Chúa Nhật Truyền Giáo
NGÀY QUỐC TẾ TRUYỀN GIÁO
SƯU TẦM

Bộ phim có tựa để "Mỹ Nhân và người Thú " kể về một hoàng tử giàu có trẻ tuổi và tài cao, nhtíng tính tình lại kiêu căng và ngạo mạn. Lần kia có một bà lão đến trao tặng cho hoàng tử một đóa hồng thật đẹp, chẳng những không thèm nhận mà hoàng tử kiêu căng ấy còn xua đuổi bà lão. Trước thái độ đầy 'khiếm nhã này, bà lão đã làm phép biến hoàng tử đẹp trai trở thành xấu xí giống như con dã thú. Và quả thực hoàng tử đã trở thành người thú và bà còn cho biết thêm là cho tới lúc cánh hoa cuối cùng của bông hồng rụng xuống mà hoàng tử chưa được ai yêu thương, thì hoàng tử suốt đời sẽ mang hình dáng xấu xí như thế . Bị phạt như vậy, hoàng. tử sống xa cách mọi người, đóng kín mình trong lâu đài. Bỗng nhiên, một hôm có người tìm đến lâu đài làm cho hoàng tử người thú nổi giận và hoàng tử ra lệnh tống giam kẻ lạ mặt này. Khi hay tin cha mình bị bắt, cô Been tức là mỹ nhân trong truyện phim này đến tự nộp mình để cứu cha. Thoạt đầu có Been rất khó chịu với tính cọc cằn của người thú nhtíng vì bản tính dịu dàng với tâm hồn đầy yêu thương, cô lại nguyện hình hoàng tử, không phải là một hoàng tử kiêu căng, nhtíng đẹp trai nhất là cũng đẹp lòng và có một tâm hồn cao thượng nữa. Ta quyện phủ trên đây chỉ là sản phẩm của một trí tường tượng, nhtíng tích chừa một bài học quí giá và có thể gợi ý cho mỗi người chúng ta hiểu và sống giáo lý của Chúa Giêsu được nhắc lại trong bài Phúc âm hôm nay. Con người không có tình thương thì không còn là con người mà trở nên người thú như hoàng tử trong phim. Có thể như cô Been, chúng ta cũng gặp những người anh em sống không có nhiều tính người mà đã trở thành như những người thú cọc cằn thô lỗ, không chỉ sự, mánh mung gian tham... Và như vậy thì chỉ tình thương tràn đầy mới có thể biến đổi được anh em, xây dựng cuộc sống của anh em trở nên tốt hơn nhtíng cô Been mỹ nhân đã biến người thú trở thành hoàng từ tốt lành . Truyện phim trình bày cho chúng ta một cô mỹ nhân từ bản chất hoàn toàn tốt lành đầy tình yêu thương, nhtíng đó là một mẫu người tưởng tượng. Trong thực tế mỗi người chúng ta được dựng nên, giống hình ảnh Thiên Chúa, được Chúa sẻ sự sống và tình yêu thương của Ngài, nhtíng mỗi người chúng ta đểu có chút tính thú vật xấu nơi mình do hậu quả của tội nguyên tổ. Mỗi người chúng ta cần đến với Chúa, để cho tình yêu của Chúa thanh tẩy và đổi mới mỗi ngày một hơn. Chúng ta cần yêu mến Thiên Chúa trước với hết sức, hết tâm hồn mình để được trở nên giống Chúa, để có thể thực hiện tốt điều răn thứ hai là yêu mến và phục vụ anh em xung quanh, vượt qua được những thú tính của anh em, làm cho anh em trở thành người hơn và nhất là trở thành con cái của Thiên Chúa. "Thiên Chúa và con người " đó là điều mà chúng ta phải đối xử làm sao với hai thực thể căn bản này. Đây là một câu hỏi quan trọng không những của các triết gia, của các nhà tư tưởng mà là của mỗi người chúng ta. có người cho rằng Thiên Chúa và con người nghịch nhau và giải pháp được chọn là chọn một trong hai. Nếu chọn Thiên Chúa' thì phải từ bỏ con người, nếu từ bỏ Thiên Chúa thì chọn con người. Hãy nhìn về cuộc sống mình đang sống, chùng ta đang hướng dẫn, đang hành xử theo cách nào đây? chúng ta hiểu và sống cầu nguyện, sống tin tưởng nơi Thiên Chúa nhtíng loại bỏ anh em, thù ghét anh em, mánh mung với anh em thì làm sao nếp sống đạo của chúng ta là đích thực được Nếu chúng ta phục vụ anh em mà loại bỏ Thiên Chúa, như vậy thì làm sao chúng ta có sức mạnh yêu thương anh em cho đến cùng, có sức mạnh để vượt qua được những thú tính của anh em. Chỉ có tình yêu thương thần thiêng của Thiên Chúa mới có sức mạnh biến đổi. Chúa Giêsu đã nhắc lại điều căn bản này, nhtíng chúng ta lại rất dễ quên. Chỉ có con đường duy nhất là yêu mến thiên Chúa hết lòng, hết sức và yêu thương anh em với tình yêu thần thiêng này và không có con đường nào khác. . Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta trở thành một mỹ nhân không phải về thể xác, nhtíng mỹ nhân tràn đầy nếp sống tinh thần để làm tròn kiếp sống làm người của mình và đồng thời cũng giúp anh em xung quanh làm tròn kiếp người của họ trong tình yêu Chúa. Đây là linh hồn của công việc Tông đồ truyền giáo được nhắc nhớ trong ngày Quốc tế Truyền giáo cử hành vào Chúa nhật (24.10.99). Xin Thiên Chúa giúp chúng ta trở thành những nhà truyền giáo, những chứng nhân cho tình yêu Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.
Suy niệm2.
Từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 11 năm 1999, Đức Thánh Cha Gioan Pbaolô II đến viếng thăm An độ. Cao điểm của chuyến viếng thăm lần này là nghi thức công bố Tông huấn về Giáo hội tại Á châu. Tông huấn này là một đúc kết kết quả của Thượng Hội Đồng Giám mục tại Á châu nhóm họp tại Rôma hồi tháng 4 vừa qua(1999). Việc chọn Aán độ làm nơi công bố Tông huấn mang một ý nghĩa đặc biệt. Những nơi mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mong mỏi đến viếng thăm nhất hẳn phải là Đài loan, Hồng công, Trung hoa lục địa và đặc biệt là Việt nam. Thế nhtíng, cho đến nay người ta vẫn cứ nại đến lý do chính trị và quan hệ ngoại giao để không cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến viếng thăm Giáo hội ở phần đất này. Dĩ nhiên đàng sau những lý do chính trị và quan hệ ngoại giao ấy, ai cũng thấy rõ chủ trương bài trừ tôn giáo và nhất là chống lại Giáo hội. Tựu trtíng linh hồn của bắt cứ một chế độ độc tài ý thức hệ nào cũng là tinh thần bắt khoan nhượng. Người dân không những bị cưỡng bách phải tuyên xtíng ý thức hệ của chế độ mà còn bị kỳ thị loại trừ và bách hại về niềm tin tôn giáo của mình. : Tuy là một quốc gia có nền dân chủ lớn nhất thế giới hiện nay, Aán độ đang bị xâu xé vì tinh thần bắt khoan nhượng. Tại một quốc gia với một tỷ dân này liên minh cầm quyền gồm những người theo chủ nghĩa ấn giáo, trong đó có một số thành phần cực đoan lại tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa, tinh thần bắt khoan nhượng ngày càng gia tăng tại Aán độ. Trong những năm gần đây, người ta ước tính là đã có gần 150 vụ tấn công nhắm vào nhân sự và các cơ sở của Kitô giáo, nhiều vị mục sư và linh mục bị sát hại, nhiều nữ tu bị bạo hành, nhiều nhà thờ bị đốt phá. Trong những ngày vừa qua có một nhóm ấn giáo cực đoan sẽ tuyên bố tổ chức cuộc biểu tình phản đối nhân dịp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Aán độ . Họ đòi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lên án các cuộc trở lại Công giáo cũng như là xin lỗi người Aán độ về những phương pháp truyền giáo cho người Aán trong quá khứ. Chính trong bầu khí đầy bắt khoan nhượng ấy mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sẽ đến viếng thăm Aán độ, đúng hơn chính bầu khí bắt khoan nhượng ấy đã khiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn Aán độ làm nơi để công bố "Tông huấn về Giáo hội " tại Á châu.
 Trong bầu khí đó chúng ta có thể đoán trước rằng sứ điệp mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sê ngỏ với cá c tín hữu Kitô tại Aán độ và toàn thể Á châu cũng như với tất cả mọi người Aán độ sẽ là sứ điệp về lòng khoan nhượng. Chắc chắn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sẽ trtíng dẫn cuộc cách mạng bắt bạo động vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại do Mahatma Gandhi chủ xướng, Ngài cũng sẽ nói đến tấm lòng khoan dung. độ lượng của biết bao nhiêu nhà hiền triết ấn độ . Quả thực, tôn giáo nào cũng tốt trong một mức độ nào đó , câu nói này nói lên tinh thần khoan nhượng vốn là yếu tính của tất cả mọi tôn giáo. Thật thế, tôn giáo nào cũng vậy con người ăn ngay ở lành, tôn giáo nào cũng lên ăn ích kỷ , bạo động, hận thù và tinh thần bắt khoan nhượng. Trong tuyển tập có tựa để "Con Đường Đơn Sơ" của Mẹ Têrêxa CaLcutta, vị Sáng Lập Dòng Nữ tu Thừa sai Bác ái đã viết như sau: " Chỉ có một Thiên Chúa và Ngài là Thiên Chúa của tất cả mọi người. Do đó, cần phải nhận ra mọi người bình đẳng trước mặt Chúa. Tôi vẫn luôn luôn nói rằng chúng ta phải giúp cho một người Aán giáo trở thành người Aán giáo tốt hơn, một người Hồi giáo được trở thành một người Hồi giáo tốt hơn và một người Công giáo trở thành người Công giáo tốt hơn " . Lễ quốc táng mà chính phủ An độ đã dành cho Mẹ cách đây hai năm chứng tỏ rằng sứ điệp mà Mẹ mang đến cho dân tộc này đã được mọi người đón nhận. Sứ điệp ấy không chỉ được Mẹ Têrêxa nói lên bằng những lời nói suông, mà còn bằng cả cuộc sống của Mẹ nữa. Hôm nay là ngày thế giới truyền giáo, chúng ta hiệp nhau cầu nguyện cho công việc truyền giáo của Giáo hội, chúng ta cầu nguyện cách đặc biệt cho các nhà thừa sai trên cánh đồng truyền giáo của Giáo hội. Chúng ta tuyên xtíng rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng duy nhất cứu rỗi nhân loại nhtíng quan trọng hơn cả là chúng ta được Giáo hội mời gọi mọi người ý thức về sứ mệnh truyền giáo của mình, nhất là hiểu được ý nghĩa đích thực của việc truyền giáo trong thế giới hôm nay. Mẹ Têrêxa CaLcutta đã định nghĩa về một nhà truyền giáo đó là "một tín hữu Kitô say mê Chúa Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Ngài ". Mẹ Têrêxa không những chỉ làm cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu bằng những lời nói suông, nhtíng Mẹ nói về Chúa Giêsu, Mẹ tỏ bày gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của Mẹ. Do đó, truyền giáo thiết yếu đối với Mẹ Têrêxa là dùng cả cuộc sống của mình để làm cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu. Truyền giáo không chỉ là rao giảng một giáo lý mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu thương. Đây chính là cốt lõi mà Chúa Giêsu cô đọng trong giới răn mến Chúa và yêu người được Giáo hội cho chúng ta lắng nghe trong Tin mừng hôm nay. Trong xã hội mà Kitô giáo chỉ là thiểu số thì truyền giáo đối với Kitô hữu hiện nay là quyết tâm sống như thế nào để cho mọi người nhận biết Chúa Giêsu là Đấng đã đến chỉ để rao giảng một thứ đạo, đó là "đạo của tình thương". Trong một chế độ chối bỏ những quyền tự do cơ bản nhất của con người, thì truyền giáo đối với các tín hữu Kitô hiện nay chính là biểu lộ được bộ mặt đích thực của đạo là "yêu thương và khoan nhượng “.

                   trang suy niệm hằng tuần