Chúa Nhật XXVI - Thường Niên - Năm B
CHÚA GIÊSU DẠY DỖ CÁC MÔN ĐỒ
Gợi ý bài giảng của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Vấn đề mà Tin Mừng nói hôm nay (cc.38-40) vẫn còn đang nóng bỏng. Trong Giáo Hội, cần có một nhóm nào đó xem mình như có độc quyền sử dụng Tin Mừng để rồi lên án mọi việc làm của các Kitô hữu khác không. Chắc chắn một nhóm như thế không cần phải có. Như trong thực tế, đây đó vẫn có những nhóm quá khích tự xem mình như những nhà chú giải Tin Mừng đúng với ý Chúa mà thôi. Nhóm người này không thể dùng chiêu bài được ở gần Chúa Giêsu như thánh Gioan và các sứ đồ thuở xưa để mà biện hộ. Chung chung họ chỉ lập luận dựa trên cát nhìn một chiều của họ về Giáo Hội, khi thì (dựa trên thái độ tiêu cực đối với mọi trào lưu biến hoá, khi thì trên cách thế diễn giảng Tin Mừng theo chiều hướng chính trị. Tất cả đều có điểm chung là không muốn đi vào chiều sâu của Giáo Hội. Thần ác đã xui khiến các loại nhóm này “dứt phép thông công" lẫn nhau, đến độ một phần tử quá khích của một "trào lưu” mệnh danh là mới mẻ không muốn cùng chung bàn tiệc thánh với một phần tử của trào lưu khác.

2. Thời đại chúng ta, vì phải chịu nhiều ảnh hường tệ hại khoa thần học có khi đã bị sa lầy trong những cuộc tranh luận có tính cách ý thức hệ hoặc trong những cuộc tranh chấp chính trị; do đó, người Kitô hữu cần phải khôn ngoan nhận ra thế nào là trung thành đích thực với Tin mừng, thế nào là không. Thực tế, vẫn có nhiều cách trung thành đích thực đã được các vị trọng trách trong Giáo Hội đảm bảo, do đó họ cũng cần phải chấp nhận có sự khác biệt trong cách trung thành. Một trong nhũng tiêu chuẩn căn bản giúp ta nhận ra tính cách đích thực, đó là dấu cổ võ sự hiệp thông.

3. Sau khi công bố phẩm cách cao quí của những kẻ bé mọn (Mc 9,37), giờ đây Chúa Giêsu mặc khải phẩm cách cao quí của môn đồ. Người môn đồ nhỏ bé nhất vẫn tượng trưng Chúa Kitô (xem cuộc Chung thẩm trong Mt). Kitô hữu là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu giữa trần thế. Đây là một danh dự và một trách nhiệm nặng nề. Có bao giờ ta ý thức như thế để sống xứng đáng không? "Nếu các Kitô hữu sống đạo thật thì dân Aán chúng tôi đã theo Chúa Kitô cả rồi" (lời thánh Gandhi).

4. Hãy nghĩ đến những người mà ta có thể gây cớ vấp phạm bằng những thay đổi hiện thời trong Giáo Hội, những thay đổi quá táo bạo, không tôn trọng các truyền thống cũng như hãy nghĩ đến bao người thất vọng, bị cám dỗ rời bỏ Hội Thánh hay cảm thấy không muốn vào vì sự thụ động của ta, vì thái độ của nhiều Kitô hữu không chịu cải cách, đổi mới.

5. Lời Chúa bảo phải tróc nã, tiêu diệt sụ ác tận gốc của nó, tiêu diệt dịp tội trong chúng ta và ngoài chúng ta. Đời sống Kitô hữu không thể hiện bằng sự cắt xén hủy bỏ, nhưng bằng sự lớn lên. Để có thể lớn lên, tăng trưởng, mang hoa trái, phải cắt tỉa, gột rửa, từ bỏ... vì danh Chúa Giêsu, vì vương quốc Thiên Chúa. Xem của 15,1-2: Nhánh nào không sinh quả thì Thiên Chúa chặt vứt bỏ: còn nhánh nào sinh quả thì Ngài tỉa sạch để nó sinh quả nhiều hơn.