Chúa Nhật XV thường niên - Năm A

NGƯỜI GIEO GIỐNG

Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Hiệu quả của Hạt giống Lời Chúa.

Ta đã kết thúc "bài diễn từ sai đi" bằng kinh nguyện truyền giáo của Đức Giêsu. Một lời nguyện tạ ơn, trái ngược hẳn với sự tiếp đón hờ hững lời Người giảng dạy tại Galilê. Với chương 13, ta lại gặp nhau trong một đoạn mới của Phúc âm thứ nhất (12,22; 16,20) mà sợi chỉ đỏ là căn tính thực sự của Đức Giêsu. Căn tính ấy đạt tới cao điểm trong lời tuyên xưng của Phêrô ở chương 16,16. Trong lúc các luật sĩ và biệt phái không ngừng lún sâu vào con đường mù quáng. Họ tuyên bố. "Người này trừ quỉ nhân thân Belzébolul, tướng quỉ”.

Những tâm hồn "bé nhỏ" lại mở rộng đón tiếp mầu nhiệm bản thân và sứ vụ của Ngài. Họ tự hỏi "Phải chăng người này là con vua Đavit. Trong bối cảnh này, Matthêu đặt bài diễn từ thứ ba của Đức Giêsu, bài "diễn từ bằng dụ ngôn một tập họp bảy dụ ngôn và bốn là của riêng ngài (dụ ngôn cỏ lùng, viên ngọc và lưới cá). Trong các dụ ngôn, Đức Giêsu biểu dương một "tài năng không ai bắt chước được, một người kể chuyện độc đáo" như J. Potin nhận định. "Dụ ngôn kích thích óc tò nó nắm bắt thực tại của cuộc sống hằng ngày, tách ra một mảng, dàn dựng thành cảnh để hướng thính giả về một thực tại vô hình? phụ thuộc vào điều mắt thấy tai nghe hằng ngày. Ngồi trên thuyền, Đức Giêsu thấy một đám đông mênh mông chen chúc nhau trên bờ hồ. Ngài bất đầu giảng dụ ngôn người gieo giống. Một dụ ngôn nói với những người thất vọng vì kết quả ít ỏi của lời Người giảng dạy, nói với các môn đệ vì họ có cảm tưởng rằng Lời Người chỉ gặp thuần thất bại. Một đụ ngôn của niềm hy vọng, rất hiện thực, vì như J. Dupont viết: "Những thất bại ấy, ngày nay đâu thiếu, cũng không thiếu những Kitô hữu chán nản. Đức Giêsu muốn thông truyền niềm tin không gì lay chuyển được của Người. Được Đức Chúa Cha sai, Người đã đến khai mạc Nước Thiên Chúa: "Này người gieo giống đi gieo". Và, bất chấp những khó khăn, chậm chạp, thất bại, mùa gặt cũng sẽ tới. Dường như Thiên Chúa gieo thuần trong thất bại? Nhưng từ những khởi đầu ít hứa hẹn ấy, sẽ bừng lên một mùa thu hoạch vượt quá mọi niềm by vọng: huê lợi kỳ diệu của hạt giống rơi trên "đất tốt", sẽ đền bù rộng rãi những thất bại. J. Potin nói tiếp: "Đức Giêsu không phải không biết đến hoàn cảnh phức tạp của con người trong đó Thiên Chúa muốn gieo mầm mống Nước Trời. Cách thế gieo hạt ở Palestine đã cho Ngài cơ hội giải thích nước Trời, người ta gieo trước khi cày ruộng. Người qua kẻ lại băng ngang làm đất chai lì, không cho hạt giống mọc lên. Đất không mầu mỡ hoài hoài. Đá trồi, gai mọc bóp nghẹt cây lúa trước khi nó kịp nẩy nở. Nhưng dù huê lợi không đồng đều đất mầu mỡ vẫn có. Người gieo, tức Thiên Chúa, ước lượng rằng hạt giống có mất mát, mùa gặt vẫn bội thu. Đức Giêsu khẳng định Nước Thiên Chúa sẽ đạt đến viên mãn dù có những chướng ngại. Đến mùa gặt, Thiên Chúa sẽ có lý do để mừng vui. Trong viễn tượng này, ta cảm thấy Đức Giêsu reo lên vui mừng. Ta đoán được điều đó trong các kết quả tăng dần: 30, 60, 100 cho một hạt. Hành động của Thiên Chúa không thể dẫn đến thất bại. Hành động ấy có hiệu quả, như "Lời của Người".

2. Những thửa đất khác nhau.

Tự thân dụ ngôn, dụ ngôn của niềm hy vọng, tập trung vào giạt giống - Lời Chúa và hiệu quả của nó. Việc giải thích dụ ngôn cho cộng đoàn ở các câu 10 và tiếp theo lại nhấn mạnh đến tính chất khác biệt của các thửa đất và phẩm chất đón nhận của chúng. Tin vào hiệu quả của Lời Chúa không được làm quên đi trách nhiệm của những kẻ nghe lời: Kết quả cụ thể của việc gieo hạt tuỳ thuộc vào thái độ đón nhận của họ. J. Potin kết luận: "Giáo Hội đã, nhân dụ ngôn này, tố cáo những thiếu sót tinh thần ngăn cản sự tiến bộ của đời sống Kitô hữu... ở mỗi thửa đất, ta dễ dàng thấy những thái độ mà các nhà giảng thuyết tố cáo: sa chước cám dỗ của Satan, nhất là trong lúc bị bắt bớ, sự hời hợt của đức tin, gắn bó với của cải vật chất.

BÀI ĐỌC THÊM:

1) Gieo lời Chúa với lòng can đảm và hào phóng.

Tôi có thể rút ra được một bài học nữa từ dụ ngôn người gieo giống. Thái độ của người có trách nhiệm loan báo lời Chúa. Đức Giêsu cảnh báo họ trước một cám dỗ: chỉ lo phân tích đất đai, đoán xét lòng người và hoàn cảnh, chuẩn bị sao cho đất sinh hoa kết trái. Vì thế, họ có khuynh hướng dành hạt giống cho thửa đất tốt, loại trừ những thửa đất xem ra không xứng đáng hoặc không có khả năng đón nhận lời Chúa... Sau cùng dụ ngôn nói rằng chính hạt giống bộc lộ phẩm chất của đất đai. Hạt giống không chỉ dành riêng cho đất tốt, cho những người lành, cho những người tốt, trong những hoàn cảnh rõ ràng, sau khi các vấn đề đề quân bình, công bình, phát triển, lương thiện, luân lý... đã được giải quyết. Ta vẫn thường bị cám dỗ: "Làm thế có ích gì?" "Với những người này, trong hoàn cảnh ấy, ta chẳng có gì để làm". Không, phải tung gieo Lời Chúa với lòng can đảm và sự hào phóng. Chính Thiên Chúa chứ không phải ta, sẽ thăm dò các tâm hồn. Ta vẫn thường ngạc nhiên: Lời Chúa bộc lộ đáy lòng thầm kín của con người, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các thượng tế và các tiến sĩ luật.

2) Người gieo giống kỳ lạ, vừa là người gieo, vừa là người bị gieo.

Dụ ngôn đưa vào cuộc một Thiên Chúa còn có nhiều điều để nói với ta, dù đã có nhiều bình luận, giải thích, để ta bắt đầu bằng những bình luận, giải thích của chính Phúc âm. Quả thực người ta có khuynh hướng lái dụ ngôn ra khỏi ý nghĩa quan trọng nhất khi biến nó thành, không phải dụ ngôn Người gieo giống nữa, nhưng là dụ ngôn về chất đất. Điều đó hợp pháp vì đó là một lối đọc do tác giả Phúc âm đề nghị, một lối đọc theo luân lý, cảnh báo về những thái độ của con người khi đón nhận Lời Chúa, để Lời Chúa sinh hoa kết quả dồi dào. Hãy nhớ lại lối giải thích và áp dụng do nhóm "Hành động Công giáo" đề nghị, ứng vào những cảnh vực đời sống". Nhưng ta hãy trở lại với Người gieo giống. Tôi muốn rút ra từ hình ảnh người gieo giống, mà những con tem Pháp luôn minh hoạ bằng người phụ nữ, một vài đặc điểm của Thiên Chúa chúng ta. Trước hết, Thiên Chúa của Đức Giêsu trao ban lời của Ngài có lẽ như một "hơi thở mong manh". Nhưng Người đã trao ban. Người không giữ Lời cho riêng mình. người cho nó mặc lấy hình hài trong thửa đất của con người. Kế đó, Thiên Chúa gieo lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện. Cũng cần thêm rằng, người gieo hào phóng đến độ chẳng cần nhìn chỗ hạt giống rơi: trên đường đi, trong đá sỏi, trong gai góc, trên đất mỏng...,nghĩa là, gieo khắp nơi. Đương nhiên có nhiều hạt giống chết đi. Người gieo giống là kẻ đầu tiên thực hành câu nói thời danh: Ai muốn cứu mạng sống mình sẽ mất, ai liều mạng sống sẽ gặp được sự sống. Thực kỳ dị, vì người gieo giống vừa là người gieo, vừa là người bị gieo. Làm sao quên được rằng Đức Giêsu là hạt giống gieo vào lòng đất? Làm sao tin vào sự phong nhiêu của Ngài nếu ta từ chối cái chết của Ngài? Đức Giêsu không chỉ là cánh tay Thiên Chúa tung gieo Lời Hằng Sống. Chính Đức Giêsu là hạt lúa mì đã chôn vùi vào thửa đất có cả cỏ lùng của ta và tan biến trong lòng đất, để phục sinh trong muôn ngàn bông lúa. Chính vì thế mà Mùa gặt đỏ ối dưới ánh mặt trời Phúc âm sẽ được thu hoạch, khi Thiên Chúa muốn, vào những kho lẫm của Tình yêu vĩnh cửu.