Chúa Nhật XXI thường niên  - Năm C
CÁNH CỬA MỞ RỘNG
Chú giải của Noel Quesson

Trang Tin Mừng của Luca mà chúng ta đọc hôm nay là một bức tranh ghép gồm những bản văn:

Câu 24, khung cửa hẹp (Mt 7,13) trong bài giảng trên núi.

Câu 25, “thưa ngài, mở cửa cho chúng tôi với” (Mt 25,11) là kết luận của dụ ngôn mười cô trinh nữ khôn ngoan và rồ dại.

Câu 26, “Ta không hề biết các ngươi” (Mt 7,22) là một giáo huấn về sự cầu nguyện.

Câu 28, “từ phương đông sang phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc” là kết luận của việc chữa lành người đầy tớ của ông đại đội trưởng dân ngoại (Mt 8,11).

Câu 30, “những người sau rốt trở thành những người đầu tiên” (Mt 19,30 và 20,16).

Vậy Luca liên kết những lời mà Đức Giêsu đã nói trong những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có một bản văn mang tính nhất quán cao: Khi trả lời câu hỏi về con số người được chọn. Đức Giêsu khẳng định hai chân lý có vẻ trái ngược nhau. Cánh cửa Thiên đàng thì hẹp, nhưng những dân ngoại sẽ đến đông đủ, tiến vào bàn tiệc của Đấng Mêsia, còn những người đầu tiên được mời ở lại bên ngoài.

Trang sách này của Luca mà chúng ta đọc hôm nay là kết quả của sự cầu nguyện, của việc dạy giáo lý thờ phụng của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Trong một chừng mực, chúng ta thấy xuất hiện một dụ ngôn mới gồm toàn những câu của Đức Giêsu, mặc dù không trực tiếp là dụ ngôn của Người Thay vì ngạc nhiên về sự khám phá này, tại sao chúng ta lại không vui mừng. Đức Giêsu đã không “biết” gì cả, cũng không làm “xơ cứng” điều gì. Hiển nhiên, đây là một điều có chú ý. Người đã thật sự trao Lời cho Giáo Hội Ngay để Giáo Hội nói Lời ấy và thích nghi Lời với các nhu cầu của mỗi thời kỳ lịch sử. Vì danh nghĩa gấp đôi ấy, lòng Tin Mừng của Luca là của Đức Giêsu: Do miệng Chúa nói ra trong những lúc khác nhau... đồng thời cũng là công việc của Đức Giêsu sống động trong Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người... “Ai nghe anh em là nghe Thầy”. Một cách đọc Tin Mừng có khoa học thay vì mâu thuẫn với một cách đọc ngây thơ hơn và làm cho chúng ta hoài nghi tính chính thống hẳn phải đến chúng ta đến chỗ chấp nhận thái độ của Luca: Trung tín với suối nguồn... tự do trong Thần Khí... để việc giải thích Lời Chúa luôn luôn sống động và có thể soi sáng những vấn đề của chúng ta hôm nay.

Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy.

Luca trở lại việc Đức Giêsu đang trên đường lên Thành thánh ở đó chúng ta biết điều gì sắp xảy ra. Đức Giêsu “du hành”. Người không xơ cứng. Người bước đi! Luca, bạn thông hành của Phao lô, nhà “du hành cao cả” đã dùng từ đó tám mươi tám lần. Đời sống Kitô hữu cũng là một cuộc lữ hành, tiến lên phía trước. Phần tôi, tôi có xơ cứng, dừng lại bất động không? Lịch sử với sự tiến hóa của nó là một phần của kế hoạch Thiên Chúa. “Thời gian” là tạo vật của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã hội nhập trong thời gian. Người không làm thời gian ngừng lại. “Thầy ở với các con mỗi ngày cho đến tận thế”.

Có kẻ hỏi Người: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?”

Một câu hỏi nóng bỏng, luôn luôn hiện thực. Một câu hòi rất nhân bản, căng phồng máu của những quan hệ tình cảm của chúng ta: Làm sao tôi có thể hưởng hạnh phúc trên trời nếu những Người thân không có ở đó? Một câu hỏi rất tự nhiên: “Bạn chớ đến dự tiệc Nước Trời một mình; trên những nẻo đường bạn đi, bạn hãy cao rao Tin Mừng: Lời Chúa hứa là bánh được ban cho để chia sẻ”. Bất kỳ người nào không ước ao “tất cả” đều được cứu, chính người ấy không thể được cứu, bởi lẽ người ấy không hoàn thành luật của Nước Thiên Chúa là tình yêu phố quát… “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn cho mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4).

Người bảo họ: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”

Một lần nữa, Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Người không nói những người được cứu sẽ nhiều hay ít. Người làm như thể câu hỏi lý thuyết ấy không làm Người quan tâm và ngay sau đó, Người đưa các thính giả trở về với tránh nhiệm của họ. “Thay vì tranh luận một cách trí thức, bạn hãy làm gì cụ thể để “bước vào” sự sống đời đời... vấn đề là phải vào được!” Sự tò mò về con số người được cứu thoát bộc lộ sự tìm kiếm điều an toàn là điều có thể thiếu lành mạnh: Nếu mọi người đều lên trời, cần gì phải lo lắng? Nếu rất ít người được lên trời, tại sao lại phải tốn bao công sức mà chắc gì đã được? Vì thế, Đức Giêsu đã không xác định con số nhưng trả mỗi Người về với quyết định mà mỗi người phải có đồng thời khẳng định rằng như thế mới là nghiêm túc. Đức Giêsu không muốn “trấn an”, Người muốn người ta sống có trách nhiệm. Từ đây, Người dùng một hình ảnh quen thuộc trong toàn bộ Kinh thánh: Nước Chúa như một phòng tiệc. Nhưng Người thêm: người ta xô đẩy nhau trước cửa vì cửa phòng “hẹp”. Từ Hy Lạp mà chúng ta dịch là chiến đấu là một động từ mạnh bạo “agonizesté” nghĩa đen là “đánh nhau để được vào”. Từ “agonie” (hấp hối) trong tiếng Pháp có ngữ căn lấy từ động từ Hy Lạp: Cuộc chiến đấu cuối cùng của sự sống. Để đem lại ơn cứu độ cho mọi người, Đức Giêsu là người đầu tiên đã chiến đấu, ở vườn Ghet-sê-ma-ni và đồi Gôn-gô-tha.

Người không cho chúng ta lời khuyên nào mà trước hết chính Người đã không sống nó. Trong một đoạn văn khác, Người đã nói rằng “Chỉ những ai mạnh sức mới chiếm được Nước Trời” (Mt 11,12; Lc 16,16).

Để chiếm được Nước Trời, cuộc chiến đấu của tôi là gì? Tôi phải chiến đấu ở điểm chính xác nào, trong hoàn cảnh của tôi, với tính khí của riêng tôi, khi vượt qua những điều kiện giới hạn là những bó buộc đang đè nặng trên cuộc đời tôi?

Thánh Phaolô cũng dùng từ “ngôn” “cuộc chiến đấu” để nói đời sống Kitô hữu là gì.. “Tôi tìm thấy niềm vui trong những đau khổ mà tôi phải chịu, để loan báo Đức Kitô: Đó là công việc và cuộc chiến đấu của tôi” (Côlôxê 1,29; 1 Côrintô 9,25; Côlôxê 4,12; 1 Timôthê 4,lo). “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết công đường, đã giữ vững niềm tin”. (2 Timôthê 4,7). Làm thế nào chúng ta lại có ảo tưởng “vào” nước trời mà không phải nỗ lực? Đời sống Kitô hữu không phải là một cái ghế bành. Dĩ nhiên đó là một ơn không mất tiền, ban cho cả những người tội lỗi. Còn phải chấp nhận ơn đó... mà không hoàn toàn khép kín lại trên ơn đó.

“Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: `Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào!’, thì ông sẽ bảo anh em: `Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến!’

Dụ ngôn mạnh mẽ tiếp tục: Cánh cửa vốn đã hẹp giờ đây đóng kín. Lời mời gọi bước vào trở nên cấp bách: Thời gian gấp lắm, ngày mai sẽ quá trễ. Ngay hôm nay phải “bước vào trong Nước Trời”. Vâng, đối với tôi, thêm một ngày cũng là quá trễ. Tôi còn lại bao nhiêu thời gian? Chúng ta phải sống mỗi ngày như thể đó là ngày sau rốt.

Bấy giờ anh em mới nói: ‘Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi.’ Nhưng ông sẽ đáp lại: ‘Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!’

Dân Israel, ý thức về giá trị của Giao ước khó mà chấp nhận những người dân ngoại bước vào trong Nước Thiên Chúa. Giáo trưởng Méir viết: “Để trở nên một con cái của đời sau, phải cư ngụ trên đất nước Israel, nói tiếng Do Thái là ngôn ngữ thánh và sáng chiều đọc kinh Shema Israel”. Trái lại, đối với Đức Giêsu, những đặc quyền về chủng tộc này không đáng kể. Lời cảnh cáo nghiêm khắc của Đức Kitô trước tiên áp dụng cho những người đã từng được ăn uống trước mặt Người, và những người đã từng nghe Người “giảng dạy” giờ đây áp dụng cho chính chúng ta, những người chia sẻ bàn tiệc thánh thể. Một giờ ngắn ngủi sống với Đức Giêsu ngày Chúa nhật không thể bù đắp tất cả những giờ khác trong tuần mà chúng ta dùng làm điều ác xa cách Người.

“Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. “Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót.”

Cách nói này có thể cho chúng ta cảm tưởng rằng những người có thiện chí, thật sự tìm cách vào Nước Trời bị loại trừ một cách độc đoán bởi quyết định độc tài của một ông chủ không có lòng thương xót. Hẳn đó là một bức ảnh biếm họa về Thiên Chúa. Thiên Chúa không tàn nhẫn và bất công. Thật vậy, ai không vào được bữa tiệc chỉ có thể trách cứ chính mình. Quả thật, ngay cả dân ngoại, bởi một thái độ quay ngược lại (kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu!) sẽ đến từ mọi phương trời. Thiên Chúa đã làm tất cả để cánh cửa nổi tiếng là “hẹp” ấy, thật ra đó là sự nghiêm trọng của vĩnh cửu, trở thành một cánh cửa mở rộng cho mọi người không phân biệt.

Số phận bi thảm của Israel, được mời gọi đầu tiên, đã bị các dân tộc khắp nơi vượt qua phải thức tỉnh sự mê ngủ của chúng ta. Người ta không thể vào Nước Trời như thế, nghĩa là không nhận thức điều vừa nói. Phải ao ước có Phải chiến đấu vì nó. Phải chọn Đức Giêsu. Thuộc về một nhóm người, một chủng tộc, một gia đình, hoặc thực hành một vài nghi thức không thể đem lại cho chúng ta một sự an toàn nào, có chăng chỉ là ảo tưởng... Điều chủ yếu là sự dấn thân bằng tất cả con người chúng ta trong mọi lúc, theo Đức Giêsu. Và nhất là, chúng ta chớ phán xét những người khác. Chúng ta biết được hai điều: 1% về phía Thiên Chúa, tất cả đã sẵn sàng để cứu chuộc mọi người... 2% về phía con người, chỉ cần có sự nghiêm túc của tự do, tự do này có thể từ chối ơn Thiên Chúa ban cho và tự do này là một cuộc chiến đấu... ở trần gian này, chúng ta không bao giờ biết được có phải tự do ấy no anh em chúng ta đã nói tiếng nói sau cùng. Sự gặp gỡ sau cùng với Thiên Chúa vào lúc chết phải là hồi chung cuộc. Mọi người đều đã hiểu rằng tiền đặt cuộc siêu nhiên ấy chỉ có thể trở thành “cứu độ” với Thiên Chúa: Chớ đến dự tiệc Nước Tròi một mình. Trên những nẻo đường bạn hãy loan báo Tin Mừng: Lời Chúa hứa là bánh được ban cho để chia sẻ: Thiên Chúa thúc giục các bạn bước vào nơi ở duy nhất và quy tụ các bạn trong tình yêu. Lạy Đức Giêsu, niềm hy vọng của con người, xin làm cho chúng con trỏ thành những chứng nhân ơn cứu chuộc của Ngài.