Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm C
ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH VẪN HIỆN DIỆN
Chú giải của Fiches Dominicales

ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH VẪN HIỆN DIỆN TRONG HỘI THÁNH CỦA NGƯỜI

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Tảng sáng, Đức Giêsu đã có mặt trên bờ biển hồ.

Các câu 30-31: "Còn nhiều phép lạ... " kết thúc bài Tin Mừng Chúa nhật trước hiển nhiên là đoạn kết của Tin Mừng thánh Gioan. Bới vậy, nhiều nhà chuyên môn coi đoạn 21 như một phụ lục được thêm vào sau.

Alain Marchadour nhanh chóng quả quyết: "đoạn phụ lục này không phải chỉ là một "lời bạt ", nhưng là một nối tiếp có tính Giáo Hội học cho một Tin Mừng nặng tính Kitô học. Giữa Tin Mừng tập trung vào Đức Kitô coi như kết thúc sau đoạn 20 là phụ lục là đoạn 21 không có mâu thuẫn mà chỉ là sự chuyến hướng nhắm vào Giáo hội (I. Zumstein). Những trung gian cần thiết để Đấng Mạc Khải tiếp tục công trình đều được trưng diễn: bữa ăn tạ ơn trong đó sự hiện diện của Người được tiếp tục nhiệm vụ mục tử của Phêrô là các Đấng kế vị, nhiệm vụ của người môn đệ được Chúa yêu và Giáo Hội của Ngài " ("Levangile de Jean ", Centurion, trg 253).

Một lần nữa, chúng ta lại thấy 3 giai đoạn của tiến trình Phục sinh:

- sáng kiến của Đấng Phục sinh

- nhận ra Đức Giêsu đang sống sau khi biết Người đã chết

- sứ mệnh Đấng Phục sinh trao cho Phêrô

a/ Khung cảnh diễn ra trên bờ hồ Tibêriát, nơi họ gặp Đức Giêsu Nadarét. Simon Phêrô và 6 anh em khác: Tôma, Nathanael quê Cana xứ Galilêa, hai con ông Zêbêđê và hai môn đệ nữa đang dưới thuyền đánh cá. Nhưng không được gì hết. "Nhưng suốt đêm ấy họ không bắt được gì.? (so sánh với bản tướng thuật khởi đầu sứ vụ tại Galilê của Luca 5,1-11).

b/ Tảng sáng, Đức Giêsu phục sinh hiện đến trên bờ hồ.

Các môn đệ không nhận ra Người. A. Marchadour chú giải rằng: "Họ không nhận ra Người. Sự Phục sinh đã tạo một biến đổi nào đó nơi Đức Giêsu. Vì sự biến đối đó nên các bản tường thuật cũng có những chi tiết khác biệt. Ở đây, cả sự hiện diện thể lý, cả giọng nói cũng không làm cho các môn đệ nhận ra, trừ người môn đệ được Chúa yêu." (Sđd, trg 256).

Khi Đức Giêsu hỏi: "Các con bắt được con cá nào không? (Hãy nghĩ tới câu Chúa hỏi các môn đệ trên đường đi Emmaus: các bạn nói chuyện gì mà rầu rĩ thế?) họ thú thật: vất vả thâu đêm mà chẳng được gì, nhưng, vâng lời Người, "họ thả lưới ".

c/ Sau đó, mẻ cá lạ lùng được trình bày như một biểu trưng cho sứ mệnh tông đồ của cộng đoàn. Các tông đồ tự sức mình, không thể thành công trong sứ mệnh, nhưng, dựa vào lời Đấng Phục sinh, họ bắt tay vào việc, và ngoài sự mong đợi, họ tập hợp được muôn người khắp nơi (bội thu: 153 con cá, gợi nhớ ở tiệc cưới Cana nơi Ga 2; bánh hoá nhiều Ga 6). Lại còn hình ảnh hợp nhất (chính sử đã muốn tượng trưng bằng chi tiết: lưới không bị rách, theo ngữ nghĩa Hy Lạp, không bị phân ly, không có chia rẽ).

2. Chúa đó

- Gioan, người môn đệ Chúa yêu (như nơi Ga 20,2-10: "ông thấy và ông tin"), đã tỏ ra bén nhạy với dấu lạ. Và nhờ trực giác chiêm niệm này mà mắt các anh em khác mở rộng để thấy Đấng Phục sinh hiện diện trên bờ hồ: “Chúa đó ". Thánh Phêrô Chrysologue chú giải: " Kẻ được yêu thấy trước vì con mắt tình yêu tinh hơn, và kẻ được yêu cảm nhận bén nhạy hơn.”

Lời của Gioan làm cho Phêrô tin tưởng, ông vội khoác áo vào và nhảy ùm xuống (Thi vị thật. Phêrô đang ở trần. Xin nhớ đến Luca 5,8: "Lạy Thầy, xin xa con ra, con chỉ là tên thuyền chài”)..

- Cái gì làm cho tâm trí Phêrô trì trệ vậy ông vẫn là người ban phát cho người khác mà bây giờ phải nhờ người khác mách bảo. Vẫn thánh Phêrô Chrysologue chú giải: "Đâu rồi lời tuyên xưng " thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa 'hằng sống ". Hay tại ông đã chối Thầy khi nghe một đứa nữ tỳ tra vấn? Khi bạn ông nói “Thầy đó”. Ông vội lấy áo vì đang ở trần, nhảy xuống biển, như muốn rửa sạch các vết tội như chối Thầy 3 lần. Ông, người đứng đầu các Tông Đồ, trở thành kẻ sám hối đầu tiên”.

Vào tới bờ các môn đệ thấy bánh và cá đã nướng sẵn đó. Trong bữa ăn mà Chúa đã chuẩn bị để đãi họ ("đến mà ăn "). Anh sáng thâm nhập tâm hồn: Không môn đệ nào còn hỏi Người Thầy là ai? Vì họ đều biết đó là Chúa?

A. Marchadour chú thích rằng: " Trong những bích hoạ cổ, bánh và cá biểu tượng tiệc Thánh Thể. Như vậy, trình thuật này của thánh Gioan, muốn nhắc độc giả nhớ rằng: cử hành Thánh Thể là sự nối dài là hiện thực hoá điều mà các chứng nhân tiên khởi của biến cố Phục sinh tin nhận trong sứ vụ cũng như công việc đời thường, tín hữu cần nhớ: Chúa Giêsu vinh hiển đang chờ họ, đang chuẩn bị cho họ bữa ăn nuôi sống họ và làm cho họ có sức mà gặp được Người" (Sđd, trg 257).

3. Hãy chăn các chiên của Ta.

Toàn bộ trình thuật của Gioan khẩn khoản mời chúng ta hướng về Phêrô. Ở bờ hồ, Phêrô được liệt kê trước hết trong danh sách các môn đệ. Ông là kẻ khởi xướng chuyến ra biển, các anh em khác theo ông và xuống thuyền của ông; chính ông nhào xuống nước lội vào gặp Đấng mà Gioan vừa chỉ ra là Chúa; và rồi, chính ông trở lại thuyền để kéo lưới vào tận bờ, đầy những cá lớn và trình mẻ cá cho Đức Giêsu thấy.

Và bây giờ, trong câu chuyện có tính quyết định, Phêrô đóng vai trò chính yếu nhất, khi Đấng phục sinh long trọng xác nhận sứ mệnh tông đồ đặc biệt của ông cũng như những điều kiện cần thiết để chu toàn sứ mệnh ấy.

Ba lần hỏi: "Con có yêu mến Thầy Không? Con có yêu mến Thầy hơn những người này không? " những câu hỏi vừa gợi lại vừa sửa lỗi ba lần Phêrô đã chối Thầy (Ga 13,37 và 18, 17.25.27). Đức Giêsu đón nhận một tội nhân sám hối.

Ba lần trao nhiệm vụ. Kẻ mới chối Người, Người lại trao một nhiệm vụ đặc biệt trong Giáo Hội Người. Ba lần trao nhiệm vụ theo thói quen thời đó, Đức Giêsu đã chính thức uỷ thác cho Phêrô nhiệm vụ chăm sóc đàn chiên. Nhiệm vụ này, Phêrô đã chu toàn khi "theo " Thầy mình cho tới cái chết để làm chứng. (Ga 13,36): tham dự vào sứ mệnh của Đức Giêsu, chính là tham dự vào mầu nhiệm chết và sống lại của Người; và cũng chính là chấp nhận hiến dâng mạng sống cho những anh em đã được Chúa trao phó như Đức Giêsu.

BÀI ĐỌC THÊM:

1. Đức Giêsu trên bờ biển Hồ

("Bible du Dimanche"" trg 582).

Đức Giêsu đã hứa với các Tông đồ: Người sẽ gặp các ông ở Galilê sau khi sống lại. Người đang ở bờ biển Hồ (biểu tượng của vĩnh cửu), trong khi các môn đệ đang vất vả trên.mặt biển, trong thử thách, hiểm nguy. Các Tông đồ không nhận ra Người ngay. Chỉ đức tin mới làm cho người ta nhận ra Người qua những dấu chỉ Người tỏ bày.

Đức Chúa vinh hiển, Đấng từ xa kêu gọi và chỉ tỏ mình trong đức tin, lại cũng chính là người mời phục vụ chuẩn bị bữa ăn và mới gọi chúng ta ngồi chia sẻ bữa ăn ấy. Đức Kitô sai các Tông đồ đi chài lưới người ta. Mẻ chài này, Người điều khiển. Người làm cho cá vào đầy lưới, biểu tượng Nước Trời (Mt.13,47). Người trao nhiệm vụ chủ chăn cho Phêrô. Uy quyền này được trao cho một con người rất bình thường (Simon con Giona), một con người mỏng giòn, đã chối bỏ Người và không thể yêu Người sâu xa hơn ngoài sự gắn bó thuần tình cảm.

Nhưng từ đây, Đức tin của Phêrô dựa trên Đức Giêsu chứ không dự' trên sức mình: " Thầy biết ". Phêrô không đòi chia sẻ mọi tâm tư của Thầy, ông chỉ còn việc duy nhất phải làm: theo Thầy.

Số phận của Phêrô cũng sẽ là số phận của các tín hữu: từ lòng tin nhiệt thành phác hoạ lối đi, ông tiến tới đức tin chín chắn, dám để cho Chúa dẫn dắt cuộc đời cho tới chết, tới tử đạo.

2. Người của bờ biển Hồ

(G. Bessière, trong dieu si proche, Nãm C". DDB, trg 57-58).

Không ai nhận ra con người đứng trên bờ biển Hồ. Người môn đệ Đức Giêsu yêu đã kêu lên: " Chúa đó! " Vào sáng phục sinh, ông là người đã đến mồ trước tiên, "ông đã thấy và đã tin; và trong ánh sáng của tình yêu, ông còn là người đầu tiên nhận ra Đấng Phục sinh. Phêrô cũng là người có phản ứng rất đặc biệt: nhảy ùm xuống nước mà lội vào với Chúa.

Bản tướng thuật như quên những anh em khác để tập chú vào hai nhân vật này. Mỗi người một vẻ. Người thì được Đức Giêsu quá yêu thương. người thì là.thủ lãnh năng động của tập thể. Giáo Hội sơ khai cần nhận ra đặc điểm của hai khuôn mặt vĩ đại này. Đó là hai cực sống động của những cộng đồng quan trọng tiên khởi, hai trào lưu khác nhau của Kitô giáo thuở đầu. Cả hai vị đều tiếp nhận từ Đức Giêsu vai trò đặc biệt của mình.

Còn một biểu tượng rất giàu ý nghĩa: người ta chèo thuyền, người ta thả lưới, đêm dài vô tận, bình mình nhợt nhạt, mà thuyền cá nhẹ tênh. Phải nhìn ra đấng Phục sinh đang ở xa xa, phải biết đi tới tận cùng thế giới. Nghe người chỉ mà quay lại quăng lưới. Chỉ Người có thể dẫn ta vào những cuộc mạo hiểm khi nhắc cho ta những đòi hỏi và hạnh phúc của cuộc mạo hiểm đó, đời sống của Giáo Hội phải luôn được "hiệu chỉnh " dưới ánh mắt của Đức Giêsu''

Lưới không rách. Cộng đồng Kitô giáo cũng vậy. Nhiều dị biệt. Nhưng là nơi người ta nghe nhau, hiệp thông với nhau dù rất khác biệt. Đức Giêsu luôn mời gọi. Người hiến tặng bánh và cá, như thời nuôi dân trong hoang địa, như bữa tiệc chiều ly biệt. Chúng ta thoáng nhận ra hình ảnh bữa tiệc ngày thế mạt mà Người muốn mời cả loài người. Chân trời này gợi nơi ta một mối quan tâm vô cùng sâu sắc.

Các Kitô hữu, thực hiện sứ mệnh mỗi người mỗi cách, nhưng phải trùng hợp với ý Đức Giêsu, nhận ra Người, nghe "được tiếng Người khi thi hành sứ mệnh Chính Người nuôi dưỡng và làm cộng đồng sống động: chúng ta nghĩ đến Bữa tiệc ly Thánh Thể. Và như tại Emmaus, chúng ta nhận ra Đấng Phục Sinh nhờ cử chỉ khi hiện diện, phục vụ và chia sẻ của Người.