Chúa Nhật XIX thường niên  - Năm C
CHỦ ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM
Chú giải của Noel Quesson

Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em".

Luca đã cân nhắc khi đặt những lời này của Đức Giêsu trong cuộc hành trình dài lên Giêrusalem mà chúng ta cùng đi theo: từ mấy Chúa nhật qua. Đức Giêsu tiến lên cái chết của Người, sự "xuất phát" của Người (Lc 9,51). Không cần phải là một thầy bói để đoán trước tương lai. Trong một số trường hợp, người ta biết rất rõ điều gì sẽ xảy ra. Đối với Đức Giêsu và các bạn hữu Người, trong những tuần lễ cuối cùng trước lễ Vượt qua, điều đó rõ ràng và đáng ngại: Người sắp đối đầu với sự thù nghịch cứng rắn và không nao núng của những vị đứng đầu tôn giáo... giữa sự ác cảm của quần chúng không còn chút quan tâm đến con người đã từ khước trở thành Đấng Mêsia "của họ", Đấng Mêsia công thành danh toại và chiến thắng tất cả. Cứ bề ngoài mà xét, thất bại chung cuộc đang đến gần: Một dự án thất bại, một cuộc đời thất bại.

Vả lại chính trong bối cảnh đó mà Đức Giêsu nói: “Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ!". Thật vậy, nhóm các môn đệ ít ỏi ấy nhỏ bé và mong manh làm sao! Đức Giêsu cố động viên họ khi gọi họ bằng từ thân ái ấy: "Đoàn chiên bé nhỏ".

Nhưng từ ngữ ấy cũng là một cách diễn tả của Thánh Kinh mang một ý nghĩa thần học. "Đoàn chiên" có "chủ chiên" dẫn dắt, hình ảnh này muốn nói rằng Thiên Chúa yêu mến và bảo vệ dân được chọn của Người (St 48,15; Gr 31,10; Ed 34). “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ" (Tv 22).

Thế là một lần nữa, chính miệng con người Giêsu Nadarét đưa ra một khẳng định đầy táo bạo: Nhóm nhỏ này, yếu ớt và nghèo khổ, không quyền thế, không văn hóa, không chỗ dựa, không có lòng can đảm là "Israel mới", dân mới của Thiên Chúa. Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ!

Ngày nay, Đức Giêsu nói với tôi cũng lời đó, trong những lúc tôi gặp thử thách. Ngày nay, Đức Giêsu nói lại điều đó với Giáo Hội hiện nay, trong những lúc Giáo Hội gặp khủng hoảng.

Tôi lắng nghe. Tôi lắng nghe.

Theo Đức Giêsu vì sao chúng ta phải xua tan sự sợ hãi? "Bởi vì Cha anh em coi việc ban cho anh em Nước của Người là điều tốt lành". Đời sống anh em có một ý nghĩa trong Thiên Chúa, cho dù vì lý do này hay lý do khác, đời sống ấy có một bề ngoài thất bại, cho dù bạn bè bỏ rơi anh em, kẻ thù đè bẹp anh em, mọi người không hiểu anh em, cho dù anh em đến phải nói rằng: Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Chúa lại bỏ con? Toàn bộ cuộc đời Đức Giêsu công bố rằng Thiên Chúa ban Nước của Người cho những "người nghèo khó", cho những người khốn khổ, sa cơ thất thế. Cả người làm kinh doanh đã phá sản, cả người chồng bị ly dị hoặc bị tổn thương trong tình yêu, cả gái giang hồ đã tàn phai hương sắc, cả phạm nhân bị kết án tử hình, cả người tội lỗi đã chối bỏ thầy mình, cả nhưng Người đã bỏ rơi Thầy vì một lý do nào đó. Tất cả đều có thể vượt qua nỗi tuyệt vọng trong Đức Giêsu. Nước của Thiên Chúa không phải là một cuộc chinh phục đang thắng lợi nhưng là một ơn của Chúa Cha. Khi đổ đầy ơn ấy cho anh em Chúa Cha thấy điều đó là tốt lành.

“Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thế hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá. Vì kho tàng của anh em ở đâu thì lòng anh em cũng ở đó".

Đây là kết luận đơn giản của tất cả những gì chúng ta vừa nghe. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện ông, phú hộ mà chúng ta đã nghe Chúa nhật vừa qua. Đối với người đã đặt mọi sự an toàn trong Thiên Chúa, các "của cải trần gian" không quan trọng gì mấy! Vậy thì, chúng ta hãy chia sẻ, hãy cho và hãy yêu thương không đòi đáp lại, dù chịu thiệt. Bạn hãy bố thí bằng tấm lòng thời gian và tài sản của bạn. Tất cả đều là hư vô, không có gì thật trừ tình yêu?

Trái tim của bạn ở đâu? Bạn có yêu không?.

“Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay".

Tách rời khỏi những giá trị và những thành công ảo tưởng, lòng chúng ta có thể tìm thấy kho tàng của nó, xua đuổi mọi sợ hãi, trở thành sung sướng Vậy bí quyết của sự triển nở đích thực ấy là gì dù trong những hoàn cảnh bất lợi nhất? Đức Giêsu gợi ý để chúng ta quan niệm cuộc đời mình như một cuộc hẹn gặp của tình yêu: Hãy chuẩn bị lòng mình cho một Người đang đến. Thiên Chúa "đến". Người tới gần. Người ở đây rồi.

Đức Giêsu đã loan báo Người sẽ trở lại vào thời sau rốt, trong ngày Quang Lâm. "Maranatha" "Xin Chúa hãy đến" Đối với mỗi người, cái chết không thể tránh khỏi có thể được xem như cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với Đấng Chí ái: "Chính vì thế mà thánh nữ Têrêxa Avila nghĩ đến giây phút cuối cùng của đời bà như lúc mà "dải lụa của cuộc gặp gỡ êm dịu ấy được tháo tung". Nhưng Thiên Chúa, dưới dải lụa: "trong bóng đêm" ẩn giấu, không ngừng đi đến. Vậy, trang Tin Mừng này nói về vô số lần Thiên Chúa đến mà chúng ta thường lỡ hẹn, bởi vì chúng ta ở chỗ khác và chúng ta không "tỉnh thức".

“Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy thì thật là phúc cho họ!"

Thêm một mối phúc thật nữa: “Phúc cho những ai tỉnh thức" "Thật là phúc cho họ!"

Trái tim của chúng ta được tạo ra là vì Chúa. Làm sao chúng ta lại ngạc nhiên nếu chỉ mình Chúa, sau cùng mới có thể làm cho tim ta no thỏa? Trái tim này rất lớn! Bạn không thể chỉ làm đầy nó bằng các tình yêu trần thế. Chỗ trũng ước vọng của bạn lớn như Thiên Chúa. Hãy yêu thương! Hãy yêu thương? Bạn chớ bao giờ ngừng yêu thương? Bạn sẽ không bao giờ hết yêu thương bởi vì thanh Thiên Chúa muốn đổ đầy cho bạn. Dĩ nhiên, bạn phải sống những yêu thương nơi gian trần với sự mạnh mẽ như một biểu tượng và sự thực hiện ban đầu của tình yêu cao cả.

"Người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, và người làm vợ, hãy yêu thương chồng mình… Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội thánh" (Ep 5,32). Hôn nhân là một "bí tích", một "dấu chỉ": Thiên Chúa đã cưới nhân loại trong Đức Giêsu Kitô. Nếu bạn có may mắn yêu thương và được yêu thương, bạn hãy sung sướng và không ngừng sống tình yêu thương của bạn "trong Chúa". Nhưng cả khi bạn có cảm tưởng làm hỏng tình yêu thương ấy; Bạn hãy đặt tình yêu thương ấy "trong Chúa". Bạn được "mời gọi đến bàn ăn của Thiên Chúa". Chính Người muốn phục vụ bạn? làm cho bạn no thỏa. "Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và: mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta (Kh 3,20). Có người gõ cửa! Chúng ta hãy ra mở nhanh lên, chính là Người.

Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.

Hình ảnh mới lạ này, hình ảnh kẻ trộm rất táo bạo và đúng kiểu của Đức Giêsu. Giờ đây khi nói về: giờ kẻ trộm đến, Đức Giêsu nhấn mạnh đến khía cạnh hoàn toàn bất ngờ, làm hoang mang, thoạt đầu không thể hiểu được nhiều lần Người đến. Đức Giêsu cũng gợi ý rằng chúng ta thật sự "lâm nguy", nếu chúng ta không tỉnh thức: Phải lay động sự đờ đẫn, sự ngủ thiếp của chúng ta. Lúc đang chờ đợi lâu dài, trong đêm tối, ngọn gió gay gắt của buồn chán như muốn dập tắt ngọn lửa trong lòng chúng ta. Tôi đang "ngủ quên" hoặc đang "tỉnh thức".

Bấy giờ ông Phêrô hỏi: "Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?". Chúa đáp: "Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ, đúng lúc? Khi chủ, về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình".

Vậy là ở đây trên cùng một chủ đề về sự tỉnh thức là một dụ ngôn mới, lần này gởi cho những người có trách nhiệm về các cộng đoàn Kitô hữu; họ là những người "quản lý" họ không phải là những "ông chủ”. Họ phải có hai đức tính: Sự trung tín và lương tri! Họ chỉ có một vai trò duy nhất: nuôi sống mỗi người! Tôi muốn cầu nguyện cho họ, xuất phát từ đoạn Tin Mừng này. Tôi cũng có thể nhìn thấy ở đấy một định nghĩa tốt về mọi người "có trách nhiệm" trong tất cả các lãnh vực.

Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: "Chủ ta còn lâu mới về", và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đây tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt hắn phải chung số phận với những tên thất tín”.

Như trong ba dụ ngôn khác nói về sự mong đợi, Đức Giêsu nêu lên sự chậm trễ và sự bất ngờ. Ong chủ lâu về quá ông trễ nải. Có lẽ ông ấy sẽ không bao giờ về? Có lẽ việc Thiên Chúa đến là một ảo tưởng? Thế thì, chúng ta cứ ăn, cứ uống, cứ vui chơi; cho dù điều đó có dẫn chúng ta đến chỗ đàn áp, thống trị và đánh đập ngược đãi những người khác.

Cơn cám dỗ ấy của "người có trách nhiệm", chúng ta hãy ghi nhận điều này, có thể: là của Phêrô và các Tông đồ. Chúng ta đã được cảnh báo rõ ràng. Các nghệ sĩ thời Trung cổ không ngần ngại chạm hình các giám mục và các Giáo hoàng xếp hàng cùng với đoàn người bị kết án trong ngày phán xét trên mặt dựng của các nhà thờ. Và sau này, các họa sĩ cũng làm như thế trong các bục họa. Điệu nhảy tư thần. Lời lảnh báo đáng sợ cho tất cả mọi người: Không ai có đặc quyền trước mặt Thiên Chúa.

“Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn”.

Luôn luôn là chủ đề về trách nhiệm. Sự phán xét tùy thuộc vào mức độ ý thức và hiểu biết mà người ta có. Trách nhiệm của chúng ta có thể chỉ là một phần. Đức Giêsu đã nói như thế với biết bao tinh tế! Khi áp dụng nguyên tắc này chúng ta thường phải phán xét người khác với lòng khoan dung và phán xét chính mình với sự thật.