Chúa Nhật XXXII thường niên  - Năm C
VẤN ĐỀ KẺ CHẾT SỐNG LẠI
Veritas

Các bài đọc trong Phụng Vụ hôm nay, đặc biệt là bài Tin Mừng theo thánh Luca, thánh sử muốn nêu bật cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và những người thuộc nhóm Sađốc, giúp chúng ta tin tưởng vào sự sống lại của thân xác đời sau và xác tín hơn vào tình thương cứu độ của Thiên Chúa.

 

Với đoạn Tin Mừng này, chúng ta cần nắm rõ và tin vào sự sống lại không đồng nhất giữa các nhóm Do thái khác nhau. Hai trong những nhóm này là nhóm Pharisêu hay còn gọi là biệt phái và nhóm Sađốc. Nhóm biệt phái là những người đạo đức, tuân giữ nhiệm nhặt những luật lệ, họ sống trong giới bình dân, phần đông gồm các ký lục, họ ít quyền hành nhưng có nhiều ảnh hưởng trong dân chúng.

 

Nhóm biệt phái tin linh hồn bất tử và tin có sự sống lại của thân xác, vì thế nhóm này đồng tình với Chúa Giêsu về kẻ chết sống lại. Trái lại, nhóm Sađốc là những người quí tộc Do thái thời ấy, phần đông gồm các hàng tư tế giàu có, giữ những địa vị cao nhất trong đạo Do thái. Họ lấy Ngũ Thư của Môisen làm tiêu chuẩn độc nhất về đạo lý mà những sách này không nói rõ ràng về sự sống lại, nên đối với họ linh hồn và thể xác chết là hết. Họ không tin có sự sống lại và không tin có thiên thần.

 

Vì vậy, trong bài Tin Mừng hôm nay những người thuộc nhóm Sađốc dựa vào luật của Môisen và tập tục của họ mà chất vấn Chúa Giêsu về sự sống lại đời sau. Họ làm như thế vừa để bắt bẻ Ngài, vừa để chống lại nhóm biệt phái, đồng thời cũng nói lên quan điểm hưởng thụ của họ. Nhưng Chúa Giêsu cũng dẫn chứng lỗi của Môisen mà cho họ thấy sự sai lầm của họ về đạo lý, đồng thời phá đổ thái độ hưởng thụ, ích kỷ của họ.

 

Đối với con người hiện nay, nói chung ai cũng tin vào một thế giới linh thiêng nào đó đằng sau thế giới đời này, mặc dầu có nhiều phong trào vô thần, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Thực tế, những người tự xưng là vô thần nhưng họ vẫn hằng tưởng niệm hương hồn của những người quá cố. Thậm chí họ còn tưởng niệm và suy tôn những vị đã chết cả hằng bao thập kỷ. Nhưng cách riêng đối với Kitô hữu chúng ta, chúng ta càng xác tín hơn là sự bất tử của linh hồn và sự sống lại của thể xác.

 

Có câu chuyện kể rằng, một lần kia ông Vontain một triết gia vô thần đã gặp Pascal và nói rằng, ông tin linh hồn bất tử và có sự sống lại đời sau để rồi trong đời sống hiện tại ông sống khắc khổ và đạo hạnh, với mình sống nhịn nhục, chịu thua thiệt với người khác, nếu không có đời sau ông là kẻ dại dột.

 

Pascal đã trả lời: ông nói đúng. Ông không tin linh hồn bất tử cũng không tin có sự sống đời sau nếu sống hưởng thụ thác loạn, nhưng nếu có đời sau thì ông là kẻ dại dột và ngu xuẩn hơn tôi, vì tôi chỉ thiệt thòi tạm đời này, còn ông, ông mất cuộc sống đời đời.

 

Niềm tin vào sự sống lại đời sau vừa là một khát vọng, vừa là một điều khó khăn đối với con người. Khát vọng vì con người không cảm thấy bằng lòng với cuộc sống này, không thể chấp nhận những bất công còn đầy dẫy trong cuộc sống này. Đó là điều mà không bao giờ con người có thể giải quyết nổi, không bao giờ chịu đựng được sự phi lý vì những mất mát chia lìa mà cuộc sống này phải đón chịu. Khó khăn vì người ta cảm thấy chắc tâm khi đạt được những thành công, tìm thấy những bảo đảm cho cuộc sống này để mình sung sướng, mặc dù đó chỉ là tạm bợ hơn là thả mồi bắt bóng. Ở thế giới bên kia, Von-ta-in và những người Sađốc là những người muốn an tâm với những sung sướng hiện tại rõ ràng như thế.

 

Bài đọc 1 trong sách Macabêô, Vatiôcô và quan thần của vua và tưởng ai cũng thế nên lấy những hình phạt thể xác đe dọa các tín hữu, bắt họ phải làm những điều trái với niềm tin của họ. Niềm tin của người Kitô hữu phải là khinh chê cuộc sống này, không phải là để thả mồi bắt bóng nhưng là qui chiếu đời sống này vào Thiên Chúa. Để hoàn thành chương trình cứu độ, khi đó Người trả lại những mất mát, Người hoàn thành những khát vọng, Người nối lại những chia lìa, Người đổi những giới hạn nên một trời mới đất mới.

 

Người Kitô hữu ước vọng hạnh phúc đời sau không phải là người chán đời bi quan, nhưng là người tràn đầy yêu thương, sống mãnh liệt niềm tin khát vọng, thực hiện đời mình cho tốt đẹp hơn, muốn đem lại hạnh phúc cho người khác trọn vẹn hơn.

 

Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Xác tín điều này giúp cho người Kitô hữu vượt qua lòng ích kỷ, thắng vượt được sự nhát đảm và cảm nhận được giá trị của niềm vui đích thực, niềm vui là con cái Thiên Chúa bởi cuộc sống lại. Ước gì mỗi người chúng ta luôn xác tín niềm tin đó, niềm tin mà giờ đây chúng ta cùng nhau tuyên xưng qua Kinh Tin Kính.