Chúa Nhật XXX thường niên  - Năm C
LỜI CẦU NGUYỆN KHIÊM NHƯỢNG
Charles E. Miller

LỜI CẦU NGUYỆN KHIÊM NHƯỜNG XUYÊN QUA NHỮNG ĐÁM MÂY

Trong Phúc Âm theo Thánh Luca, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta về cầu nguyện. Đầu tiên chúng ta học cầu nguyện với Chúa Giêsu là cầu nguyện với Cha trong lời kinh mà chúng ta gọi là”lời cầu nguyện của Chúa” hoặc đơn giản là”kinh Lạy Cha”. Chúng ta học, chúng ta phải nhớ dâng lời tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa, chúng ta phải kiên trì với những lời nài xin dâng lên Thiên Chúa.

Ngày hôm nay Chúa Giêsu dạy chúng ta về chân lý, đã được tiên báo trong sách Khôn ngoan: “Lời cầu nguyện khiêm nhu xuyên qua những đám mây nó không nghỉ ngơi cho đến khi nó đạt được mục đích”. Thiên Chúa thương đến những lời cầu nguyện khiêm nhường, đó là một bài học bên trong của dụ ngôn có hai người lên Đền Thờ cầu nguyện. Thiên Chúa không hài lòng với tất cả những lời cầu nguyện của người Pharisiêu kiêu căng. Thật sự, đó không phải là một lời cầu nguyện nhưng đó chỉ là một bản danh sách những lời tự ca tụng. Nhưng Thiên Chúa hài lòng với lời cầu nguyện của người thu thuế tội lỗi. lời cầu nguyện chân thành của ông đã được thương xót.

Chúa Giêsu lấy làm sung sướng khi chú ý đến việc chấp nhận người anh hùng của câu chuyện (hãy nhớ đến người Samaria nhân hậu đã giúp đỡ một người ngoại quốc bị nạn và trở thành một vị anh hùng trong dụ ngôn này). Mọi người khinh bỉ người thu thuế, đặc biệt dị ứng đối với người thu thuế và sở thu thuế. Nhưng người đàn ông này biết mình tội lỗi và đã cầu xin nơi thc sự xót thương.

Chúa Giêsu chọn người thu thuế oán ghét này để làm người anh hùng bởi vì Người muốn ám chỉ tới dụ ngôn là: “Những người đã tin vào sự công chính của họ trong lúc nhìn mọi người với cặp mắt khinh bỉ”. Người Pharisiêu trong dụ ngôn đã được giới thiệu như những người này, ông là một hình thức xấu nhất của cái tôi phiền phức. Ông ta có thể chỉ biết chính mình trong con đường thuận lợi.

Mặc dầu ông đã cảm tạ Thiên Chúa không làm cho ông giống như người đàn ông tội lỗi kia, ông là một kẻ giả hình. Điều ông ta nói chẳng có ý nghĩa gì. Thật sự ông chỉ thấy chính mình như là người đã tạo ra con người hoàn hảo mà không cần bất cứ ai, không cần ngay cả Thiên Chúa. Đó là sự sai lầm làm nền tảng, là tội nguyên tổ mà tổ tiên chúng ta đã nghĩ đến khi đặt chính mình thay thế Thiên Chúa. Cái tôi làm cho chúng ta giống như những chiếc xe hơi mà chúng ta gọi vô dụng. Chúng có những hiệu quả nghiêm trọng bởi vì chúng ta được chế tạo với những sai sót và số phận là lập lại những thất bại.

Người thu thuế thì không phải là một kẻ vô dụng, nhưng ông ta giống như một chiếc xe hơi đã chịu đựng những tay lái không cẩn thận và không biết bảo quản xe. Chỉ có một quyết định duy nhất là mang xe hơi trở lại cho người buôn bán để họ tân trang lại. Người thu thuế đã làm một chọn lựa đúng, ông ta đã đi tới với người công chính để sửa chữa lại những gì mình cần. Ông đã làm một lời xin thứ lỗi. Ông không nhận biết những vấn đề của mình nhưng cầu xin Thiên Chúa ban ơn cho những gì ông cần trong lời cầu nguyện đơn giản: “Ôi Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ tội lỗi”.

Lời cầu nguyện của người thu thuế là một lời nài xin, một lời van xin giúp đỡ, một kiểu cầu nguyện mà chúng ta thường dâng lên Thiên Chúa. Sự nài xin đích thực diễn tả trong sự khiêm nhường đã được Chúa Giêsu chuẩn nhận. Chúng ta yêu cầu Thiên Chúa ban ơn, bởi vì chúng ta biết rằng Ngài là Đấng sẽ xoay chuyển được mọi sự, Người là Đấng quyền năng có thể giúp đỡ chúng ta. Một nửa của sự khiêm nhường để nhận biết quyền năng của Thiên Chúa thì lớn lao hơn bất cứ sức mạnh nào trong vũ trụ này. Một nửa kia của sự khiêm nhường này là chấp nhận rằng chúng ta cần Thiên Chúa, chúng ta không thể đi đâu, làm gì một mình được và chúng ta tùy thuộc vào tình yêu của Ngài cũng như quyền năng của Ngài. Lời cầu nguyện khiêm nhường diễn tả sức mạnh của Thiên Chúa và nhu cầu của chúng ta.

Lời cầu nguyện khiêm nhường của chúng ta bay thẳng lên trời vì lời cầu nguyện khiêm tốn sẽ xuyên qua các đám mây và sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi nó đạt đến mục đích của nó.