Chúa Nhật XXXII thường niên, Cung Hiến Thánh Đường Latêranô
ĐỀN THỜ, NƠI THIÊN CHÚA NGỰ TRỊ
SƯU TẦM

Trong thị kiến của mình, ngôn sứ Êdêkiel kể lại: “Uy nghi

Chúa tiến vào đền thờ theo lối cửa hướng đông… Ánh vinh

quang của Chúa tràn ngập đền thờ… Và người đứng gần

bên tôi bảo tôi rằng: “Hỡi con người, đây là nơi đặt bệ ngai

Ta, nơi Ta để chân, nơi Ta ngự giữa con cái Israel đến

muôn đời”. Điều đó cho thấy Đền thờ trước hết là nơi Thiên

Chúa ngự trị, và cũng là nơi con người đến để gặp gỡ

Thiên Chúa. 23

Thế nhưng, qua dòng thời gian, đền thờ đã dần mất đi sự

trang nghiêm cần có. Người ta đã lợi dụng đền thờ như là

nơi để kiếm tiền, nơi để phô trương sự giàu có. Đó cũng là

điều đã xảy ra nơi đền thờ Giêrusalem của người Do thái

khi xưa. Thánh Gioan kể lại: “Lễ Vượt Qua của dân Do thái

gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Người thấy ở trong

đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả

những người ngồi đổi bạc”. Như thế, Đền thờ bị coi như

một nơi để người ta buôn bán, kiếm lời, và dĩ nhiên cũng

trở thành nơi con người lừa dối lẫn nhau, và cũng là nơi để

người ta khoe khoang sự giàu có của mình. Và cũng chính

tại nơi đây, người ta dễ dàng nhân danh việc đạo đức để

chứng tỏ sự giàu có của mình, để rồi khinh dể người khác.

Đây cũng là điều chúng ta dễ mắc phải. Chúng ta dâng

cúng cho Đền thờ, để rồi đòi cho được ghi tên bảng vàng,

gắn nơi trang trọng, hoặc là dâng cúng với điều kiện này

nọ, thì thử hỏi, mục đích của việc chúng ta dâng cúng là gì?

Phải chăng việc dâng cúng này chỉ là dịp để chúng ta

chứng tỏ sự giàu có của mình với mọi người, và cũng là dịp

để chúng ta sỉ nhục sự nghèo khó của anh em mình?

Đức Giêsu không chấp nhận điều đó. Ngài muốn trả lại ý

nghĩa nguyên thủy của đền thờ. Đền thờ phải là nơi Thiên

Chúa ngự trị và là nơi con người đến để gặp gỡ Thiên

Chúa. Do đó, trước cảnh “Chướng tai, gai mắt” tại đền thờ

Giêrusalem lúc bấy giờ, Đức Giêsu đã “chắp dây thừng làm

roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ,

Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn

ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: “Hãy

đem những thứ này đi khỏi đây và đừng biến nhà Cha Ta

thành nơi buôn bán”. Có lẽ đây là một trong những đoạn

hiếm hoi, cho thấy sự nóng giận của Đức Giêsu, vị Thầy 24

hiền lành. Điều đó càng cho chúng ta thấy được sự kiên

quyết của Đức Giêsu đối với việc lạm dụng Đền thờ. Ngài

đã hành động quyết liệt để trả lại cho đền thờ ý nghĩa đích

thực của nó, cho dù điều đó có thể làm mất lòng và khơi

dậy sự thù ghét của người Do thái. Đức Giêsu đã không

nhân nhượng khi phải bảo vệ chân lý. Ngài đã để cho lòng

nhiệt thành nhà Chúa thiêu đốt bản thân Ngài. Ngài muốn

mọi người hiểu rõ rằng: Đền thờ là nơi con người đến để

gặp gỡ Thiên Chúa, như lời Ngài tuyên bố: “Nhà của Ta sẽ

được gọi là nhà cầu nguyện” (Mt 21, 13).

2. Chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa:

Đền thờ là nơi con người đến để gặp gỡ Thiên Chúa,

nhưng đền thờ không chỉ được xây dựng bằng gỗ đá, vàng

bạc, nhưng chính Đức Giêsu là Đền thờ của Thiên Chúa, vì

qua Ngài, chúng ta gặp được một Thiên Chúa làm người

đang ở giữa chúng ta, như lời thánh sử Gioan: “Nhưng

Người, Người có ý nói về đền thờ là thân thể Người”.

Mặt khác, nhờ ân sủng của bí tích Rửa tội, mỗi người

chúng ta cũng trở nên đền thờ của Thiên Chúa như lời

thánh Phaolô trong bài đọc hai: “Anh em là toà nhà của

Thiên Chúa… Anh em không biết anh em là đền thờ của

Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em

sao?... Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh mà chính anh

em là đền thờ ấy”. Và nếu mỗi người cũng là đền thờ,

chúng ta đã làm gì để thân xác chúng ta xứng đáng là đền

thờ của Thiên Chúa? Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu

Corinhthô nhắc nhở chúng ta: “Phàm mọi tội người ta

phạm, thì đều ở ngoài thân xác; còn kẻ tà dâm thì có tội

phạm đến chính thân xác mình. Anh em không biết sao?

Thân mình anh em là Đền thờ của Thánh Thần (ngự) trong

anh em” (1 Cr 6, 18-19). Và trong bài đọc hai hôm nay, 25

thánh Phaolô còn nói rõ: “Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của

Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy”. Điều

này, nhắc nhở mỗi người chúng ta lưu ý hơn về việc lỗi

điều răn thứ sáu. Mỗi lần chúng ta lỗi điều răn này là lúc

chúng ta trực tiếp xúc phạm đến đền thờ Thiên Chúa nơi

thân xác chúng ta, và như thế, có khác gì chúng ta xúc

phạm trực tiếp đến Thiên Chúa.

Ngoài ra, để đền thờ của chúng ta thật sự vững chắc, mỗi

người chúng ta cần xây dựng đời mình trên nền tảng của

chính Đức Kitô, bởi vì, ngoài Đức Kitô, chúng ta không thể

có một nền móng vững chắc được, như lời khẳng định của

thánh Phaolô trong bài đọc hai “Vì chưng không ai có thể

xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây

dựng là Đức Giêsu Kitô”.

Cuối cùng, cũng như từng viên gạch nếu để riêng lẽ không

thể làm nên một đền thờ, do đó, để có thể xây dựng Đền

thờ của Thiên Chúa ngày càng lớn mạnh và vững chắc,

mỗi người chúng ta cần liên kết với nhau bằng tình yêu.

Chính tình yêu là thứ xi-măng tốt nhất để gắn kết những

viên gạch là từng người chúng ta lại với nhau. Và nếu mỗi

người chúng ta đều là một viên gạch để góp phần xây dựng

nên ngôi đền thờ của Thiên Chúa, thì chúng ta cũng được

mời gọi tôn trọng thân xác của anh chị em mình, nhất là

những người nghèo hèn bất hạnh, khốn khổ. Thánh Gioan

Kim Khẩu nhắc nhở chúng ta: “Anh em treo những sợi xích

vàng để móc đèn, nhưng lại không bằng lòng đi thăm Ngài

trong tù, nơi Ngài bị xiềng xích. Một lần nữa, nếu tôi có thể

nói thế, thì không phải để ngăn cấm anh em tôn vinh Ngài

(ở nhà thờ), nhưng để anh em biết cứu giúp Ngài cùng lúc

đó, hay đúng hơn, trước lúc đó nữa… vừa tôn kính Ngài

nơi nhà Thiên Chúa, đồng thời cũng đừng có khinh bỉ26

người anh em mình đang lâm cảnh cùng quẫn: Đền thờ

này còn quan trọng hơn đền thờ kia nhiều”.

Chớ gì nhân ngày mừng lễ kỷ niệm ngày cung hiến thánh

đường Latêranô, Mẹ của các nhà thờ Công giáo trên toàn

thế giới hôm nay, tất cả chúng ta ý thức hơn về bổn phận

của chúng ta trong việc xây dựng, và bảo vệ ngôi nhà thờ

giáo xứ của chúng ta. Hơn nữa, không chỉ là làm đẹp cho

ngôi nhà thờ vật chất này, mỗi người chúng ta cũng luôn ý

thức giữ gìn tâm hồn của chúng ta luôn trong sạch để xứng

đáng là đền thờ của Thánh Thần. Đồng thời, chúng ta cũng

luôn mở rộng vòng tay, sẵn sàng chia sẻ với những anh chị

em bất hạnh, để tất cả chúng ta cùng liên kết với nhau

trong một tình yêu. Nhờ đó, chúng ta có thể xây dựng một

ngôi Đền thờ thật đẹp, ấm cúng tình người, tình Chúa, nơi

mà muôn dân có thể đến để ca ngợi Cha chúng ta ở trên

trời. Amen.