Chúa Nhật Lễ Lá - Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa - Năm B
THÁI ĐỘ
SƯU TẦM

Không có điểm nào trong việc trở nên nhạy cảm về nỗi đau khổ. Người ta có thể quá bị đụng chạm, đến nỗi họ trở nên cay cú, và sẽ không bù đắp lại được. “Một sự hy sinh quá lâu dài, có thể làm cho trái tim trở thành chai đá” (W.B. Yeats).

Tuy nhiên, nỗi đau khổ có thể trở thành một cơ hội. Đây không phải là vấn đề lý tưởng hóa nỗi đau khổ, nhưng là đương đầu với nó trong niềm hy vọng. Giá trị của nỗi đau khổ không hệ tại ở cảm giác đau đớn của nó, nhưng hệ tại ở thái độ của người chịu đau khổ. Nỗi đau khổ có thể thanh tẩy linh hồn con người, và biến đổi tính cách của người đó. Nỗi đau đớn có thể mang lại hiệu quả. Nỗi đau khổ là một phần thiết yếu trong quá trình trở thành con người thực sự, nghĩa là một người có lòng thương xót và trưởng thành.

Chúng ta không được coi nỗi đau khổ như là một sự trừng phạt của Thiên Chúa. Thiên Chúa không trừng phạt bất cứ ai. Quả thật Thiên Chúa để cho chúng ta chịu đau khổ, chỉ vì điều tốt đẹp có thể xuất phát từ nỗi đau khổ mà thôi. Nỗi đau khổ có thể đưa chúng ta đến gần với Người hơn. Qua đau khổ, chúng ta cảm nghiệm được sức mạnh và tình yêu của Người.

Thật là một sự an ủi lớn lao cho chúng ta, khi nhận biết rằng Đức Kitô, Đấng Vô Tội và Không Hề Phạm Tội, lại đi trên con đường đau khổ trước chúng ta, và Người đã đi đến tận cùng. Trên thánh giá, Người gom tất cả nỗi đau của nhân loại, và biến thành của riêng Người.

Trong suốt thời cộng sản, thi sĩ Irina Ratushinkaya đã sống một thời gian trong các trại lao động ảm đạm ở nước Nga. Bà nói “Cách thức tốt nhất để giữ được nhân cách của bạn trong các trại này, là quan tâm nhiều hơn đến nỗi đau khổ của người khác, hơn là của bản thân bạn” Chúng ta không thể học hỏi được về lòng thương xót, nếu không biết đau khổ.

Trong Cuộc Khổ Nạn của Người, chúng ta nhận thấy cách thức Đức Kitô quan tâm đến người khác – Người quan tâm đến những phụ nữ thành Giêrusalem đồng cảm với Người, Người quan tâm đến tên trộm, và tất nhiên Người quan tâm đến mẹ của Người. Nơi Người, không có gì khác ngoài tấm lòng yêu thương. Ngay cả khi bị đóng đinh tay chân trên thánh giá, Người vẫn tiếp tục yêu thương.

Đức Giêsu không chịu chết để giải thoát chúng ta khỏi đau khổ. Người đã chết để dạy cho chúng ta cách thức chịu đau khổ. Mặc dù con đường đau khổ chật hẹp và khó khăn, nhưng từ khi Đức Giêsu đi qua đó, thì nó không còn như vậy nữa. Một ánh sáng rạng ngời chiếu tỏa trên nó. Những ai biết liên kết những đau khổ của mình với những đau khổ của Đức Kitô, thì những đau khổ đó sẽ trở thành nguồn ân sủng cho toàn thể cộng đồng, và họ sẽ được chia sẻ vinh quang Phục sinh của Đức Kitô.