Chúa Nhật XXVIII thường niên  - Năm C
HÃY BIẾT QUAY LẠI CẢM TẠ ĐẤNG CỨU ĐỘ TA
Chú giải của Fiches Dominicales

NOI GƯƠNG NGƯỜI SAMARIA TRONG TIN MỪNG,

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Từ Việc lành bệnh do lời cửa Đức Giêsu phán…

“Đức Giêsu đang đi lên Giêrusalem". Lời nhắc nhở đó như một thứ điệp khúc mà Luca đặt ở đầu mỗi chương. Người đi theo lộ trình dẫn Người về với Chúa Cha và cũng là con đường đưa ta tới ơn cứu độ nhờ Người. Thánh sử còn xác định rằng "Người đi qua Samaria và Galilê", cả hai miền đều bị miền Giuđê khinh rẻ; Samaria là xứ sớ của những chi tộc đã ly giáo, còn Galilê là miền biên giới, nơi người Do Thái và người ngoại giáo sống lẫn lộn. Vậy. mà, ở miền đất bị khinh khi, ở cái thế giới bị khai trừ ấy, Đức Giêsu thực hiện phép lạ chữa lành một đám người mắc bệnh phong cùi, thứ bệnh thời đó bị coi là cấm kỵ hết sức nghiêm ngặt. Cấm kỵ không chỉ vì lý do phòng bệnh, để tránh lây nhiễm, mà còn vì lý do tôn giáo; vì bệnh cùi là dấu chỉ tội lỗi làm biến dạng con người, nên những ai mắc bệnh ấy phải sống tách biệt khỏi cộng đồng và bị loại khỏi những nơi thờ phượng.

Sự việc xảy ra ở lối vào một làng kia. Một nhóm người phong cùi khốn khổ đón gặp Đức Giêsu. "Mười": con số nhỏ nhất để họp thành một cộng đoàn hội đường; "Mười người tượng trưng cho cả một dân tộc, tượng trưng toàn thể nhân loại bị tội lỗi làm cho bệnh hoạn.

Họ cùng mang thương tật của một thứ bệnh, chịu đựng cùng hình phạt khai trừ, họ tiến lên đồng tâm nhất trí, không phân biệt chủng tộc. "Dừng lại đàng xa", đúng theo Luật truyền, họ hô lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin đủ lòng thương chúng tôi".

Thay vì chữa họ lành ngay tức khắc, Đức Giêsu muốn thử thách lòng tin của họ. Cũng như ngày xưa, ngôn sứ Êlisêô sai môn đệ nói với quan Naaman, người Siri rằng: "Quan hãy đi tắm ở sông Giođan bảy lần", Đức Giêsu chỉ đáp lại bằng một câu đơn giản, như một lời hứa sẽ chữa lành: "Hãy đi trình diện với các tư tế. Thật vậy, vào thời đó, các thầy tư tế có quyền chẩn đoán bệnh phong cùi và công bố người mắc bệnh ấy là "không sạch", thì họ cũng có quyền kiểm tra khi người ấy khỏi bệnh (Lv 14;3) và công bố chính thức người ấy được tái hội nhập vào cộng đoàn.

Khác với vị tướng lãnh Siri, lúc đầu đã từ chối thi hành điều người của Chúa truyền dạy, mười người phong cùi ở đây tức tốc thi hành, không mảy may chần chừ.

Vậy "đang khi đi thì họ được sạch”. Một việc chữa bệnh từ xa, được Luca tường thuật cách hết sức kín đáo, làm nổi bật quyền năng của lời Đức Gịêsu nói.

2.... đến ơn cứu độ do tin vào Đức Giêsu Kitô.

Đến đây trình thuật làm nẩy sinh một vấn đề mới. Thật vậy trong khi 9 người tiếp tục đi "trình diện với các tư tế, thì riêng có một người, thay vì vâng lệnh Chúa và Luật dạy, "đến quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa". Thật ngạc nhiên, chỉ đến lúc này, lúc mà cách xử sự của anh đã gây ấn tượng tốt nơi chúng ta, thì chúng ta mới biết anh thuộc dòng tộc nào: anh là người Samaria. Đối với anh, tuy đã khỏi bệnh cùi, nhưng vẫn phải mang thân phận của người bị khinh khi vì lạc đạo, nên không có vấn đề đi đến Đền thờ. Hơn nữa, anh đã gặp Đấng Thiên Sai trên đường, Đấng vừa cứu chữa anh, như rồi đây ta sẽ thấy: chính nơi Đức Giêsu mà ta tôn vinh Thiên Chúa.

- Cử chỉ anh làm là một cử chỉ trong phục vụ, “anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn". Anh nghĩ chắc chắn đó là cách tuyên xưng công khai Đức Giêsu là người gần gũi với Thiên Chúa. Rolanđ Meynet chú giải.: "Người Samaria vừa khỏi bệnh đã kết hợp Thiên Chúa với Đức Giêsu trong cùng một lời ngơi khen vì tạ ơn. Ơn cứu độ vừa đón nhận được anh công bố cho mọi người biết, đó là công trình của Thiên Chúa và của Đức Giêsu. Lòng tin của anh không phân biệt hai đấng ấy và anh sấp mình dưới chân Đấng đã làm cho anh nên sạch, như sấp mình dưới chân Đức Chúa (L’Evangile selon saint Luc, analyse rhétorique", cuốn 2, Cerf, trg 171).

Đức Giêsu hỏi: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì 9 người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?". Như vậy để nhấn mạnh nét tương phản giữa sự vô ơn của chín người kia, là người Do Thái, và lòng biết ơn của người Samaria độc nhất này, Đức Giêsu gọi anh là người "ngoại bang". Dưới ngòi bút của Luca, anh được coi như chứng tá sống động của ơn cứu độ được ban cho hết mọi người, vượt mọi biên giới; anh được coi như biểu tượng của những người ngoại giáo được vào Nước Thiên Chúa trước những người Do Thái, bới vì những người này đã biết nhìn nhận Đức Giêsu là Cứu Chúa.

"Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh", Đức Giêsu kết thúc bằng một câu đầy ý nghĩa, mà Luca muốn đặt làm chóp đỉnh của trình thuật.

+ "Hãy đứng dậy": động từ này rất thường được Luca sử dụng không chỉ để động viên lòng can đảm trong chiến đấu (như trong cảnh hấp hối: "hãy dậy mà cầu nguyện" (Lc 22,45), mà cũng để chỉ việc sống lại chỗi dậy từ cõi chết) nữa.

+ "Hãy đi": Luca sử dụng động từ này nhiều lần để chỉ việc Đức Giêsu lên Giêrusalem. Étienne Charpentier giải thích: "Luca định nghĩa Kitô giáo như một con đường... ở đây, đang trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu nói với người được chữa lành: "Hãy chỗi dậy, lên đường!". Và bởi vì trong toàn bối cảnh đi lên Gíêrusalem, ta đã dịch động từ này là "đi lên", nên, nếu ta cho đặt vào môi miệng Đức Giêsu câu nói: "Hãy chỗi dậy, hãy cùng ta lên thập giá và vinh quang", thiết tưởng cũng hợp với tư tưởng của Luca. (Assemblée du Seigneur, số 59, trg77)

+ "Đức tin con đã cứu chữa con": mười người phong cùi vì tin vào lời Đức Giêsu, nên đã được chữa lành; nhưng chính người Samaria mới sống phép lạ như một cơ hội để tiến tới. một đức tin sâu sắc hơn, một đức tin sẽ mang lại cho anh một kết quả hoàn toàn khác, đó là ơn cứu độ.

H. Cousin kết luận: "Vì lúc nào Thiên Chúa cũng phải được quan tâm trên hết, nên Đức Giêsu tỏ ra bất bình với chín người. phong cùi đã không đến tôn vinh Thiên Chúa. Nhưng lời Chúa nói về lòng tin mới là chóp đỉnh của trình thuật tất cả mười người phong cùi đều được khỏi bệnh, nhưng chỉ có người Samaria biết ơn Chúa mới công bố là được cứu. Vậy thì ơn cứu độ còn quan trọng hơn ơn chữa lành phần xác. Và đức tin trọn vẹn của người quay trở lại tạ ơn thì mạnh hơn lòng tin tưởng đã thúc đẩy mười người ra đi trình diện với tư tế ngay cả trước khi họ được lành bệnh. Việc lành bệnh chỉ mở ra ơn cứu độ toàn diện cho con người, nếu họ nhìn nhận sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa đối với mình, và nếu họ đáp trả bằng cách dấn thân vào mối tương quan thực sự với Đức Giêsu: như thế mới là đức tin trọn vẹn". ("L' Evangile de Luc", Centurion, trg 228-229).

Nhờ đức tin, dù là thuốc dân tộc nào, chúng ta đều được cứu độ. Vậy đến lượt chúng ta hãy lên đường theo chân Đức Giêsu. Không bao lâu sau, Đức Giêsu sẽ nói ở Lc 18,31 "Nào chúng ta lên Giêrusalem". Lần này hiển nhiên bao gồm các môn đệ trong cuộc hành trình của người tiến về cuộc Khổ nạn Phục sinh.

BÀI ĐỌC THÊM:

1. Đường trở về dẫn đến lời tạ ơn:

(Đức cha Daloz, trong "Dieu a visité son peuple" DDB, trg l30).

Câu chuyện mười người phong cùi được Đức Giêsu chữa lành mà chỉ có một người trở lại tạ ơn, cũng chính là hình ảnh thường xảy ra với chúng ta, khi lâm cảnh túng cực, chúng ta biết tìm đến sự cầu nguyện: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi". Đức Giêsu tiếp đón mười người phong cùi đứng đàng xa lớn tiếng van xin người. Người sai họ đi trình diện với các tư tế và họ đón nhận lời Người với lòng tin. Họ được khỏi bệnh đang lúc đi đường. Nhưng họ mới đi được nửa con đường họ phải đi. Tất cả mười người đều được khỏi bệnh, nhưng chỉ một người duy nhất nghe được câu nói khiến anh khám phá ra Đức Giêsu "Hãy đứng dậy, lòng tin của anh đã cứu anh". Anh đã biết quay trở lại con đường cũ. Con đường ấy đã dẫn anh đến lời tạ ơn.

Như vậy, có nhiều con đường dẫn đến Đức Giêsu: có con đường đưa ta đến với Người khi ta lâm cơn quẫn bách, và có con đường dẫn ta quay trở lại với Người để nhận biết Người. Rất nhiều kẻ chỉ đi con đường thứ nhất. Họ không bị khước từ và được dẫn đường từ chuyến đi ấy. Đó mới là bước đầu. Thiên Chúa không keo kiệt khi ban ân huệ của Người: Người không cân đo lòng biết ơn của ta. Nên có những kẻ tiến xa hơn và trở nên môn đệ. Họ được hưởng ân huệ quý giá hơn nhiều, đó là được mạc khải một đức tin cứu độ: "Lòng tin của anh đã cứu anh". Họ cảm nhận được một điều gì đó thuộc về mầu nhiệm Đức Giêsu; họ tiến vào mối quan hệ hỗ tương với Người, mối tương quan của lời tạ ơn. Ước chi chúng ta thuộc về những người không dừng lại giữa đường!

2. Đức Giêsu, Người chữa lành hay Đấng cứu Độ?

Đức Giêsu đã chữa lành nhiều người, đó là điều không thể hồ nghi. Mỗi trang sách Tin Mừng đều chứng thực điều đó. Ngoài ra, làm sao Đức Giêsu có thể làm cho người ta tin phục mình là Đấng Mêsia, nếu Người đã không chữa bệnh? Vì đó là điều kiện cần thiết, phải có ở thời buổi của Người, điều mà người ta còn gặp thay nơi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo thời nay. Vậy phải chăng Đức Giêsu chỉ là người chữa bệnh? Chắc chắn không phải như vậy? Đức Giêsu đến không phải để chữa bệnh, mà để cứu độ. Có thể nói rằng khi Người chữa bệnh là dấu chỉ người cứu độ. Người không nói: "Lòng tin của anh dã chữa anh lành", nhưng nói: "Lòng tin của anh đã cứu anh".

Vậy ơn cứu độ chính là khả năng sống cuộc sống của Đức Kitô, dù ta có yếu đau hay khỏe mạnh, sau khi chết cũng như trước khi chết. Việc chữa bệnh là một thứ dụ ngôn về sự sống lại. Một nhà chú giải Kinh Thánh đường thời đã có một nhận xét mà về phần tôi, đã soi sáng tôi nhiều. ông nói: ngay từ thời Giáo hội sơ khai, trong phụng vụ, người ta đã không bao giờ đọc một đoạn Tin Mừng về việc Chúa chữa bệnh để xin Người chữa các bệnh nhân có vẻ phù phép, nhưng chỉ đọc để loan báo việc Chúa sống lại.