Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm C
MỌI NGƯỜI SẼ NHẬN BIẾT ANH EM...
Chú giải của Noel Quesson

Từ đây cho đến hết Mùa Phục sinh, chúng ta sẽ đọc một số trích đoạn “cuộc nói chuyện cuối cùng của Đức Giêsu” vào chiều Thứ Năm Thánh, hôm trước ngày Người "ra đi": đó là di chúc tinh thần của Ngài.

Khi Giuđa đi rồi, Đức Giêsu nói

Ta có cảm tưởng rằng, Đức Giêsu được tự do, Người có thể bắt đầu bày tỏ một số tâm sự... như thể sự hiện diện của kẻ phản nộp đã bít cứng cổ họng Người, khiến không có dịp thốt nên lời.

Khi chúng ta nghĩ đến những nỗi cô đơn thương đau, những khó khăn trong mối quan hệ, những tình trạng chặn nghẽn tâm lý, đôi khi ngăn cản chúng ta không thể nói hết những gì' cần phải diễn tả... lúc đó ta hãy nghĩ đến Đức Giêsu, vì trong thân phận con người, Người đã thấu cảm những tình huống đau thương như thế.

Khi chúng ta chịu đựng những xung đột giữa người đời, trong các nhóm, những chống đối và hiểu lầm... chúng ta hãy nghĩ đến Đức Giêsu, vì Người cũng đã chịu đựng những điều như thế. Chiều hôm đó, bầu khí trong nhóm đang tụ tập chung quanh bàn ăn với Người, trở nên bi thiết: một người trong họ vừa bước ra ngoài... để phản bội nhóm. Đó là thái độ quá quắt của kẻ "không có, tình yêu”: tố cáo bạn hữu, ruồng bỏ một người mà mình đã trải qua nhiều năm tháng kết tình kết nghĩa.

Đức Giêsu không phải là không có khả năng thông cảm mọi khó khăn của ta. Người đã sống những khốn khó đó.

Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

Đức Giêsu luôn hoàn toàn thanh thản. Trong tình trạng nguy kịch phải đường đau, Người vẫn giữ được một sự bình an siêu phàm. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự bình an đó.

Sự bình an của Đức Giêsu được diễn tả trong một câu nằm giữa hai phó từ: giờ đây... sắp sửa. Những động từ ở đầu câu thuộc thời hiện tại (nhằm diễn tả một tình trạng bất định theo tiếng Hy Lạp, nghĩa là thời gian của "các vật chưa hoàn tất"), và những động từ ở cuối câu thuộc thời tương lai. Toàn thể một thái độ tinh than tiềm ẩn đằng sau cấu trúc ngôn ngữ trên. Trong giây phút hiện tại, giây phút đầu tiên của cuộc Thụ Khổ mà Giua đã mở ra… Đức Giêsu đã nghĩ đến kết quả của tiến trình sắp được thể hiện qua biến cố Phục sinh. Như thế, niềm hy vọng đã giúp ta cảm thấy trước những gì vẫn còn ở trong tương lai! "Tôi nghĩ rằng: những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nơi chúng ta" (Rm 8,18). Cũng như Đức Giêsu, ngay từ bây giờ, giữa đau khổ hiện tại, tôi có thể đã nếm cảm được thứ hạnh phúc vô biên đó, sẽ được thể hiện cách trọn vẹn, mãi mãi nhưng muộn hơn, sau này.

Giờ đây, Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người.

Chúng ta trở lại mạc khải đáng ngạc nhiên trên đây, khiến ta có dịp bước sâu vào "nội tâm của Đức Giêsu. Tiến trình cuộc Thương khó vừa mới được mở ra, do thái độ bước ra ngoài của "kẻ trao nộp Đức Giêsu”. Do đó, ngay tức khắc, đối với Đức Giêsu, vinh quang của Người đã hiện ra rồi! Đó là sự thực. Thật là khó khăn chúng ta mới tin được rằng, thập giá đã là vinh quang của Đức Giêsu. Chúng ta có khuynh hướng dễ khóc thương trong Ngày Thứ Năm, Thứ Sáu Thánh dù rằng ngay sau đó phải vội bỏ qua để sống niềm vui rộn rã của Chúa nhật Phục sinh. Thế nhưng, chính "Đấng chịu đóng đinh" đã được tôn vinh và làm vinh quang Thiên Chúa? Đến khi nào ta mới hết coi thập giá như một vật ghê tởm, cần phải tìm hết cách thủ tiêu? Thực sự, nhìn theo quan điểm của Đức Giêsu, thập giá của Người, chính là vinh quang của Người? "Không có tình yêu nào lớn hơn" (Ga 15,13). Tuy nhiên, kẻ yêu thương, theo kinh nghiệm, luôn biết rằng, tình yêu thương dẫn đến hy sinh bản thân cho người mình yêu mến. Còn kẻ chỉ biết yêu bản thân mình, sẽ không thể hiểu được.

Bạn có muốn biết mình thương yêu người nào không?

Bạn hãy tự hỏi xem bạn có thể hiến thân mình cho họ vì yêu thương không. Nhưng coi chừng, một giọng nói lừa đảo của thế giới hiện đại sẽ trấn an bên tai bạn rằng, hiến thân như thế là lầm to, bạn sẽ thành nạn nhân, sẽ mất nhân vị, bạn phải nghĩ đến mình một chút; để cho đời thêm tươi.

Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi

Đó là những lời đầy âu yếm, những lời nói của người mẹ. Trong tất cả các Tin Mừng, đây là lần duy nhất Đức Giêsu dùng kiểu xưng hô: “Hỡi các con bé nhỏ của Thầy…”

Đức Giêsu phải ra đi. Người biết rõ điều đó. Người đã phát biểu thành lời. Nhưng thật đáng tiếc, Sách Bài đọc đã cắt bỏ một câu như sau: ‘Anh em sẽ tìm kiếm Thầy, nhưng như Thầy đã nói với người Do Thái: Nơi tôi đi, các ngươi không thể đến được’, bây giờ Thầy cũng nói với anh em như vậy”. Thế giới ngày nay đang đặt nặng vấn đề sự vắng mặt hiển nhiên của Thiên Chúa. Đức Giêsu biết rằng, buổi chiều mà Người đang sống với các bạn hữu của mình là buổi chiều cuối cùng. Người sắp để họ ở lại một mình, không có sự hiện diện của Người cách hữu hình, nhân loại, cụ thể... nhưng rất hữu ích? Sẽ có thời gian vắng mặt. Nhưng rõ ràng, Đức Giêsu muốn nói lên điều gì về vấn đề này. Chúng ta hãy lắng nghe tiếp.

Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau

Đức Giêsu phải ra đi. Nhưng Ngài loan báo cách hiện diện mới mẻ của Ngài. "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" (Ga 14,23). Và thánh Gioan quảng diễn như sau: "Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta" (1 Ga 4,12).

Vâng, tình yêu đích thực là một "sự hiện diện thực sự” của Thiên Chúa. "Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ". Đức Giêsu hiện diện giữa những người cùng nhau cầu nguyện (Mt 18-20). Những gì các người đã làm (cho ăn, cho mặc, viếng thăm, săn sóc) cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta, là “các ngươi đã làm cho chính Ta vậy". Đức Giêsu luôn hiện diện trong mọi người đang cần đến tôi và tôi đang phục vụ (Mt 25,31-46).

Nếu thực là thế! Nếu thực là "Thiên Chúa đã chết", thì sự vắng mặt của Thiên Chúa trong thế giới hiện tại chỉ là hiện tượng tình yêu đã chết". Nhưng hãy để ý, vì tiếng nói lừa dối của thế giới hiện đại không ngừng thay đổi giọng điệu với ta, qua những làn phát sóng, trong mọi thứ quảng cáo. Người ta chỉ bàn luận, chỉ ca ngợi "tình yêu”. Nhưng là thứ tình yêu nào chứ? Éros hay Agapè, "tình yêu bản thân" hay "tình yêu kẻ khác"? tình yêu là từ hàm hồ nhất, giả dối nhất. Khi bạn nói: "Tôi thích kẹo cao su!”… bạn có thích nó thực sự hay bạn tiêu huỷ nó nhằm lợi ích cho bạn? Khi bạn yêu một người nào đó, bạn có yêu họ theo cách đó... nghĩa là chỉ vì bạn hay vì họ? Ngôn ngữ Hy Lạp ít hàm hồ hơn, vì có hai từ khác biệt nhau để diễn tả hai thực tại yêu thương đối nghịch nhau:

-Éros: Yêu mình... đó là tình yêu lợi dụng kẻ khác đến huỷ hoại họ.

-Agapé: Yêu tha nhân... đó là tình yêu sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác.

Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.

Chỉ một từ “như” đơn giản... nhưng đã vạch trần mọi hình thức tình yêu giả tạo của chúng ta dễ dàng lặp đi lặp lại.

Yêu như Đức Giêsu! Đó là quỳ gối xuống rửa chân cho anh em mình, một cử chỉ phục vụ thấp hèn nhất (Ga 13,14). Đó là việc Đức Giêsu vừa làm. Yêu như Đức Giêsu! Đó là "hiến mạng sống cho kẻ mình yêu thương" (Ga 10,11-15,13). Đó là điều Người sáp thực hiện, vào ngày mai, trên thập giá.

Đức Giêsu nói với thánh nữ Angèle de Foligno: "Việc cha yêu con, đâu phải trò đùa". Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta đã dẫn Người đến thái độ hoàn toàn từ bỏ bản thân mình.

Để yêu tha nhân đúng như con người, và nhận biết họ trong chính sự "khác biệt" của họ, chúng ta cần từ bỏ quan niệm coi mình là trung tâm mọi giá trị. Đối với Thiên Chúa, tình yêu tha nhân đã dẫn Đức Giêsu chấp nhận thập giá Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi yêu thương họ, trong cả khả năng thụ tạo nhầm lẫn của họ. Khả năng đó, "kẻ khác" đã chiếm hữu trong tự do của họ, để phủ nhận tôi, trở nên một địch thù với tôi, và kết án tử hình tôi!

Đối với Đức Gỉêsu, tình yêu không phải là cái gì cứ lặp đi lặp lại cách dễ dàng và nhàm chán đến độ vô nghĩa. Mọi người xem ra đều nói đến yêu thương. Thế mà, Đức Giêsu quả quyết, giới răn của Người thì mới mẻ. Phải, yêu như Đức Giêsu hẳn là phải rất độc đáo, rất mới lạ. Đó là một thứ luân lý mới. Người ta không khi nào biết được nơi mà tình yêu đó dẫn bạn tới.

Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau

Chỉ có ba dòng Tin Mừng, mà Đức Giêsu đã ba lần lặp lại điệp khúc: Yêu thương nhau. Sự lặp lại rất có ý nghĩa. Nhờ đó, Người đã gợi lên ba lý do bổ sung cho nhau, khiến chúng ta phải yêu thương.

1. Đó là lệnh truyền của Đức Giêsu: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới".

2. Đó là gương mẫu của Đức Giêsu: "Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.

3. Sau cùng, đó là dấu chỉ Đức Giêsu: "Người ta sẽ nhận biết anh em nhờ tình yêu...".

Như thế, Đức Giêsu thực sự mời gọi các môn đệ tiếp tục sứ vụ của Người, lúc Người rời bỏ thế gian. Tình yêu huynh hệ là "thể thức" thực sự, giúp Đức Kitô tiếp tục hiện diện suốt dòng "Thời gian cuối cùng", mở đầu bằng cài chết của Người. Gioan đã không thuật lại việc lập phép Thánh Thể, như ta mong đợi. Nhưng bù lại, ông đã tường thuật việc rửa chân " và trao ban "giới răn mới quan trọng" như thể dưới mắt ông, Tình yêu là một tái diễn sự Hiện Diện đích thực của- Đức Kitô, cũng thực sự và hữu hiệu, như dấu chỉ hữu hình., của Bí tích Thánh Thể. Nhằm bổ sung những gì mà các thánh sử khác không nói đến, có thể nói thánh Gioan đã giảm thiểu tính thiêng thánh của nghi thức, để đề cao nội dung hơn". Theo thánh Mát-thêu, Máccô và Luca, Đức Giêsu nói: "Này là Mình Thầy sẽ bị nộp, và Máu Thầy sẽ đổ ra". Còn theo Gioan, Đức Giêsu đã nói: "Thầy rửa chân cho anh em, Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". Nhưng, đó cũng chính là “sự hiện diện" có tình nghi thức và thực sự. Có một điều gì đó chất vấn mạnh mẽ các Kitô hữu khi tham dự thánh lễ. Dấu chỉ mà người ta nhận ra môn đệ Đức Giêsu không chỉ là Thánh lễ. "Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau".

Nhờ những điều kiện nào, để người ngoài Kitô giáo có thể đọc được dấu chỉ này? Làm sao dấu chỉ này chỉ dành riêng cho những giây phút các Kitô hữu quy tụ giữa bốn bức tường của Giáo hội? Chắc chắn Đức Giêsu đã nói đến một dấu chỉ được trao gởi trong đời thường: đó là dấu chỉ duy nhất mà "mọi người" có thể nhìn thấy. Trong những điều kiện đó, chúng tá của Kitô hữu chỉ có thể được nhận biết nếu chúng ta quan tâm đến những trách nhiệm lớn lao của thế giới hiện nay: công lý, hoà bình, đói khổ, phẩm giá con người. Bí tích Thánh Thể sẽ "dẫn" chúng ta tới phố xá, các văn phòng làm việc, những nẻo đường đời, tới trường lớp và đại học ta đang theo đuổi tới mọi nơi ta đang phục vụ".