Chúa Nhật XXV thường niên  - Năm C
HÃY BẮT ĐẦU HƠN LÀ THẾ GIAN
Charles E. Miller

Vào thời điểm này, những đội bóng rổ chuyên nghiệp đang dự định vào vòng cuối của giải thế giới. Đặc biệt là những đội đang bị chia rẽ thì họ đang mong chờ một cuộc trao đổi, chuyển nhượng các cầu thủ, các đội nghĩ rằng vào mùa chuyển đổi cầu thủ này, họ có những gì họ cần và họ có thể đạt được điều đó. Họ sẵn lòng trải qua những cuộc trả giá tiền lương và chuyển nhượng để có được cầu thủ đó. Họ đã có một cùng loại khởi đầu mà Chúa Giêsu đã nhắc nhở trong ngày hôm nay về người quản lý bất lương.

Phúc Âm có vẻ như muốn nói Chúa Giêsu đã minh chứng và trình bày về vẻ bất lương của người quản lý. Một số nhà chú thích cắt nghĩa rằng, người quản lý đã thật sự giao lại công việc của mình và không lừa đảo chủ của mình ngay cả khi anh ta đã làm một việc có vẻ như thiệt hại cho công việc của chủ. Người chủ đã không tỏ một dấu hiệu nào cho thấy là ông ta bị lường gạt. Thật ra, ông đã dự định công việc của mình một cách táo bạo và làm một sự khởi đầu.

Quan điểm của Chúa Giêsu về việc này là: người đàn ông ở đây đã muốn bảo đảm cho tương lai của ông sau khi ông mất việc. Ông ta không ngồi đó than khóc về số phận của mình, ông ta đã làm một điều gì đó để tranh thủ cảm tình với những con nợ của chủ. Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm này thì không có ý nói về sự khởi đầu một việc kinh doanh hay là Ngài có ý nói đến sự chuẩn bị cho chiến thắng của những đội bóng rổ chuyên nghiệp, nhưng Ngài hy vọng rằng chúng ta sẽ để ý tới sự cứu rỗi đời đời của chúng ta. Hơn nữa, Ngài trông đợi chúng ta hãy làm việc khó nhọc cho những giá trị thiêng liêng như một số người đã làm và coi việc đó như là mục đích cuối cùng.

Thánh Kinh ngày hôm nay đề nghị hai điều, mà trong đó chúng ta sẽ tăng trưởng đời sống thiêng liêng. Họ sẽ cầu nguyện cho những người có nhu cầu và đòi sự công bằng cho người nghèo. Điều thứ hai là một sự nối kết thân mật, bài đọc thứ hai ngày hôm nay là một trong những nguồn mạch lời nguyện của chúng ta phải phản ảnh một bản tính rộng lớn của lời cầu nguyện được nhắc nhở trong thư của thánh tông đồ gởi cho Timôthê. Chúng ta cần bao gồm tất cả mọi người trong lời cầu nguyện của chúng ta, và chúng ta cần nhấn mạnh đặc biệt đến những người nghèo, những người bị xã hội ruồng bỏ và khinh khi.

Lời cầu nguyện phải dẫn đến hành động. Đặc biệt là loại hành động cầu bầu như tiên tri Amos, vị tiên tri của công bằng xã hội. Ngài đã kết án những kẻ đã dẫm đạp lên những nhu cầu và hủy diệt người nghèo nơi quê hương. Ngài đã khuyên nhủ những người này hãy nghĩ đến mục đích tối hậu của đời mình. Tiên tri Amos không thích quan điểm của Canvil Coolidge, ông đã nói: Công việc của người Mỹ là công việc”“. Chúng ta thì không như vậy được. Công việc của chúng ta sẽ là chia sẻ với những người khác, những người đang có nhu cầu, những người đang cần lời cầu bầu hơn những phê bình, những người đang sống trong hoạn nạn và nhận biết rằng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta chia sẻ những khả năng và ân phúc của chúng ta cho những người khác.

Người Công Giáo phải luôn được nhận biết như là những người sát cánh với người nghèo và những người quảng đại trong việc giúp đỡ họ. Chúng ta được kêu gọi để trở nên một người: “Làm bạn với những người nghèo qua việc chúng ta dùng những hàng hóa, đặc sản của thế giới này”. Chúng ta có quyền trông đợi trở nên những người mà Thiên Chúa có thể tin tưởng để trao phó tài sản, vì chúng ta biết chia sẻ nó cho những người khác.

Trên hết, những người Công Giáo sẽ trình bày sự khởi đầu và táo bạo không chỉ trong lời cầu nguyện cho người có nhu cầu, nhưng cũng vươn đến giúp đỡ họ cách tốt nhất như chúng ta có thể. Đó là điều sẽ bảo đảm rằng chúng ta chỉ có một vị Thầy lớn lao tốt lành, một người cha quảng đại, là Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.