chúa sẽ mở rộng cho ta cánh cửa phòng tiệc của Người.