Chúa Nhật XXIV - Thường Niên - Năm B
ĐỐI VỚI CHÚNG TA, CHÚA GIÊSU LÀ AI?
SƯU TẦM

Với đoạn phúc âm theo thánh Maccô này, chúng ta gặp một đường cao điểm, thật vậy, cho tới đây, thánh Marcô cho thấy Chúa Giêsu dần dần tỏ mình ra bằng lời giảng dạy và các phép lạ Người làm, nhưng Chúa để cho người ta ngạc nhiên, thắc mắc. Người ta như thể được dự một cảnh chờ đợi, hồi hộp và tự hỏi: Oâng này là ai? Cả những môn đệ cũng thắc mắc, tuy nhiên thấy Chúa không phải là một thầy rabbi khác. Thầy sắp dẫn họ đến chỗ tuyên xưng đức tin bằng một câu do Phêrô thay mặt các môn đệ nói lên. Chúa hỏi: còn các ngươi, các ngươi nói Ta là ai? –kẻ sau này sẽ là thánh Phêrô, trả lời: Ngài là Đức Kitô, tức là Đấng cứu thế. Khi họ nhận ra Đấng cứu thế trong Đức Giêsu, các môn đệ vượt được chặng đầu có tính cách quyết định trong tiến trình đức tin của các ông.

 

Tuy nhiên, một câu hỏi khác rất nghiêm trọng được nêu lên: Chúa là vị Cứu-thế nào? Dân Do thái mong đợi một Đấng Cứu- thế có quyền uy trần tục. Thế mà Đức Giêsu là Đấng Cứu- thế dùng sự thống khổ và cái chết để cứu chuộc. Các môn đệ sẽ làm thế nào để có thể chấp nhận cái thực tại họ không thể nào quan niệm được. Lời đáp cho câu hỏi này nổi bật lên trong phần ký sự còn lại, và người ta sẽ thấy, chỉ mãi sau này Chúa sống lại rồi, các môn đệ mới thấu hiểu bản tính đích thật cứu thế của Chúa. Từ sự kiện đó chúng ta có thể rút ra vài suy niệm:

 

1) Chúa đưa ra một câu đáp rất cứng cỏi, cho Phêrô là kẻ không muốn chấp nhận lời Chúa tiên báo cuộc Thương khó của Người: ‘Xéo ra phía sau Ta, hỡi Satan; vì ý tưởng của ngươi không phải là ý tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người’. Chúa phản ứng giống như trước đây Người phản ứng chống lại trước cám dỗ, với một phản xạ nóng nảy; quyền hành, cương quyết. Những ý tưởng theo thói thường của Phêrô mang theo một cám dỗ giống như cám dỗ đã đến với Chúa trong hoang địa, nó dự tính làm cho Chúa đi trật con đường sứ mạng của Người, nhưng ở đây nó cũng đụng phải bản tính thánh-thiện của Chúa trước sau vẫn thế.

 

Đàng khác, những lời tuyên bố của Chúa đẩy các môn đệ vào một thử thách ghê gớm. Chắc chắn là các ông đã phải cần có một sự trợ giúp nội tâm mãnh liệt để không bỏ Chúa vì Người làm đảo lộn ý niệm của họ về Đấng Cứu thế.

 

Hai câu hỏi: Ta phải nghĩ gì về những kẻ lợi dụng phúc âm làm mạch nuôi dưỡng một ý thức hệ của thế gian, một chuyền thuyết cứu nhân độ thế của trần tục? Phải chăng ngày nay đang có những môn đệ diễn lại, bên cạnh Đức Kitô của Giáo hội, thái độ của Phêrô?

 

2) Khi loan báo cuộc khổ nạn và sống lại của Người, Chúa đề nghị một thử thách đích thật cho đức tin. Niềm tin vào Chúa thật sự bắt đầu từ khoảnh khắc người ta nhận ra Con Thiên Chúa - Đấng cứu chuộc chết trên thập giá và sống lại.

 

Đó là niềm tin của các môn đệ, 1 niềm tin bỡ ngỡ như ta thấy trong ký sự của thánh Marcô -nhưng được củng cố sau ngày Chúa Giêsu sống lại và Chúa Thánh-Thần hiện xuống. Đó là niềm tin của chúng ta hôm nay. Trên bình diện tri thức, chúng ta không gặp khó khăn để có được niềm tin ấy. Chỉ gặp khó khăn khi Chúa mời chúng ta chia sẻ khổ nạn và Thập giá với Người. Chừng nào chúng ta phát hiện Đức Kitô chịu đóng đinh là ai, lúc đó chúng ta mới cảm thấy sự thử thách về đức tin, nhưng hạnh phúc thay, thử thách của chúng ta, đã chói loà bởi hào quang của sự sống lại vinh hiển. Điều mà các môn đệ lúc đó chưa có được, ngày nay chúng ta đã nắm vững rồi, đó là niềm hy vọng được dự vào sự sống lại của Chúa chúng ta.

 

 

3. Đời sống đời đời thì chắc chắn

Một bé gái bảy tuổi đã lái một máy bay xuyên qua đất nước, đi theo có cha của bé và một người huấn luyện viên bay. Cuộc bay kết thúc bằng một tai nạn. Nhiều người trẻ đã quyết định trèo lên một ngọn núi cao nhất khi họ đi du lịch mặc dù họ không có kinh nghiệm. Một tảng đá bất chợt bị sút ra, một người đã bị trượt xuống và kéo tất cả cùng chết. Động cơ thúc đẩy người ta liều lĩnh đó là gì? Để lướt thắng sợ hãi, để vượt lên phía trước những nguy hiểm qua những cuộc phiêu lưu nguy hiểm? Đối với một đứa bé gái, Jessica Dubroff và cha của cô bé, họ đã làm như thế để nhận một phần thưởng. Đối với những người leo núi, điều đó là niềm tự hào của sự chinh phục. Đôi khi những người tìm kiếm cảm giác thì đổ cho định mệnh. Họ nói rằng cần có sự liều lĩnh bất cứ khi nào anh lái một chiếc xe hơi và như vậy chúng ta sẽ không phải lo lắng về sự may rủi, để sống một đời sống thật tràn đầy.

 

Chúa Giêsu không phải là một người tin vào định mệnh, nhưng Ngài biết cuộc sống của Ngài sẽ chấm dứt thế nào. Đó là kế hoạch của Cha Ngài muốn cho Ngài sẽ chết trên thánh giá, không phải để Ngài nhận một phần thưởng như ước ao nồng nhiệt của bố Jessica, nhưng là Người có thể mang lại cho chúng ta món quà sự sống đời đời. Người biết rằng sứ vụ của Người giống như các tiên tri có trước Người, sẽ phải chịu sự giận dữ của kẻ thù và những kẻ thù đó mạnh mẽ đủ để kết án tử Người, Người sẵn lòng trèo lên núi Calvario để giang cánh tay của mình trên thánh giá, để âu yếm tất cả chúng ta trong tình yêu thần linh của Người. Cái chết của Người không phải là một tai họa nhưng là hoàn thành sứ vụ của Ngài trên mặt đất này. Đó là một cuộc chinh phục vĩ đại trên tội lỗi và cái chết đời đời.

 

Không có sự liều lĩnh nơi Chúa Giêsu, liều lĩnh có nghĩa là một cơ hội của sự tổn hại hay sự chết. Chúa Giêsu đã chết là một điều chắc chắn. Khi thánh Phêrô với chủ ý tốt nhất đã cố gắng ngăn cản Người đừng theo con đường thánh giá, Chúa Giêsu đã đáp lời một cách mạnh mẽ: Người đã nói với Phêrô rằng ông không được xét đoán theo loài người nhưng là theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Trong mầu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa, cái chết của Con Người thì thật cần thiết cho sự cứu độ của chúng ta.

 

Chúng ta có thể cảm thấy rằng có một sự liều lĩnh khi theo Chúa Giêsu, nhưng không phải vậy. Đó là một sự chắc chắn. Nếu chúng ta theo Người cách trung thành, chúng ta sẽ nghe Người dạy: “Ai từ bỏ chính mình mang lấy thập giá của mình mà theo Ta”. Thánh giá của chúng ta không có nghĩa là hình khổ đóng đinh theo nghĩa chữ. Trong từ chuyên môn Công giáo, chúng ta nói về những người đặc biệt có những gánh nặng khó khăn phải chịu đựng trong cuộc sống thì người đó đang mang một thánh giá nặng. Chúng ta hiểu rằng thánh giá đối với chúng ta có nghĩa là mất môt công việc, hoặc là mắc một cơn bệnh nặng, hoặc cần thiết làm một hy sinh có ý nghĩa để chăm sóc gia đình hoặc những phần tử trong gia đình đang bị đau khổ hay bị sốc. Thánh giá dành cho cha mẹ có thể là nhìn thấy con cái của mình rời bỏ Giáo Hội hoặc sa vào rượu chè say sưa, hoặc trai gái. Thánh giá đối với con cái có thể là đau buồn trong cuộc sống, thấy cha mẹ say sưa hoặc đau buồn khi họ ly dị khiến cho gia đình tan tác. Thánh giá cho tất cả chúng ta là cái chết của một người thân yêu.

 

Thánh giá trong cuộc sống của chúng ta không thể trở thành một bi kịch. Điều đó sẽ không chinh phục được sự chú ý của cả nước như chuyến bay của Jessica Dubroff đã làm, nó có liên hệ đến việc thách đố, nó cũng không liên quan tới nỗi say mê của những người leo núi. Nhưng quan trọng hơn thánh giá không mang đến một bi kịch. Nó không có nghĩa là một tai họa. Thay vào đó, mang thánh giá đối với chúng ta là theo ý muốn của Thiên Chúa mà Ngài sẽ dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Thánh giá có nghĩa là sống trong sự hợp nhất với Chúa Giêsu, điều đó có nghĩa là chia sẻ những đau khổ của Chúa Giêsu và cái chết của Người, Đấng sẽ ban cho chúng ta những đặc ân của Cha, là hạnh phúc đời đời của Người và Thánh Thần trên thiên đàng. Chúng ta sẽ không sợ thánh giá. Thánh giá là ý muốn của Thiên Chúa dành cho chúng ta, đó là con đường thật sự để sống một đời sống viên mãn.