Chúa Nhật IV thường niên - Năm A
THẤY ĐÁM ĐÔNG...
Chú giải của Noel Quession

Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi...

Phải suy nghĩ về những lời dẫn nhập đầu tiên này của bài giảng trên Núi Thánh Matthêu giới thiệu với chúng ta Đức Giêsu lúc bắt đầu sứ vụ của Người, có một đám đông đi theo Người. Và những câu trước đó mô tả đám đông ấy gồm, những người bệnh hoạn, tật nguyền, những kẻ kinh phong, bại liệt... (Mt 4,23). Đức Giêsu là Đấng nhìn thấy đám đông lầm than vất vưởng mà chạnh lòng thương... như bầy chiên không người chăn dắt (Mt 9,36). Ngày hôm nay... tôi nhìn thấy ánh mắt của Đức Giêsu đẫm lệ xót thương những ai bị đè bẹp: bệnh hoạn, tật nguyền, những người không việc làm, những phụ nữ bị nhạo báng, những người nghèo thuộc mọi thành phần, "những người thu thuế và tội lỗi" cả một nhân loại ấy bên bờ tuyệt vọng.

Khi Đức Giêsu nhìn thấy tất cả nhữngđiều đó... Người làm gì? Người nói gì?

Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng:

Phong cảnh này được cố ý dựng lên vĩ đại và long trọng. Đức Giêsu rất con người nhưng theo Tin Mừng của Matthêu cũng là "Đức Chúa Vinh quang", uy nghi như một tranh thánh của phương Đông. Phong cảnh núi non là "bài giảng" Đây không phải là một phác họa cho diễm lệ, đó chính là khung cảnh vĩ đại của việc công bố luật mới là núi Xi-nai mới, đỉnh núi bốc khói nơi Thiên Chúa nói với dân. Và Đức Giêsu là Môsê mới, nhà làm luật, nhà giải phóng chân chính cho tất cả những ai đang sống trong nô lệ.

Vâng, bạn đang bị đè bẹp bởi một hoàn cảnh mà con người không thể chịu đựng nỗi, bạn hãy lắng nghe! Thiên Chúa muốn nói với bạn môt điều. Bạn đang khốn khổ bởi vì bạn cảm thấy bị tổn thương trong những khát vọng sâu nhất bạn hãy lắng nghe! Nếu bạn có cơ may "'hiểu được, điều Người sắp nói với bạn, thì cuộc đời bạn sẽ được thay đổi. Hãy lắng nghe... Bạn hãy lắng nghe Thầy. Bạn hãy lắng nghe Đức Giêsu.

“Phúc thay... Phúc thay... Phúc thay...

Đó là chữ đầu tiên của tất cả các câu trong "bài giảng trên núi".

“Phúc thay"!, "makarioi" trong tiếng Hy-lạp.

“Phúc thay”!, "asherei” trong tiếng Do Thái...

Vâng chủ đề của bài thuyết giáo đầu tiên của Đức Giêsu chính là hạnh phúc. Các mối phúc thật là một sự loan báo về hạnh phúc, một "tin mừng tóm lược toàn bộ Tin Mừng. Các bạn là những người nghèo khó, bị khinh miệt những người chán nản, thất vọng, các bạn có thể được hạnh phúc. Các bạn hãy hạnh phúc. Bởi vì hạnh phúc thật trước tiên không phải là công việc của sự giàu sang, của sự thành công, của lạc thú. Bạn đã tưởng rằng hạnh phúc không dành cho bạn... Đức Giêsu nói với bạn rằng bạn có thể được hạnh Phúc. Đức Giêsu muốn làm cho các môn đệ của người trở thành những người hạnh phúc. Bạn là Kitô hữu! bạn có biết rằng bạn đang hạnh phúc không? Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không hỏi tại sao ư?

Nhưng vấn đề là hạnh phúc nào? Có nhiều loại hạnh phúc.Và hạnh phúc khi nào? Cho cuộc đời hiện tại hay cuộc sống mai sau?

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó...

Phúc thay ai hiền lành...

Phúc thay ai sầu khổ...

Phúc thay ai khao khát nên người công chính...

Phúc thay ai xót thương người...

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch...

Phúc thay ai xây dựng hòa bình...

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính...

Hạnh phúc mà Đức Giêsu nói đến không loại trừ những nghịch cảnh và sự đau khổ. Chúng ta đã thấy điều đó qua tất cả bản văn, một cách chính xác Đức Giêsu nhắm đến những người mà người ta coi như những người bất hạnh. Các mối phúc thật không nhắm đến "những"hạng người khác Những từ ngữ thay đổi ở đó chỉ để làm dôi lại một tư tưởng duy nhất: “Anh em hãy đến cùng tôi. tất cả những ai đang vất vả và nặng nhọc, và tôi, tôi sẽ cho anh em sự nghỉ ngơi. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học vôi tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng vì ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng" (Mátthêu 11,28-30).

Vâng, Đức Giêsu đúng là Đấng mà người ta chờ đợi "Đấng đã được loan báo", "Đấng phải mang lại Tin Mừng “cứu độ" Người ta hay quên rằng chữ "Tin Mừng" đã được chính Đức Giêsu lấy lại từ phần thứ hai của sách I-sai-a: "Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu (oint = chnstoa) tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức..." (I-sai-a 61, 1.6 - Lc 4, 18)

Phúc thay... vì Nước Trời là của họ...

Tám mối phúc thật đầu tiên được đóng khung bằng sự bao gồm này, được lặp lại hai lần ở đầu và ở cuối (Mt 4,3 và 4,10). Bởi công thức này, Đức Giêsu trả lời hai câu hỏi của chúng ta: hạnh phúc nào? khi nào? Vấn đề là một hạnh phúc “từ bây giờ". Nước trời đang ở trong anh em: Không phải chỉ là một hạnh phúc được hứa cho mai sau, cho đời sau. Phải hiểu rõ sự tế nhị trong tư tưởng của Đức Giêsu.

Sẽ là một sự hiểu sai khi biến nó thành một thứ "thuốc phiện của quần chúng để người ta hút và ngủ thiếp đi với lại hứa sẽ được hạnh phúc sau này, bên kia thế giới sau khi chết! Đức Giêsu nói rằng những ai bị đè bẹp bởi thế giới này thì được hoặc có thể được hạnh phúc một cách thiết thực ngay trong lúc mà Đức Giêsu nói điều đó với họ. Nhưng điều này không hiển nhiên. Phải ý thức về nó. Và điều ấy dĩ nhiên không loại bỏ viễn cảnh của một "thế giới

phải đến", "Nước Thiên Chúa" nhưng niềm hy vọng ấy đã chuyển biến hiện tại. Tương lai hạnh phúc mà Đức Giêsu hứa ban cho tất cả những ai bị hoàn cảnh nhọc nhằn hiện tại đè bẹp…. tương lai ấy đã trở thành một thực tại hiện diện trong ngôi vị và tình bạn hữu của Đức Giêsu

Bởi vì hạnh phúc ấy, chúng cuộc, chính là Triều đại của Thiên Chúa", chính là "Tinh yêu Thiên Chúa" ngay từ Hôm Nay nếu bạn muốn thật sự soi sáng hoàn cảnh đau khổ của bạn. Đức Giêsu không bao giờ định nghĩa "Nước Thiên Chúa (những chữ Nước, Triều đại, Vương quyền đều giống nhau trong tiếng Do Thái), nhưng nó gợi lên ý tưởng và người ta có về Đấng Quân Vương, Đấng Thiên Sai lý tưởng trong toàn bộ Phương Đông Cổ đại: chức năng đầu tiên của vua (Đấng quân Vương) là bảo đảm sự giải phóng khỏi mọi sức mạnh ngoại bang đang đe dọa... bảo đảm công lý và bảo vệ những người nghèo, trẻ nhỏ chống lại những người giàu sang và quyền thế là những người luôn luôn có khuynh hướng bóc lôt những người yếu đuối. Khi Đức Giêsu khẳng định rằng những người nghèo là những người được Thiên Chúa ban đặc ân, rằng triều đại của Thiên Chúa thuộc về họ, rằng công lý vương đế đứng về phía những người phận nhỏ….Đức Giêsu không nói rằng những người nghèo là những tốt nhất, đạo đức hơn những người khác. Vấn đề ở đây không phải là tâm lý hoặc đạo đức của những người nghèo. Trong. Những công bố này về các mối phúc thật, có một sự mạc khải một ý tưởng nào đó về Thiên Chúa: Thiên Chúa tự nhận mình có bổn phận là một ông vua tốt. Thiên Chúa đặt niềm vinh dự của Người trong việc đem lại "hạnh 'phúc”, một cách mầu nhiệm, cho những người bị tước đoạt hết mọi hạnh phúc của con người. Cho cả bạn nữa, nếu bạn muốn! Hạnh phúc nghịch lý và không thể hiểu được đối với người nào đã không cảm nghiệm nó.

Vậy bạn hãy thử xem. Hãy bước vào hạnh phúc đó của Thiên Chúa. Ngay NGÀY HÔM NAY.

Nếu bạn đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa toàn diện" của các mối phúc thật, lúc đó bạn hãy lắng nghe cách thể hiện mà Matthêu đem lại. Sự công bố Tin Mừng Nước Thiên Chúa trình bày một chương trình sống cho người Kitô hữu: nếu bạn muốn hạnh phúc thì đó là cách mà bạn phải làm.

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.

Cùng một chữ Do Thái "anawim': có thể được dịch là “nghèo khó" hay là "hiền lành". Đó là hai khía cạnh của cùng một thực tại. Chữ "anawim" gợi lên hình ảnh của một người "bị uốn cong", thái độ của kẻ yếu không còn khả năng tự vệ bắt buộc phải nhường bước trước những người là nạmh nhất. Là người bị hạ nhục, bị làm cho thấp kém, người đó dù là nam hay nữ không làm sao để cho người ta tôn trọng các quyền của mình…. Người "hiền lành" chính là người không bực tức trước sự thịnh vượng của những vô đạo và họ không đánh mất lòng nhẫn nại. Đức Giêsu nói về người "Thầy hiền lành và khiêm nhường ở trong lòng (Mt 11,29-12, 18-21). Bị các kẻ thù công kích, Người tha thứ cho họ. Đức Giêsu đã sống mối phúc thật thứ nhất:

Phúc ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.

Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Phúc thay ai xót thương người vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

Đức Giêsu đã khóc với Mát-ta và Ma-ri-a. Đức Giêsu hoàn toàn "tương ứng" với ý muốn của Chúa Cha: Người là Đấng Công chính. Người là lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi. Người đã tha thứ tha thứ và tha thứ... Tâm hồn Người "thanh khiết" vô song, không chút sai lầm, không chút quanh co: hành động và ý định của Người hoàn toàn thống nhất.

Phúc thay ai xây dựng hỏa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.

Đức Giêsu đến để đem lại hòa bình. Ồ, những ai xây dựng hòa bình thật hạnh phúc, họ hòa giải những cặp vợ chồng gây gỗ, cãi vã nhau, họ nối lại những tình bạn bất hoà? họ làm dịu bớt những xung đột giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, họ tạo ra sự lắng nghe và hiểu biết lẫn nhau. Không có sự phục vụ nào lớn hơn là phục vụ anh em mình. "Thầy ban cho anh em bình an của Thầy không như thế gian ban tặng". (Ga 14,27). Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng" hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.