Chúa Nhật XVIII thường niên  - Năm C
CÁCH DÙNG CỦA CẢI ĐỜI NÀY
Lm Giuse Đinh lập Liễm

A. DẪN NHẬP. 

          Người đời coi trọng tiền của, coi nó như chìa khóa thành công trong cuộc đời vì người ta tôn vinh nó bằng câu :”Có tiềân mua tiên cũng được”. Có người coi mục đích cuộc đời chỉ là kiếm cho ra nhiều tiền để hưởng thụ, cho nên họ đã để cho lòng đam mê tiền của chi phối họ, xúi dục họ làm những điều sai trái. Họ coi tiền của là một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống của họ.  Nhưng tác giả sách Giảng viên có nói :”Phù vân, ôi phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”(Gv1,2).  Như vậy, tiền của có phải là một bảo đảm cho cuộc sống không ?

          Đức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay không chỉ trích việc thu tích của cải để làm giầu, cũng không khinh chê của cải. Ngài chỉ khuyên người ta  trong khi thu tích tiền của để làm giầu thì đồng thời cũng phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa. Đừng bắt chước người phú hộ ngu ngốc chỉ biết thu tích cho nhiều của cải vật chất để hưởng thụ, coi của cải như một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống để ăn chơi xả láng, mà bỏ quên Thiên Chúa, quên cả linh hồn mình. Vả lại, con người đâu có phải sống được mãi, một khi phải chết thì những của cải đó để cho ai ?  

          Đối với chúng ta tiền của không có gì là xấu vì tất cả những gì Thiên Chúa dựng nên thì đều tốt. Tuy thế, tiền của cũng có thể trở nên một đứa đầy tớ trung thành của chúng ta mà cũng có thể trở nên một ông chủ khắc nghiệt biến chúng ta thành những tên nô lệ khốn nạn của nó.. Chúa khuyên chúng ta hãy tránh thói tham lam, hãy biết chia sẻ. Một trong những cách làm giầu trước mặt Thiên Chúa là biết chia sẻ, biết giúp đỡ những người túng thiếu. Tất cả những gì chúng ta cho đi đều còn ở lại với chúng ta và đó là cơ sở để Chúa ban thưởng bội hậu cho chúng ta trên quê hương vĩnh cửu. 

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA. 

          Bài đọc 1 : Gv 1,2 ; 2,21-22. 

          Côhêlét là tác giả sách Giảng viên, đã thu góp những tư tưởng thâm thúy và khôn ngoan của nhiều thế hệ.  Ngay câu mở đầu, tác giả đã khẳng định :”Phù vân, ôi phù vân, tất cả là phù vân”.

          Tư tưởng này diễn tả một cái nhìn bi quan về cuộc sống của con người trên trần gian, nhưng  lại rất đúng. Nếu chỉ đứng trên quan điểm nhân sinh trần tục mà nhìn thì ý nghĩa của cuộc đời chẳng qua là một sự phù phiếm, và do đó, đời không đáng sống. Bởi vì : 

          - Có người suốt đời làm ăn vất vả để thu tích của cải vật chất nhưng khi chết đi lại phải bỏ lại tất cả.

          - Nhiều tiền nhiều của mà phải áy náy, đêm ngủ không yên thì ích lợi gi ? 

          Thái độ bi quan này của tác giả chất vấn chúng ta : Đời không còn một giá trị nào khác nữa sao ?

          Bài đọc 2 : Cl 3,1-5.9-11. 

          Thánh Phaolô nhắc nhở cho tín hữu Côlôssê cuộc sống mới của họ sau khi chịu phép rửa tội.

          Thật vậy, nhờ phép Rửa tội, người tín hữu đã trở nên con người mới và hy vọng sẽ được sống cùng Thiên Chúa mãi mãi. Vì thế, họ phải cởi bỏ con người cũ theo tính xác thịt với những đam mê trần tục, hãy mặc lấy con người mới theo hình ảnh của Đức Giêsu Kitô. 

          Do đó, người môn đệ của Đức Giêsu cần biết cân nhắc các yếu tố trong cuộc sống và chọn lựa : đừng tìm những sự dưới đất mà hãy tìm những sự trên trời. 

          Bài Tin mừng : Lc 12,13-21. 

          Đức Giêsu từ chối can thiệp vào vấn đề phân chia gia tài giữa hai anh em. Sở dĩ Đức Giêsu từ chối làm trọng tài trong vụ tranh chấp gia tài vì Ngài cho rằng của cải không thể đảm bảo cho cuộc sống đúng nghĩa. 

          Dụ ngôn về người phú hộ thật là phù phiếm. Mặc dầu anh ta có biết lo liệu, nhưng anh ta chỉ có cái nhìn thiển cận : chỉ lo hưởng thụ  mà không lo gì đến sự tích lũy những của thiêng liêng không hư nát. 

          Theo nhận định của Đức Giêsu, anh ta là đồ ngốc vì đã lấy của cải vốn không bền mà bảo đảm cho đời mình. Chết đi anh để của cải lại cho ai ? Nếu anh ta khôn thì hãy chia sẻ cho những người nghèo, thì khi anh chết đi, gia sản của anh sẽ biến thành kho tàng không bao giờ hư nát. Đó mới là bảo đảm chắc chắn thật sự cho cuộc đời. 

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

Kho tàng không hề hư nát.

I. ĐỒNG TIỀN LIỀN KHÚC RUỘT

          Người ta thường nói :”Đồng tiền liền khúc ruột” nói lên cái tâm lý của con người yêu chuộng tiền của mình có, cố giữ lấy, không thể tin ai, buông cho ai được. Động đến tiền là cảm thấy đau xót như “Của đau con xót” : tâm lý đau xót khi của cải bị mất mát cũng như con cái bị người ngoài bắt nạt, hành hạ. 

          1. Người ta đánh giá cuộc đời. 

          Đời là một cuộc chiến đấu. Phải chiến đấu để mà sống. Nhưng khi nói tới cuộc sống người ta chỉ nghĩ đến cơm ăn áo mặc, nhà ở, phương tiện di chuyển và giải trí. Nó chỉ là đời sống vật chất. Vậy còn đời sống tinh thần thì sao , nhất là đời sống siêu nhiên ? 

          Nhìn vào cuộc sống, không biết thi sĩ Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu suy tư thế nào mà phát biểu một câu có tính cách triết lý :

Đời đáng sống hay không đáng sống

Nhấp chén quỳnh xin hỏi bạn tri âm ?

          Nếu có phải trả lời cho thi sĩ thì phần lớn người ta sẽ trả lời là đời đáng sống, nhưng sống để làm gì ? Ta hãy nghe một số sinh viên Mỹ trả lời trong một cuộc phỏng vấn :

          Năm 1987, Hội đồng Quốc gia Hoa kỳ đặc trách giáo dục, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn các sinh viên sắp mãn Đại học về mục đích cuộc đời của họ trong tương lai : Họ muốn gì ? Họ nhằm điều gì trước hết ? Kết quả như sau : 75% trong số 200.000 sinh viên được hỏi ý kiến đã trả lời cho biết :”Mục đích cuộc đời tương lai của họ là làm sao kiếm được thật nhiều tiền”. Các sinh viên này cho biết :”Sau khi học xong, họ muốn có một việc làm tốt với đồng lương cao để sống thoải mái”. 

          2. Giá trị cuộc đời. 

          Người ta nói :”Có tiền mua tiên cũng được”. Tiên là nhân vật tưởng tượng trong truyện thần thọai, tượng trưng cho người đẹp nhất, quí nhất. Đây là quan niệm đề cao đồng tiền : có tiền mua gì được nấy.  Vì vậy người ta mới nói :

Đồng tiền là tiên là phật

Là sức bật của con người

Là nụ cười của tuổi trẻ

Là sức khỏe của tuổi già

Là cái đà danh vọng

Là cái lọng che thân

Là cán cân công lý… 

          Trong cuộc tương giao của con người trong đời sống xã hội, đồng tiền vẫn giữ vai trò chủ chốt, nó chi phối sự tương giao, nó làm lệch cán cân công lý, nó có thể đổi trắng ra đen, như người ta nói :

Đồng tiền không phấn không hồ,

Đồng tiền khéo điểm, khéo tô mặt người. 

          Qua kinh nghiệm của cuộc sống, trước sức mạnh của đồng tiền chi phối con người, thi sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm đã phải than một cách chua cay : 

Nếu không điều lợi khôn thành dại,

Đã có đồng tiền dở cũng hay. 

          Ngạn ngữ La tinh có nói :”Tiền của là tên đầy tớ rất tốt, nhưng lại là người chủ rất xấu”. Và người ta cũng nói chơi với nhau :”Vô văn bất nhóc nhách”, có ý nói không có tiền của, không thể làm gì được. 

          3. Lòng tham của con người. 

          Khi từ quan về ở ẩn, thi sĩ Nguyễn công Trứ khuyên người ta đừng chờ đợi những gì quá sức mình, hãy biết dừng lại, bằng lòng với những cái mình đang có, cũng như  thi sĩ biết hưởng cái thú an nhàn trong bài thơ “Chữ Nhàn” :

 

Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc,

Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.

Biết đủ tức là đủ, đợi đủ biết bao giờ đủ,

Biết nhàn tức là nhàn, đợi nhàn biết bao giờ nhàn. 

          Ông Eùsope, một thi sĩ ngụ ngôn của Hy lạp,  đã nói lên cái lòng tham vô đáy của con người trong câu truyện sau đây : 

Truyện : ông già và con ngỗng. 

          Một ông già nghèo ngồi bên cửa sổ lo lắng cho tương lai. Một người lạ mặt ôm một con ngỗng đến tặng ông già và nói :”Ôâng hãy chăm sóc con ngỗng này chu đáo thì nó sẽ giúp ích cho ông”. Rồi người đó đi mất. 

          Ôâng già nghèo đưa con ngỗng về nhà, cho nó ăn, cho nó uống, ban đêm cho nó ngủ trong một cái lồng sạch sẽ. Sáng hôm sau khi nhìn vào chiếc lồng ông vui mừng thấy một quả trứng ngỗng bằng vàng. Ôâng mang quả trứng ra tiệm bán được một số tiền lớn, mua được đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống. Hôm sau ông được thêm một quả trứng ngỗng bằng vàng nữa. Hôm sau nữa cũng vậy. Cứ thế mỗi ngày ông nhặt được một quả trứng vàng. Từ đó ông không còn nghèo nữa, ông sống rất thoải mái.  

          Nhưng dần dần ông trở thành tham lam. Ông không chịu mỗi ngày chỉ có một trứng, ông không thể chờ cho hết tuần  mới có được 7 trứng. Ôâng muốn có ngay một lúc tất cả những trứng vàng của con ngỗng. Thế là ông mổ bụng con ngỗng ra. Nhưng ông chẳng thấy quả trứng nào trong đó cả. Ôâng vội may bụng ngỗng lại mong nó đừng chết. Nhưng vô ích. Khi đó người lạ mặt kia trở lại và nói :”Trước đây đã chẳng bảo với ông rằng nếu ông chăm sóc con ngỗng tử tế thì nó sẽ giúp ích cho ông sao ? Bây giờ cả ông lẫn tôi đều đã mất tất cả”. 

          4. Người ta đánh già đồng tiền. 

          Người đời cũng có kinh nghiệm về đồng tiền : nếu ta biết dùng tiền của cho đúng mức, cho xứng đáng thì nó trở thành đầy tớ trung thành của ta; nhưng khi ta không biết dùng nó thì nó sẽ quay trở lại làm một ông chủ khắc nghiệt và biến ta thành một tên nô lệ khốn nạn của nó. 

          Nhưng dù sao, con người lên voi xuống chó là lẽ thường. Tiền của đem con người lên, nhưng cũng chính tiền của đã hạ con người xuống. Và sau cùng con người cũng sẽ phải chết và của cải cũng tiêu tan theo, ra đi chẳng mang được gì ngoài  hai bàn tay trắng :

 

Vua Ngô băm sáu tàn vàng

Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì. 

II. ĐỨC GIÊSU VỚI VẤN ĐỀ TIỀN CỦA. 

          1. Vấn đề phân chia tài sản. 

          Theo luật Do thái (Đnl 21,17), trong việc thừa kế, người con trai cả được hưởng trọn phần di sản nếu là bất động sản, nghĩa là đất đai và nhà cửa. Và người con trai cả ấy cũng nhận được, theo luật pháp qui định, phần gấp đôi các động sản.  Luật pháp này chung cho toàn bộ Đông phương cổ đại, và nhiều nền văn minh trong dòng lịch sử ; luật ấy muốn gìn giữ di sản của gia tộc với việc lập nên “người gia trưởng” được hưởng đặc quyền : Đó là quyền con trưởng. Đức Giêsu đối diện với điều đó (Quesson). 

          Nhưng trường hợp ở đây, hình như người con trưởng chiếm hết phần gia tài mà không chịu thừa kế bằng cách dùng uy tín để gây áp lực với người con trưởng bất công, vì Ngài được coi như một rabbi nổi danh, Ngài làm cách có uy quyền. 

          Đức Giêsu đã từ chối  không muốn tham dự vào việc tranh chấp về tiền bạc. Đức Giêsu không đáp lại yêu cầu này, không phải không nhạy cảm về những bất công có thể có trong phạm vi gia đình, nhưng Ngài không muốn can thiệp vào  những việc không liên hệ trực tiếp đến sứ mạng cứu rỗi. Câu trả lời của Ngài ngụ ý rằng Ngài chỉ chú trọng đến công cuộc thuộc linh và Ngài không muốn xâm phạm vào địa hạt luật pháp dân sự hay chiếm đọat địa vị của nhà cầm quyền :”Này anh, ai đã đặt tôi làm người  xử kiện hay chia gia tài cho các anh”? 

          2. Dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc

          Đức Giêsu đã từ chối “chia gia tài”. Việc từ chối này có ý nói lên rằng, tuy Ngài có quyền xét xử kẻ sống kẻ chết (Cv 10,42), nhưng sứ mạng lịch sử của Ngài ở trần gian  là sứ mạng tôn giáo chứ không phải việc trần tục. Nhân dịp này Ngài nhắn nhủ với tích cách cảnh cáo rằng cần phải tránh mọi thứ tham lam, vì của cải không làm cho đời sống được bảo đảm. Lời cảnh cáo này  có ý nhắc khéo rằng đừng an tâm,  đừng cậy dựa vào  bất cứ một vật nào khác ngoài Thiên Chúa. 

          Để nói lên ý tưởng đó, Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc. Dụ ngôn này cho thấy rằng người phú hộ rất thành công về ngành nông nghiệp. Sự thành công này làm cho ông ta say sưa và suy tính đến việc mở mang rộng lớn kho lẫm của ông. Trong cảnh sống giầu có, sung túc này, ông ta vui chơi ăn uống thả dàn, không nghĩ đến Thiên Chúa, bỏ quên cả linh hồn của mình; nhưng ông ta không nghĩ rằng :”Đêm nay người ta sẽ đến đòi linh hồn ngươi” thì lúc đó :”Những của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai”?  

          Ôâng ta không hề nhìn xa hơn thế giới của mình. Mọi chương trình của ông ta  chỉ đặt nền tảng cuộc sống  luẩn quẩn trong thế giới của ông ta.   

Truyện : Rồi sao nữa ? 

          Ngày xưa, thánh Philipphê Nêri muốn thuyết phục Phanxicô Spazzano, một sinh viên Rôma , đã hoàn toàn tin tưởng ở sự hướng dẫn của ngài về một chân lý ngàn năm. Một hôm Phanxicô Spazzano hớn hở đến báo tin cho ngài biết mình đã thành công rực rỡ trên đường khoa nghiệp. Thánh nhân trả lời :

          - Khá lắm. Cha xin mừng với con. Nhưng rồi con sẽ làm gì ?

          - Con sẽ làm trạng sư, sẽ biện hộ ở tòa án.

          - Rồi sao nữa ?

          - Con sẽ có nhiều tiền.

          - Rồi sao nữa ?

          - Con sẽ lập gia đình.

          - Rồi sao nữa ?

          - Con sẽ sống hạnh phúc.

          - Rồi sao nữa ?

          Chàng sinh viên suy nghĩ một lúc rồi trả lời :

          - Rồi… rồi con cũng sẽ chết như bất cứ ai khác.

          - Rồi sao nữa ?

          Chàng sinh viên im lặng bỏ đi, trầm tư và u buồn. Tuy nhiên, câu hỏi cứ nhắc đi nhắc lại mãi, chàng cứ bị ám ảnh hoài. Và để đảm bảo cho cái “Rồi sao nữa” kia, cuối cùng, chàng từ giã đường trần khóac áo tu trì. 

          Khi giải thích dụ ngôn này của Chúa, thánh Athanasiô đưa ra lời khuyên :”Ai sống như phải chết mỗi ngày – vì biết rằng cuộc sống này tự nó là tạm bợ, không chắc chắn – sẽ không phạm tội, vì sợ hãi Chúa dập tắt một phần lớn lòng tham lam ; trái lại, ai nghĩ mình còn sống lâu sẽ dễ dàng để cho mình bị dục vọng cai trị”. 

          Trong dụ ngôn này Đức Giêsu có ý nói lên sự nguy hiểm của giầu sang, và sự tham lam của cải vật chất. Vì vậy, Ngài dùng dụ ngôn này để cảnh giác cho hết mọi người : Người giầu có lo tích trữ của cải, cũng như người nghèo tham lam của cải. Ở đây Chúa trách người con trưởng tham lam chiếm đọat gia tài mà không chia cho người em, đồng thời Ngài cũng trách người em vì ham mê của cải mà tranh chấp gia tài với người anh. 

III. CHÚNG TA  VỚI VẤN ĐỀ TIỀN CỦA. 

          1. Ưu tiên hàng đầu của cuộc sống. 

          Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta duyệt xét lại những gì là ưu tiên hơn cả trong cuộc sống. Những lời sách Giảng viên đã nhắc nhở chúng :”Phù vân, quả là phù vân. Phù vân quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh mặt trời”. Chúng mô tả một quan điểm bi đát về cuộc sống, nhưng điều chúng ta muốn nói khiến chúng ta phải hỏi :”Mục đích của đời sống là gì” ? Chắc chắn không phải là tích lũy của cải – của cải trong mọi trường hợp phải để lại đàng sau. 

          Những sự vật trần gian không bao giờ có thể thỏa mãn tâm hồn con người. Chỉ Thiên Chúa mới có thể cho chúng ta hạnh phúc mà tâm hồn chúng ta khao khát. Vì thế thánh Phaolô nói :”Anh em hãy hướng lòng trí  về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”.  Và Đức Giêsu khuyên chúng ta :”Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Cái làm cho chúng ta giầu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc làm gì, nhưng chúng ta là gì. 

          2. Tiễu trừ tính tham lam

          Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu không chỉ nói về những người giầu có, nhưng nói với tất cả mọi người vì bất cứ ai cũng có tính tham lam. Người nghèo cũng tham lam của cải như người giầu, không phải vì có nhiều tiền bạc hay ít của cải  làm cho một người ra tham lam, nhưng khi người ta bị ám ảnh bởi của cải vật chất, người ta không còn biết thế nào là đủ. Túi tham vô đấy, chẳng bao nhiêu cho vừa. Người La mã có câu ngạn ngữ :”Của cải như nươc muối, bạn càng uống thì càng khát”. 

          Sách Giáo lý Công giáo số 2536 dạy như sau :”Điều răn thứ mười cấm chỉ sự thèm thuồng, ước ao của cải trần gian cách vô độ; nó cũng cấm tính tham lam thái quá, sinh ra từ sự đam mê vô độ, sự giầu có và quyền lực do sự giầu sang mang lại”. 

          Chúng ta thường nghe nói :”Tham thì thâm”, quả là đúng. Trên đời này không thiếu gì những người có lòng tham và ích kỷ đến nỗi muốn đi mượn hòm để chôn mình  thay vì bỏ tiền ra mua. Cũng có những người vất vả suốt cả đời lo thu tích của cải  đến nỗi không dám ăn no, ngủ ngon, để rồi nửa đời người còn lại  phải dùng của cải đã thu tích để bồi dưỡng lại sức khỏe đã mất chỉ vì lòng ích kỷ và tham lam quá mức. Thật vậy, những người quá lo thu tích của cải sẽ trở nên mù quáng, họ liều mình đánh mất không những tự do mà còn mất cả đời sống mình. 

Truyện : ham mê của cải. 

          Ham mê của cải tiền bạc là cái tật mà xưa nay  có ngàn lẻ một chuyện từng được kể. Nhưng thời nay lại có câu chuyện lý thú thế này : Một thanh niên nọ tình cờ nhặt được một đồng đôla bằng bạc trên đường. Thế là từ đó, mỗi lần đi đâu, anh đều cúi đầu xuống để chú tâm tìm kiếm. Kết quả là sau ba mươi năm  anh ta nhặt được 3,5 đôla tiền bằng bạc, 37 đồng nửa đôla bằng đồng, gần 18.500 nút áo đủ cỡ, khoảng 14.400 cây kim may và kim gút đủ lọai. – Nhưng anh phải đổi bằng cái tật khòm lưng. Một tâm trạng bi quan cộng thêm một tính khí khó thương. Vì đôi mắt anh từ lâu đã không nhìn lên bầu trời và bao hoa lá cỏ cây xinh đẹp… Tính ham mê của cải đã “giết chết con người anh”.  

          Phương pháp làm cho chúng ta được hạnh phúc là biết chấp nhận. Hạnh phúc không phải là có cái chúng ta mong muốn, nhưng là chấp nhận cái chúng ta có. Dù giầu hay nghèo, hạnh phúc là bằng lòng với cái mình đang có, và ngay cả cái mình không có nữa. Hãy biết chấp nhận mọi sự như chương trình của Thiên Chúa đã sắp đặt với lòng biết ơn rằng có Thiên Chúa là có tất cả mọi sự (Dt 13,5-6). Một người không bằng lòng với những cái mình đang có sẽ không bao giờ có hạnh phúc. Họ luôn sống trong bất mãn và đau khổ, vì lúc nào cũng tham muốn có thêm. 

          3. Hãy biết chia sẻ. 

          Chúa dạy chúng ta :”Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa”. Cái làm cho chúng ta giầu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc là làm gì, nhưng chúng ta là gì. Antoine de Saint Exupéry nói :”Khi giờ sau cùng của bạn giáng xuống, bạn chỉ nên dựa vào điều mà bạn đã trở thành”. 

          Có hai cách xài của cải đưa đến hai kết quả khác nhau :

           a) Xài một cách ích kỷ cho riêng mình, kết quả là không bảo đảm cho sự sống đời đời.

          b) Dùng tiền của để làm giầu trước mặt Thiên Chúa thì kết quả là sự sống đời đời được bảo đảm.

           Thực ra, khi người giầu chia sẻ của cái cho người nghèo, cũng chỉ là bổn phận của người quản lý mà thôi. Augier đã nói một câu chí lý :”Trong dự tính của Thiên Chúa, người giầu chỉ là viên thủ quỹ của người nghèo”. Vì thế, không ai “ê hề của cải, dư xài nhiều năm” mà “cứ nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi cho đã”(Lc 12,19) chính là những kẻ ăn cắp. Thánh Tôma Aquinô quả quyết :”Những người giầu đã đánh cắp của người nghèo khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa”.

          4. Phần thưởng bội hậu trên trời. 

          Trong bài dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu không đả kích sự tích lũy của cải. Ngài không phê phán công việc làm ăn của mỗi người,  mà chỉ đả kích ý nghĩ khờ dại của một số người khi họ lấy việc thu tích của cải vật chất là quan trọng hơn sự tích lũy của cải thiêng liêng. 

          Sứ điệp mà Đức Giêsu muốn loan báo cho chúng ta hôm nay : Hãy dùng của cải đời này mà “làm giầu trước mặt Thiên Chúa”(Lc 12,21). Đó chính là nghệ thuật làm giầu đích thực. 

          Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta chỉ là những con người nghèo khó. Cho dù có xây bao nhiêu kho lẫm, bao nhiêu két sắt, bao nhiêu tài khoản ngân hàng, cũng chỉ là con số không. Chúng ta chỉ thực sự giầu có trước mặt Thiên Chúa khi chúng ta dốc cạn kho cho người nghèo khó, mở hầu bao giúp kẻ khốn cùng. Chúa phán :”Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá”(Lc 12,33). 

Ở Kenya bên Phi châu có một vị thừa sai kể rằng có một số dân Phi châu vẫn còn giữ tập tục lấy đi tất cả quần áo người chết đang mặc trước khi chôn cất người ấy.  Một trong những mục đích của tục lệ này nhằm nói lên rằng chúng ta rời khỏi thế gian này cũng y hệt như khi chúng ta vào thế gian. . Đây chính là điều thánh Phaolô đã đề cập đến  trong thư thứ nhất gửi choTimôthê :”Chúng ta đã chẳng mang gì vào trong thế gian, và chúng ta cũng không thể mang  bất cứ cái gì ra khỏi đó”(1Tm 6,7). 

          Tuy thế, chúng ta có thể mang đi theo khi đi ra khỏi đời này với nhữøng cái mà chúng ta làm giầu trước mặt Thiên Chúa, tức là tất cả những gì chúng ta đã cho đi. Những cái chúng ta đã cho đi làm thành một kho tàng trên trời dành riêng cho chúng ta. Những cái chúng ta đã cho đi ở trần gian này vẫn còn tồn tại không bao giờ hư nát, và đấy cũng là những công nghiệp chúng ta dâng cho Chúa để được hưởng hạnh phúc đời. 

Truyện : Cho một được mười triệu. 

          Đang lững thững đi trong một đường phố, có một người ăn mày đến xin bố thí, người kia móc túi da đưa cho một đồng bạc.

          Tám hôm sau, nhà từ thiện đã hết sức ngạc nhiên, vì ông nhận được bức thư nặc danh, trong có ngân phiếu 10 triệu quan. Bức thư viết thế này :

          Có lẽ ông còn nhớ một hôm ngao du ở Nice, ông đã bố thí cho một người ông tưởng là hành khất. Trong 10 người tôi ngửa tay xin, chỉ có một ông đã thí cho một đồng bạc.  Xin ông biết cho rằng : tôi đây là một nhà triệu phú đã trá hình làm người hành khất đó, với mục đích là nắm được phần thưởng trong cuộc đánh đốù. Tôi đã được cuộc, vậy xin ông cho phép tôi chia với ông số tiền thuởng đó.

          Truyện rất hào hứng này, đã được tất cả các báo thuật lại và là truyện có thật. Người ta đóan ông Ernest Ingram chủ tiệm vàng ở Nice bên nước Pháp, chính là vai chủ động trong truyện.