Chúa Nhật XIX thường niên  - Năm C
ĐỪNG SỢ, HỠI ĐÀN CHIÊN BÉ NHỎ

Charles E. Miller

Qua suốt cuộc sống của mình, Chúa Giêsu đã theo hình thức thăm hỏi của người Do Thái mà thói quen thời đó vẫn dùng: “Bình an cho các con”, đó là một cách để nói: “Chào anh, anh có khỏe không?”. Sau cái chết và sự Phục Sinh của Người, Chúa Giêsu đã chuyển đạt lời chào này thành một đặc ân an toàn giữa những bấp bênh của đời sống này. Khi Chúa Giêsu chào đón các môn đệ của Ngài sau cái chết và sự Phục Sinh, Ngài nói: “Bình an cho các con”, những lời của Ngài đã trở thành sự bảo đảm cho mọi sự nên tốt. Chúa Giêsu đã hiến tặng sự bình an bởi vì Ngài đã chiến thắng trên cả hai kẻ thù của chúng ta đó là tội lỗi và sự chết.

Chúa Giêsu đã hiến tặng cho chúng ta cùng một sự bảo đảm như cho các môn đệ của Ngài. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta trong bài Phúc Âm ngày hôm nay: “Hỡi đàn chiên nhỏ, đừng sống trong sợ hãi”. Sợ hãi là một phần của đời sống. Tổng thống Franklin Delano Roosevelt trong bài diễn văn của mình vào ngày 4-3-1933 đã nói với dân chúng Mỹ rằng: “… điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là cơn sợ. Nước Mỹ thời gian đó đang chìm trong khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà chúng ta chưa hề thấy trước đó bao giờ, những doanh nhân giàu có đã đi bán những đồng xu bên đường phố, những người đàn bà đã phải đi tìm chỗ ở bởi vì không có chỗ để sống. Một hệ thống kinh tế điên rồ trong quá khứ đã đem lại một hiện tại khủng khiếp và hứa hẹn một tương lai bấp bênh. Mặc dù có sự bảo đảm của tổng thống, nhiều người Mỹ vẫn sợ hãi.

Còn đối với chúng ta thì sao? Đức tin của chúng ta vào lời của Chúa Giêsu có làm cho những cơn sợ hãi của chúng ta nên bình an, không phải về kinh tế nhưng là nguồn mạch lớn lao về sự sống và sự chết không? Thư Do Thái trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật hôm nay đã nói với chúng ta rằng;”Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng là bằng chứng cho những gì chúng ta không thấy”. Đức tin của chúng ta trong tương lai đặt nền tảng trên những điều gì? Và nguồn mạch bằng chứng của chúng ta là gì? Đó là quá khứ.

Vào năm 1933, quá khứ đã phát sinh sợ hãi trong lòng người dân Mỹ. Đối với chúng ta quá khứ sẽ làm mạnh cho đức tin của chúng ta ngày hôm nay. Hãy suy nghĩ về những tổ phụ lớn lao của đức tin như: Abraham và Sara, Isaac và Giacop và tất cả những người sốt sắng trong Cựu Ước. Họ đã đi tìm quê hương của mình. Họ đã tìm thấy nó không phải trên mặt đất này nhưng là trên thiên đàng. Cuối cùng họ khám phá ra rằng không có gì phải sợ hãi. Số phận của họ sẽ làm cho tâm hồn chúng ta tràn đầy tin tưởng.

Khi chúng ta nhìn về kỷ nguyên mà Chúa Giêsu đang còn trên mặt đất này, chúng ta sẽ thấy gì? Bằng cái chết Ngài đã phá hủy sự chết của chúng ta và bằng sự sống lại của Ngài, Ngài đã phục hồi sự sống lại cho chúng ta. Chúng ta đã nhìn thấy bởi thánh giá và sự Phục Sinh Ngài đã giải thoát chúng ta, Ngài là Đấng cứu độ thế giới.

Sau”kinh Lạy Cha”, chúng ta cầu xin ơn bình an: “Lạy Chúa xin giải thoát chúng con khỏi mọi sự dữ, xin ban bình an cho ngày sống của chúng con”. Và trước khi hiệp lễ, vì linh mục cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các tông đồ rằng Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, xin đừng nhìn tội lỗi chúng con nhưng hãy nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa, xin ban cho chúng con sự bình an và hiệp nhất của Nước Chúa”. Khi chúng ta đã chúc bình an cho nhau, chúng ta thông dự vào việc hiến tặng bình an mà Đức Kitô đã ban cho các môn đệ của Ngài.

Đức tin của chúng ta được đặt nền tảng trên thực tại của tất cả những gì Thiên Chúa đã làm, đầu tiên là những biến cố trong Cựu Ước và đặc biệt là trong sự chết và sự Phục Sinh của Con Người. Điều độc nhất mà chúng ta phải sợ hãi, không phải là chính cái sợ nhưng là sự thiếu đức tin.