Chúa Nhật XVIII thường niên  - Năm C
GIA SẢN NƯỚC TRỜI
                Lm, Gioan M. Nguyễn Thiên Khải, CMC

Thưa anh chị em,

 Khi suy nghĩ về sự chóng qua ở đời này, sách Giảng Viên trong bài đọc I, đã phải thốt lên: "Phù vân, quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân"(Gv 1,2). Tất cả đều là phù vân, mọi sự thế gian này rất chóng qua, nay còn, mai mất. Dù biết như thế, nhưng vẫn có những người sống như thể chẳng bao giờ mình chết, chỉ lo ham mê chạy theo danh vọng, bã phù hoa, thu tích của cải cho mình, mà không lo cho sự sống đời sau, là điều quan trọng hơn tất cả.

Chính thánh Phaolô trong bài đọc II cũng khuyên nhủ: " Anh em hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Đức Kiô đang ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 1).

Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện một người đến xin Đức Giêsu phân xử việc chia gia tài. Nhân cơ hội đó Đức Giêsu kể dụ ngôn nhà phú hộ để nhắc nhở anh, cũng là nhắc nhở  chúng ta rằng: đừng quá dính bén của cải và cũng đừng quá lo lắng thu tích của cải chóng qua đời này.

Nhà phú hộ xem ra là người thành đạt trong công danh sự nghiệp, nhưng tiếc rằng ông chỉ lo tích trữ đầy kho lẫm của mình, mà không hề biết chia cơm xẻ áo cho những người kém may mắn hơn ông. Dường như ông quên rằng "Sinh lão bệnh tử" là kiếp nhân sinh, rồi đây ông sẽ chết trên đống của, mà của cải chẳng giúp được gì cho ông. Vì thế, Đức Giêsu cho ông là người khờ dại: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?" (Lc 12, 20).

Thật ra, Thiên Chúa là Cha nhân lành không muốn con cái phải sống cảnh nghèo khổ cùng cực. Vì ngay từ tạo thiên lập địa, "Thiên Chúa ban mọi quyền hành trên công cuộc tay Ngài tác tạo. Ngài đặt muôn loài muôn vật dưới chân con người..." (Tv 8,7-8).

 Thánh Vịnh 65 cũng cho chúng ta thấy giàu sang là điều mà Thiên Chúa muốn ban cho con người: "Thăm trái đất, Ngài tuôn mưa móc, cho ngập tràn phú túc giàu sang…" (Tv 65,10).

 Ai cũng biết rằng tiền bạc của cải, tuy không là trên hết, nhưng rất cần cho đời sống của con người. Thực ra, của cải vật chất, tự nó không tốt mà cũng chẳng xấu, xấu tốt do ý hướng của người làm ra, sở hữu và sử dụng nó mà thôi.

Biết làm ra của cải, tiền bạc cách chính đáng và dùng nó để làm sáng danh Chúa, giúp đỡ tha nhân và sử dụng cho những nhu cầu chính đáng, thì tiền bạc trở thành người đầy tớ tốt. Còn ngược lại, khi chúng ta bị của cải, tiền bạc chi phối đến nỗi đánh mất cả lương tâm, thì nó trở thành ông chủ xấu. Chẳng hạn như: ông Giuđa Iscariô xây dựng đời mình trên của cải vật chất, chính vì đồng tiền mà Giuđa đã bán đứng Thầy mình, sau cùng bán cả linh hồn của ông luôn.

Đức Giêsu không hề chê trách nhà phú hộ có lắm tiền nhiều của, mà chỉ trách ông không biết dùng của cải chóng qua để làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Ví dụ như đi làm phúc, bố thí cho kẻ nghèo khó.

Tìm đọc trong Tin mừng, chúng ta thấy trong hàng ngũ những kẻ theo Chúa cũng có những người giầu giúp đỡ trong việc bác ái. Chẳng hạn như ông Giuse Arimathia, người môn đệ nhận việc an táng Chúa. Hay là trên hành trình truyền giảng Tin mừng cũng "có mấy người phụ nữ đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Chúa và các môn đệ" (Lc 8,3).

Anh chị em thân mến,

Khi lo cơm áo gạo tiền, nhu cầu cho bản thân, cho gia đình đó là điều tốt, nhưng Đức Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta đừng quên "Trước hết, là hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho sau" (Mt 6,33).

Nếu Chúa thương ban cho gia đình chúng ta làm ăn ổn định. Nếu gia đình chúng ta chẳng may không được may mắn, còn nhiều khó khăn, thì đừng buồn nhưng hãy nhớ rằng: chính Đức Giêsu đã sinh ra trong cảnh khó nghèo, để cảm thông với những người nghèo khó.

Ước gì mỗi người chúng ta luôn biết dùng gia sản là tài năng và khả năng của mình để mua lấy bạn hữu Nước Trời mai sau. Xin đừng tích lũy kho báu hư nát đời này nhưng hãy lo tích lũy công đức cho mình ở đời sau. Amen.

 

 

 

 

 

 

 

Thưa anh chị em,

 Khi suy nghĩ về sự chóng qua ở đời này, sách Giảng Viên trong bài đọc I, đã phải thốt lên: "Phù vân, quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân"(Gv 1,2). Tất cả đều là phù vân, mọi sự thế gian này rất chóng qua, nay còn, mai mất. Dù biết như thế, nhưng vẫn có những người sống như thể chẳng bao giờ mình chết, chỉ lo ham mê chạy theo danh vọng, bã phù hoa, thu tích của cải cho mình, mà không lo cho sự sống đời sau, là điều quan trọng hơn tất cả.

Chính thánh Phaolô trong bài đọc II cũng khuyên nhủ: " Anh em hãy tìm kiếm những sự trên trời, nơi Đức Kiô đang ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 1).

Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện một người đến xin Đức Giêsu phân xử việc chia gia tài. Nhân cơ hội đó Đức Giêsu kể dụ ngôn nhà phú hộ để nhắc nhở anh, cũng là nhắc nhở  chúng ta rằng: đừng quá dính bén của cải và cũng đừng quá lo lắng thu tích của cải chóng qua đời này.

Nhà phú hộ xem ra là người thành đạt trong công danh sự nghiệp, nhưng tiếc rằng ông chỉ lo tích trữ đầy kho lẫm của mình, mà không hề biết chia cơm xẻ áo cho những người kém may mắn hơn ông. Dường như ông quên rằng "Sinh lão bệnh tử" là kiếp nhân sinh, rồi đây ông sẽ chết trên đống của, mà của cải chẳng giúp được gì cho ông. Vì thế, Đức Giêsu cho ông là người khờ dại: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?" (Lc 12, 20).

Thật ra, Thiên Chúa là Cha nhân lành không muốn con cái phải sống cảnh nghèo khổ cùng cực. Vì ngay từ tạo thiên lập địa, "Thiên Chúa ban mọi quyền hành trên công cuộc tay Ngài tác tạo. Ngài đặt muôn loài muôn vật dưới chân con người..." (Tv 8,7-8).

 Thánh Vịnh 65 cũng cho chúng ta thấy giàu sang là điều mà Thiên Chúa muốn ban cho con người: "Thăm trái đất, Ngài tuôn mưa móc, cho ngập tràn phú túc giàu sang…" (Tv 65,10).

 Ai cũng biết rằng tiền bạc của cải, tuy không là trên hết, nhưng rất cần cho đời sống của con người. Thực ra, của cải vật chất, tự nó không tốt mà cũng chẳng xấu, xấu tốt do ý hướng của người làm ra, sở hữu và sử dụng nó mà thôi.

Biết làm ra của cải, tiền bạc cách chính đáng và dùng nó để làm sáng danh Chúa, giúp đỡ tha nhân và sử dụng cho những nhu cầu chính đáng, thì tiền bạc trở thành người đầy tớ tốt. Còn ngược lại, khi chúng ta bị của cải, tiền bạc chi phối đến nỗi đánh mất cả lương tâm, thì nó trở thành ông chủ xấu. Chẳng hạn như: ông Giuđa Iscariô xây dựng đời mình trên của cải vật chất, chính vì đồng tiền mà Giuđa đã bán đứng Thầy mình, sau cùng bán cả linh hồn của ông luôn.

Đức Giêsu không hề chê trách nhà phú hộ có lắm tiền nhiều của, mà chỉ trách ông không biết dùng của cải chóng qua để làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Ví dụ như đi làm phúc, bố thí cho kẻ nghèo khó.

Tìm đọc trong Tin mừng, chúng ta thấy trong hàng ngũ những kẻ theo Chúa cũng có những người giầu giúp đỡ trong việc bác ái. Chẳng hạn như ông Giuse Arimathia, người môn đệ nhận việc an táng Chúa. Hay là trên hành trình truyền giảng Tin mừng cũng "có mấy người phụ nữ đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Chúa và các môn đệ" (Lc 8,3).

Anh chị em thân mến,

Khi lo cơm áo gạo tiền, nhu cầu cho bản thân, cho gia đình đó là điều tốt, nhưng Đức Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta đừng quên "Trước hết, là hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho sau" (Mt 6,33).

Nếu Chúa thương ban cho gia đình chúng ta làm ăn ổn định. Nếu gia đình chúng ta chẳng may không được may mắn, còn nhiều khó khăn, thì đừng buồn nhưng hãy nhớ rằng: chính Đức Giêsu đã sinh ra trong cảnh khó nghèo, để cảm thông với những người nghèo khó.

Ước gì mỗi người chúng ta luôn biết dùng gia sản là tài năng và khả năng của mình để mua lấy bạn hữu Nước Trời mai sau. Xin đừng tích lũy kho báu hư nát đời này nhưng hãy lo tích lũy công đức cho mình ở đời sau. Amen.