Chúa Nhật XVII thường niên  - Năm C
THẦN KHÍ CỦA NGƯỜI
Chú giải của Noel Quesson

Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông

Khi nhìn thấy Người cầu nguyện... họ chờ đợi bên Người, và không quấy rầy Người. Phần chúng ta, chúng ta không có cái may mắn nhìn thấy Đức Giêsu đang cầu nguyện. Tuy nhiên chúng ta có thể thử làm cho trí tưởng tượng của chúng ta hoạt động... và, bằng tâm trí, nhìn ngắm Đức Giêsu đang cầu nguyện. Đức Giêsu thường cầu nguyện lâu! Người là “vị thầy của sự cầu nguyện” không chỉ vì Người cho những lời khuyên mà còn vì Người nêu gương cầu nguyện.

Ngày nay, có một sự phục hồi việc cầu nguyện ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, phần lớn con người ngày nay, nam cũng như nữ đều có khó khăn khi cầu nguyện. Vô số những lời phê phán của tâm thức hiện tại ảnh hưởng đến tất cả chúng ta một cách vô thức: cầu nguyện là đào nhiệm; đừng xin Chúa làm thay cho bạn, bạn hãy xắn tay áo mình lên... cầu nguyện là một hành động ma thuật của những người sơ khai không biết những quy luật chính xác của tự nhiên... cầu nguyện là một sự tha hoá; bạn hãy đảm nhận tầm vóc của con người... không Chúa, không Thầy... bạn hãy gạt bỏ những điều mê tín tối tăm...

Lạy Đức Giêsu, xin dạy cho chúng con biết cầu nguyện? Xin dạy cho chúng con biết rằng sự cầu nguyện Kitô giáo không phải là bất cứ sự cầu nguyện nào. Chúng con phải thanh luyện sự cầu nguyện của chúng con và học cách cầu nguyện.

Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha…”

Dân Do Thái đã gọi Thiên Chúa bằng “Cha” như nhiều tôn giáo khác (Hô sê 11,3; Giêrêmia 3,19; Isaia 63,16; Khôn Ngoan 5,5 v.v...).

Tuy nhiên Đức Giêsu đã đổi mới từ này, khi Người dám thưa cùng Thiên Chúa: “Abba”! “ba ơi”.., từ ngữ chỉ sự thân mật mà trước Người ít khi người ta dùng đến. Chính khi các môn đệ nhận thức được kinh nghiệm độc nhất của Đức Giêsu, họ mới khẳng định Người là “Con Thiên Chúa” trong một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Khi chúng ta lặp lại lời “cầu nguyện của Đức Giêsu, đến lượt mình, chúng ta dám nghĩ rằng “Chúa Cha yêu thương chúng ta bằng chính tình yêu mà Người yêu mến Con Một của Người” (Gioan 20,17).

Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển...

Trong Kinh Thánh, “danh” là để biểu hiện ngôi vị…Sự “thánh thiện” là điều làm cho Thiên Chúa, bởi sự siêu việt lửa tình yêu và quyền năng, trở thành Đấng Hoàn Toàn Khác (Tha Thể Tuyệt Đối).

Vậy trước khi nói với Thiên Chúa các nhu cầu của chúng ta, chúng ta phải theo Đức Giêsu cầu nguyện tôn vinh chính Chúa Cha. Không có gì là ma thuật, tha hoá trong lời cầu nguyện hoàn toàn vô tư và vô vị lợi này.

“Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển” có thể được diễn tả bởi: Xin Cha hãy thể hiền sự toàn năng của Cha là lòng nhân hậu vô cùng, tình phụ tử vô biên... xin Cha chỉ cho chúng con biết Cha là Chúa Cha... vô cùng và tuyệt đối là “Cha”... một người Cha hoàn toàn khác chúng con, cha hơn chúng con vô cùng. Nếu người ta có thể đặt vào một tấm lòng tình yêu thương vốn đã tuyệt vời của tất cả các ông bà và bà má của trần gian, thì người ta chỉ có được một phần nhỏ nhoi và thấp kém của Chúa Cha “là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất” (Ep 3,15).

Triều Đại Cha mau đến...

Lời cầu xin thứ hai hầu như đồng nghĩa với lời cầu xin thứ nhất. Triều đại Cha mau đến. Xin Thiên Chúa hoạt động bên trong mọi tạo vật. Người vốn là Tình Yêu (1 Ga4,7 đến 21) Xin Tình Yêu lên ngôi vua! Xin Tình Yêu ngự trị!

Chủ đề “Triều đại của Thiên Chúa” hiện diện thường xuyên trong Cựu ước! Sử biên niên 16,30-33; Tôbia 13,1, Thánh. Vịnh 21,28-28.,67,33-36-97-102,19; Isaia 11,1-9, - 33,17-24 - 54,7-12; Đanien 8,23): Trong tư tưởng của ít-ra-en các vua trần thế chỉ là các “đại diện”, vương quyền thuộc về một mình Thiên Chúa. Và khi tuân thủ Luật của Thiên Chúa mà ít-ra-en làm cho Thiên Chúa thực sự trị vì.

Vào thời của Đức Giêsu đã từ lâu, không còn vua ở Giêrusalem như vào thời của vua Đavít hoặc Salômôn. Như thế, do sự xâm chiếm của nước ngoài, sự chờ.đợi. Đấng Mêsia đã nổi lên mạnh mẽ và được diễn tả trong kinh cầu Qaddish của người Do Thái: xin làm cho Danh cao cả của Người được thánh hoá trong thế gian mà Người đã tạo dựng theo ý chí của Người, xin Người làm cho Triều Đại Người được hiển trị và sự giải thoát được nẩy mầm, Đấng Mêsia của Người đến gần”.

Đức Giêsu công bố rằng Triều Đại của Thiên Chúa đến rất gần nó đã hình thành ở đó rồi, nhưng không phải một cách huy hoàng... như một ít men, như một hạt giống vùi sâu trong lòng người (Mt 3,2-4-17-10,7 - 13,24-31,36-50).

Vì thế rõ ràng chúng ta không thể thực hiện lời cầu nguyện ấy mà chính chúng ta không làm việc cho triều đại ấy lớn lên trong sự chắc chắn của Ngày cánh chung, ngày mà dự án của Chúa Cha sẽ thể hiện sử thành công trọn vẹn, sự hoàn tất.

Ở đây chúng ta hãy ghi nhận ràng Luca không thuật lại cho chúng ta “Kinh Lạy Cha” được toàn thể Giáo Hội đọc và đó là Kinh Lạy Cha trong Tin Mừng của Mát-thêu. Có lẽ Luca đã rút gọn lại, bỏ bớt hai lời xin (ý Cha thể hiện và... nhưng cứu chúng con khói mọi sự dữ). Không một thánh sử nào quan niệm phải theo sát từng lời của Đức Giêsu mà truyền thống nhận được. Các ngài quan niệm Kinh Lạy Cha như một định hướng tổng quát về sự cầu nguyện hơn là một định thức bất biến. Đức Giêsu không xơ cứng điều gì, không biến điều gì thành nghi thức. Và Giáo Hội, ngay từ những thời kỳ đầu, đã luôn luôn sử dụng nhiều công thức khác nhau trong phụng vụ... trên nền tảng một sự thống nhất chung.

Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy

Trước hết, sau khi đã lấy các “dự án của Chúa Cha” làm dự án của chúng ta giờ đây chúng ta có thể trình bày những ước muốn của chúng ta. Đức Giêsu gợi ý cho chúng ta ba điều: lương thực... sự tha thứ... sự tự do đối diện với cái chết...

Ở đây cũng vậy, Luca đã thay đổi bản văn của Mát-thêu. Vị thánh sử này nói: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày”. Luca có lẽ sống với một cộng đoàn Kitô hữu quá nghèo khổ nên đã thêm vào một sắc thái, và nhấn mạnh: “Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy... “ Lời cầu nguyện này rất khiêm nhường, mặc dù không có về gì nhưng đã cáo giác tâm thức của những Người giàu có chúng ta. Đức Giêsu không ngừng nhấn mạnh để chúng ta không nên lo lắng quá về ngày mai (Lc 12,22-32; Mt 6,34). Trong cuộc xuất hành qua sa mạc, dân Chúa không thể tích trữ lương thực man-na trước cho nhiều ngày (Xh 16,4). Từ ngữ Hy Lạp “épiousios” mà người ta đã dịch là '“mà chúng con cần” chỉ được dùng ở đây trong toàn bộ Kính Thánh. Nó nhắc đến một từ Do Thái, cũng hiếm khi gặp, được dùng trong sách Châm ngôn: 30,8: “Xin đừng để con nghèo túng, cũng đừng cho con giàu có; xin cho con cơm bánh cần dùng!”.

Lời cầu nguyện này khó thực hiện trong những xã hội dư thừa của chúng ta.

Lời cầu nguyện này là của mọi người chỉ sống ngày qua ngày. Nhưng từ “chúng con” mà chúng ta đọc, tiếp nối Đức Giêsu, rõ ràng phải buộc chúng ta bao gồm trong kinh nguyện này mọi người đang thiếu thốn lương thực mỗi ngày. Tôi không có quyền đọc “Kinh Lạy Cha” chỉ cho tôi: Xin Cha cho chúng con lương thực... Và nếu lời cầu nguyện của tôi chân thật, thì nó phải khiến tôi chia sẻ lương thực với những người đang đói.

Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con

So với công thức của Mát-thêu, Luca đã xác định từ “lỗi” khi dịch ra bang từ “tội”: Thật vậy, vì tội là trở ngại lớn nhất cho Triều Đại của Thiên Chúa cũng như cho sự chia sẻ lương thực trong tình huynh đệ? Hơn thế nữa, Luca đã thêm từ “tất cả”, để chỉ sự phổ quát của sự tha thứ ấy mà chúng ta thực hiện với những người khác nếu chính chúng ta muốn được Thiên Chúa tha thứ.

Ôi! sự tha thứ ấy là điều chủ yếu của các Kitô hữu vì Đức Giêsu thường xuyên nói về điều đó (Lc 23,34 - 6,36; Mt 11,19-26,28 - 6,14-18 - 22~5; Mc 1.1.,25; Gc 2,13). Niềm vui mà Thiên Chúa cảm thấy khi tha thứ cho kẻ tội lỗi như thế phải trở thành viên đá thử vàng mọi hành động của Kitô hữu. Một cô bé đã nói với thầy dạy giáo lý của cô: Một Kitô hữu chính là một người tha thứ. Trước khi đi xa hơn trong kinh nguyện của tôi... tôi dừng lại một chốc để tôi thật lòng tha thứ cho “tất cả những người đã có lỗi với tôi”. Và chúng ta đừng bao giờ nói rằng sự cầu nguyện là ma thuật, vụ lợi, đào nhiệm. Đúng ra nó là một sự dấn thân quảng đại, một yêu sách phi thường, gần như siêu phàm.

Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ

Nhiều nhà chú giải nghĩ rằng đây là sự cám dỗ lớn! Cơn cám dỗ rất đáng sợ ấy: là “đánh mất Đức tin”, “bỏ rời Đức Giêsu”. Thử thách to lớn ấy đã khiến Đức Giêsu phải nói: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Trong khi kể lại cơn hấp hối của Đức Giêsu trong vườn Ghếtsêmani, Tin Mừng của Luca đã hai lần nhắc lại lời Đức Giêsu khuyến cáo các bạn hữu của Người (22,40 và 22,46): Hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dữ… Phải, cơn cám dỗ lớn nhất chính là bỏ rơi Đức Giêsu trong dụ ngôn người gieo hạt giống, Đức Giêsu nhắc chúng ta phải cảnh giác: Có những người, tin trong một thời gian nào đó và đến giờ thử thách, và bị cám dỗ, họ đã chồi bỏ đức tin (Lc 8,13) Vậy mỗi ngày chúng ta phải chiến đấu chống lại sự ác, để chinh phục tự do... và khiêm nhường xin Chúa ban cho ân sủng không bị “khuất phục”, bị trói buộc và tha hoá!

Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: `Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả'; mà người kia từ trong nhà lại đáp: `Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.'? Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó. “Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”

Đây là kho tàng duy nhất mà chúng ta phải xin Thiên Chúa: Thần Khí của Người!