Chúa nhật Truyền giáo - Năm C
TRUYỀN GIÁO 2019
Lm Giuse Đinh tất Quý

Kính thua anh chị em,

Hôm nay là ngày Khánh Nhật Truyền giáo. Tôi xin được chia sẻ đôi điều ý nghĩa về ngày hôm nay.

1. Trước hết: Truyền giáo là gì?Đây là lời của Mẹ thánh Têrêsa Calcutta:

Mẹ Têrêxa Calcutta định nghĩa nhà truyền giáo là "một tín hữu say mê Chúa Giêsu Kitô đến nỗi không có ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Người". Mẹ không nói suông mà còn bày tỏ gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của mẹ. Do đó đối với mẹ, truyền giáo là dùng cả cuộc sống mình làm cho người khác nhận biết và yêu mến Chúa qua cuộc sống yêu thương phục vụ của người tín hữu chúng ta .

Truyền giáo không chỉ là rao giảng Tin mừng, không chỉ là dạy bảo một mới giáo lý mà khẩn thiết là chia sẻ cuộc sống yêu thương. Trong những nước mà Kitô Giáo chỉ là thiểu số như những nước vùng Á Châu chúng ta người Kitô hữu phải sống thế nào cho mọi người nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu, Đấng đã rao giảng "Đạo Tình thương" Trong một thế hệ mà con người sống ích kỷ, thù hận nhau như hiện nay, truyền giáo đích thực là biểu lộ bộ mặt đích thực của "ĐẠO TÌNH THƯƠNG" (Theo “Lẽ sống")

Thực tế cuộc sống hôm nay còn rất nhiều người chưa biết Chúa cũng như Tin Mừng yêu thương của Ngài.

Dữ liệu thống kê trong Niên giám Thống kê của Giáo Hội năm 2017 cho phép chúng ta có một cái nhìn chi tiết hơn về Giáo Hội Công giáo trong bối cảnh toàn cầu.

Trong tổng dân số thế giới là 7 tỷ 408 triệu người, có 1 tỷ 313 triệu người Công giáo được rửa tội chỉ chiếm 17,7% dân số thế giới. Phân chia theo từng châu lục, có 48,5% sống ở châu Mỹ, 21.8% ở châu Âu. Kế đó, 17.8% sống ở châu Phi, 11.1% ở châu Á và 0.8% ở châu Đại Dương.

Mới chỉ có 17,7 người trên thế giới được rửa tội. Như vậy là còn quá nhiều người chưa biết Chúa Giêsu cũng như Tin Mừng của Người.

"Nếu không biết Thiên Chúa, con người làm sao hiểu biết sự thật thâm sâu về mình được. Không biết mình, con người không thể nào trả lời cho những vấn nạn căn bản về ý nghĩa cuộc sống, sinh hoạt và sự chết. Không biết Chúa Kitô là con người hoàn hảo, con người không thể nào trở nên đầy đủ (41a). Khi nào tự biết mình và phẩm giá đích thực của mình, con người mới có thể lên tiếng đòi cho mình các quyền lợi nhân bản một cách đầy đủ và hợp lý cũng như xứng hợp với đức tin" (Hiến Chế Pv Thánh Số 45).

Theo bản thống kê thì trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Đức Quốc Xã đã thiết lập 200 trại tập trung để giam giữ tù binh và chính trị phạm, trong đó đa số là người Do thái. Đặt biệt, người ta nhắc đến trại hãi hùng khủng khiếp nhất như Dachau ở Đức và Auschwitz ở Ba lan. Có khoảng 09 triệu người thuộc 23 quốc tịch khác nhau đã bị tiêu diệt trong trại tập trung này. Riêng nạn nhân người Do thái lên đến 06 triệu.

Khi quân đồng minh đến giải phóng một trong các trại tập trung họ thấy ngoài cổng có một tấm bảng ghi các dòng chữ sau: "Ở đây không có Thiên Chúa". Thấy cảnh tượng ghê tởm ấy, người ta không biết phải làm gì hơn là lấy cỏ che phủ lại làm nên một quả núi nhân tạo và trên đó dựng lên một cây Thánh Giá lớn để nói cho con người của thời đại biết rằng: Khi con người chối bỏ Thiên Chúa thì cũng đối xử với nhau tàn bạo hơn xúc vật.

Bất cứ một sự chối bỏ Thiên Chúa nào cũng hàm chứa sự chối bỏ con người; và ngược lại, bất cứ sự chối bỏ và chà đạp nào đối với con người cũng là một sự chối bỏ chính Thiên Chúa.

2. Chúng ta phải truyền giáo bằng cách nào?

+ Vào thời của Chúa Giêsu và các tông đồ thì cách tốt nhất là rao giảng bằng lời nói cũng như cuộc sống.

+ Tiếp theo là bằng những cuộc ra giảng không biết mệt mỏi của của những nhà truyền giáo khác, Chúng ta không thể không nhắc tới Thánh Tông Đồ Phaolô trong những cuộc hành trình truyền giáo này.

+ Tiếp đến công cuộc truyền giáo của Giáo Hội được tiếp sức của từng đoàn người đi khắp tứ phương thiên hạ để loán báo Tin Mừng cho mọi người. Chúng ta có thế kể trường hợp của thánh Phanxicô Xavie là một thì dụ.

+ Ngày nay thì vì hoàn cảnh đã thay đổi cho nên những phương pháp truyền giáo cũng được đổi thay cho phù hợp với sự tiến bộ của thế giới. Phương pháp tốt nhất hiện nay chính là chứng từ bằng đời sống tố lành thánh thiện của mình.  

Tuần báo Midnight-Globe xuất bản tại Hoa Kỳ, gần đây có thuật lại một phương thức làm việc truyền giáo ông đồ của một tín hữu Kitô như sau: mỗi ngày, trừ ngày Chúa Nhật, ông Jewel Pierce đều ra bờ sông Coosa, gần chỗ ông ở, tại bang Alabama. Ông ném xuống sông hai chai không, trong đó ông để một mảnh giấy ghi lại một câu kinh thánh nói về tình thương, hay một sứ điệp tương tự, kèm theo đó là lời đề nghị sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai cần đến sự giúp đỡ của ông về tinh thần cũng như vật chất. Những chai không đó được bít kín lại và theo dòng sông chạy ra biển khơi cách đó 15 cây số.

Trong vòng 40 năm, ông Jewel Pierce đã gửi đi được 27,000 sứ điệp tình thương Kitô như thế, kèm theo địa chỉ của ông. Đã có hơn 2,000 người thuộc 30 quốc gia khác nhau đã viết thư trả lời và rất nhiều người đã đọc được những lời đầy hy vọng của sứ điệp Kitô.

Một vị giám mục Việt Nam đã thuật lại chứng từ sau đây. Tại một làng nhỏ ở miền thượng du Bắc Việt, toàn dân làng là người Công Giáo, nhưng từ 20 năm qua, họ không có linh mục coi sóc. Dù vậy, các tín hữu vẫn tổ chức các buổi đọc kinh và hát thánh ca tại nhà thờ. Đây cũng là nơi họ tổ chức các lễ cưới và rửa tội một cách trọng thể. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dân làng vẫn sống trong an vui và bình thản.

Tiếng đồn về niềm vui của dân làng này đến tai một làng sơn cước. Do đó, dân làng sơn cước này yêu cầu những người Công Giáo cho người đến dạy họ các bài kinh và thánh ca để họ cũng tìm được niềm vui.

Nhưng dân làng Công Giáo không tìm được ai: người lớn thì phải đi làm việc đồng áng, trẻ em thì phải đi học, còn người già cả thì không đủ sức băng rừng leo núi để đến giúp người sơn cước. Chỉ có một người thuộc kinh bổn, thánh ca và biết các nghi thức tôn giáo. Người đó lại là một người mù.

Sau khi bàn bạc với nhau, dân làng sơn cước đã đồng ý sai người dẫn hai con ngựa đi rước người mù. Người tín hữu tàn tật này đã ở lại với dân làng 4 tháng. Cứ mỗi tối, sau khi làm việc trở về, dân làng tụ họp với nhau, nay nhà này, mai nhà khác, để tập đọc kinh và hát thánh ca. Sau một thời gian, người giảng viên giáo lý mù khảo sát và làm phép rửa cho người dân làng đầu tiên. Và người tân tòng này lại rửa tội cho những người khác và cứ như thế cho đến người cuối cùng.

Phương pháp làm việc tông đồ của làng Công Giáo trên đây là phương pháp đơn sơ, nhưng cốt yếu của Kitô giáo: đó là rao giảng bằng chính chứng từ của cuộc sống, nhất là cuộc sống an bình và vui tươi.

Sophia Berdaska, thuộc gia đình khá giả. Ba của cô ấy có công với nhà nước, nên được tặng thưởng huân chương. Qua nhiều rủi ro, gia đình trở nên sa sút, cô phải xin chân dạy học ở nhà ông Herston cho ba cháu nhỏ. Dạy học được mấy bữa, ông chủ nhà mới beít cô là người công giáo. Là người Do thái, ông cấm cô giáo không được nói gì về công giáo cho con ông. Cô Sophia đã hứa giữ. Tối hôm đó, cô viết miếng giấy nhỏ, gấp lại bỏ trong chiếc huy chương của ba. Từ hôm đó cô đeo chiếc huy chương trong mình. Mấy em nhỏ con ông Herston tò mò muốn hỏi xem chiếc huy chương, nhưng cô không cho. Từ ngày cô Sophia dạy, các con ông trở nên chăm chỉ và lễ độ hơn. Một hôm em bé nhất là Naim bị bệnh nặng, phải đi khám bệnh viện, Sophia xin đi săn sóc em bé. Lúc bé Naim chưa bình phục, thì hai anh nó cũng bệnh, Sophia xin săn sóc cả ba. Rồi còn nhờ cả mẹ cô và em cô săn sóc giùm. Khi 3 em nhỏ bình phục, thì Sophia lại bị nệnh. Khi ba em nhỏ tới thăm, Sophia cho các em chiếc huy chương. Sau đó Sophia từ trần, chơi chán, 3 em bỏ huy chương trong góc tủ. Một hôm soát tủ, ông Herston thấy huy chương, rồi mở miếng giấy, ông thấy những dòng: người ta cấm tôi không được nói về đạo, thì chúng tôi sẽ dùng cách sống của chúng tôi để nói về đạo của chúng tôi”. Lúc ấy ông Herton mới nhớ ra “tinh tình vui vẻ dễ thương, thương yêu phục vụ của cô giáo. Rồi ông còn ghi thêm: cách sống mới chính là đạo”. Ông xin học đạo và ngày giỗ mãn tang Sophia là ngày gia đình ông Herston chịu phép rửa tội... Chúng ta truyền giáo cho tha nhân bằng đời sống bác ái: phục vụ thương yêu.