VỀ CÙNG ĐẤNG HẰNG SỐNG

 

Đó là hành trang theo Ngài về cùng Đấng Hằng Sống.

Chính Đức Giêsu đă bước qua ngưỡng cửa sự chết,Người đă sống lại, chiến thắng tử thần và trao ban sự sống mới cho nhân loại.Mỗi người con cái Chúa cũng bước qua ngưỡng cửa sự chết mới có thể đi vào sự sống vĩnh hằng trong Nhà Cha. Khi nói về cái chết của ḿnh, Đức Giêsu dùng kiều nói: “ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha” ( Ga 16,28).Cái chết như vậy là ngưỡng cửa bước qua để hội ngộ,người ra đi để rồi gặp gỡ Đấng sinh thành nên ḿnh.Đó là một cuộc trở về Nhà Cha thật sự.Sự chết là khởi đầu một sự sống mới,sự sống vĩnh hằng trong Nhà Cha.Phụng vụ diễn tả: Đối với các tín hữu Chúa,sự sống này thay đổi chứ không mất đi,khi thân xác tan ră trở về bụi đất,th́ con người lại có một nơi ở mới do Chúa dựng nên,đó là ngôi nhà vĩnh cửu trên trời,không do tay người phàm làm ra ( 2 Cor 5,1).

 

 

Quan tài là chiếc áo, là nhà tạm cho thân xác yếu hèn hay hư nát của con người cư ngụ để chờ ngày phục sinh trong quyền năng vinh hiển của Chúa Cha.Thánh Phaolô nói lên niềm hy vọng lớn lao: gieo xuống th́ hư nát mà trỗi dậy th́ bất diệt,gieo xuống th́ hèn hạ mà trỗi dậy th́ vinh quang,gieo xuống th́ yếu đuối mà trỗi dậy th́ mạnh mẻ,gieo xuống là thân thể có sinh khí mà trỗi dậy là thân thể có thần khí ( 1 Cor 15,42 – 44).

 

 

Tuy nhiên, trong cái chết của người Kitô hữu, đặc biệt trong cử hành Phụng vụ Tang lễ của những người tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, lại toát lên một vẻ khác thường: Niềm hân hoan của cuộc hành hương về nhà cha, nổi vui của ngày đoàn tụ... “Khi Chúa thương gọi tôi về, ḷng tôi hân hoan như trong một giấc mơ…”. Đặc biệt, chính trong trích đoạn Lời Chúa của Sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe, không chỉ loan báo một tín thư an ủi nhưng là một khẳng định, một tuyên tín của tin yêu và hy vọng:

“Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa…Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy…Những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, v́ Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn”. (BĐ 1)

Phải chăng, đó là một cắt nghĩa rơ nét và chính xác của mầu nhiệm cứu độ trong Chúa Kitô, mầu nhiệm “Vượt Qua từ cơi chết đến sự sống vĩnh hằng” mà dụ ngôn “hạt lúa ḿ gieo vào ḷng đất thối rửa đi sẽ sinh nhiều bông hạt” lại là một cách diễn tả khác của Tin Mừng như chúng ta vừa nghe.

Vâng, đối với chúng ta, những người được d́m xuống trong ḍng nước tái sinh của nhiệm tích Thánh Tẩy, để được chỗi dậy cùng với Đấng Phục Sinh, chết chính là cuộc hồi hương t́m về tổ ấm, là đĩnh đạc đi vào quê hương hằng sống để sống hạnh phúc miên viến, là cuộc tiến bước vào nhà cha, căn nhà chính Đấng Cứu Độ đă ra công dọn sẵn: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em…để Thầy ở đâu anh cũng sẽ ở đó” (Ga 14,3).

 

 

Trước Tết hai tuần, bà kiệt sức, gia đ́nh lo lắng sợ bà chết trong dịp Tết. Tôi đến xức dầu, mọi người cầu nguyện xin Chúa khoan cất bà về. Chúa nhậm lời để đến hôm thứ bảy 20 Tết, bà lặng lẽ xuôi hồn về với tổ tiên. Bà cố chết trong Chúa như lời sách Khải huyền đă nói: ngay từ bây giờ, phúc thay những người đă chết mà được chết trong Chúa. Thần khí phán: phải, họ sẽ được nghĩ ngơi, không c̣n vất vả nhọc nhằn nữa, v́ các việc họ làm vẫn theo họ (Kh 14,13).

Bà Matta chết trong Chúa, từ nay hết đau khổ nhọc nhắn, giả từ cuộc sống trần gian để về với Chúa. Cụ bà 80 tuổi, mẹ bà cố run rẩy khóc thương con “là xanh rụng xuống, lá vàng trên cây”. Quả thật, cuộc sống con người ở đời chỉ là tạm bợ. Trần gian chỉ là nơi ta sống đợ ở nhờ. Tất cả mọi người sinh ra nơi trần thế đều là lữ khách hành hương đi về cội nguồn của ḿnh. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đă nói lên tâm sự lữ khách ấy qua lời ca: Con chim ở trọ cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn, tôi nay ở trọ trần gian, mai sau về chốn xa xăm với người. Cuộc sống trần gian chỉ là quán trọ. Ai ai cũng phải trải qua một cuộc hành tŕnh ngắn dài tương đối. Để đi về đâu? Không ai xác định được điều ấy, người ta chỉ nói tử quy, thác về. Đối với chúng ta, chết là về với Chúa. Thành ngữ: về với Chúa rất thích hợp với người Việt Nam Công giáo chúng ta, v́ một mặt nó diễn tả đúng ư nghĩa Thánh kinh, đúng với niềm tin của Giáo hội nhưng mặt khác nó cũng rất gần gũi với niềm khát vọng của người Việt là được về với ông bà cha mẹ tổ tiên mà “Cha trên trời chính là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất “ (Ep 3,14).

Khi nói về cái chết của ḿnh Chúa Giêsu cũng dùng kiểu nói: Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha. Cái chết như vậy có nghĩa là một sự hội ngộ khiến chúng ta đựơc quy tụ về với Đấng đă sinh thành ra ḿnh. Đây là một cuộc trở về nhà Cha thật sự. Con người có sinh có tử, đó là luật của Đấng Tạo Hoá đă an bài, không ai biết được ḿnh sẽ ra đi vào ngày giờ tháng năm nào và ở đâu. Con người không chọn và không định được ngày giờ ra đi. Sự sống và sự chết đều là kỳ công của Tạo Hoá, con người không thể làm ra sự sống cũng không tài nào cản ngăn được sự chết.

Những ngày này đang đi dần về cuối mùa xuân, bên linh cửu của bà cố đây, chúng ta nghe như lời tâm sự của Ns. Trịnh Công Sơn.

Vừa tàn mùa xuân rồi vào mùa hạ,
Rọi xuống trăm năm một vơi đi về.
Mấy che trên đầu và nắng trên vai,
Đôi chân ta đi sông c̣n ở lại.
C̣n t́nh yêu thương vô t́nh chợt gọi.
Rọi xuống trăm năm một cơi đi về
.

Những người sống mà không biết sao mḿnh sống và sống để làm ǵ th́ có cái nh́n về cuộc đời rất bi quan và sống rất tiêu cực, mất tất cả :

 

                                      Cuộc đời buồn như giấc ngủ

                                      Sau giấc ngủ có cơn giông.

                                      V́ hôm nay chưa là đủ

                                      Và ngày mai c̣n có không ?

                                                (Vũ Hồ)

          3. Câu trả lời tích cực.

 

          Những người có đức tin nh́n cuộc đời dưới khía cạnh lạc quan và tích cực. Họ coi cuộc đời chỉ là một cuộc hành tŕnh về quê trời, chúng ta chỉ là khách lữ hành nơi trần thế. Trong cuộc hành tŕnh, họ phải nỗ  lực vừa chịu đựng vừa vượt qua khó khăn để đi tới đích.  Họ nhớ lời Chúa đă dặn ḍ :”Thầy đi để dọn chỗ cho các con... Thầy sẽ trở lại đón các con...” Họ cũng tin tưởng và lạc quan với lời thánh Phaolô nói với tín hữu Philipphê:”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng ḷng chờ đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Đồng thời, thánh Phaolô cũng cho tín hữu Corintô biết thêm về ngôi nhà vĩnh cửu của chúng ta  ở trên trời:”Chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này bị phá hủy đi, th́ chúng ta có nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, ngôi nhà vĩnh cữu ở trên trời, không do tay người thế làm ra” (2 Cr 5,1)

 

          Những người có ḷng tin như thế coi đời sống là một cuộc thử thách, đau khổ sẽ qua đi và chính đau khổ sẽ là phương tiện tiến tới vinh quang.

 

    Cho đến lúc hồn ta trong hơi thở

      Vẫn yên vui về cơi chết xa xôi.

   Và u buồn là những đoá hoa tươi,

   Và đau khổ là chiến công rực rỡ.

              (Chế Lan Viên)

 

          Đối với họ, giờ chết là giờ về với Chúa, về nơi Chúa đă dọn sẵn cho ḿnh (x. Ga 14,1-6), ngày đó không phải là ngày sầu thương tang tóc mà là một ngày vui mừng. Chính v́ thế, các bổn đạo đầu tiên gọi ngày chết là Dies natalis, ngày Sinh nhật trong Nước Trời.

 

          Với ư nghĩa đó, ông Walfany Goethe đă gọi “con người chết là một v́ sao lặn để mọc huy hoàng hơn ở một bán cầu khác”. Giờ chết là ngày khải hoàn sau bao năm phải chiến đấu khổ cực ở trần gian.

 

Truyện : cây hoa “bách niên”.

          Cây bách niên (agravé) cứ một trăm năm một lần nở hoa, nhưng hoa đẹp lạ lùng. Trong một thế kỷ  cây ấy đă sửa soạn cho ngày tươi đẹp ấy, nó dồn sức lực, nó trang điểm, nó làm cho đẹp, bằng công việc kín đáo, không ai trông thấy. Cả một thế kỷ ! Và khi đă hết thời nó nở những cánh hoa trắng muốt để làm đẹp ḷng người đến xem cái phi thường của nó.

                             (T. Toth, Chí khí người thanh niên, tr 182)

 

III. CÁI NH̀N ĐÚNG ĐẮN VỀ CUỘC ĐỜI.

 

          Chúa thương yêu chúng ta, Ngài dựng nên chúng ta để được hạnh phúc chứ không phải đẩy chúng ta vào chốn hư vô. Mà hạnh phúc ở đâu ? Chắc chắn không ở trần gian này v́ con người phải trải qua 4 giai đoạn của cuộc sống : sinh, lăo, bệnh , tử.  Sinh ra, lớn lên, bệnh tật rồi chết đều mang trong ḿnh mầm mống của đau khổ , mà c̣n đau khổ th́ chưa có hạnh phúc. Chỉ ở thiên đàng mới hết đau khổ, nơi chúng ta được chiêm ngưỡng thánh nhan Chúa nhăn tiền. Chính Chúa là hạnh phúc của chúng ta.

 

          Trần gian không phải là quê hương thật của ta, nó chỉ là nợi tạm trú hay nơi dừng chân. Cuộc hành tŕnh c̣n phải kéo dài, mà cuộc hành tŕnh nào cũng gặp nhiều trắc trở, gian nan, nhục nhằn, đau khổ. V́ thế, sống ở trần gian này con người c̣n phải trải qua đau khổ, phải vượt thắng con người ươn hèn của chúng ta, mới mong đạt tới quê hương : Per crucem ad lucem. 

          Thánh Phaolô c̣n khuyên chúng ta phải nỗ lực hợn:”Anh em hăy kiên tâm bền chí, và càng ngày càng tích cực tham gia vào công việc của Chúa, v́ biết rằng : trong Chúa, sự khó nhọc của anh em sẽ không trở nên vô ích” V́ thế :

 

Người đời hữu tử hữu sinh
       
Sống lo xứng phận, chết dành tiếng thơm.

 

Truyện : cái chết này mới đẹp.

          Đôi vợ chồng đă sống với nhau 60 năm. Lúc đau nặng gần chết, ông kêu vợ lại:

- Tôi sắp chết, tôi chết đi, bà sẽ làm ǵ cho tôi ?

- Khi ông chết, tôi sẽ nằm vật vă bên xác ông, khóc lóc thảm thiết làm cho ai nấy phải cảm động .

          - Tôi biết bà thương tôi lắm, nhưng bà khóc lóc khi đó cũng không giúp ích ǵ cho tôi được. Khi đó tôi không nghe được ǵ nữa đâu.

          - Vậy tôi sẽ đóng một quan tài thật đẹp, mua hoa để đầy quan tài.

          - Tôi cảm ơn bà  nhưng khi đă chết, hoa đối với tôi cũng vô ích v́ tôi c̣n được ngửi mùi hoa thơm của nó đâu nữa.

          - Vậy tôi sẽ mua sáp để tràn quanh quan tài ông.

          - Cũng vô ích v́ khi đó tôi không c̣n mắt để xem thấy nữa.

          - Vậy khi chôn xác ông xuống đất, tôi sẽ ở lại nơi mồ, khóc lóc thảm thiết, cố làm sao cho các giọt nước mắt thấm xuống đất và thấm vào thân xác ông.

          - Cũng vô ích v́ khi đó tôi không c̣n biết ǵ nữa.

          - Ôi ! Bà vợ kêu lên, cái chết xấu xa và dễ sợ đến chừng nào !

          - Nhưng cái chết thật đẹp đẽ nếu người sắp chết thấy rằng trong đời sống, ḿnh đă làm được nhiều việc lành phúc đức.

          Nói xong, ông tắt thở b́nh an.