Chúa Nhật X thường niên  - Năm C
HÃY CHỖI DẬY
Chú giải của Noel Quesson

Sau đó, Đức Giêsu đi đến thành kia gọi là Nain.

Ngôi làng này hiện nay vẫn còn, dưới phân núi Tabo, cách Nadarét mười kilômét. Đức Giêsu đi bộ đến đó có nhiều người đi theo Người, gồm cả đàn ông và đàn bà, họ khao khát lắng nghe lời Người và nhìn xem các phép lạ của Người.

Có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người khi Đức Giêsu đến gần cửa thành, thì kìa người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất và mẹ anh ta lại là một bà góa.

Luca, thánh sử của Đức Maria (ngài là người duy nhất cũng kể lại nhiều kỷ mềm về thời thơ ấu của Đức Giêsu) hẳn đã thu lượm các chi tiết này từ chính miệng của Đức Maria. Sự sống lại này được thực hiện trong một ngôi làng gần Nadarét không thể không đến tai của Đức Maria. Và sau khi con Mẹ sống dậy, Người ta biết bằng cách nào mà các kỷ niệm có thể trỗi dậy khi Mẹ có thể đối chiếu hai hoàn cảnh: Một góa phụ... một con trai duy nhất đã chết...được trao lại cho bà mẹ...

Luca, thánh sử về phụ nữ, không bỏ qua việc nhấn mạnh những chi tiết cảm động. Trong Kinh Thánh "các quả phụ” chính là biểu tượng của loài người nghèo mà Thiên Chúa bảo vệ một cách đặc biệt. Ở đây, sự đau thương tới mức cùng cực. Người đàn bà ấy đã thình lình chịu hai cái chết sớm: chồng bà và con trai bà. Vả lại trong thời đại ấy (ngày nay cũng chẳng như thế hay sao, dù quy mô có khác?)  điều kiện của người phụ nữ ' đặc biệt khắc nghiệt khi họ không có chăng, và con trai: Chỉ người chồng hoặc con trai đủ để tạo thành sự bảo trợ hợp pháp và bảo đảm các phương tiện sống cho bà. Tôi có quan tâm đến những cảnh nghèo khó và khốn khổ âm thầm, những cảnh khốn  khổ đã trở thành quen thuộc?

Có một đám đông trong thành cùng đi với bà.

Trong tất cả các thánh sử, Luca là người kể chuyện biết mồ tả tỉ mỉ câu chuyện như trong hình thức văn chương. Ở đây hiệu quả của phim ảnh đã được chuẩn bị tốt: Vậy có hai "đám đông", hai đoàn người sắp gặp nhau ở cổng thành Nain. Một đám ma đi ra. Các môn đệ của Đức Giêsu tiến đến.

Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương.

Không phải vì sự tình cờ mà Luca sử dụng từ "O kurios" trang trọng để nói về Đức Giêsu. Luca chiếu trước ánh sáng Phục sinh trên người chết ấy mà người ta đem đi chôn. Danh hiệu Đức Chúa chỉ Chúa Thượng (Yahvé) trong bản Bảy mươi (Kinh Thánh dịch ra tiếng Hy Lạp một vài năm trước Đức Kitô) và Giáo Hội tiên khởi sẽ áp dụng cho Đấng Phục sinh. Luca thích dùng từ' này trước cả lúc Chúa Phục sinh. Đó là cách ngài dùng để gđit lên tăn tính mầu nhiệm của Đức Giêsu Nadarét. Luca dùng mười chín lần danh hiệu vinh quang này, trong khỉ Mát-thêu và Máccô mỗi Người chỉ dùng có một lần. Cũng thế, từ "chạnh lòng thương”, “esplanchnisthè" không được dùng mà không có lý sao. Từ Hy Lạp này, có nghĩa chính xác là "xúc động đến ruột gan", hầu thư luôn luôn được áp dụng cho tình yêu thương của Thiên Chúa. Đối với loài người trong các Phúc âm. Phần đông các tôn giáo lớn đã được xây dựng trên ý tưởng về một thượng đế “vô cảm", "xa lạ", "toàn năng". Ít-ra-en đã nhập được mạc khải về một Thiên Chúa "như mẹ hiền" có lòng dạ, ruột gan (Hôsê 1,6-7 - 2,21; Thánh Vịnh 51,3..; Isaia 49,15). Còn giờ đây trong Đức Giêsu, Thiên Chúa xuất hiện rất là nhân bản, dễ bị tổn thương, gần giũ, có thể cảm xúc trước cảnh tang thương. Đức Giêsu chính là nhân tính của Thiên Chúa, có thể nói như Vậy.

Không nên có ý định hợp lý hóa những điều đó. Các Công  đồng của ba thế kỷ đầu tiên, dù đã sử dụng những ý niệm rõ ràng hơn của triết lý HyLạp nhưng ít ra đã can đảm không giản lược mầu nhiệm Đức Giêsu và khẳng định một cách rõ ràng hai khía cạnh mâu thuẫn trong ngôi vị của Người vừa là người vừa là Đức Giêsu. "Đức Chúa xúc động đến ruột gan". Luca đã dám viết nhu thế. Lạy Chúa là Đức Giêsu, con cám ơn nhân tính của Ngài? Trong giây phút này đây, con muốn chiêm ngắm sự xúc động đang làm trái tim Chúa thổn thức Trước mọi người đã' qua đời của trái đất này, Lạy Chúa, Chúa luôn luôn có sự xúc động đó. Chúa sắp làm gì trong- ngôi làng bé nhỏ Nain gần cổng thành? Chúa sẽ ban cho dấu chỉ nào?

Người nói: "Bà đừng khóc nữa!" Rồi Người lại gần sờ vào quan tài.

Tôi nghĩ đến mọi bà mẹ đang khóc thương con mình... đã chết, đã đi xa, lầm lạc, đã gieo bao lo lắng, đánh mất đức tin. Mầu nhiệm đáng tôn trọng của những dòng nước mắt các bà mẹ của chúng ta là một phần sức nặng không thể tránh khỏi của thân phận con người. Với tất cả những ai tín thác nơi Người và đi đến tận cùng đức' tin của họ thì Đức Giêsu sẽ mang lại một sự an ủi chân thật. Không có một tấm lòng đau buồn nào của người mẹ khóc than mà Đức Giêsu không dịu dàng đến gần nói nhỏ: "Đừng khóc nữa”. Lạy Chúa xin hãy tăng thêm đức tin trong con.

Các người khiêng dừng lại, Đức Giêsu nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!”

Từ "hãy trỗi dậy!" này là mệnh lệnh cách của động từ  “égeirein" là động từ được dùng để chỉ sự sống lại của Đức Giêsu (Lc 9,22 - 24,6-34), và sự sống lại của những người được chọn trong ngày cánh chung (Lc 20,37). Nhưng động từ này cùng chỉ điều xảy ra một cách mầu nhiệm trong phép rửa tội: "Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! Đức Kitô sẽ chiếu sáng ngươi''(Ephêsô 5,14). "Anh em đã cùng được mai táng với Đức Kitô khi chịu phép  rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người (Côlôsê 2;12). "Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa" (Côlôsê 3,l).

Vì thế, lời khẳng định sau đây của Garaudy là đúng nhưng không đầy đủ: ' "Sự sống lại đối với Đức Kitô và các môn đệ Người chính là một cách tồn tại mới…phép lạ thật sự có thể nhận thấy và không thể bác bỏ về mặt lịch sử.  Đó là một sự việc lạ lùng còn hơn cả một sự vi phạm thần kỳ các quy luật của sinh học, hơn cả một câu chuyện về ngôi mộ trống, hoặc về một trận động đất đáp lại tiếng kêu của người đang hấp hối... phép lạ thật sự, không chỉ là Đức Kitô, mà là tất cả các môn đệ ngày hôm trước còn sợ hãi); họ đã bắt đầu sống một cuộc sống mới cuộc sống của Thần Khí" (Lời kêu gọi gởi những  người sáng, tr. 182).

Nếu sự sống lại của Đức Giêsu chỉ là  chuyện "thần kỳ" thì mọi cuộc "nổi dậy để giải phóng" của chúng ta rất đáng nực cười. Sự sống lại đích thực là sự thánh thiêng. Nó không thuộc quyền năng của con người. Và vì thế, chúng ta hãy, nói rõ điều này, sự sống lại không thể do tưởng tượng, cũng không thể do lý luận bằng những ý niệm rõ ràng.

Tuy nhiên, người ta không thể nói rằng sự sống lại trái với tự nhiên, "vi phạm quy luật của sinh học", ít là trong một ý nghĩa nào đó. Bởi lẽ sự trường tồn là ước nguyện phổ quát của toàn 'thể tự nhiên: Mọi sinh vật, dù là thực vật hay động vật đều được khắc ghi trong nó một bản năng.mạnh mẽ và dai dẳng về sự bảo tồn và sinh sản để được sống mãi... và mọi nền văn minh và tôn giáo đều có niềm tin vào sự sống đời đời. Chỉ có con người phương Tây từ ít lâu nay đã đánh mất xác tín vào sự sống đời đời. Về vấn đề này, so với toàn thế giới, họ chỉ là thiểu số.

Về vấn đề phổ quát ấy, tính độc đáo của đức tin Kitô giáo hợp lý tuyệt vời theo cách của nó. Vì là một "mạc  khải” đến từ Thiên Chúa, đức tin ấy chủ yếu là dám khẳng định rằng với Đức Giêsu, Thiên Chúa đã bước vào số phận hay chết của con người chúng. ta (Phi-lip-phê 2,6-11) để lôi kéo chúng ta đi theo số  phận thánh thiêng hằng sống của Người: "Như Chúa Cha, là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ chờ tôi mà được sống như vậy" (Ga 6,57). "Và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết" (Ga 6,40).

Phép rửa tội là sự tham dự trước vào đời đống vĩnh cửu ấy: “Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế cũng như  Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rôm 6,4).

Còn chúng ta, những người đã chịu phép rửa tội, chúng ta có thật sự sống một đời sống mới chưa?

Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kính sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người". Lời này được đồn ra trong khắp cả miền Giuđê và vùng lên cận.

Từ "viếng thăm" của Thiên Chúa rất gợi ý. Một cuộc “viếng thăm" là một sự can thiệp tạm thời ngắn ngủi. Như  thế Thiên Chúa không hiện ra cách liên tục như quyền lực chiến thắng sự chết. Và vì "một thanh niên" ngày hôm đó sống lại trong một ngôi làng miền Giu-đê trong số hàng tỉ người đã chết, thật vậy, từ lúc thế giới bắt đầu. Nhưng trong cuộc viếng thăm đặc biệt này mà Thiên Chúa thực hiện trong Đức Giêsu, Người đã cho chúng ta "dấu chỉ thời thế mạt": Một ngày kia, khi Thiên Chúa sẽ là "tất cả trong tất cả”,  lúc đó sẽ không còn nước mắt, sẽ không còn sự chết, tang tóc, kêu than và đau khổ nữa (Khải huyền 21,4). Thế gian không còn phi lý nữa. Nó không còn bị giam hãm trong sự hữu hạn. Không phải là Thiên Chúa, nghĩa là bất toàn trong một thời gian, chúng ta được hứa cho thông phần vào "bản tính của Thiên Chúa" (2 Pí I,4).

Sự sống lại ấy của người thanh niên ở Nain liên quan đến tôi ở điểm cao cả nhất.