Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm C
BÌNH AN CHO ANH EM
Chú giải của Noel Quesson

Chúng ta tiếp tục suy niệm “diễn từ giã biệt” của Đức Giêsu vào chiều Thứ Năm Thánh. Đoạn văn mà chúng ta sắp đọc được Gioan giới thiệu như câu trả lời của Đức Giêsu trước câu hỏi của Giuđa: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” Toàn thể văn chương Do Thái thời Đức Kitô đều minh chứng cho ta thấy, những người động thời với Người luôn ngóng đợi một Đấng Mêsia mạnh về chính trị, có thể chiến thắng cách hiển nhiên mọi quân thù và cưỡng bức các đối thủ phải phục lụy. Đó cũng là nỗi mong chờ của các tông đồ. Và chúng ta cũng không lường ước mong như thế nào?

Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy.

Đó là cách biểu lộ duy nhất mà Thiên Chúa đã quyết định thể hiện: người đến cư ngụ giữa những kẻ tiếp đón Người và tin tưởng nơi Người. Nói cách khác, Người chỉ được người ta nhận ra Người “hiện diện”, nhờ những kẻ yêu mến Người. Tình yêu không cưỡng chế ai, không thúc ép ai.

Cảm nghiệm về một sự hiện diện thân mật nào đó của một người, tuy “vắng mặt” về thể lý, chúng ta cũng có thể nhận ra trong khung tình yêu nhân loại, nếu chúng là chân thực: bất giác chúng ta sẽ nhận thấy đang khi nói, trong một cuộc đối thoại nội tâm, với người yêu, với bạn hữu, con cái, hôn phu, người chồng.

Đó là sự hiện diện của kẻ vắng mặt! Đó là cảm nghiệm mà chỉ có kẻ yêu thương mới nhận ra.

Chúng ta vẫn thường phàn nàn về sự vắng mặt của Thiên Chúa, về thái độ im lặng của Người. Người tín hữu luôn đụng chạm với lời thách đố của kẻ vô thần: “Thiên Chúa của bạn ở đâu?” (Tv 42,4). Nhưng ngày nay, câu chất vấn đó có chiều hướng đi tới một chối từ Giáo hội, phủ nhận nếp sống cộng đoàn của Giáo hội: người ta cảm phục Đức Giêsu như một mô hình của nhân loại; người ta không chống đối Người điều gì; nhưng người ta gạt Người sang một bên, như thể không có Người, bằng cách khỏa lấp qua một lời tuyên bố quá dễ dãi: “Tôi tin nhưng không hành đạo”. Do đó, rõ ràng là có một ranh giới thực sự giữa “người môn đệ đích thực của Đức Giêsu với mọi người khác, dù họ rất có cảm tình với nhân vật Giêsu Nadarét. Đức Giêsu mạnh dạn quả quyết rằng, Người không chỉ là một kẻ chết, dù là tuyệt vời, của lịch sử xa xưa, cũng không chỉ là mẫu người đẹp mà sứ điệp có thể làm người ta phải suy nghĩ. Nhưng Người là một con người đang sống đang hoạt động, hôm nay vẫn còn hiển nhiên. Nhờ sự Phục sinh, Đức Giêsu Nadarét, con người lịch sử, đã bước vào thế giới xác định của Thiên Chúa: điều đó minh chúng. Người cũng trở nên kẻ đồng thời với mọi người.

“Đức Kitô của bạn ở đâu?”.

Chính Đức Giêsu trả lời: Đức Giêsu của bạn, chưa khi nào chúng tôi đã gặp thấy.

Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.

Đức Giêsu quả quyết, từ giờ trở đi Người đang hiện diện nhờ những kẻ yêu mến Người, nhờ các tín hữu đích thực mà Người đang cư ngụ trong họ.

Khi Đức Giêsu tuyên bố những lời đó, quả thực chỉ còn ít giờ nữa là Người sẽ phải chết. Người là Đền thờ mới, được dựng lại nội trong ba ngày (Ga 2,19-22), Đền thờ mà ở đó người Do Thái thường cảm thấy một sự hiện diện thực sự của Thiên Chúa. Nhưng ở đây, Đức Giêsu còn đi xa hơn. Người dám quả quyết rằng, kể từ lúc Người ra đi, thì sự hiện diện không diễn tả thành lời này, chắc chắn bị che giấu, nhưng sẽ được bảo chứng nhờ các Kitô hữu.

Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy... Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.

Giữa những người yêu thương nhau, cần có sự lắng nghe, đối thoại, nói năng, trao đổi. Trong tình yêu của chúng ta, không cố gì tệ hại hơn là “không biết lắng nghe”, không chịu nói năng.

Ở đây Đức Giêsu mạc khải cho ta một trong những chìa khóa mở tới đời sống Kitô hữu đích thực: Suy niệm Lời Chúa, như một dấu chỉ của sự Hiện Diện. Đó là một sự kiện. Chúng ta không có sự hiện diện thể lý hữu hình của Đức Giêsu, nhưng đối với kẻ yêu mến Người, thì thật là kỳ diệu, họ đã nhận được tư tưởng, lời nói của Người. Chúng ta cần ghi nhận, Đức Giêsu không chỉ nói đến một lời được đón nhận trong tâm trí, mà là một lời ta phải tuân giữ một lời phải đưa ra thực hành, một lời nhờ luôn “sống động” sẽ giúp kẻ ban lời cũng thực sự hiện diện. Sự hiện diện của Đức Kitô Phục sinh, sống động... có thể được “nhận biết” cách cụ thể (điều đó hẳn là thế được!) trong đời sống của các môn đệ đích thực.

Cũng như Đức Giêsu Nadarét là nơi thể hiện sự hiện diện và lời của Chúa Cha (“Lời anh em nghe thấy không phải là của Thầy”), cũng vậy từ giờ trở đi, các Kitô hữu, Giáo hội chính là nơi đó. Thật là trách nhiệm lớn lao.

Các điều đó Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.

Đúng vậy, Lời của Đức Giêsu không phải là một “sự vật” nhưng là một “con người nào đó”. Dù Đức Giêsu đã ra đi, nhưng vẫn có một “Đấng khác” đến để tiếp tục Lời của Chúa Cha, một thầy phụ đạo thần linh, một thầy nội tâm, được Chúa Cha sai đến nhân danh Đức Giêsu.

Thánh Thần không thêm gì cho Đức Giêsu, cũng như Đức Giêsu không thêm gì cho Chúa Cha. Đó là ba, nhưng chỉ một! Không có “ba Thiên Chúa”. Thiên Chúa là một. Người Israel vẫn nói như thế. Và Hồi giáo sẽ lặp lại như vậy. Dù có những khác biệt không tránh khỏi trong ngôn ngữ diễn tả, nhưng Kitô hữu không thể nói ngược lại đức tin cốt yếu trên đây. Chúa Cha, chính là Thiên Chúa trong tình trạng vô hình của Người. Đức Giêsu, cũng chính là Thiên Chúa, đã hiện diện, nói năng và hành động để cứu chuộc con người. Thánh Thần, cũng là Thiên Chúa, Đấng kéo dài cách thiêng liêng sự hiện diện, lời nói và hành động của Đức Giêsu và Chúa Cha.

Thánh Thần... Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy.

Chúng ta chiêm ngắm trong tâm hồn họa phẩm Chúa Ba Ngôi do Rublev vẽ một cách tuyệt đẹp, hiện được lưu giữ trong bảo tàng viện Trétiakov tại Mát-cơ-va và người ta từ thắp nới trên thế giới thường đến tham quan. Ba Ngôi vị đều có cánh, thông hiệp với nhau rất mật thiết, chung quanh một cái bàn kỳ diệu, làm nên một trong vòng tròn duy nhất và hoàn hảo, do ba đường chu vi của chúng tạo nên Chúa Cha, “vượt trên tất cả”, hiện diện sau chiếc bàn, đang ngắm nhìn đắm đuối Người Con dấu của mình, ngồi ở bên hữu và thông ban tất cả. Chúa Con, mặc áo màu da người hồng đỏ, đang để cho màu xanh của thiên tính Chúa Cha xuyên qua lấp lánh cũng nhìn đắm đuối Thánh Thần và thông ban tất cả. Nhưng mầu nhiệm của mối hiệp thông yêu thương giữa Ba Ngôi không dừng lại ở đó. Ôi, kỳ diệu thay! Trong Thánh Thần, vòng tròn tự mở ra, vì chính Thánh Thần đang ngắm nhìn và chỉ ngón tay về phía trái đất để thông ban cho trái đất tất cả. Chúa Ba Ngôi, đó là mỗi tình yêu thương mật thiết vĩnh cửu giữa ba mà chỉ là một: Chúa Cha ở trong Chúa Con và Chúa Con ở trong Chúa Cha, trong cùng một Thánh Thần. Do đó, Đức Giêsu đã đến dẫn đưa các môn đệ của Người vào trong “gia đình” đó nhờ Thánh Thần.

Thánh Thần sẽ dạy cho anh em mọi điều. Và làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.

Theo Đức Giêsu, Thánh Thần là Đấng sẽ thông truyền trọn vẹn sự sống của 'Thiên Chúa cho nhân loại, khi giúp cho con người dần dần hiểu Lời Thiên Chúa, Lời đó là chính Đức Giêsu, Ngôi lời của Chúa Cha. Thánh Thần sẽ dạy dỗ và làm cho nhớ lại... Chính các Tông đồ tuy đã sống nhiều tháng năm với Đức Giêsu, cũng chưa có một đức tin đích thực nơi Người, vào lúc Người ra đi. Gioan thú nhận rằng, sau này ông mới nắm bắt được những gì Đức Giêsu đã nói (Ga 2, 17-22; 13, 6-19). Khi Đức Giêsu ra đi, trong một ý nghĩa nào đó, thì chưa có gì là hoàn tất, là cố định. Chính Thánh Thần sẽ giúp Giáo hội dần dần hiểu biết “điều đã được mạc khải”. Một số người nghiêm khắc đã vội ngạc nhiên vì Giáo hội “thay đổi”. như họ phản đối. Nhưng rõ ràng đối với Đức Giêsu,. Giáo hội còn phải thay đổi nhiều hơn do ảnh hưởng của Thánh Thấn. “Thánh Thần sẽ dạy anh em và sẽ làm cho anh em nhớ lại..”. Phần lớn những Lời của Đức Giêsu chỉ được bày tỏ khi được suy gẫm và cầu nguyện trong ký ức của Giáo Hội trong nhiều thế kỷ. Mọi tín điều kinh Tin kính đã có một quá trình lịch sử và chỉ được định tín sau một thời gian dài để cho chín muồi. Và tình trạng đó vẫn còn tiếp tục. Chúng ta có thực sự tin Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội không? Tại sao Thánh Thần lời có thể ngừng hoạt động ở thế kỷ thứ III hay thế kỷ XV? tại Công đồng Ni-xê hay tại Công đồng Trentô? Ngày nay, hiển nhiên Thánh Thần vẫn đang làm việc. Đức Giêsu đã nói: “Thầy ở với anh em cho đến tận thế”. Giáo hội vẫn còn nhiều điều phải hiểu biết, phải khám phá, phải sống động. Và điều, đúng thực sự với Giáo hội, cách tổng quát, với lịch sử của mình trong thời gian vẫn còn đúng thực, cách riêng biệt, với mỗi người chúng ta: Thánh Thần còn phải giúp tôi khám phá ra nhiều điều! Trong tôi vẫn có một khả năng lãng quên không thể tưởng. Như thế, khi lời Tin Mừng được chiếu sáng cho tôi, được Thánh Thần tác động vật soi sáng, tôi đừng chần chờ thực hành và tuân giữ lời đó để sớm hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa và con người.

Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng, Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”.

Bình an! Shalom! Đó là lời chào chúc quen dùng tại Israel. Nhưng ở đây, đó là lời chào chúc Phục sinh của Đức Giêsu sống lại: bình an phát xuất từ sự hiện diện của Đấng được coi là Vắng Mặt, nhưng Đấng đó không ngừng trở lại đối với những kẻ yêu mến Người... Một thứ bình an mà thế gian không thể nào nhận ra được, vì thế gian không nhận ra sự hiện diện đầy an ủi đó.

Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. Bây giờ Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để anh em tin khi sự việc ấy xảy ra.

Trong khi thi hành sứ vụ tại trần gian, Đức Giêsu chỉ có thể hiện diện với tất cả những giới hạn của không gian và thời gian: đó là những giới hạn của “thân phận con người”. Đức Giêsu nhận biết điều đó: “Vì là con người, nên Thầy thấp kém hơn Chúa Cha!”. Một kiểu nói cần phải hiểu cho đúng, vì nó không phủ nhận những kiểu nói khác nhằm quả quyết Đức Giêsu ngang hàng với Chúa Cha. Chính các tông đồ cũng không hiểu biết gì vào chiều hôm đó.

Lạy Thánh Thần, xin hãy đến!