TỔNG HỢP CHIA SẺ
 

Tháng 11 là tháng được Giáo hội chọn để cầu cho cho tổ tiên ông bà cha mẹ c̣n sống cũng như đă qua đời. Trong cuộc sống có những khi v́ miếng cơm manh áo, v́ nhu cầu cuộc sống mà đôi lúc chúng ta quên đi nguồn gốc của ḿnh: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn....nhờ ai mà có ta”. Là những câu ca dao, tục ngữ mà chúng ta đă từng được nghe và phải sống như thế nào trong bổn phận làm con cái.

Kinh Phật dạy: “Tột cùng của thiện không ǵ hơn hiếu; tột cùng của ác không ǵ hơn bất hiếu”. C̣n điều răn Chúa dạy: “Phải thảo kính cha mẹ”. Vật ǵ cũng phải có xuất xứ, có chủ. Chim có tổ, người có tông. Cha mẹ có ǵ cũng vẫn là người sinh thành, cho dù không dưỡng. V́ thế, đă là đạo làm người th́ phải biết đạo làm con, đừng bao giờ để các ngài phiền muộn, và phải biết tạo niềm vui, nhất là khi các ngài ở tuổi xế bóng, v́ người già thường cảm thấy cô đơn. Chúng ta có thể tóm gọn trong ba điểm.

1. Quan tâm- an ủi.

Biết quan tâm cha mẹ là một phương diện của “ hiếu thảo”, quan tâm bằn cách hỏi han, quà cáp, chăm sóc dù chỉ là một động thái rất đơn giản. Có quan tâm con cái mới biết được cha mẹ đang vui hay buồn, nếu có uẩn khúc th́ cùng t́m hướng giải quyết, thời điểm thuận tiện là lúc cha mẹ  đang ngồi một ḿnh, hăy đến gần để thủ thỉ. Nên nhớ dù đă trưởng thành, con vẫn là con, vẫn là đứa trẻ trước mặt cha mẹ. Vả lại, khi gần gủi cha mẹ rất hạnh phúc v́ được con cái quan tâm, không cảm thấy bị lạc lơng.

2. Chịu đựng.

Cuộc sống nhiêu khê và vất vả nên dễ làm con người bực tức, có thể bị la mắng dù chúng ta không quá đáng, khiến cha mẹ buồn ḷng. Đừng vội phản ứng mà hăy giữ thái độ đứng đắn của cương vị làm con. Tuyệt đối tránh thái độ bất kính, vẫn ngoan ngoăn làm việc để chứng tỏ đạo làm con, đợi khi nào thuận tiện, nhẹ nhàng phân tích để cha mẹ hiểu. Tốt nhất là nói vào lúc cha mẹ vui vẻ để tránh sự hiểu lầm. Tục ngữ đă có luật tuyệt đối “ im lặng là vàng”.

3. Trọng tài

Ai cũng có lúc “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Cha mẹ chúng ta cũng không ngoài quy luật thường t́nh đó. Khi chiến tranh xảy ra giữa cha mẹ, con cái  có trách nhiệm quan yếu làm nhịp cầu, làm trọng tài để giải hoà. Đă làm trọng tài th́ không được thiên vị. Có thể mua một món quà cho mẹ dịp sinh nhật nhưng nói của cha tặng, và ngược lại hoặc tổ chức một bữa tiệc để thiết lập b́nh thường hoá quan hệ sau những ngày “Cấm vận t́nh cảm”.

Công lao cha mẹ rất cao dày, không ǵ sánh kịp và đền đáp dù con cái có làm đủ việc của “nhị thập tứ hiếu”. Như vậy, tuỳ theo tuổi và điều kiện và tích cực sống sao cho cha mẹ vui ḷng. Nếu lỡ sai lỗi, hăy xin lỗi  càng sớm càng tốt, v́ lời xin lỗi muộn màng th́ không c̣n giá trị cao bằng lời xin lỗi đúng hoặc kịp lúc.

Cha mẹ nào cũng luôn yêu thương và hănh diện về con cái, dù bạn đă từng sai trái với các ngài, thậm chí hất hủi, nhưng chỉ cần bạn biết nhận lỗi th́ cha mẹ tha thứ ngay. Tuyệt vời làm sao t́nh cha nghĩa mẹ. Anh chị em với nhau mà không biết nhường nhịn, đó là làm khổ chính các đấng sinh thành. Các ngài không cần con cái đáp đến công lao gọi là báo hiếu mà chỉ cần con cái thành tài. Nếu c̣n nhỏ  con cái hăy đền đáp cử hiếu bằng cách học hành chăm chỉ, nếu trưởng thành hăy phụng dưỡng cha mẹ cho phải đạo, đừng ỷ lại vào đồng tiền ḿnh làm ra mà gây phiền ḷng cha mẹ.

Cố gắng trân quư những điều ḿnh đang có, thiếu cha, vắng mẹ th́ khổ lắm. Không ít người đă phải hối hận v́ lỡ cư xử bất hiếu với cha mẹ, nhưng đă quá muộn, v́ cha mẹ đâu dễ ở đời với ta măi.

Khi các ngài qua đời, với ḷng biết ơn, chúng ta hăy lo tổ chức tang lễ, cầu hồn xin lễ, xây mồ yên mă đẹp, và nhất là luôn nhớ cầu nguyện cho các ngài.

 

LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN

 

Thưa anh chị em!

Chắc chắn là không ai trong chúng ta không nghe nói đến Hêrôxima và Nawazaki là hai thành phố của Nhật Bản, đă bị hứng chịu những trái bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử thế giới, và gắn với sự kiện này có thể anh chị em cũng nghe nói đến tên gọi của một con người, một bác sĩ đă là nạn nhân và đồng thời là chứng nhân cho cuộc tàn sát ở Nawazaki, đó là Bác sĩ Paunagai.

 Khi ông c̣n ngồi ghế đại học y khoa, th́ cũng giống như nhiều sinh viên khác thời bấy giờ, ông theo chủ nghĩa duy vật, và không cảm thấy là cần đặt vấn đề ǵ về đời sống tâm linh cả. Thế rồi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, và cuối cùng là trái bom nguyên tử được thả xuống Nawazaki là thành phố quê hương của ông. Khi tỉnh dậy, th́ Paunagai thấy lúc đó ông đang ở trường đại học ḿnh nằm giữa một đống đổ nát, và nh́n ra xung quanh tới 12 cây số là một khung cảnh tan hoang, ông thu hết sức lực lần trở về nhà, th́ ngôi nhà của ḿnh cũng đă bị phá huỷ rồi, nhưng c̣n may gặp được mẹ đang hấp hối, và trong cơn hấp hối ấy và mẹ đă nh́n đứa con trai của ḿnh bằng một cặp mắt thật tha thiết, ánh mắt thật nhân hậu. Chính trong giây phút ấy có một linh cảm thật mănh liệt chỗi dậy từ tâm hồn của Paunagai, ông nghĩ rằng một ánh mắt tha thiết như vậy không thể nào bị huỷ diệt măi măi được.

 Chính linh cảm mănh liệt đó đă dẫn ông sau này đến với các linh mục ở nhà thờ chính toà thành phố Nawazaki bắt đầu xin học đạo, rồi sau đó được rửa tội trở thành người công giáo và là một người công giáo rất nhiệt thành, ông đă cùng các cha ở đó cố gắng sửa sang lại tháp của nhà thờ chính toà coi như là chứng tích duy nhất của thành phố c̣n lại, sau cuộc tàn phá đó, và đêm Chúa Giáng Sinh năm ấy ông quỳ giữa cảnh tan hoang để nghe tiếng chuông của nhà thờ. Trước khi qua đời, Paunagai để lại cho đời một tác phẩm có thể tạm dịch là “tiếng chuông từ Nawazaki.

Thưa anh chị em!

Cái ǵ đă làm Paunagai xoay chuyển tất cả suy nghĩ sống của ḿnh, chúng ta có thể trả lời đơn giản là ánh mắt của người mẹ. Đúng vậy, một ánh mắt tha thiết dành cho đứa con của ḿnh trước khi qua đời, và chính ánh mắt ấy, làm ông cảm nhận chứ không lư luận. Ông cảm nhận về tính bất tử của ơn gọi làm người, ông cảm nhận vận mệnh vĩnh cửu của cuộc sống con người, đồng thời ông cảm nhận một mối hiệp thông giữa mẹ với  ḿnh, một mối hiệp thông t́nh yêu mà đến cả cái chết cũng không thể huỷ diệt được.

 Nói theo ngôn ngữ Kinh thánh, ông cảm nhận được chân lư đức tin này “t́nh yêu mănh liệt hơn sự chết”. Linh cảm của Bác sĩ Paunagai đó cũng là linh cảm của người việt Nam chúng ta từ lâu nằm trong chiều sâu văn hoá của dân tộc Việt Nam. Thế nên cha ông chúng ta ngày xưa nói là: “sinh kư tử qui, sống là gửi, thác mới là về”, và cha ông chúng ta từ  lâu đời rồi đă cảm nhận được mối hiệp thông giữa người chết và người sống, thế cho nên dẫu là tổ tiên ông bà đă qua đời lâu rồi nhưng ta vẫn nói đến vong linh của các cụ, hương hồn của các cụ, rồi con cái trong gia đ́nh tụ họp trong những ngày giỗ chạp để tưởng nhớ và hơn thế nữa, để mời ông bà về chứng giám, chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống của gia đ́nh.

 Linh cảm đó nằm trong chiều sâu của văn hoá Việt nam từ lâu rồi, và tôi có cảm tưởng là cho dẫu có những trào lưu tư tưởng nào đó mà cố gắng nhận ch́m linh cảm đó th́ vẫn không thành công, ngày hôm nay xem chừng nó đang sống lại một cách mănh liệt hơn bao giờ hết, đền, chùa, miếu, đều đầy khắp người hết cả.

 Thưa anh chị em!

Linh cảm đó khi một người Việt Nam bước vào Kitô giáo, th́ linh cảm đó không bị nhận ch́m, mà trái lại được xác nhận và hơn nữa được thanh luyện và dẫn đến chỗ hoàn thành, tất cả là dựa vào niềm tin nơi Chúa Giêsu Ki tô, Đấng đă chết nhưng đă sống lại từ cơi chết.

 Đức Giêsu đó là Thiên Chúa như chúng ta vẫn tuyên xưng, đồng thời cũng là một con người mang một thân xác thực sự như tất cả chúng ta, và khi con người đó được chỗi dậy từ cơi chết, th́ điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta, và khi con người đó được chỗi dậy từ cơi chết th́ điều đó có nghĩa là tất cả mọi người đều được chia sẻ ơn phục sinh đó. Hiểu như vậy, th́ niềm tin vào Chúa Kitô chết và sống lại xác nhận ơn gọi bất tử của con người, xác nhận chết không phải là đi vào hư vô, mà chết là một cuộc trở về: “Lạy Cha con muốn rằng con ở đâu th́ những kẻ thuộc về con cũng sẽ ở đó” Chúa Giêsu diễn tả cuộc đời Ngài là “Tôi từ Cha mà đến và bây giờ tôi trở về cùng Cha” mỗi người công giáo cũng có thể nói khi đối diện với cái chết như vậy, tôi từ Thiên Chúa mà đến và bây giờ tôi trở về với Thiên Chúa.

 Năm vừa rồi ở Mỹ có một Hồng Y rất nổi tiếng, là Đức Hồng Y Joseph Bernadine qua đời v́ bệnh ung thư, Ngài để lại cho cuộc đời một tác phẩm “Quà tặng của b́nh an” và trong đó Đức Hồng Y diễn tả ở một trang viết như sau: có nhiều anh chị em hỏi tôi về cuộc sống mai sau, tôi cũng không biết v́ tôi chưa chết, thế nhưng tôi dựa vào một kinh nghiệm để diễn tả thế này, Ngài là Hồng Y ở Chicagô thành phố lớn của nước Mỹ, nhưng gốc tích lại ở Italia, Ngài kể lại rằng nghe mẹ kể chuyện về vùng đất quê hương ở Italia núi đồi làm sao, những cánh đồng thế nào, những rặn cây đẹp ra sao, rồi cũng xem được một số h́nh ảnh vùng đất ấy.

 Lần đầu tiên khi trở lại thăm Italia thăm quê hương của ḿnh, th́ khi mới đến nơi, lập tức Ngài nghĩ rằng đúng rồi chỗ này quen lắm, chỗ này đúng quê hương của tôi, tôi đă từng ở đây và tôi đă ra đi, bây giờ tôi trở về, Ngài bảo rằng một ngày nào đó khi tôi qua đời, chắc tôi cũng có cùng một cảm nghĩ như vậy khi đi vào cơi hằng sống của Thiên Chúa, tôi sẽ tự nhủ, đúng rồi chỗ này quen lắm, ngày xưa tôi đă từ đây ra đi và bây giờ tôi trở về, đúng là dọi sáng trăm năm một cơi đi về.

Niềm tin Kitô giáo không phủ nhận mà là xác nhận, thanh luyện và đưa đến hơn thành linh cảm của người Việt Nam, không chỉ là linh cảm về sự bất tử, mà c̣n mối linh cảm hiệp thông giữa người sống và người chết, không có ǵ có thể ngăn cản được sự hiệp thông đó, không chỉ là hiệp thông giữa những người tin vào Chúa Kitôc̣n đang sống ở trần gian, mà c̣n là mối hiệp thông giữa chúng ta và những người đă chết.

Cho nên anh chị em thấy ngày hôm qua là lễ các thánh, hôm nay là lễ các đẳng linh hồn, trong những ngày này, người công giáo cử hành mầu nhiệm hiệp thông t́nh yêu, được liên kết với nhau trong niềm tin và ḷng mến đặt vào Chúa Kitô, một sự hiệp thông sâu xa vượt mức quá tưởng tượng của chúng ta.

Tôi nhớ triết gia Kêakêga nói một câu rất khó hiểu, nhưng suy nghĩ th́ thấy thâm thuư, ông bảo rằng: “Sự gần gũi tuyệt đối, sự gần gũi ở mức độ cao nhất nằm trong một khoảng cách vô hạn” anh chị em hiểu sao? Rất khó hiểu, tại sao sự gần gũi lại nằm trong khoảng cách vô hạn?

Tôi cứ nghiền gẫm câu này và cuối cùng tôi nghĩ đúng là khi chúng ta gần gũi với nhau về mặt thân xác, th́ sự hiện diện của thân xác làm cho ḿnh cảm giác là rất gần nhưng đồng thời chính sự hiện diện của thân xác đó một phần nào lại là một ngăn cản khiến cho ḿnh không thể đi vào sự hiệp thông như thể chan hoà, như thể nên một không biết có phải như vậy mà một tác giả nhận xét khi những người yêu nhau hôn nhau th́ họ cứ nhắm mắt lại, không biết có phải vậy không? Không mở mà lại nhắm, nhắm mắt như là phủ nhận một sự hiện diện nào đó cụ thể, làm cho tôi cảm giác gần gũi, nhưng đồng thời lại ngăn cản để tôi không hoà tan được vào trong người tôi yêu.

 Có lẽ các  môn đệ Chúa Giêsu cảm nhận điều này, khi Chúa Giêsu c̣n sống bằng thân xác con người, gần gũi với họ, gần thật nhưng lại không thấm được, măi đến khi Chúa về trời, không c̣n hiện diện hữu h́nh, lúc đấy họ mới thấm nhập được sự hiện diện và mối hiệp thông sâu xa với ngài. Cho nên ông bà tổ tiên chúng ta đă ra đi không c̣n hiện diện hữu h́nh, nhưng chính lúc ấy lại đi vào một mối hiệp thông rất sâu xa với ḿnh nhờ t́nh yêu.

 Thưa anh chị em!

Trong ngày hôm nay chúng ta tuyên xưng niềm tin vào sự bất tử của con người, và tuyên xưng niềm tin vào sự hiệp thông yêu thương trong Hội Thánh, nhưng không phải chỉ tuyên xưng mà ḿnh được kêu gọi để sống, ḿnh có thực sự dám sống niềm tin vào ơn gọi bất tử của con người. Nếu anh chị em và tôi thực sự tin rằng một ngày nào đó khi tôi chết không phải là đi vào hư vô mà là một cuộc trở về với quê hương đích thực. Tin như thế cũng có nghĩa là cuộc đời này chưa phải là nơi tôi sống vĩnh viễn nhưng là một đoạn đường tôi đi qua, sớm hay muộn rồi tôi cũng đổi hộ khẩu thôi, không có chỗ nào chắc cả.

 Nếu thực sự tin như vậy th́  ḿnh sẽ sống với một thái độ mà Kinh Thánh gọi là siêu thoát, mà không phải chỉ có Kinh Thánh mà tôn giáo nào cũng nhấn mạnh đến thái độ siêu thoát, sử dụng như không sử dụng, sử dụng mà không bám víu, sử dụng mà không làm nô lệ cho vật chất.

Nhưng thực sự chúng ta có sống niềm tin như vậy không? Có lẽ khó, trái lại chúng ta t́m mọi cách bám vào cho chắc, nhưng bám chắc đến đâu th́ cũng có  một lúc nào đó cũng phải buông. Thành thử nếu ta tin vào sự bất tử của con người th́ niềm tin đó tra vấn lối sống hiện tại của ḿnh. Nếu ta tin vào sự hiệp thông t́nh yêu th́ anh chị em  thể hiện sự hiệp thông đó bằng cách đi lễ, đọc kinh, cầu nguyện dâng những hy sinh cho những người đă qua đời rất là tốt, nhưng mà như vậy chưa đủ, nếu ta tin thực sự vào mối hiệp thông t́nh yêu, th́ ta phải xây dựng sự hiệp thông đó ngay từ hôm nay giữa những người c̣n sống, giống như con cái trong gia đ́nh vào ngày giỗ chạp qui tụ về thắp nén  hương tưởng nhớ, cầu cho ông bà cha mẹ th́  không phải chỉ là cho các Ngài, mà chính giây  phút đó anh chị em trong gia đ́nh được liên kết với nhau chặt chẽ hơn, và được nhắc nhủ để yêu thương nhau hơn, đúng vậy không ạ? vậy nếu chúng ta tuyên xưng niềm tin vào sự hiệp thông trong Hội thánh, th́ lời tuyên xưng đó chỉ thành hiện thực khi chính ḿnh cố gắng xây dựng sự hiệp thông đó ngay bây giờ trong gia đ́nh của ḿnh, trong cộng đoàn của ḿnh.

Thưa anh chị em!

Hơn bất cứ ngày nào trong năm phụng vụ ngày hôm nay là ngày chúng ta phải đọc lời tuyên xưng cuối cùng trong kinh tin kính một cách ư thức hơn “tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin sự sống vĩnh cửu” chúng ta cùng nhau lập lại lời tuyên xưng đó và xin Chúa cho  ḿnh có đủ ḷng tin để không chỉ nói  mà thể hiện niềm tin đó trong cách sống hằng ngày của ḿnh.

 

 

CÁC LINH HỒN

Kính thưa anh chị em !

Trên giường hấp hối, thánh Mônica thoi thóp đă nhắn nhủ con ngài là Augustinô như sau: “Mẹ chỉ xin con một điều là hăy nhớ đến mẹ khi con đến bàn tiệc thánh”.

“Hăy nhớ đến mẹ” lời trối, lời van xin của một người sắp ra đi cao quư biết bao, thống thiết yêu thương biết bao!

Có lẽ nhiều người trong anh chị em chúng ta cũng đă được nghe lời van xin tương tự phát ra từ những người thân yêu hấp hối, để rồi vĩnh biệt ngàn thu. Nhưng tâm lư cuộc sống vẫn thế: “Xa mặt cách ḷng”sự việc và lời van xin có lẽ rơi vào quên lăng.

Nhu cầu cần được yêu thương, cần được nhớ đến là khát vọng tự nhiên của con người. Không ai muốn ḿnh trở thành ốc đảo cô đơn, nhất là giữa chốn khốn cùng tuyệt vọng.

Người trộm lành chỉ van xin với Chúa Giêsu một điều: “Lạy Ngài! khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. Trước sự tuyệt vọng của cái chết gần kề, khát vọng sự sống và khát vọng hạnh phúc lại bừng lên mănh liệt hơn bao giờ hết nơi người trộm lành bị xử tử. Mọi người đă bỏ rơi anh, chỉ c̣n ḿnh Chúa Giêsu bên anh, nên anh đă thảm thiết van xin.

Dưới cái nh́n đức tin lời van xin kẻ khác cầu nguyện cho ḿnh, c̣n chứng tỏ một ḷng khiêm tốn, một thái độ chấp nhận cái giới hạn mong manh bất lực, có khi đầy tội lỗi của ḿnh giữa tấm ḷng tan nát ăn năn.

Tháng mười một, Giáo Hội giúp chúng ta đáp lại sự thỉnh cầu của những người đă ra đi vào thế giới bên kia. Trong đó có ông bà tổ tiên, họ hàng…Vâng tất cả đă ra đi rồi! Tất cả đă chết rồi! Nhưng vẫn tỏ hiện mối t́nh hiệp thông “các thánh thông công

Hai ngày mừng lễ các thánh nam nữ và cầu cho các linh hồn liên tiếp nhau, với những kinh nguyện rất ư nghĩa, nhắc chúng ta về sự hiệp thông trong Giáo Hội, và cả ư nghĩa của sự đền ơn công phúc, đối với những người đă nằm xuống ḷng đất mẹ, cho chúng ta có được ngày hôm nay.

Giáo lư Hội Thánh cho chúng ta biết có hai nơi vĩnh cửu: thiên đàng và hoả ngục. Có hai nơi tạm bợ: trần gian và luyện tội. Hiến chế tín lư về Hội thánh Lumen-gentium của công đồng Vaticăn II viết: “Giáo  hội lữ hành hết ḷng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đă chết, được giải thoát khỏi tội lỗi, là một việc lành thánh”.

Nói về sự cầu bầu của các đẳng linh hồn, công đồng viết như sau: “Khi được về trời, các thánh sẽ không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha”.

Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái, vừa là một bổn phận thảo hiếu đáp đền, đă thực sự củng cố Hội Thánh thêm vững bền trong sự thánh thiện.

Thưa anh chị em!

Thời pháp thuộc tại nghĩa trang Hà nội có khắc ḍng chữ sau đây: “Motuis Morituri”( người sẽ chết tưởng niệm người đă chết). Từ ngày hôm nay và trong suốt tháng các linh hồn… quỳ cầu nguyện một ḿnh trong nhà nguyện, hay trầm mặc qua hương khói tại nghĩa trang, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động, khi nghĩ đến những người thân đă chết, và chúng ta có cảm giác đang đứng giữa biên giới vô h́nh của sự sống và sự chết một cách vô cùng huyền nhiệm, nhưng sống động, những người chết đă hiện diện với chúng ta bằng một sợi dây liên kết thâm sâu thắm thiết… cái chết không c̣n là một cái chết cuối cùng đối với chúng ta nữa… “v́ t́nh yêu mạnh hơn sự chết” chính t́nh yêu đă làm cho những người chết được sống, và cũng chính t́nh yêu làm cho chúng ta liên kết với người đă chết.

Vâng! t́nh yêu mới làm cho con người dù chết hay sống trở nên bất tử. Họ ra đi nhưng lại gần chúng ta, họ chết nhưng lại sống với chúng ta…chính sự hy sinh, lời cầu nguyện và thánh lễ chúng ta dâng hôm nay cho họ, càng nói lên sự thân thương gần gũi giữa họ và chúng ta hơn bao giờ hết. Chỉ có t́nh yêu mới mặc cho chúng ta nghĩa cử trong tháng này. Sự bất diệt và sự sống vinh quang mà chúng ta hy vọng.

Yêu thương hy sinh phục vụ chính là tái sinh, là tham dự vào sự sung măn của cuộc sống vĩnh hằng mà Đức Ky Tô đă thiết lập trên thập giá đẫm máu. Ngài kêu lên với Chúa Cha một tiếng xé ruột: “Lạy Thiên Chúa, sao Ngài bỏ rơi con”. Nhưng Ngài cả một sức mạnh phi thường nơi nhân tính yếu ớt mà thốt lên rằng: “Con xin phó linh hồn trong tay Cha”; Mọi sự đă hoàn tất trọn vẹn ư Cha”. Để rồi Người không bỏ người trộm lành đă thống thiết van xin Ngài: “Lạy Ngài! xin nhớ đến tôi”. Niềm tin phó thác yêu mến Ngài và anh đă hy vọng nơi Chúa, đó cũng là niềm tin cho mọi chúng ta.

Kính thưa anh chị em!

Trong một cuộc gặp gỡ riêng tư năm 1990, nhạc sĩ Văn Cao, một nhạc sĩ rất nổi danh đă sung sướng khoe lên: “Đáng lẽ tôi được rửa tội từ lâu, nhưng v́ vấn đề gia đ́nh và làng xóm, nên chưa được, dù vậy tôi rất ư là Kytô hữu”.

Nhạc sĩ văn Cao c̣n thẳng thắn nh́n nhận: “Chúng tôi đă được đào tạo nhờ đức tin và âm nhạc Kytô giáo”. Vâng đức tin đă thấm nhập vào con người tài hoa ấy, và làm sản sinh những tài ba, nhưng tác phẩm bất hủ.

Chúng ta đâu có ngờ nhạc sĩ Văn Cao lại là con người say mê Chúa Giêsu mà là Chúa Giêsu loang máu trên Thánh Giá như thế.

Từ năm 1954 nhạc sĩ vẫn treo một cây Thánh Giá Giêsu bị đóng đinh trước mặt, Chúa Giêsu loang máu, Chúa Giêsu trần trụi nghèo hèn, Chúa Giêsu hấp hối và Chúa Giêsu tử nạn… cũng từ đỉnh cao thập giá năm xưa, sự sống vĩnh hằng đă thống trị và có sức cứu độ giải thoát bắt đầu từ sự van xin của kẻ trộm lành.

Kính thưa anh chị em!

Khi chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn đang xin chúng ta nhớ đến họ, đừng bỏ rơi họ. Nhờ hiến tế Đức Kytô trong thánh lễ này, và nhờ Mẹ Maria giúp chúng ta sống niềm tin này, và chúng ta trao phó các linh hồn, nhất là những linh hồn của những người thân yêu… Năm xưa Mẹ đứng dưới chân thập giá và chứng nhận t́nh yêu Con Mẹ đầy sức cứu độ, đă không từ bỏ người trộm lành van xin, chúng trao gởi Mẹ lời van xin của các linh hồn luyện tội hôm nay cho Mẹ.

 

CẢNH ĐỜI NÀY VÀ CẢNH ĐỜI SAU

 

 

Trong phụng vụ, tháng 11 quen gọi là tháng cầu cho những người đă qua đời. Khi nghĩ về những người đă qua đời, tự nhiên tôi nghĩ tới chính tôi tới lúc nào đó tôi cũng sẽ từ giă đời này để sang đời sau. Cảnh đời sau rất khác cảnh đời này, thiết tưởng chúng ta cần biết sự khác biệt đó, sự hiểu biết này tuy vắn gọn cũng sẽ là chân lư quan trọng. Quan trọng cho những người chăm sóc, nhưng nhất là quan trọng cho chính bản thân ta.

Chúng ta hăy t́m hiểu chân lư này trong Phúc âm, Phúc âm có nhiều chỗ nhắc tới chân lư này. Ở đây tôi chỉ đưa ra Phúc âm thánh Matthêu và thánh Luca. Trong hai Phúc âm này, tôi chỉ chọn mấy dụ ngôn Chúa Giêsu đề cập đến cảnh đời này và cảnh đời sau.

1. Cảnh đời này không phân biệt rơ cái tốt cái xấu.

 Dụ ngôn thứ nhất là dụ ngôn về mănh đất gieo trồng (Mt13,18-23). Khu đất này có chỗ cỏ mọc kín, chỗ đầy sỏi đá, có chỗ um tùm gai góc, chỗ bằng phẵng mịn màng. Người gieo giống gieo văi hạt giống trên khắp khu đất ấy. Nhưng khi phát triển các chỗ khác nhau của khu đất phát triển khác nhau không đồng đều, rất lộn xộn, cảnh đó không đẹp, nhưng người chủ đất cứ để vậy, sau mới tính.

Dụ ngôn thứ hai là dụ ngôn ruộng lúa và cỏ lùng (Mt13,24-30).

Người chủ nhà gieo toàn lúa tốt trong ruộng, nhưng đang đêm kẻ xấu lẻn vào rắc các loại cỏ xấu, lúa cũng mọc, các loại cỏ xấu cũng mọc. Hơn nữa, các loại cỏ này cũng được thừa hưởng phân bón nước non dành cho lúa. Thế là lúa tốt sống chung với cỏ xấu, cả hai cùng tươi tốt, cảnh đó không hay, nhưng người chủ cứ để vậy, sau mới tính.

Dụ ngôn thứ ba là dụ ngôn chiếc lưới (Mt13,47-50).

 Chủ sai người đi chài cá, chài bằng lưới, lưới này bắt được nhiều thứ cá, có cá tốt có cá không tốt, cá tốt sống chung với cá xấu, thậm chí cá tốt cũng sống chung với rắn, ốc, đỉa... cảnh đó lộn xộn, nhưng chủ bảo người chài cứ để vậy mà chài, sau mới tính.

Dụ ngôn thứ bốn là dụ ngôn ông phú hộ và người hành khất Lazarô (Lc16,19-31).

 Nhà phú hộ sống quá sung sướng, người hành khất sống quá nghèo khổ, hai người không xa nhau về địa lư, nhưng rất xa nhau về bậc thang xă hội. Có thể nhiều người tưởng ông phú hộ được Chúa thương đặc biệt, biết đâu chính ông cũng nghĩ thế. Cảnh phân hoá đó thật ra rất khó coi, rồi cũng quen chẳng mấy ai đặt vấn đề, Chúa cứ để vậy, sau mới tính.

Qua bốn dụ ngôn trên đây ta thấy cảnh đời này là rất đa dạng, dạng tốt có, dạng xấu có, chúng xen lẫn vào nhau, nhiều khi phân biệt nhiều cái tốt bị đánh giá là xấu, và ngược lại. Nhưng sự xáo trộn sẽ không kéo dài măi măi đời sau sẽ phân biệt rơ ràng, công minh.

2. Cảnh đời sau sẽ có sự phân biệt rơ ràng, công minh.

Trong dụ ngôn khu đất gieo trồng, đời sau Chúa sẽ phân biệt rơ cho mọi người thấy: chỗ nào là đất tốt, chỗ nào là đất xấu, Chúa c̣n phân biệt đến từng chi tiết có chỗ một hạt sinh thêm được 100, có chỗ một hạt sinh thêm được 60, có chỗ một hạt sinh thêm được 30.

Trong dụ ngôn cỏ lùng, đời sau Chúa phân biệt với giọng tuyên án, cỏ lùng bị gom lại bó thành bó và đem đốt đi, c̣n lúa th́ thu lại đem vào lẫm(Mt13,30).

Trong dụ ngôn chiếc lưới, đời sau Chúa phân biệt rất kỷ, cá tốt th́ giữ lại, cá xấu th́ bỏ đi (Mt13,48-50).

Trong dụ ngôn người phú hộ và người hành khất, đời sau Chúa cho thấy một sự phân biệt rất bất ngờ. Người phú hộ phải ném xuống biển lửa, c̣n người hành khất lại được hạnh phúc bên các tổ phụ dân Chúa trên cơi trường sinh(Lc16,23).

Một cái nh́n sơ qua về những ǵ Chúa dạy trong bốn dụ ngôn trên cho tôi thấy:

 Tôi phải khiêm nhường chấp nhận thực tế của cảnh đời này mà Chúa để vậy. Cảnh đời này ở trong Giáo hội ta, trong địa phương ta, trong gia đ́nh ta, trong chính bản thân ta. Thực tế đó luôn pha trộn ánh sáng và bóng tối, cái tốt và cái xấu. Khiêm nhường chấp nhận thực tế đó không có nghĩa là cứ để vậy tới đâu th́ tới, nhưng là luôn kiên tŕ phấn đấu làm trọn bổn phận Chúa trao giữa những thăng trầm và xáo trộn. Đời này là nơi thử thách, là chiến trường giữa thiện và ác.

Tôi nên khiêm nhường đăt niềm tin vào sự phán đoán sau cùng của Chúa về thực tế của cảnh đời hôm nay. Ai sống thực sự th́ Chúa có quyền phân biệt rơ. Biết đâu có những  người mà thế gian coi thường như người hành khất Lazarô, bà goá nghèo (Mc12,41-44), lại được Chúa khen thưởng, v́ họ tốt. C̣n người mà thế gian trọng vọng, lại có thể họ bị Chúa loại bỏ, v́ họ ham hưởng thụ thiếu t́nh liên đới.

Tôi phải khiêm nhường biết trước sự phân định của Chúa ở đời sau là dứt khoát, không có sơ thẩm, phúc thẩm, không có thay đổi. V́ thế tôi phải hết sức tỉnh thức và khiêm nhường, sống thực hành Lời Chúa ở đời này, chứ lúc ra trước toà Chúa, tôi muốn chữa ḿnh sẽ quá muộn.

Tôi phải khiêm nhường biết trước là sự phân định của Chúa ở đời sau sẽ có nhiều bất ngờ, có người bé nhỏ, âm thầm chỉ là chút muối sẽ được Chúa thưởng, v́ góp phần đổi mới ḷng người. Có người lớn lao như vây vả um tùm, nhưng sẽ bị loại v́ không sinh trái(Mt21,18-22), hoặc nhận được nhiều nén nhưng không sinh lời(Mt25,14-30).

Xin Chúa nhân lành thương dẫn đưa chúng ta đến những sự thực cứu rỗi và gắn bó với Đấng cứu độ, là chính Chúa Giêsu, Người là Đường, là sự Thật và là sự Sống(Ga14,6).

 

Tin mừng theo thánh Gioan

(Ga. 17,24-26)

Kính thưa quư ông bà và anh chị em!

Trong những ngày đầu của tháng mười một Giáo hội vẫn mời gọi của chúng ta cầu nguyện cho những người đă chết. Những người đă chết đó là các thánh, những người đă chết đó là những người trong bà con thân thuộc với chúng ta. Có thể là một số đă được phong thánh và cũng có khi là chính ông nội, bà nội, bà ngoại chúng ta. Có thể đă làm thánh, đă lên trời trên thiên đàng với Chúa nhưng mà không được Giáo hội phong thánh thôi, có nghĩa là những người đó đă trở về với chính bàn tay của Thiên Chúa tác dựng. Và đến ngày hôm nay, th́ Giáo hội lại mời mọc chúng ta hướng đến các linh hồn. Và nhất là Giáo hội khuyên lơn chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi không ai chăm sóc. Giáo hội để từ ngày hôm nay cho đến ngày mồng 8 chúng ta chịu khó đi viếng đất thánh để  cầu nguyện cho các linh hồn. Và trong những bài Phúc âm mà trong hai ngày qua chúng ta lựa chọn.

 Anh chị em thấy sáng ngày hôm nay bài Phúc âm nói về của ăn đời đời, mà Đức Kitô đă nói: “Ta là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này th́ sẽ sống đời đời”. Và Đức Kitô cũng mời mọc chúng sống và thâm tín một điều và chúng ta tin vào cuộc đời của Ngài. Chúng ta là những người tín hữu tức là những người có ḷng tin. Và tin vào một Đức Kitô, tin vào sự sống của Ngài đó là một sứ điệp t́nh yêu mà chúng ta lại thấy Giáo hội nhắc lại khi chọn bài trích thơ Rôma chiều nay. Nhờ vào Đức Kitô mà chúng ta mới được giao hoà và anh chị em thấy một bài Phúc âm của thánh Gioan, ngắn thôi Phúc âm ghi lại lời cầu nguyện của Chúa. “Lạy Cha! những kẻ mà Cha ban cho Con, th́ Con muốn rằng, Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con”.

Anh chị em thấy trong Phúc âm có thể chúng ta thấy cái khuôn thước cầu nguyện, gương mẫu cho các lời cầu nguyện chúng ta đó là kinh Lạy Cha. Dĩ nhiên trong Phúc âm vẫn c̣n được những lời cầu nguyện. Thí dụ, là con xưng tụng Cha v́ Cha đă giấu những điều ấy không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy mà lại mặc khải cho  những kẻ bé mọn. Và hôm nay cũng là một trong những lời cầu nguyện Đức Kitô nói một cách rất thống thiết. Ngài cầu xin cho tất cả chúng ta và có lẽ lời cầu nguyện của Ngài thuở  ban đầu đó có lẽ cũng đă có sự hiện diện của đời tôi và đời anh chị em. Chúng ta phải nh́n nhận rằng sứ điệp t́nh yêu đem đến để bảo tôi và anh chị em chúng ta xác tín vào Đức Kitô và trong thâm căn của đời sống Đức Kitô đó chúng ta phải lấy một sứ điệp Chúa muốn cho chúng ta sống đó là yêu thương nhau dấn thân hiệp thông với nhau và chúng ta sống với nhau để tạo được một sự giao hoà bởi v́ chính nhờ Đức Kitô mang đến mối giao hoà cho đời sống chúng ta. Lời cầu nguyện của ngay hôm nay chính là lời cầu nguyện cho tôi và anh chị em hiệp nhất với nhau để chúng ta đều nên một. Điều mà Đức Kitô ngày hôm nay nói thế th́ Giáo hội ngày xưa nhất là anh chị em đă nh́n thấy trong Giáo hội sơ khai tông đồ công vụ ghi lại rất rơ. Tất cả những người tín hữu ban đầu đó họ siêng năng cầu nguyện và học hỏi nghe lời giảng với các tông đồ. Họ chia sẻ cơm gạo cho nhau và với nhau. Điều đó là mẫu mực cho tất cả Giáo hội và bây giờ chúng ta phải nh́n  nhận. Cho nên xin anh chị em suy nghĩ, nhiều khi chúng ta giữ đạo chỉ giữ một cách bề ngoài toàn là những công thức thôi, kể cả ngày Chúa nhật chúng ta chỉ làm theo thói quen, không ai biết dấn thân cho đời sống chúng ta.

Thiên Chúa không muốn cho chúng ta sống không phải v́ số lượng thật đông không phải chỉ bằng con số đông, nhưng bằng những cái phẩm rất là nhẹ nhàng. Chúng con là muối, chúng con là ánh sáng, chúng con là men trong bột dậy men có khi đời sống đạo của chúng ta chưa đủ để làm sáng tỏ sự hiện diện của Chúa trong đời chúng ta. Chúng ta thích vẽ những  cái đèn gián trên tường mà Chúa lại muốn chúng ta là cầm đèn cháy sáng trong tay và cái đèn trong tay chưa quan trọng bằng cái đèn trong tâm hồn chúng ta. Giống như lời Đức Kitô cầu xin cho tất cả chúng ta nên một như Cha Con chúng ta là một. Tôi hết ḷng cám ơn. Amen.

 

THÁNG CÁC LINH HỒN

 

 

Anh chị em thân mến!

Hằng năm, bước vào tháng 11, Giáo Hội dành trọn 1 tháng, để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các đẳng linh hồn, là những người được Chúa gọi về, nhưng c̣n vướng mắc một số tội nhẹ, nên phải thanh tẩy trong luyện tội. Chắc chắn trong số đó có ông bà tổ tiên, cha mẹ, anh em, họ hàng, ân nhân... của chúng ta.

Việc chúng ta tưởng nhớ đến các linh hồn, nó đem lại cho chúng ta nhiều ư nghĩa:

F Sống mầu nhiệm hiệp thông, chúng ta đang sống trên trần gian này, là Giáo Hội lữ hành hay c̣n gọi là Giáo Hội chiến đấu. Chiến đấu với ba thù: ma quỷ, xác thịt, thế gian, để, đền tội lập công... Những công phúc đó nếu ta có ư chỉ viện trợ cho các linh hồn luyện tội, là Giáo Hội đau khổ. Khi thanh luyện đủ, Chúa đưa họ về hưởng phúc Thiên đàng, là Giáo Hội khải hoàn, họ cầu nguyện cùng Chúa trả ơn cho chúng ta. Ba Giáo Hội này liên kết chặt chẽ với nhau đời này và đời sau. Mà chúng ta gọi là “Tín điều các thánh cùng thông công”.

F Khi chúng ta tưởng nhớ các linh hồn luyện ngục, là thực hiện điều răn thứ bốn. Bởi v́ trong luyện ngục, biết đâu ông bà, cha mẹ chúng ta c̣n đang thanh tẩy. Các ngài đêm ngày trông chờ công phúc con cháu giúp đỡ. Cho nên, việc thảo kính ông bà, cha mẹ không phải chỉ lúc c̣n sống, mà cần hơn bao giờ hết lúc các ngài đă qua đời.

F Chúng ta tôn kính các linh hồn, là thi hành đức bác ái. Mọi hành vi bác ái đều đẹp ḷng Chúa. Mà việc bác ái nào càng giải gỡ những nố khó khăn lớn, th́ càng đẹp ḷng Chúa hơn. Nhưng có nỗi khó khăn nào nặng nề, lớn lao cho bằng những nỗi khó khăn của những linh hồn luyện ngục. Họ bị lửa đêm ngày nung nấu, lửa khao khát thấy Chúa, lửa thanh tẩy họ.

F Khi cầu hồn xin lễ, hay khi  tập trung con cháu lại đọc kinh cầu nguyện cho  ông bà tổ tiên, đó là cách giáo dục đức tin. Để rồi ngày mai đây, khi chúng ta nằm xuống, con cháu nó cũng bắt chước theo truyền thống tốt lành đó mà làm như vậy.

Kính thưa anh chị em!

Trên giường hấp hối, thánh Mônica thoi thóp đă nhắn nhủ con ngài là Âugustinô như sau: “Khi mẹ chết, con chôn mẹ ở đâu cũng được. Nhưng mẹ chỉ xin con một điều là hăy nhớ đến mẹ khi con đến bàn tiệc thánh ”.

Hăy nhớ đến mẹ ” lời trối, lời van xin của một người sắp ra đi cao quư biết bao, thống thiết yêu thương biết bao!

Nhu cầu cần được yêu thương, cần được quan tâm nhớ đến là khát vọng tự nhiên của con người. Không ai muốn ḿnh trở thành ốc đảo cô đơn, nhất là giữa chốn khốn cùng tuyệt vọng.

Vào giờ chết gần kề ai cũng sợ, sợ v́ một chuyến ra đi không bao giờ trở lại, sợ v́ ra đi một ḿnh, sợ v́ không biết có c̣n ai nhớ đến, sợ không biết số phận linh hồn ḿnh sẽ ra sao. Điều này ta thấy anh trộm lành là một chứng từ. Anh cảm thấy cô đơn v́ mọi người đă bỏ rơi anh, chỉ c̣n một ḿnh Chúa Giêsu bên anh trong giây phút cuối cùng, nên chỉ van xin với Chúa Giêsu một điều: “Lạy Ngài! khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi ”.

Ngay cả Chúa Giêsu là Thiên Chúa Hằng Sống, mặc dù có Mẹ và môn đệ đứng dưới chân Thánh giá, vậy mà cũng cảm thấy cơ đơn trống vắng sợ hăi trong giây phút cuối cùng ấy, nên mới thốt lên: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con? ”.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đă được nghe lời van xin tương tự phát ra từ những người thân yêu hấp hối, để rồi vĩnh biệt ngàn thu. Nhưng tâm lư cuộc sống “Xa mặt cách ḷng ” sự việc và lời van xin có lẽ rơi vào quên lăng.

Dưới cái nh́n đức tin, trong thơ 1 gởi tín hữu (Tx 4,13) thánh Phaolô tông đồ khuyên chúng ta nhớ đến các linh hồn như sau: “Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết ǵ về số phận những người đă an nghĩ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác không có niềm hy vọng. V́ nếu chúng ta tin Đức Giêsu đă chết và sống lại, th́ những người đă chết, Thiên Chúa cũng sẽ cho họ sống lại với Người”.

Thưa anh chị em!

Tháng mười một lại về, Giáo Hội giúp chúng ta nhớ lại sự thỉnh cầu, lời van xin của những người đă ra đi. Trong đó có ông bà tổ tiên, họ hàng… của chúng ta. Chính v́ thế Công đồng Lyon năm 1274 và Công đồng Florence năm 1439 tuyên ngôn rằng: “ Để giảm bớt h́nh phạt các linh hồn khốn khó phải chịu trong luyện ngục, ta nên dùng những phương thế như: cầu nguyện, ăn chay, bố thí, nhường ân xá, nhất là Thánh lễ Misa...”

% Thánh lễ Misa: Trong các hành vi tôn thờ Thiên Chúa, th́ không có hành vi nào mang nhiều giá trị cho bằng Thánh lễ Misa. Thánh Gioankim khẩu nói rằng: “Khi Thánh lễ Misa cử hành trên trần gian, th́ Chúa sai các thánh xuống mở cửa luyện ngục ”.

C̣n thánh Tôma Aquimô nói: “Không có hy sinh nào giải cứu các linh hồn luyện tội nhanh cho bằng Thánh lễ Misa ”.

Công đồng Trentô dạy: “Các tín hữu c̣n sống có thể cầu nguyện cứu giúp các linh hồn luyện tội, nhưng lời cầu nguyện giá trị nhất chính là Thánh lễ Misa ”.

% Lần hạt Mân côi:

Ngày 1-1- 1967 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă ban ơn đại xá cho những ai đọc đủ 50 Kinh Mân côi chung với gia đ́nh, trong nhà thờ, trong tu viện, các hội đạo đức, th́ được hưởng một ơn đại xá.

Thánh Alanô ḍng thánh Đa-Minh kể lại rằng: “Nhiều tu sĩ và nữ tu đang đọc Kinh Mân côi, đă thấy linh hồn luyện tội bay về Thiên đàng”.

%  Cầu nguyện:

Thánh Gioan kim khẩu dạy rằng: “Anh chị em khóc lóc kêu la thảm thiết trước quan tài người chết nào có ích chi, tốt hơn là nên đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố ”.

Không cần chúng ta phải đọc nhiều đọc dài, chỉ bằng những lời vắn tắt như:

Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghĩ ngơi đời đời ”.

Chúng con cậy v́ danh Chúa nhân từ, cho các linh hồn...”

Kinh vực sâu hay bằng những câu tác động: Giêsu Maria Giuse...”

(chuyện anh nhà giàu biếu cha bề trên món tiền lớn để xin cầu nguyện cho người cha mới qua đời).

% Ăn chay, bác ái.

Thánh Tôma Aquimô nói: “Đền tội cho những người đă chết th́ đẹp ḷng Chúa hơn đền tội cho những người c̣n sống, v́ người đă chết ở trong t́nh trạng khẩn thiết hơn, họ không con tự giúp ḿnh như người c̣n sống ”.

Muốn cho các việc chúng ta làm sinh ích cứu rỗi cho các linh hồn, theo ư kiến thánh Tôma Aquimô cần 3 điều sau:

1. Phải có ư nhường công phúc, việc lành ḿnh làm cho linh hồn nào đó, hoặc cho các linh hồn mồ côi. Nếu không có ư  nhường, th́ công phúc việc lành vẫn thuộc về người làm.

2. Phải làm có tính cách đền tội, v́ tuy là việc lành nhưng sinh công hiệu khác nhau: Công hiệu kinh Mân côi khác công hiệu lễ Misa. Và c̣n tuỳ người làm cách sốt sắng thánh thiện hay khô khan  thờ ơ.

3. Phải làm khi có ơn nghĩa Chúa, nghĩa là sạch tội trọng. (Chuyện người cha xin con nhớ cầu hồn xin lễ).

 Thưa anh chị em!

Mỗi lần chúng ta cầu hồn xin lễ hay đi viếng nghĩa địa, ta thắp một nén hương cho người quá cố, người thân yêu. Ta thấy có cái ǵ đó gần gũi với cái chết, ta có dịp dọn ḿnh, rồi ngày mai đây ta cũng giống như họ. V́ con người có khác nhau về màu da, chủng tộc, tôn giáo... nhưng có một mẫu số giống nhau, đó là ai cũng phải chết, kể cả Chúa Giêsu là Thiên Chúa hằng sống, cũng phải chết.

Thánh nữ Têrêxa cũng đă nhắc nhở chúng ta:

Thế gian không phải quê nhà,

Thiên đàng hoan lạc mới là Quê hương ”.

Và trong sách Tứ Mạt Ca, cuốn sách thơ tả về bốn Sự Sau, có một câu thơ rất hay:

Thiên đàng hoả ngục hai quê:

ai khéo th́ về, ai vụng th́ sa! ”.

Chúng ta biết sống khôn, sống khéo, sau này sẽ được về Thiên đàng. Nếu chúng ta sống vụng về, quê mùa dốt nát, chắc chắn sẽ rơi vào hoả ngục.

Để mau chóng lên thiên đàng sau khi chết, mỗi người chúng ta cần phải dọn ḿnh ngay khi c̣n sống. Việc dọn ḿnh đó với những phương thế sau:

1. Cầu nguyện.

- Chúa Giêsu nói: “Hăy tỉnh thức và cầu nguyện, v́ không biết ngày nào, giờ nào Chúa các con sẽ đến ”(Mt 24,44).

- Thánh Âugustinô nói: “Cầu nguyện là ch́a khoá mở cửa thiên đàng ”.

- Thánh Têrêsa mẹ nói: “Ai không cầu nguyện, th́ tự họ đi xuống hoả ngục, không cần ma quỉ cám dỗ ”.

2. Năng lănh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Giải tội và bí tích Thánh thể.

A/ Chúng ta cố gắng năng gội rửa linh hồn bằng bí tích Giải tội, nhất là thái độ ăn năn.

b/ Bí tích Thánh thể là năng tham dự Thánh lễ Misa.

Chúa Giêsu nói với thánh nữ Giêtruđê rằng: “Vào giờ chết, Ta sẽ sai nhiều vị thánh xuống luyện ngục để mau chóng đưa những linh hồn nào khi c̣n sống đă siêng năng tham dự Thánh lễ Misa ” (chuyện ông bố Masơ).

3. Lănh nhận ân xá, đặc biệt là Kinh Mân Côi.

một trong 15 lời hứa kinh Mân Côi, trong đó có lời thứ 9 Mẹ hứa: “Những ai siêng năng lần hạt Mân Côi, Mẹ sẽ mau chóng đưa ra khỏi luyện ngục ”.

Phanxicô hỏi Đức Mẹ: “Con có  được lên thiên đàng không?”. Mẹ nói: “Con sẽ được lên thiên đàng, nếu con siêng năng lần hạt ”. Vậy kinh Mân Côi là ch́a khóa mở cửa thiên đàng.

4. Bác ái.

Ngày phán xét Chúa căn cứ vào đức bác ái mà thưởng hay phạt chúng ta (Mt 25, 31, 46) (Chuyện ông nhà giàu dâng cúng tiền cho nhà ḍng).

Hôm nay chúng ta dâng lễ kính.... Chúng ta tha thiết xin Đức Mẹ là Nữ Vương luyện h́nh giúp chúng ta ư thức rằng. Chúng ta được gởi vào trần gian này không phải để định cư mà là chuyển tiếp, chuyển từ một thế giới bất công, bất an, bất toàn, đến một thế giới toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Thế giới hoàn toàn đó là Thiên đàng. V́ thế mọi cái chúng ta đắc thủ được ở trần gian này như: Tiền bạc, của cải chức quyền, danh vọng, kiến thức, sức khoẻ, tài năng... chỉ là tạm thời và là phương tiện. Cái chúng ta phải quan tâm nhất, phải trân trọng nhất và là mục đích phải nhắm tới đó là linh hồn ḿnh được rỗi. Đây là điều Chúa Kitô đă quả quyết: “Được lời lăi cả thế gian mà thiệt hại phần linh hồn th́ có ích lợi ǵ. Người ta lấy ǵ đổi lại linh hồn ḿnh ” (Mt 16, 26).

Các nước văn minh ngày nay người ta tung ra nhiều thứ bảo hiểm: nào là bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ, nhưng không có một công ty nào dám bảo hiểm cho linh hồn người ta. Các thánh đặc biệt là thánh Anphongsô giới thiệu cho chúng ta một công ty bảo hiểm linh hồn, đó là công ty Maria. V́ những ai yêu mến và sùng kính Mẹ Maria đó là dấu hiệu chắc chắn được cứu rỗi.

Có thể chúng ta thất bại khi mở một cửa tiệm, lầm lẫn khi mua một căn nhà, hối hận khi tin vào một người nào đó, nhưng chắc chắn chúng ta không bao giờ thất bại, không bao giờ lầm lẫn, không bao giờ hối hận khi tin tưởng và cầu xin với Đức Mẹ Maria.

Thánh Bênađô đă để lại một câu nói thời danh: “Thánh ư Thiên Chúa là muốn chúng ta nhận được mọi ơn qua tay Mẹ Maria ”. Ngài nói tiếp: “Kêu cầu Mẹ Maria bạn không thất vọng, được Mẹ Maria che chở, bạn không khiếp sợ, nương tựa Mẹ Maria, bạn không sợ vấp ngă, nhờ Mẹ Maria bạn chắc chắn đạt tới hạnh phúc Thiên đàng ”.

 

 

 

 

 

 

CẦU NGUYỆN

(Ga. 17,24-26)

 

 

Kính thưa quư ông bà và anh chị em,

Trong những ngày đầu tháng mười một Giáo hội vẫn mời gọi của chúng ta, nhớ đến những người đă chết. Những người đă chết đó là các thánh, những người đă chết đó là những người trong ḍng tộc, bà con thân thuộc với chúng ta. Có thể là một số đă được phong thánh, và có khi là chính ông nội, bà nội, ông ngoại bà ngoại chúng ta có thể đă làm thánh, đă lên trời đă lên thiên đàng với Chúa, nhưng mà không được Giáo hội phong thánh thôi,  có nghĩa là những người đó đă trở về với chính ṿng tay mà Thiên Chúa tác dựng.

Và đến ngày hôm nay th́ Giáo hội lại mời mọc chúng ta hướng đến các linh hồn. Và nhất là Giáo hội khuyên lơn chúng ta, cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi không ai chăm sóc. Giáo hội để từ ngày hôm nay cho đến ngày mồng 8, chúng ta chịu khó đi viếng đất thánh để  cầu nguyện cho các linh hồn. Và trong những bài Phúc âm mà trong hai ngày qua Giáo hội lựa chọn. Anh chị em thấy sáng ngày hôm nay, bài Phúc âm nói về của ăn đời đời mà Đức Kitô đă nói: “Ta là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này th́ sẽ sống đời đời”. Và Đức Kitô cũng mời mọc chúng sống và thâm tín một điều là chúng ta tin vào đời sống của Ngài.

Chúng ta là những người tín hữu, tức là những người có ḷng tin. Và tin vào một Đức Kitô, tin vào sự sống của Ngài, đó là một sứ điệp t́nh yêu mà chúng ta lại thấy Giáo hội nhắc lại, khi chọn bài thơ Rôma chiều nay. Nhờ vào Đức Kitô mà chúng ta mới được giao hoà, và anh chị em thấy một bài Phúc âm của thánh Gioan, ngắn thôi Phúc âm ghi lại lời cầu nguyện của Chúa. Lạy Cha những kẻ mà Cha ban cho Con, th́ Con muốn rằng, Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con. Anh chị em thấy trong Phúc âm có thể chúng ta biết một khuôn thước của lời cầu nguyện, gương mẫu cho tất cả những lời cầu nguyện chúng ta, đó là kinh Lạy Cha. Dĩ nhiên trong Phúc âm vẫn c̣n được những lời cầu nguyện. Thí dụ: “Lạy Cha, con xưng tụng Cha v́ Cha đă giấu những điều ấy không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy mà lại mặc khải cho  những kẻ bé mọn”.

Và hôm nay cũng là một trong những lời cầu nguyện Đức Kitô nói với Cha một cách rất thống thiết. Ngài cầu xin cho tất cả chúng ta, và có lẽ lời cầu nguyện của Ngài thuở  ban đầu đó, có lẽ cũng đă có sự hiện diện của đời tôi và đời anh chị em. Chúng ta phải nh́n nhận rằng, sứ điệp t́nh yêu đem đến để bảo tôi và anh chị em, chúng ta xác tín vào Đức Kitô, và trong thâm căn của đời sống Đức Kitô đó, chúng ta phải nh́n lấy một sứ điệp mà Chúa muốn cho chúng ta sống, đó là yêu thương nhau, dấn thân hiệp thông với nhau, và chúng ta sống với nhau để tạo được một sự giao hoà bởi, v́ chính nhờ Đức Kitô mang đến, mối giao hoà cho đời sống chúng ta.

Lời cầu nguyện của ngay hôm nay chính là lời cầu nguyện cho tôi và anh chị em hiệp nhất với nhau, để chúng ta yêu thương nhau, để tất cả chúng ta đều nên một. Điều mà Đức Kitô ngày hôm nay nói, thế th́ Giáo hội ngày xưa nhất là anh chị em đă nh́n thấy trong Giáo hội sơ khai, Tông Đồ Công Vụ ghi lại rất rơ.

Tất cả những người tín hữu ban đầu đó họ siêng năng cầu nguyện, và học hỏi nghe lời giảng với các tông đồ. Họ chia sẻ cơm gạo cho nhau, và họ đoàn kết với nhau. Điều đó vẫn là mẫu mực cho tất cả những Giáo hội và bây giờ chúng ta phải nh́n  nhận. Cho nên xin anh chị em hăy suy nghĩ, nhiều khi chúng ta giữ đạo chỉ giữ một cách bề ngoài, toàn là những công thức thôi kể cả ngày Chúa nhật, chúng ta chỉ làm theo thói quen, mà không biết dấn thân cho đời sống chúng ta. Thiên Chúa không muốn cho chúng ta sống không phải v́ số lượng thật đông, không phải chỉ bằng con số đông, nhưng bằng những cái phẩm rất là nhẹ nhàng. Chúng con là muối, chúng con là ánh sáng, chúng con là men trong bột dậy men, có khi đời sống đạo của chúng ta chưa đủ để làm sáng tỏ sự hiện diện của Chúa trong đời chúng ta.

Chúng ta thích vẽ những  cái đèn gián trên tường, mà Chúa lại muốn chúng ta là cầm đèn cháy sáng trong tay, và cái đèn trong tay chưa quan trọng bằng cái đèn trong tâm hồn chúng ta. Giống như lời Đức Kitô cầu xin cho tất cả chúng ta nên một như Cha Con chúng ta là một. Tôi hết ḷng cám ơn. Amen.

 

CỦA ĂN ĐÀNG

 

 

Trong đạo chúng ta người sắp chết thường rất mong chịu Ḿnh Thánh Chúa, những người thân của họ luôm t́m mọi cách để thực hiện cho được nguyện vọng đạo đức ấy. Tất cả mọi tín hữu đều coi Ḿnh Thánh Chúa trong thời điểm đó là của ăn đàng. Người ta tin Ḿnh Thánh là lương thực thiêng liêng giúp cho người sắp chết được đủ sức đi nốt chặng đàng quan trọng nhất của cuộc đời này, để bước vào cơi sau một cách b́nh an. Tôi chia sẻ niềm tin cao quí ấy, nhưng tôi không giới hạn Ḿnh Thánh Chúa chỉ là của ăn đàng trong thời điểm con người sắp chết. Trái lại, tôi tin Ḿnh Thánh Chúa là của ăn đàng cho suốt đời tôi. Với niềm tin đó, tôi đón Ḿnh Thánh Chúa vào ḷng tôi mỗi ngày, như của ăn đàng cao quí và cần thiết cho tất cả đời tôi, bất cứ tôi đang ở chặng đường nào của cuộc đời. Khi rước Ḿnh Thánh Chúa như của ăn đàng hằng ngày, tôi có những tâm t́nh chính yếu, tôi có thể xác quyết là những ǵ chính yếu đều rút ra từ Phúc âm. Tôi xin chia sẻ.

1. Của ăn đàng để sống ơn gọi kẻ được sai đi.

Tôi nhớ lời Chúa Giêsu phán: “Không phải các con đă chọn Thầy, nhưng chính Thầy đă chọn các con và cắt cử các con, để các con ra đi và sinh được hoa trái” (Gn15,16). Khi Chúa Giêsu phán những lời trên đây, Chúa đă nghĩ đến tôi, thời gian tôi được sai đi là rất cụ thể, chứ không chung chung. Địa điểm tôi được sai vào cũng rất cụ thể. Trên thực tế, về điểm tôi được sai vào là thời điểm rất đề cao tinh thần dân tộc. Trên thực tế địa điểm tôi được sai vào là một địa phương chung quanh một tôn giáo rất sùng ba giá trị thiêng liêng này. Cầu nguyện, ăn chay và từ thiện.

Ba giá trị thiêng ấy được coi như căn bản của đạo bạn. Đạo bạn không cần đến đền thờ, tư tế, mọi tín đồ đầu hợp nhất trong những niềm tin đơn sơ và những việc làm thấy được, tin được, giữa những thực tế đó thánh ư Chúa là thế nào khi tôi được sai vào để tôi sinh hoa trái.

Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: “ Lương thực của Thầy là làm theo ư Đấng đă sai Thầy”(Ga 4,34). Để hiểu được phần nào thánh ư Chúa về tôi, tôi phải lắng nghe Phúc âm và lắng nghe địa phương, rồi lắng nghe Chúa trong của ăn đàng. Ư Chúa trong ăn đàng hằng ngày, giúp tôi bước đi với những thăng trầm của lịch sử, với những thách đố của t́nh h́nh, với những dấu chỉ của thời đại. Hành tŕnh của người được sai đi thường gặp những khó khăn trắc trở. Riêng tôi, tôi hay bị mỏi mệt, chán nản, cô đơn, sợ hăi. Nhưng nhờ của ăn đàng hằng ngày tôi được nâng đở ủi an, nhất là khi hành tŕnh đó lại muốn trở thành một Thánh lễ kéo dài.

2. Của ăn đàng để sống đời hiến tế.

Trong thư gởi Do thái, Chúa Giêsu nói: “Này con đây xin đến để thực thi ư Chúa”(Dt10,9). Rồi tác giả lá thư lại thêm “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đă phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8). Chính sự vâng phục của Đức Kitô trong đau khổ đă làm cho đời Người trở thành lễ tế, chứng minh cho t́nh yêu. T́nh yêu gắn bó với Chúa Cha, t́nh yêu cứu độ đoái với loài người, đau khổ sau cùng là hiến tế chính ḿnh trên Thánh giá. Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc hiến tế, Ngươi bước đi từng ngày với Thánh giá, bước đi với t́nh yêu và hy sinh. Cuộc đời của các môn đệ Chúa cũng phải thế, tôi không là một luật trừ, nhưng tôi quá yếu đuối, nên trong cuộc đời hiến tế của tôi, tôi cần của ăn đàng, của ăn đàng hằng ngày, tôi biết đón nhận những đớn đau xảy tới, chẳng có việc làm vĩ đại, chẳng có hy sinh anh hùng, chỉ có những đớn đau nho nhỏ, t́nh yêu âm thầm, hợp với khả năng bé nhỏ của người môn đệ mọn hèn của Chúa Cứu Thế. Dầu vậy tôi thấy phải có của ăn đàng hằng ngày, là Phép Thánh Thể, tôi mới góp được phần nào về lễ tế mà Chúa muốn về tôi.

3. Điều kiện để phép Thánh Thể là của ăn đàng hằng ngày.

Đôi khi tôi nghe nói, khi chịu phép Thánh thể người ta phải nhớ lại lễ tế xưa của Chúa Giêsu. Nói vậy không đúng hẳn. Theo tôi điều kiện thực đúng không phải chỉ là nhớ lại mà c̣n là đón nhận chính Chúa Giêsu, Đấng xưa đă vâng lời theo ư Chúa Cha, Đấng xưa luôn trở về với Cha bằng tấm ḷng khao khát Cha, Đấng xưa đă hiến tế ḿnh trên Thánh Giá, như bước sau cùng trở về với Cha. V́ thế của ăn đàng của tôi là phép Thánh thể.

Tôi đón nhận phép Thánh thể là đón nhận chính Chúa Giêsu, trong đó với ḷng khiêm tốn, tôn thờ, tạ ơn và cầu nguyện. Với niềm tin ấy, tôi nhớ lại Chúa Giêsu phán: “Hăy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con, cũng như cành nho không thể tự ḿnh sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy, không có Thầy các con không làm ǵ được”(Ga15,4-5).

Lời Chúa phán trên là chân lư, chân lư này đă soi sáng suốt đời tôi, tôi đă nghiệm được sự thực đó trong một chặng đường. Sự thực đó cho tôi thấy rơ, tôi chẳng là ǵ, tôi chẳng đáng ǵ, tôi chẳng làm được việc ǵ trong ơn gọi sai đi và hiến tế, nếu không đón nhận của ăn đàng hằng ngày, là Chúa Giêsu trong phép Thánh thể.

Hy vọng chia sẻ trên đây của tôi trong năm Thánh Thể, sẽ là một chứng từ của một môn đệ Đức Kitô tại Việt Nam, đă trải qua những chặng đường lịch sử phức tạp. Dù phức tạp lịch sử vẫn c̣n hé mở chân trời cứu độ cho những ai đón nhận của ăn đàng hằng ngày là Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể, nghĩa là phải biết đón nhận với tất cả ḷng tin mến, khiêm cung và khát khao  được tái sinh trong Người./.

 

Chết

 Từ thưở tạo thiên lập địa cho đến ngày nay, chưa từng có ai thoát được cái chết. Quả thật, già trẻ lớn bé, vua quan quyền cao chức trọng cho đến dân cùng đinh nghèo hèn đều phải qua chung một ngưỡng cửa của sự chết và rời khỏi thế gian. H́nh như ai cũng biết điều này và v́ vậy người ta đâm ra … sợ chết!!! Người ta sợ và tránh, không dám nói đến chữ “chết”, làm như không nhắc đến chữ “chết” th́ ḿnh khỏi phải chết. 

Tại sao người ta lại kinh hăi sự chết đến như vậy?

Phải chăng, chúng ta sợ chết v́ chúng ta không c̣n được nh́n thấy, được chuyện tṛ với những người đă chết. Chúng ta không biết họ có c̣n hiện hữu ở một h́nh thức nào khác nữa không và họ đi về đâu, sướng khổ ra sao; hay chết là hết, hết thật sự, không c̣n hiện hữu dù ở bất cứ cơi giới nào.

Những người vô thần tin chết là hết, không có đời sau. Có lẽ họ nghĩ rằng thân xác con người với bộ năo và năm giác quan: nghe, thấy, nếm, ngửi, sờ đă tạo nên phần tinh thần của con người - hay nói theo kiểu những người tin vào Chúa hay Phật th́ gọi đó là linh hồn. V́ vậy khi thân xác con người chết đi, th́ tinh thần hay linh hồn cũng không c̣n nữa. Như nhà đèn hay ḷ biến điện bị phá hủy th́ chúng ta không có điện. Nói một cách khác, những người vô thần tin rằng thân xác tạo ra tâm linh. Có người lại nói, linh hồn không có v́ không ai sờ thấy hay cảm nghiệm được linh hồn. Nhưng liệu có ai thấy được điện đâu nhưng nó vẫn hiện hữu. Người ta biết được có điện v́ thấy bóng đèn bật sáng, các vật dụng bằng điện hoạt động khi bật nút mà thôi. Nếu nghĩ như những người vô thần th́ chết là điều đáng sợ và phải sợ, v́ chết đồng nghĩa với sự hủy diệt, mất đi vĩnh viễn.

C̣n chúng ta, những kẻ tin vào Thiên Chúa mà cũng sợ chết sao?  Á à, có người có thể nói rằng sợ chết v́ sợ phải trả lẽ, rằng th́ con người ai mà chẳng yếu đuối và phạm tội nên sợ phải ra trước sự phán xử công minh của Thiên Chúa. Điều này hợp lư, nhưng chẳng phải chúng ta - các môn đồ của Chúa Giêsu - vẫn thường nghe nói hay chúc tụng t́nh yêu và ḷng thương xót của Thiên Chúa sao? Phải chăng chúng ta chỉ nghe, chỉ nói như chim két mà không thật sự tin vào t́nh yêu và ḷng thương xót của Ngài?

Điều quan trọng chúng ta ai cũng biết là một ngày nào đó, có thể là lát nữa đây, có thể là ngày mai, tháng tới, năm tới hay một ngày tháng nào đó, cái chết sẽ đến với người thân yêu của ḿnh và rồi đến phiên “tôi”, chính “tôi” chết! Liệu chúng ta đă chuẩn bị cho người thân yêu của ḿnh hay chính ḿnh để khi ngày chết của ta đến th́ chúng ta đă sẵn sàng, hân hoan về cùng Chúa.

Trong cuộc sống, chúng ta chuẩn bị nhiều thứ cho ḿnh và người thân. Chẳng hạn cho con ăn học là bậc làm cha mẹ chuẩn bị để khi lớn lên ra đời, con ḿnh được nhẹ nhàng tấm thân, ăn nên làm ra. Càng thương con, cha mẹ càng t́m đủ mọi phương tiện cho con học hành. Lớn lên một chút, trái tim lúc lắc, sét ái t́nh đánh cho tơi tả, người ta dắt nhau đi học giáo lư hôn nhân, chuẩn bị cho cuộc sống lứa đôi cho đời sống gia đ́nh, v..v.. và v..v…

Vậy mà đối với cái chết - một điều mà chưa ai thoát khỏi th́ người ta lại lẩn tránh, không dám nhắc tới, làm như không nhắc th́ nó sẽ không bao giờ tới vậy đó. Chúng ta không dám đối diện với sự thật rằng th́ rồi một ngày chính “tôi” sẽ phải chết. Người ta không muốn hay không dám chuẩn bị cho người thân và chính ḿnh hành trang để bước qua ngưỡng cửa của sự chết.

Nói quơ đũa cả nắm như vậy thể nào cũng bị mắng cho là con nhà có đạo mà dốt nát. Thật ra th́ là người Công giáo có đạo hạnh nên hể thấy cái chết lấp ló trước cửa th́ ta có lật đật cho mời Cha đến để được ơn giải tội, được lănh bí tích xức dầu. C̣n th́ ngày ngày (?) đọc kinh xin ơn chết lành để khỏi phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp cũng …. đủ rồi!!

Nhưng, lỡ như Chúa muốn ta chết bất đắc kỳ tử th́ sao nà? Ôi lạy Chúa, con van xin Ngài đừng dắt con đi theo kiểu đó v́ các bà bạn trong nhóm đọc kinh của con sẽ “sung sướng” mà đi rêu rao rằng th́ con mang nhiều tội trọng ác nghiệt nên mới vô phúc phải chết tươi như thế đó. Nghĩ tới chết tươi chẳng kịp mời Cha xức dầu th́ hoảng kinh hồn vía làm dấu thánh giá lia lịa và năn nỉ ỉ ôi với Chúa.

Chừng thấy ông X bị bệnh nằm liệt giường hàng mấy năm trời, chẳng tự ḿnh tiêu tiểu vệ sinh ǵ được phải nhờ người thân chăm sóc. Lại than thở rằng th́: thôi phần tôi, tôi xin Chúa cho tôi bệnh chi th́ chết ngay để không bị hành hạ thân xác. Ừ, hay là ta xin Chúa cho đủ giờ để lănh nhận bí tích xức dầu thôi, nhưng đừng để con vật vờ dở sống dở chết nha Chúa.

Tội nghiệp Chúa, chắc Ngài phải phân vân xem nhậm lời cầu nào đây cho vừa ư con cái!!! Nghĩ cho cùng, nếu ta chuẩn bị sẵn sàng th́ khi nào hay cách nào Chúa gọi th́ ta cũng đă …. sẵn sàng. Và như ta đă nhận ra thế gian là cơi tạm và cái ngày Chúa gọi ta có thể rất th́nh ĺnh và khó ai biết trước đuợc, cái ngày ta sẽ rời khỏi nơi tạm bợ này để trở về trả lẽ trước mặt Thiên Chúa; th́ chắc chắn ta phải sống khác hơn, phải chuẩn bị chu đáo hơn.

Vậy mà ta nh́n chung quanh thử xem, chúng ta - những kẻ được lănh nhận nhiều bí tích và nhờ Ơn Chúa mà có đức tin - có sống khác hơn kẻ vô thần hay người không có đức tin chăng? Hàng ngày, chúng ta có sống theo điều răn của Chúa Giêsu là Mến Chúa Yêu Người không? Chúng ta có làm mọi việc với tất cả tâm t́nh yêu mến không?

Nhiều lần tôi xét ḿnh rồi tự an ủi: ừ th́ ai sao tôi vậy, tại người ta làm bậy nên tôi làm … theo!! Không phải lỗi tôi!! Tôi nói tôi xét ḿnh nhưng nghĩ quanh quẩn một hồi th́ h́nh như là tôi xét người và biện hộ cho ḿnh th́ đúng hơn. Tôi dễ dăi với chính tôi nhưng tôi lại khe khắc với anh chị em quanh ḿnh!! Nếu mỗi ngày tôi suy nghĩ như vậy th́ đến giờ tôi hấp hối, cái giờ Chúa gọi tôi bất ngờ, liệu rằng tôi có nghĩ khác hơn không? Chắc là không! Thành nếp rồi, cứ theo nếp cũ mà suy ra thôi!

Thật là đáng sợ! đáng kinh sợ hơn cả sự chết v́ tôi đang đánh cuộc rủi may cho việc mệnh hệ đời đời của ḿnh. Trong những dịp quan trọng ở nơi trần thế tạm bợ như khi tôi đi thi tôi chuẩn bị bài vở cẩn thận, khi tôi nộp đơn đi làm và tha thiết mong ḿnh được nhận làm việc tôi cũng chuẩn bị có khi tập dượt trước cẩn thận, ngày đầu tiên tôi hẹn ḥ với người tôi yêu, ngày cưới v..v.. tôi dành nhiều giờ để chuẩn bị quần áo, tóc tai v..v.. và v .. v….. C̣n ngày giờ tôi đi tŕnh diện với Đấng có thể ban cho tôi sự sống đời đời th́ tôi lại phó mặc cho may rủi!! Bạn ơi, tôi nói với bạn mà cũng là nói với chính tôi rằng trước tiên ḿnh phải tận nhân lực th́ sau đó mới tri thiên mệnh, chưa làm hết sức của ḿnh th́ đổ thừa cho người hay trách Chúa sao được!

Như vậy th́ chuẩn bị cách nào đây cho ngày trọng đại đó, cho giờ chết của chính ḿnh?

Ta thử bắt đầu một ngày sống của ḿnh với tâm t́nh suy nghĩ đây là ngày cuối Chúa để ta nơi trần gian này, vậy th́ ta làm ǵ ngày hôm nay? Xin hăy tạm ngừng một chút, khoan đọc tiếp nhưng hăy thành thật trả lời cho chính ḿnh: Ngày hôm nay ta sẽ làm ǵ nếu biết Chúa cất ta đi đêm nay?

Bạn thử viết ra vài điều mà bạn sẽ làm nếu tối nay Chúa dắt bạn đi và giả dụ ngày giờ  chết Chúa đă báo cho bạn biết là điều tối mật, tuyệt đối bạn không thể chia sẻ cho bất kỳ ai dù là vợ chồng hay cha mẹ, con cháu, anh chị em hay bạn hữu.

Ngày hôm nay và lúc này đây, bạn c̣n có th́ giờ để suy nghĩ xem hành trang ǵ ḿnh mang theo được trong cuộc vượt biên bí hiểm với Chúa và không bao giờ  trở lại đây nữa. Chuyến ra đi này bạn không mang theo được vàng bạc, tiền của nhưng bạn có thể “gửi chính thức”, “chuyển tiền” qua những người sống quanh ḿnh, những người Chúa gửi đến cho ḿnh bằng cách sống quảng đại hơn, cho đi, chia sẻ những thứ ḿnh có. Bạn nhớ không, Chúa nói dù là việc nhỏ bé nhất và bạn làm cho người bé mọn nhất th́ Chúa cũng ghi công, cũng chuyển thành tiền mua vé, mua chỗ cho ta trong nước Thiên Chúa. Như vậy chính t́nh yêu mến, cách ta cư xử với những người quanh ta sẽ quyết định chỗ của ta trong nhà của Thiên Chúa, ta càng yêu mến đối xử tốt với những người quanh ta th́ đó chính là vàng, là đô la, là vé để ta vượt biên cửa Chết và vào nước Trời.

Khi suy nghĩ, ghi ra những điều ḿnh muốn làm trước khi rời khỏi trần thế, ta sẽ nhận ra các điều quan trọng hay ưu tiên chúng ta cần phải làm. Phải thường xuyên kiểm soạn lại hành trang v́ ta không biết chắc ngày giờ Chúa đến đón ta. Có những điều bạn khắc khoải, mơ ước được làm th́ hăy bắt tay làm ngay đi, đừng chần chờ nữa và hăy làm với tất cả ḷng yêu mến. Chúng ta phải bắt đầu từ giới răn thương yêu của Chúa thôi, bạn ơi. Khi ta chú tâm làm mọi việc với tất cả tâm t́nh yêu thương, ta cũng sẽ nhận ra được t́nh Chúa t́nh người nhiều lắm ở quanh ta. Nếu bạn nghĩ rằng môi trường bạn sống toàn là thủ đoạn, toan tính, thù hằn, lường gạt … bạn hăy làm người chiến sĩ tiền phong của Chúa, bạn thử kiên tŕ đốt lên ngọn lửa yêu thương và cầu nguyện, bạn sẽ cảm nghiệm được t́nh yêu và sự hiện hữu của Chúa.

Nếu ngày nay là ngày cuối ở trần thế th́ ta có đi lễ không? Có viếng Chúa không? Chắc là phải có để xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và các Thánh phù trợ cho ta trong bước đăng tŕnh về với các Ngài. Rồi ta làm ǵ nữa đây? Có lẽ ta đi thăm Cha Mẹ già, thăm con cháu, ta thăm anh chị em, những người bạn thân; ta đi giải ḥa với những người thân – v́ ai mà để bụng giận người dưng kẻ lạ bao giờ! Ta sẽ nói với vợ/chồng và con cháu, với bạn bè những lời yêu thương, ta sẽ cố làm cho xong công việc đang dở dang ….. Bạn ơi nếu ta sống một ngày với đầy ắp những yêu thương như vậy và yêu mến Thánh Ư Chúa, chấp nhận vâng theo ư Ngài không than van, không trả giá th́ … thiên đường là ngay đây rồi. Ngài dắt ta đi hay để ta ở đều là ân phúc từ Trời ban.

Có người sẽ nói mỗi ngày bao nhiêu là công việc, giờ đâu mà thăm nom, giờ đâu mà ḥa giải với mấy bản mặt khó ưa, chuyên làm mất ḷng ta hay tệ hơn c̣n làm ta điêu đứng? Này bạn, khi tôi nói tôi không có giờ để đi thăm Mẹ già - hay nói một cách khác tôi đă không xếp công việc thăm nom Mẹ là một việc ưu tiên trong chương tŕnh của tôi, v́ ngày nào Chúa cũng cho tôi 24 giờ như nhau, c̣n sử dụng th́ giờ đó ra sao th́ Chúa ban cho tôi tự do để lựa chọn. Khi người ta thật ḷng muốn, muốn một cách mănh liệt, ta sẽ t́m ra được th́ giờ và phương cách để thực hiện ư muốn của ḿnh.

Ư thức và chuẩn bị cho cái chết của chính ḿnh không phải là một việc tiêu cực đâu bạn. Tiêu cực là khi ta không có đức tin và không tin vào t́nh yêu của Thiên Chúa ḱa. Hăy gẫm lại xem, Chúa hạ ḿnh xuống làm người và chết cho ta, phải rồi Chúa Giêsu chết cho chính mỗi người chúng ta. Bạn ơi có t́nh yêu nào mạnh mẽ hơn, cao cả hơn t́nh yêu của bậc cha mẹ chết cho con cái, chết để cứu mạng cho con ḿnh; có t́nh yêu nào lớn hơn việc hy sinh mạng sống ḿnh cho bạn hữu. Bạn ơi, đó là t́nh yêu của Thiên Chúa, của chính Chúa Giêsu cho bạn, cho tôi! Khi ta cảm nghiệm được t́nh yêu mănh liệt này của Thiên Chúa, ta sẽ không c̣n sợ chết nữa. Nhưng làm sao để ta cảm nghiệm được đây?

Phải cầu nguyện đối thoại với Chúa thôi! Bạn ơi, khi ta cầu nguyện và t́m nghe tiếng Chúa, ta sẽ cảm được sự hiện diện của Chúa và sẽ thấy được câu trả lời của Ngài cho những điều ta thắc mắc, băn khoăn. Cầu nguyện nhiều với Chúa ta sẽ thấy gần gũi, thân mật với Chúa hơn, ta sẽ cảm nghiệm được t́nh yêu và nhận ra được ân sủng của Ngài trong cuộc sống của ḿnh. Có bao giờ bạn để ư là khi ta liên lạc, lui tới thăm nom với người nào nhiều th́ thân t́nh thêm thắm thiết không? Có khi là thân nhân ruột thịt mà ta không cảm thấy gần gũi thân thiết bằng người bạn hàng xóm chỉ v́ ta ít khi liên lạc, thăm nom nhau. Khi có việc ta thường chạy đến nhờ vả những người mà ta thân thiết v́ dễ thông cảm, dễ nói hơn.

Cũng vậy khi ta cầu nguyện là ta nói chuyện, kể lể với Chúa; càng nói chuyện nhiều với Chúa ta sẽ thấy gần hơn, thân hơn và cũng thành thói quen nữa. Ta có thể tập thói quen tốt này ngay bây giờ, thay v́ để tư tưởng của ta lang thang, nghĩ vẩn vơ bất định hướng ta có thể bắt đầu tập nói chuyện với Chúa thí dụ khi ta bị kẹt xe giữa giờ cao điểm thay v́ buông một câu chửi thề, ta có thể nói: Chúa ơi, kẹt xe quá mà Chúa biết con đang vội vàng, con sắp trễ làm rồi và con rất sợ khuôn mặt hắc ám của ông xếp khi con đi trễ … Nghĩa là nói, kể với Chúa mọi điều, mọi việc, thay v́: tí nữa “ḿnh” sẽ làm điều này th́ ta tập nghĩ/nói: Chúa ơi, lát nữa con tính, con làm ….v..v… Bạn làm thử xem, lúc đầu hơi ngượng ngập nhưng chừng một buổi hay vài ngày bạn sẽ quen dần.

Điều này có lợi lắm v́ khi ta cảm thấy gần gũi thân thiết chuyện tṛ với Chúa ta cũng đang củng cố đức tin của ḿnh. Tin cậy và kính yêu Chúa ta sẽ cảm thấy b́nh an, phó thác và không c̣n sợ hăi điều ǵ ngay cả sự chết. Chết không c̣n là lưỡi hái ghê rợn của tử thần mà là một cái ǵ êm đềm thoáng chút xao xuyến v́ ta biết khi đến giờ Chúa dắt ta về, ta sẽ được diện kiến đấng quyền uy bao trùm vũ trụ, hơn thế nữa đó là người Cha, người anh, người bạn nhân từ mà ta hay nói chuyện ngày đêm. Chắc chắn Chúa Giêsu phải đón ta trịnh trọng lắm không phải v́ công lao của ta mà v́ Ngài yêu ta và ta biết chắc điều đó v́ ta cảm nghiệm được t́nh yêu vô biên của Ngài.

Bạn ơi, chúng ta thường sợ chết v́ chúng ta cậy sức ḿnh, sức con người hữu hạn kém cỏi. Chúng ta chạy đông chạy tây t́m mọi cách nào là thiền, là liên lạc tâm linh, là gọi hồn người chết bên kia của tử … phải chăng là để ta trấn an sự sợ hăi của chính ḿnh về cái chết. Chúng ta quên đi cách hay nhất vẫn là t́m đến suối nguồn t́nh yêu của Thiên Chúa, nương tựa nơi Ngài, cậy trông nơi Ngài. Thiết lập được mối dây liên hệ mật thiết với Thiên Chúa th́ dù sống hay chết ta vững tin vào Ngài và can đảm bước tới. 

Như vậy nếu hôm nay là ngày giờ chết của bạn, của tôi; ngày Chúa dắt bạn và tôi về - bạn ơi, chúng ta có quà ǵ mang về cho Chúa chưa? Hăy chuẩn bị cho Chúa một món quà đặc biệt nhất, món quà mà Ngài đă hạ ḿnh làm “người” để t́m kiếm và căn dặn các môn đệ đi t́m mang về cho Ngài. Đó là t́nh yêu của chúng ta. Ngài yêu ta và khao khát được ta yêu Ngài.

Nếu ta tin vào t́nh yêu mănh liệt này của Thiên Chúa th́ ngay giờ này nếu ta phải đi về với Ngài, ta cũng có món quà mà Ngài trông đợi - nếu như ta muốn trao cho Ngài.

Đó là t́nh yêu của chính ta - chắc chắn là ta có thể cho Ngài t́nh yêu, ta có thể yêu mến Chúa với trọn cả xác hồn và rước Chúa làm trung tâm điểm cho cuộc sống của ta.

 

CHỈ LÀ PHÙ VÂN

 

 

Tháng 11, tháng của mùa thu. Tháng 12, tháng của mùa đông. Lá vàng và tuyết trắng nhắc nhở những người c̣n đang đi trên mặt đất về những người đă nằm xuống trở về với cát bụi. Thay phiên nhau thổi gió bấc lạnh buốt bao trùm quả địa cầu, tháng 11 và tháng 12 nhắc nhở nhân sinh về cuộc sống phù du vô thường.

 Phù du vô thường nhắc nhở người Kitô hữu câu chuyện nổi tiếng của ông Job trong ḍng lịch sử Cựu Ước, một câu chuyện có lẽ vẫn c̣n làm nhiều người lắc đầu ngán ngẩm cho cuộc sống nhân sinh. Từ một người giàu có, nhà cao cửa rộng, thóc lúa đầy kho, ruộng đồng thẳng cánh, con đàn cháu đống, gia nhân rộn ràng, nhưng chỉ qua một đêm, tự nhiên ông Job thức dậy nhận ra tay ḿnh tay trắng, đúng như ông bà ḿnh đă từng nói, “Bừng con mắt dậy, thấy ḿnh trắng tay”.

Đúng như thế, theo như tác giả Sách Ông Job, vào một buổi sáng không dự liệu, không tiên đoán, không ai ngờ, tin dữ liên tiếp đập trống khua chiêng gơ cửa nhà người giàu có khét tiếng của phương Đông.

Ông phú hộ Job mở hai cánh cửa ra chỉ để ngỡ ngàng nhận được bao nhiêu hung tin. Dư thừa như lá vàng héo khô mùa thu như tuyết trắng bay bay mùa đông, hung tin thay phiên nhau mở miệng hét to báo cho ông Job biết bẩy người con trai, ba người con gái, và tất cả gia nhân cũng như gia súc của người giàu có giờ này đă hoàn toàn tan biến vào tro bụi. Hung tin mở máy phóng thanh ồn ào nói cho ông Job biết trộm cướp, lửa trời, và cuồng phong nắm tay nhau ném đá giật sập nhà cửa ruộng nương và giết chết hết tất cả đầy tớ cùng mười người con thân yêu của ông Job. Chỉ trong ṿng một khoảng thời gian rất ngắn, tất cả vật chất sung măn tràn đầy trong nhà một người giàu có bỗng dưng trở nên trống vắng thiếu thốn trắng tay, đúng như Sách Giảng Viên đă nói: “Phù vân nối tiếp phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Giảng Viên 1:2).

 Phù vân là hơi nước tụ họp gặp mặt nhau trên bầu trời. Từ những ḍng sông ng̣i cong ḿnh uốn khúc và ngũ đại dương bao la xanh đậm, hơi nước nho nhỏ bốc cao lơ lửng ngập ngừng. Hơi nước của sông gặp gỡ hơi nước của biển. Cả hai cộng lại hóa ra tơ trời. Ngàn vạn sợi tơ của trời đan kết lụa là cộng lại vẽ ra mây trắng lững lờ trôi nổi bồng bềnh. Mây trời nối tiếp mây trời, lang thang nối tiếp lang thang. Nắng mặt trời b́nh minh phương Đông vươn cao ném tung xuống cơi trần gian hơi nóng. Hơi nóng tỏa nhiệt đốt cháy mây trời tẩy xóa phù vân. Phù vân biến thành vô thường. Vô thường tiếp nối phù vân. Cả hai, phù vân cũng như vô thường chầm chậm loăng tan biến mất. Có đó rồi mất đó. Mất đó rồi lại hiện ra. Hiện ra rồi lại biến mất y như hơi nước, y như tơ trời, y như phù vân, y như vô thường, y như cuộc sống nhân sinh thoáng hiện thoáng mất.
Phù vân! Phù vân! Đại phù vân! Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!

Những chú khủng long T-Rex của 65 triệu năm về trước đang cúi đầu gầm gừ nhai xé thịt tươi đỏ máu của đồng loại cũng đâu ngờ thiên tai đang rớt xuống trên đầu. Chỉ trong thoáng chốc, vẩn thạch từ không gian đâm sầm vào mặt quả địa cầu xanh lơ. Lửa đỏ từ trời rớt xuống. Cát bụi trở về cát bụi. Trời và đất khoác lên mầu áo tối đen. Tối đen thổi tắt ánh sáng mặt trời. Tối đen buông màn giăng mắc đập phá địa cầu. Khủng long T-Rex biến mất nhường chỗ cho con người thấp nhỏ đứng lên trên hai bàn chân. Giờ này khủng long và những chú T-Rex c̣n lại xương khô hóa thạch sừng sững vươn cao đe dọa trong Viện Bảo Tàng. Những chú khủng long to lớn, sức mạnh đập xuống tan đá vụn sỏi tưởng chừng như là trường tồn vĩnh cửu rồi cũng biến dạng hóa thành cát bụi.

Khi vẩn thạch của vũ trụ ghé vào viếng thăm, triệu triệu ngôi mộ lăng tẩm của khủng long ngổn ngang g̣ đống trải rộng thêng thang khắp mặt địa cầu. Gần đây nhất, những cơn sóng thần nhiệt đới Frances, Ivan, và Jeanne với vận tốc 300 cây số một giờ hùa nhau liên tiếp đập phá tả tơi nhà cửa, lâu đài, và băi biển của thiên đường nắng ấm Florida. Bởi cuồng phong và băo tố, dân Florida biến thành những ông Job của thiên niên kỷ thứ ba. Cuồng phong sóng thần đập phá giật sập tất cả nắng ấm và huy hoàng của Florida, vùng biển thiên đàng dưới thế Florida. Cuồng phong Frances, Ivan, và Jeanne ầm ầm gào thét mở miệng há to phóng tới, những ông Job của thiên niên kỷ thứ ba bồng bế vợ con bỏ của chạy lấy người.

Cuộc sống nguyên thủy đă là phù phiếm. Bản chất của nhân sinh là hoang đường. Tất cả mọi người đều đă được sinh ra trong tro bụi. Và rồi, một ngày nào đó, chúng ta nhắm mắt lại trở về với bụi tro. Khi nằm xuống, không ai trong chúng ta mang theo được bất cứ một thứ ǵ về bên kia thế giới, ngoại trừ đôi tay trắng. Tài sản bao nhiêu năm kư cóp chắt chiu để dành, vàng bạc hột xoàn kim cương một hộp, con cái sanh ra đầy nhà, nhà cửa chung cư chập chùng xếp lớp của bao nhiêu năm trả góp, tính toán chi li từng đồng, hà tiện dành dụm từng xu, nhịn miệng bóp bụng từng tô phở rồi cũng chẳng mang theo được. Khi chúng ta về lại với cát bụi, chúng ta biến tan vào trong hư vô tịch mịch y như phù vân trên trời. Khi chúng ta quay về lại với Chúa, tất cả đều trở nên vô thường, có đó rồi mất đó, đúng như con trai của Vua Đavít đă từng nói,
Mọi chuyện đều có lú., Mọi việc đều có thời. Một thời để sinh ra, và một thời để chết đi (Giảng Viên 3:1-2).

Ngày xưa có một ông phú hộ rất thành công trên thương trường. Ông làm ăn ngày càng phát đạt, lúa thóc đầy kho, nhiều tiền nhiều của. Một hôm hứng chí với những thành quả ḿnh đă đạt được, người nhà giàu mở miệng nói. Bây giờ phải làm chi đây để mà hưởng thụ, ăn chơi sung sướng? Thôi, th́ ḿnh sẽ làm như thế này. Việc đầu tiên là sẽ phá những kho thóc cũ đi, xây dựng những kho thóc mới, lớn hơn, đẹp hơn, huy hoàng hơn. Và rồi ta sẽ nói, ‘Hồn ta ơi, hăy vui lên, hăy hưởng thụ”. Nhưng Trời Cao nói với ông phú hộ. Ngốc ơi là ngốc, đêm nay ta sẽ lấy mạng người đi rồi nhà ngươi làm được cái chi với tất cả những tài sản thóc lúa trong vựa?
Câu chuyện vừa rồi không phải là câu chuyện cổ học tinh hoa của người xưa, nhưng là câu chuyện của Tin Mừng trong Luca 12, 13-21, ư muốn nói tính chất phù vân và vô thường của cuộc sống.

Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đă từng than thở về nét phù vân và vô thường của cuộc đời qua câu truyện của tố nga Đạm Tiên, một người con gái đẹp, khi c̣n sống, người người tấp nập ghé nhà thăm viếng nâng niu đóa quốc sắc thiên hương. Nhưng rồi, cuối cùng cành hoa vàng ngọc cũng nằm xuống. Ngàn vàng một đóa hoa quỳnh bị vùi dập bên đường, trở thành nấm mộ hoang cỏ dại, để rồi đúng ngày. Thanh Minh trong tiết tháng ba. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Hai nàng Kiều cùng đi qua. Thấy ngôi mộ bỏ hoang trống vắng. Sè sè nắm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Thúy Kiều mới hỏi em trai là Vương Quan, Rằng: “Sao trong tiết Thanh Minh. Mà đây hương khói vắng tanh thế này?.

Ư Thúy Kiều muốn nói hôm nay là ngày tảo mộ mà tại sao ngôi mộ này lại hương khói lạnh tanh không nhang khói y như một ngôi mộ hoang? Vương Quan mới nói với nàng Kiều là người này hôm xưa đẹp nổi tiếng, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc, quay đầu liếc nh́n một cái thành quách nghiêng ngả, quay đầu liếc nh́n thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong suy tàn lụn bại. Nhưng rất tiếc, người hoa chết sớm. Bởi không thân nhân, không thân thích, không họ hàng, cho nên thân xác của hoa lư hoa quỳnh bị chôn vùi nông cạn bên vệ đường. Để rồi tới ngày hôm nay, ngày của tảo mộ, hội của đạp cỏ xanh, không ai nh́n ngó, không ai thương tiếc cắm cho một cây nhang để linh hồn ở dưới cơi tuyền đài bớt tẻ lạnh. Lắng nghe câu truyện của người con gái năm xưa, Thúy Kiều đầm đ́a những hạt châu sa, than ngắn thở dài cuộc sống sao quá là phù vân và vô thường.

Đó là nói chuyện của hồi xưa. C̣n chuyện bây giờ, câu chuyện của thiên niên kỷ thứ ba. Hoa Kỳ là một quốc gia giầu có, một cường quốc dẫn đầu trên thế giới gần như về mọi mặt, kinh tế, thể thao, phim ảnh, và ca nhạc. Nói về kinh tế, nhiều người trên thế giới vẫn mơ ước một ngày sẽ tới, một ngày người ta được đặt chân lên vùng đất hứa Hoa Kỳ, một ngày cúi xuống nhặt vàng bạc ngọc ngà và đô la xanh xanh trên những con đường phố của Hiệp Chủng Quốc. Nói tới thể thao, không ai có thể quên được trong kỳ Thế Vận Hội vừa qua tại Hy Lạp, Hoa Kỳ mang về gần hết những huy chương vàng và huy chương bạc của Thế Vận Hội 2004.

 Nói về ca nhạc, ai trên thế giới mà lại không biết đến Michael Jackson, Madona, hoặc mới đây Britney Spears và siêu nhạc Rap Eminem. Nói về điện ảnh, ai lại không biết những bộ phim và siêu sao nổi tiếng của Holywood, thủ đô điện ảnh của Hoa Kỳ và của cả thế giới. Để đạt được tới địa vị độc tôn trên thế giới ngày hôm nay, người Hoa Kỳ ai ai cũng phải làm việc không ngừng nghỉ. Không ai trên đất vùng đất hứa có thể thoát khỏi bàn tay sắt bọc nhung êm của ṿng quay làm việc tại thiên đàng hạ giới Hiệp Chủng Quốc. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hiệp Chủng Quốc, gia đ́nh Việt Nam sống trên vùng đất mới cũng bị cuốn hút vào trong guồng máy khổng lồ của siêu cường. Cứ sáng sáng chúng ta mở mắt ra, đề máy chạy vào trong những siêu xa lộ.

Chúng ta chạy riết, chạy riết, mà vẫn không biết khi nào sẽ phải tách ra khỏi ḍng xe cộ ngược xuôi. Vợ chồng Việt Nam, khi mới đặt chân trên vùng đất mới, ai cũng cần phải có một cái nhà. Để đạt được căn nhà mơ ước, bố mẹ làm ngày 8 tiếng. Hết 8 tiếng chúng ta làm thêm 2 tiếng. 2 tiếng cộng lại hóa ra 4 tiếng. 4 tiếng cộng lại hóa ra 8 tiếng của ngày thứ Bẩy cuối tuần. Thứ Bẩy đóng lại mở ra Chúa Nhật, lại thêm 8 tiếng. Sau nhà là T.V. Sau T.V là bộ ghế sa-lông bằng da. Nhà có rồi, ḿnh cũng cần một cái xe hơi đắt tiền nằm trong nhà để xe chứ. Cứ thế, cuộc sống cuốn hút chúng ta xoáy sâu cuộn tṛn vào trong cơn lốc, quên mất đi cuộc sống này thật là phù vân và vô thường. Bởi những cám dỗ của vật chất, chúng ta cứ như những người mất trí nhớ. Sáng sớm chúng ta mở máy xe lên xa lộ, đạp ga chạy không ngừng nghỉ, chạy tới, chạy miết, chạy quên luôn cái ngă rẽ xa lộ mà ḿnh phải lái ra, cái ngă rẽ đó dẫn chúng ta về lại căn nhà thân thương của ḿnh, nơi đó có cha có mẹ, có vợ có chồng, có con đang ngồi mong chờ ngóng đợi. Bởi những xa lộ không có ngơ ra, thiên niên kỷ thứ ba lại ngập tràn bóng dáng của những thiếu phụ Nam Xương. Đêm đêm bóng dáng của bà Vũ thị Thiết lại chập chờn thoáng ẩn thoáng hiện trên vách tường. Bởi những xa lộ không có ngơ ra, tiếng than thở của thiếu niên Trương Đản trên vùng đất mới vẫn c̣n vang vọng đâu đây. Bố đâu rồi? Mẹ đâu rồi? Con không cần tiền và quần áo đẹp. Con cần bố. Con cần mẹ. Bởi những cám dỗ của vật chất, Thiên Chúa h́nh như không c̣n là nơi con hướng tới, là đường con hướng về nữa, nhưng mà là phù vân và vô thường ngụy trang dấu mặt, khoác áo màu đô-la xanh lè của thiên đường Hiệp Chủng Quốc.

Cuộc sống này nguyên thủy đă là phù phiếm, đă là phù vân, đă là vô thường. Nhưng tạ ơn Chúa và tạ ơn cho niềm tin, chỉ có trong Thiên Chúa, con người mới sống trường sinh, sống vĩnh viễn, sống tràn đầy, và sống sung măn. Tháng 11 của lá thu vàng và tháng 12 của tuyết trắng nhắc nhở người c̣n đang đi trên mặt đất về những linh hồn Kitô hữu đă quay về lại với Thiên Chúa. Những linh hồn của ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cháu, và họ hàng, những linh hồn không bao giờ tan mất bởi họ nằm xuống trong niềm tin vào Thiên Chúa.

Vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của nhân loại, Đức Kitô đă khiến ngôi mộ đá vốn đă lạnh lại càng lạnh ngắt bởi v́ Ngài đă sống lại. Bởi v́ Ngài sống lại, Đức Kitô đă chiến thắng tử thần và lẽ vô thường của cơi nhân sinh, và Ngài đă thay đổi lại thân phận phù vân của con người. Bởi niềm tin vào Đức Kitô, linh hồn của những người nằm xuống không bao giờ tan biến vào trong cơi hư vô như phù vân trên trời. Và cũng bởi niềm tin vào Đức Kitô, chúng ta, những người đang sống cũng không đang sống một đời sống vô thường, bởi v́ chúng ta đă được sinh ra, tạo nặn, và uốn h́nh trong h́nh ảnh tuyệt đẹp của Trời Cao.

Vào một ngày kia, ông Job bừng con mắt dậy thấy ḿnh trắng tay. Ngày hôm sau, ghẻ lở viếng thăm, thân xác héo tàn. Nhưng người giàu có của phương Đông năm xưa vẫn không mất niềm tin, nhưng tiếp tục tin tưởng vào sự quan pḥng của Giavê Thiên Chúa. Và đúng như vậy, cuối cùng Thiên Chúa lại ban cho người trắng hai bàn tay ngập tràn và dư thừa ân sủng của trời cao, bởi niềm tin vào một Thiên Chúa quan pḥng.

Lạy Chúa, Cuộc sống này vô thường và phù vân. Nhưng tạ ơn Chúa đă ban cho con niềm tin vào Chúa. Và bởi niềm tin vào Chúa, tháng 11 của lá thu vàng và tháng 12 của tuyết đông trắng, của phù vân và của vô thường, không làm con thất vọng và muộn phiền, nhưng càng thêm tin tưởng vào bàn tay quyền năng, nhân diện từ bi, và t́nh yêu khoan dung của một Thiên Chúa chậm bất b́nh tràn đầy vị tha. Amen

 

CHỖ CỦA TÔI

 

Chỗ của tôi là nơi tôi đứng, tôi ngồi, tôi nằm...tôi vẫn có chỗ riêng của tôi. Chỗ riêng của tôi không là một địa vị, một không gian, nhưng là một vị trí trước mặt Thiên Chúa. Chỗ riêng đó của tôi là chỗ dành cho kẻ tội lỗi, giữa những người tội lỗi, yếu hèn.

1. Tôi thú nhận

Tôi nhận cho ḿnh chỗ kẻ tội lỗi, khi tôi đọc kinh cáo ḿnh “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng....” Tôi đọc trên đây với hết ḷng chân thành. Nếu chỗ của tôi là trong vực thẳm dành cho những kẻ tội lỗi, th́ tôi không ngại nhận chỗ nào sâu nhất. Nếu chỗ của tôi là trong hàng ngủ dài vô kể những người tội lỗi, th́ tôi không lạ, khi phải đứng chỗ sau cùng.

Tôi nhận ḿnh là kẻ tội lỗi, trong tâm t́nh sám hối của vua David xưa: “ Vâng con biết tội ḿnh đă phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một ḿnh Chúa, dám làm điều dữ trước mắt Ngài”(Tv50,5-6).

Dám làm điều dữ trước mắt Chúa, đó là một sự thực của tôi, nhưng tôi không tỉ mỉ kể ra trước Chúa đủ mọi điều xấu đó. Tôi nghĩ Chúa không muốn như vậy. Trong sám hối tôi thường để ư nhất đến điều này là “ Không tỉnh thức và chiến đấu nội tâm đủ, để đón nhận Thánh Thần của Đức Kitô và sống theo Thánh Thần của Người”.

Tôi xác tín rằng: cả những khi làm những việc rất đạo đức, tinh thần thế tục do xác thịt, thế gian, ma quỷ vẫn có thể len vào, để biến chất chúng.

Thậm chí mọi việc cầu nguyện cũng đều dần được Thánh Thần Đức Kitô hướng dẫn. Nếu không, chúng ta có thể sẽ cầu nguyện những ǵ nghịch ư Chúa. Thánh Phaolô khuyên: “ Có Thánh Thần giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu đuối, v́ chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải. Nhưng chính Thánh Thần cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả. Và Thiên Chúa Đấng thấu suốt tâm can, biết Thánh Thần muốn nói ǵ, v́ Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho các thánh theo đúng ư Thiên Chúa” (Rm8,26-27).

Biết vai tṛ của Thánh Thần Đức Kitô quan trọng là thế trong đời sống. Tôi thường lo ḿnh đă có nhiều lầm lỗi trong việc cộng tác vào việc hướng dẫn của Người. Tôi sám hối cũng nhờ vào ơn Thánh Thần của Người.

Theo hướng dẫn đó, sám hối của tôi không dừng lâu ở sự xét ḿnh, trái lại tôi nhẹ nhàng đưa ḷng trí lên Thiên Chúa giàu ḷng thương xót.

2. Tôi tin cậy.

Tôi xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm. Thứ tha của Chúa không chỉ là tha tội, xoá bỏ lỗi lầm, mà c̣n ban thêm nhiều ơn khác.

Thí dụ:

Ơn khác là ơn rửa hồn tôi, như Thánh vương Đavid nguyện cầu: “ Xin rửa con sạch, con sẽ trắng hơn tuyết”(Tv50,9).

Ơn khác c̣n là tạo cho tôi một tấm ḷng mới mẻ: “ Lạy Chúa Trời xin tạo cho tôi một tấm ḷng trong trắng, đổi mới tinh thần, cho con nên chung thuỷ” (Tv50,12).

Ơn khác nữa là niềm vui được cứu độ: “ Xin ban cho con niềm vui v́ được ơn Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Tv50,19).

Với những ơn trên như thế, tôi cảm thấy b́nh an trong chỗ của tôi. Và, cùng với tâm t́nh vua Đavid, tôi thỏ thẻ với Chúa: “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài”(Tv 50,17).

3. Xin khẩn cầu cho tôi.

Tôi nhớ lại một lời trong kinh cáo ḿnh để thầm nói với mọi người: “ Xin khẩn cầu cho tôi trước toà Thiên Chúa, Chúa chúng ta”. Tôi khẩn cầu với Hội Thánh trên trời, với Hội Thánh dưới đất, với Hội Thánh trong luyện ngục. Càng ngày tôi càng xác tín: Tôi rất cần được đỡ nâng. Thánh Phaolô viết: “ Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối” (Rm15,1).

“ Anh em hăy đón nhận nhau, như Đức Kitô đă đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa” (Rm15,17).

Nâng đỡ và đón nhận những người yếu đuối, cho dù họ ở chỗ nào, đó là hy vọng tha thiết của tôi. Tôi cảm nhận rơ điều đó, khi tôi hiệp thông với những người yếu đuối: yếu đuối về thể xác, yếu đuối về tâm lư, yếu đuối về khả năng phục vụ, yếu đuối về đàng thiêng liêng.

Để kết tôi mượn lời Thánh vương Đavid: “ Từ vực thẳm con kêu lên cùng Chúa, xin Chúa nghe tiếng con. Dám xin Chúa lắng tai để ư, nghe lời con tha thiết nguyện cầu” (Tv130,1).

Tôi nguyện cầu: “ Ở đấy vực thẳm con vẫn nh́n lên Cha, từ chỗ ấy con vẫn ca tụng ḷng thương xót Cha là Đấng cứu độ con. Con tin một ngày nào đó, Cha sẽ đưa con vào một chỗ trên nhà Cha, chỗ ấy chắc cũng là chỗ bé nhỏ nhất. Dù ở chỗ nào trong nhà Cha, con sẽ măi được kêu lên” Ab-ba! Cha ơi”(Rm8,15). Và như thế là hạnh phúc cho con rồi.

 

 

 

Chiều Rộng Của Ơn Cứu Độ

Lễ Các Thánh Nam Nữ

Năm phụng vụ có năm mùa nhưng tựu trung chỉ mừng một mầu nhiệm duy nhất,mầu nhiệm cứu độ: Chúa Giêsu Kitô đă chết và đă sống lại v́ loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta.

Năm mùa phụng vụ đều quy về chính Chúa Kitô là Đấng Cứu độ.Ngài là Con Thiên Chúa nhập thể,đă sinh ra ,đă chết ,đă sống lại ,lên trời ngự bên hữu Chúa Cha,và gởi Thánh Thần đến với Giáo hội.

Các ngày lễ về các Thánh nói lên thành quả của ơn cứu độ. Mỗi vị Thánh được tôn phong hàng ngày là một bằng chứng sống động về sự thành công của ơn cứu độ. Các ngày lễ này có hai cao điểm:

- Lễ Đức Maria hồn xác lên trời là chiều cao và chiều sâu của ơn cứu độ. Thiên Chúa cứu độ là cứu cả hồn xác, toàn diện con người “Người đă đoái thương nh́n đến phận hèn tớ nữ…Ngài đă làm những điều cao cả”

- Lễ các thánh Nam nữ là chiều rộng của ơn cứu độ “Ḷng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”

Chúng ta mừng lễ các Thánh Nam Nữ là mừng Nhà Cha rộng lớn như ḷng Thiên Chúa, đủ chỗ cho mọi chi tộc trong Israel. Bài đọc 2 trong sách Khải huyền Thánh Gioan viết “đă nghe nói số những kẻ được niêm ấn là 144 ngàn thuộc mọi chi tộc con cái Israel”. 144 ngàn không phải là nhiều. Giáo phận Phan thiết có 137 ngàn giáo dân. Nhưng 144 ngàn trong Khải huyền là một con số tượng trưng, một con số tràn đầy ( 12 x 12 = 144). Số kẻ được niêm ấn là tṛn đầy.Và điều tuyệt diệu là trong thị kiến Khải huyền chi tộc nào cũng có số người được niêm ấn như nhau: 12 ngàn thuộc chi tộc Giuđa, 12 ngàn thuộc chi tộc Ruben, 12 ngàn thuộc chi tộc Gad… không tên họ nào lấn lướt, không tên họ bị loại trừ. Các chi tộc đều được Thiên Chúa kêu mời đầy đủ.

Không chỉ Israel được thương mời mà”Sau đó tôi c̣n măi nh́n,th́ này một đoàn lũ không biết cơ man nào mà kể,thuộc mọi ṇi giống, ḍng họ, dân tộc, tiếng nói “Quả là đang trở thành hiện thực nơi Lời Chúa Giêsu đă thốt lên khi gặp được ḷng tin của viên bách quản” Ta bảo thật các ngươi, nhiều kẻ tự phương đông, phương tây mà đến và được dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacop trong nước Trời”.

Trong ngày lễ Các Thánh , Giáo hội nh́n lên trời có thể vui ca như cô gái Sion “vui ca lên nào thiếu nữ sion”. Hăy đưa mắt tư bề, muôn dân đông tây đang tập trung tới ngươi. Con cháu người đang từ đàng xa đổ về. Các thánh đông đảo trong Nhà Cha.V́ vậy, mừng lễ Các Thánh, người Kitô hữu vui tươi trong một nhăn giới lạc quan căn bản là có thể tin rằng Thiên đàng có nhiều chỗ hơn Hoả ngục..... Niềm tin tưởng lạc quan của chúng ta lại có vẻ nghịch thường: con đường đi tới phải là con đường hẹp nhưng cửa nước trời lại được Thiên Chúa mở rộng thênh thang.

Ngày lễ hôm nay là lễ tưởng nhớ,vui mừng hiệp thông với cả bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, tất cả những người thân của chúng ta đă ra đi trước chúng ta mà chỉ một ḿnh Chúa biết ḷng tin của họ (Kinh Tạ Ơn IV) khi chúng ta có thể hy vọng họ được gia nhập vào hàng ngũ Các Thánh trên trời. Giáo hội vẫn mừng lễ các Thánh trước lễ cầu nguyện cho các tín hữu đă qua đời, các linh hồn đang ở luyện ngục. Luyện ngục dẫu sao chỉ là một thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Nói cách khác luyện ngục chỉ là một chuyến đ̣ ngang. Thiên đàng mới là bờ bến. Giáo hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, dâng thánh lễ, làm việc lành chuyển cầu cho các linh hồn, nói lên mối hiệp thông huyền nhiệm giữa người sống và kẻ chết trong ḷng tin. Giáo hội thâm tín rằng: Thiên Chúa giàu ḷng thương xót. Ơn tha thứ của Chúa cũng là ơn thánh hoá, thăng hoa con cái Chúa trở về Nhà Cha, không chỉ được ơn tha thứ mà c̣n dự tiệc muôn đời.

Thiên Chúa đă dựng nên muôn loài. Trong muôn loài, có loài hoa, trong loài hoa Thiên Chúa đă tạo ra muôn loại, muôn giống khác nhau. Có thể nói, mỗi vị Thánh là một loài hoa khoe sắc trong vườn hoa thiêng liêng. Có nhiều vị thánh rao giảng Tin Mừng. Có thánh tử đạo, có thánh lo bác ái từ thiện, có thánh lo dạy học, có thánh chuyên sống đời cầu nguyện chay tịnh…..Nhưng có một điểm chung nơi các thánh, đó là các Ngài đă bắt chước Chúa Kitô, sống cho hạnh phúc của người khác, ít khi t́m hạnh phúc hay thú vui cho riêng ḿnh.

Các Thánh không phải là những con người hoàn hảo, thánh thiện, tinh tuyền, không vướng mắc lỗi lầm thiếu sót hay tật xấu nào. Không ai bẩm sinh đă là Thánh. Các Thánh cũng không phải là những siêu nhân, những con người phi thường vượt trên đám đông nhân loại. Các Thánh càng không phải là những người bất thường kỳ dị. Các Thánh là những con người b́nh thường như mọi người, nhưng các Ngài đă sống những điều tầm thường một cách phi thường. Nhờ Ơn Chúa trợ lực, các Ngài đă cố gắng tiến tới mẫu mực của ḿnh là Chúa Kitô. Bí quyết nên thánh của các Ngài là sống tám mối phúc thật, là đón nhận ân sủng của Chúa vô điều kiện, hợp tác với ân sủng đó, vâng theo ư Chúa, chọn điều thiện, luyện tập nhân đức.

Nguyện xin các Thánh Nam Nữ giúp chúng con tập sống mỗi ngày, thăng tiến trên con đường trọn lành như lời mời gọi của Chúa Giêsu: các con hăy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh.

Xin cho chúng con luôn ghi nhớ lời Thánh Augustinô: Ông nọ bà kia nên Thánh được, c̣n tôi tại sao lại không?

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Tháng Các Linh Hồn Và Ḷng Thảo Hiếu

Ca dao Việt Nam th́ nhiều lắm. Nó là sự đúc kết kinh nghiệm sống của bao nhiêu người qua bao nhiêu thế hệ mà thành. Dành riêng cho chữ hiếu, ca dao Việt Nam lại càng phong phú. Có lẽ chữ hiếu đứng hàng đầu trong ca dao Việt Nam.

Bất cứ ai sinh ra làm người, nếu không từ giă cuộc đời quá sớm, đều có thể chứng kiến những cái chết của những người thân yêu của ḿnh. Là người Công giáo, chúng ta mang trong ḿnh ḍng máu Việt Nam. V́ thế, nếu người Việt Nam đặt chữ hiếu lên hàng đầu, th́ người Công giáo Việt Nam lại càng khắc sâu lề luật của Thiên Chúa trao ban một cách tuyệt đối về nghĩa đạo hiếu. Bởi nếu người Việt Nam, tự bản chất, vốn yêu mến chữ hiếu, th́ người Công giáo nói chung và người Công giáo Việt Nam nói riêng, có lề luật Thiên Chúa ban làm hướng đạo cho ḿnh.

Chẳng hạn, khi khiển trách người Dothái về lối sống vụ h́nh thức, hay những kiểu làm dối trá nhằm tự đánh lừa lương tâm trong việc giữ đạo hiếu, Chúa Giêsu đă nói thẳng, nói dứt khoát: “Thiên Chúa dạy: ‘Ngươi hăy thảo kính cha mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, th́ phải bị xử tử’. C̣n các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha mẹ rằng: Những ǵ con có để giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, th́ người ấy không phải thảo kính cha mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ Lời Thiên Chúa” (Mt 15, 4- 6).

Với thái độ lấp liếm như thế, họ đă bị Chúa Giêsu vạch trần: “Hỡi những kẻ đạo đức giả kia, tiên tri Isaia đă nói rất đúng về các ông: ‘Dân này kính Ta bằng môi miệng, c̣n ḷng chúng th́ lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta th́ cũng vô ích, v́ giáo lư chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân’” (Mt 15, 7- 9).

Bởi vậy, nếu sự hiếu thảo là trách nhiệm không thể thiếu của người Công giáo, th́ tháng 11, tháng kính nhớ những người đă khuất mặt là dịp để ta ư thức lại bổn phận thảo hiếu của ḿnh. Sự ư thức này đặt trên nền tảng của giới luật Thiên Chúa ban:

I. Điều Răn Thứ IV: Thảo Kính Cha Mẹ.

“Ngươi hăy thờ kính cha mẹ để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20, 12).

Đó là điều răn thứ IV trong Mười điều răn, Thiên Chúa ban cho trần gian qua ông Môisen. Lặp lại chính lề luật Thiên Chúa ban, trong kinh Mười Điều răn, Giáo Hội dạy: “Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ”.

Thứ tự của Mười lề luật mà Thiên Chúa ban gồm hai phần rơ rệt (Xh 20, 2-17):

   - Phần thứ nhất, gồm ba giới răn đầu quy về Thiên Chúa (thờ phượng một Chúa duy nhất, tôn kính danh Người, dành ngày Sabbat để tỏ ḷng biết ơn Thiên Chúa).

   - Phần thứ hai là bảy giới răn c̣n lại hướng về loài người (thảo kính cha mẹ, tôn trọng sự sống, giữ thân xác thanh sạch, hăy sống công bằng, giữ tư tưởng trong sạch và không tham lam), th́ điều răn thứ nhất trong phần thứ hai này, không nhắm bất cứ đối tượng nào khác nhưng chính là gia đ́nh, là cha mẹ.

Như vậy, với thứ tự như thế trong lề luật đến từ Thiên Chúa, cha mẹ chỉ đứng hàng thứ hai ngay sau Thiên Chúa. Cha mẹ cũng là đối tượng đầu tiên của t́nh yêu mà con người dành cho nhau. V́ thế, sau ḷng kính mến đối với Thiên Chúa, con người phải dành sự kính tôn của ḿnh đặc biệt đối với cha mẹ.

Và c̣n hơn bất cứ một t́nh yêu dành cho đối tượng nào của loài người, t́nh yêu dành cho cha mẹ chính là thảo kính cha mẹ ḿnh. Ta không buộc phải yêu ai bằng t́nh yêu thảo kính, ngoại trừ cha mẹ. Chỉ có cha mẹ mới xứng đáng được yêu kính bằng tất cả t́nh yêu thiêng liêng nhất, sâu đậm nhất xuất phát tận trái tim yêu thương của một người con.

Đó là t́nh yêu thảo hiếu mà loài người phải sống. Không ai có quyền vượt qua lằn ranh của lề luật ấy. Bởi lề luật ấy là lề luật chính Thiên Chúa trao ban, nếu ta không tuân giữ, cũng đồng nghĩa với việc ta chống lại Thiên Chúa. Bất tuân lời của ai, là xúc phạm đến chính người đó. Không đón nhận Lời Thiên Chúa trao ban, là chính lúc ta xúc phạm đến chính Thiên Chúa, Đấng là tác giả của Lề luật.

Đạo Công giáo trước hết là đạo của t́nh yêu. Hiếu nghĩa nằm trong bổn phận của ḷng yêu thương này. Ta không được lăng quên trách nhiệm hiếu nghĩa với những ai đă có công sinh thành ḿnh. Chỉ có sống hiếu, con người mới có thể có khả năng chứng tỏ t́nh yêu của ḿnh dành cho nhau. Bởi nếu cha mẹ, và tất cả những ai có công dưỡng dục như chính cha mẹ ḿnh, ta không thể yêu thương thảo hiếu, làm sao có thể nói đến t́nh yêu dành cho anh chị em quanh ḿnh!

II. Tấm Gương Hiếu Thảo Của Chúa Giêsu.

Rất nhiều lần Thánh Kinh, đặc biệt là các sách Tin Mừng cho thấy nơi Chúa Giêsu là cả một tâm hồn thảo hiếu. Đó là bằng chứng xác đáng và bài học cao cả cho mỗi người chúng ta.

1. Đối với Chúa Cha.

Chúa Giêsu luôn luôn làm tṛn bổn phận của một người con và luôn luôn đẹp ḷng Chúa Cha (Gn 8, 29). Chính Chúa Cha đă nhiều lần công khai tuyên bố Chúa Giêsu là Con yêu quư của ḿnh, là Người Con luôn làm đẹp ḷng ḿnh (Mt 3, 17; 17, 5).

C̣n Chúa Giêsu đến trần gian là để làm việc của Chúa Cha, làm theo ư Chúa Cha: “Điều ǵ Chúa Cha làm, th́ Người Con cũng làm như vậy” (Gn 19). Đó cũng là lư do mà Người ưu tiên làm việc của “Cha trên trời” (Lc 3, 49). Người đă không t́m vinh quang cho ḿnh, nhưng chỉ t́m vinh quang Chúa Cha (Gn 7, 4). Bởi Chúa Giêsu nên một với Chúa Cha, v́ thế, chỉ có ai hiệp nhất với Người, kẻ đó mới có Chúa Cha nơi ḿnh, như cành nho gắn liền cây nho (Gn 15, 4; 17, 21- 23; 14, 20- 21; ). Tin Mừng c̣n ghi nhận Chúa Giêsu luôn luôn gặp gỡ và kết hợp với Chúa Cha trong sự cầu nguyện liên lỷ (Lc 6, 12; Mt 11,25- 26; 14, 23; 15, 23; 26, 36- 46; 26, 42- 44; 27, 46; Gn 6, 11; 11, 41; 12, 27- 28; 14, 16; 17, 1- 26…).

Nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định, Người được Chúa Cha sai đến trần gian, v́ thế Người tuân hành ư Chúa Cha. Chúa Giêsu đă không hành động, không giảng dạy, không xét đoán, không thực hiện điều ǵ mà không theo ư Chúa Cha và quy về Chúa Cha: “V́ tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ư tôi, nhưng để làm theo ư Đấng đă sai tôi” (Gn 6, 38. 57; 8, 16). Hay đúng hơn, chính Chúa Cha hoạt động nơi Chúa Giêsu: “Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự ḿnh nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của ḿnh” (Gn 14, 10).

Chúa Giêsu luôn luôn chu toàn thánh ư Chúa Cha trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh. Người vâng phục thánh ư Chúa Cha cách tuyệt đối, dù đứng trước cái chết: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho Con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ư Con mà xin theo ư Cha” (Mt 26, 39). Và cuối cùng, nhận lấy cái chết bi thương trên đồi Sọ, Chúa Giêsu đă chứng tỏ ḷng yêu mến, sự thảo hiếu của Người đối với Chúa Cha lên đến cực độ (Gn 19, 28- 30).

2. Đối với Đức Maria và thánh Giuse.

Mặc dù luôn luôn hướng về Chúa Cha, và ưu tiên thực hiện thánh ư Chúa Cha, Chúa Giêsu vẫn không quên nghĩa vụ thảo hiếu với người cha, người mẹ trần thế của ḿnh. Thánh Luca đă từng ghi nhận chi tiết này: “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nagiaret và hằng vâng phục các ngài” (Lc 3, 51).

Về mặt nhân trần, là con của Đức Maria, và nghĩa tử của thánh Giuse, Chúa Giêsu rất mực yêu mến cha mẹ. Người là con ngoan trong gia đ́nh Nagiarét. Người đă lao động cùng với cha mẹ trần thế để sinh sống. Là Thiên Chúa nhập thể, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha ngay trên trần thế, nhưng t́nh yêu đối với Chúa Cha nơi Chúa Giêsu, không bao giờ lấy mất t́nh yêu mà Người dành cho Đức Mẹ và thánh Giuse.

Dù không được nhấn mạnh khía cạnh vâng phục và yêu thương thảo kính đối với cha mẹ trần gian, nhưng các Tin Mừng, trong khi ghi nhận cuộc đời và những hoạt động của Chúa Giêsu, đă hé mở cho ta một t́nh yêu lớn lao mà Chúa Giêsu dành cho Đức Maria và thánh Cả Giuse.

Chẳng hạn, tại tiệc cưới Cana, chính Chúa Giêsu đă khẳng định: “Thưa bà, chuyện đó can ǵ đến bà và Tôi? Giờ của Tôi chưa đến” (Gn 2, 4). “Giờ chưa đến”, nghĩa là lúc đó chưa phải đă đến lúc Chúa Giêsu công khai chứng minh quyền năng Thiên Chúa của ḿnh, nhưng Chúa Giêsu vẫn vâng lời Đức Mẹ đề nghị: “Họ hết rượu rồi” (Gn 2, 3), thực hiện phép lạ đầu tiên biến nước thành rượu ngon.

Một người con thảo hiếu như Chúa Giêsu, chắc chắn không để mẹ ḿnh phải hụt hẫng khi thốt lên lời đề nghị ấy. Dù không có ǵ liên can giữa “Bà và Tôi”, và dù “giờ” chưa đến, nhưng v́ Đức Maria, v́ lời khẩn cầu của Mẹ, Chúa Giêsu đă không từ chối, nhưng đă hành động.

Trong cuộc đời công khai của ḿnh, Chúa Giêsu vui ḷng nhận lấy tước hiệu “con của bác thợ mộc Giuse, con của bà Maria” khi được người đồng hương gán cho ḿnh (Gn 6, 42; 7, 27; Lc 4, 22- 23). Nhất là trên thánh giá, khi biết ḿnh sắp trở về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu trối Đức Mẹ cho thánh Gioan và trối thánh Gioan cho Đức Mẹ, càng là bằng chứng cho thấy t́nh yêu thương của Chúa Giêsu đối với mẹ ḿnh (Gn 19, 26- 27).

Phải chăng hành động trao gởi này, là cách thức Chúa Giêsu muốn an ủi Đức Mẹ, muốn làm dịu đi những đau khổ, những cô đơn mà Đức Mẹ gánh chịu? Phải chăng Chúa Giêsu mong muốn bên cạnh người mẹ của ḿnh, luôn luôn có một người con nâng đỡ, chở che lúc ấy, cũng như trong những năm tháng già nua tuổi tác?

Chúa Giêsu đă sống đạo hiếu hoàn hảo. Đến lượt chúng ta, bước theo Người, làm môn đệ của Người, chúng ta cũng hăy là những người con thảo hiếu với tất cả những ai có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta.

III. Tháng các linh hồn và ḷng thảo hiếu.

Dù đích thực là Thiên Chúa, tấm gương làm con của Chúa Giêsu vẫn sáng măi và được nêu cao muôn đời để bất cứ ai, nếu sống trong cuộc đời này biết ḿnh không vô cội vô nguồn, sẽ cố gắng nên tốt lành trong trách nhiệm làm con như Người.

Có một điểm mạnh nơi Chúa Giêsu dạy ta một bài học lớn và ư nghĩa hơn bất cứ một bài học nào trong cuộc đời. Điểm mạnh đó là, dù là Thiên Chúa – Đấng hằng hữu từ đời đời, tác thành và cứu chuộc mọi loài – một khi đă chọn cho ḿnh một người mẹ, người cha trần thế, Chúa Giêsu vẫn thảo hiếu với người cha, người mẹ ấy, huống hồ là chúng ta, những con người được sinh ra bởi những con người.

Đàng khác, tháng các linh hồn, Hội Thánh dành kính nhớ tất cả những ai đă qua đời, nay c̣n đang được thanh luyện trong luyện ngục. Sự kính nhớ này, trước tiên hướng về những người thân thuộc, cách riêng là tổ tiên, ông bà cha mẹ của ḿnh. Sự tưởng nhớ dành cho những người khuất mặt không c̣n có thể thể hiện bằng những nghĩa cử cụ thể “nâng khăn, sửa túi”, nhưng là sự tưởng nhớ tận đáy tâm hồn và ḷng biết ơn sâu xa của chúng ta là những người c̣n sống.

Là Kitô hữu, ḷng kính nhớ các Đẳng linh Hồn nói chung và ông bà cha mẹ của mỗi một người, nay đă qua đời nói riêng, có thể thực hiện bằng cách thế mà Hội Thánh hướng dẫn và chấp nhận: dâng thánh lễ, lời cầu nguyện, lời kinh, tiếng ca, sự hy sinh, chay tịnh, bố thí, lănh bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và ḥa giải… của cá nhân hay tập thể, hay của mỗi gia đ́nh để hưởng nhờ ơn Chúa, nhường lại cho ông bà cha mẹ đă ra đi và cho cả các Đẳng Linh Hồn.

Chúa cần sự nỗ lực cộng tác của ta với ơn cứu độ của Chúa. Bởi Chúa không cứu độ loài người cách áp đặt, nhưng cần tâm hồn nhiệt thành của ta để ơn cứu độ trở thành giá trị cứu độ đích thực cho chính ta và cho anh chị em quanh ḿnh.

Không chỉ dừng lại nơi những người đă qua đời, tháng các Linh Hồn c̣n nhắc ta bổn phận thảo hiếu với chính những người thân c̣n sống cạnh bên ta. Sách Giáo lư Công giáo khi bàn về bổn phận của con cái, đă viết: “Ḷng tôn kính của con cái đối với cha mẹ (hiếu thảo) phát xuất từ sự biết ơn đối với những người đă cho chúng được và nhờ t́nh yêu và lao công của họ, giúp chúng lớn lên về tầm vóc, khôn ngoan và ân sủng. ‘Hăy hết ḷng tôn kính cha con, và đừng quên ơn mẹ đă mang nặng đẻ đau. Hăy luôn luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, công ơn ấy con lấy chi đáp đền cho cân xứng’ (Hc 7, 27- 28)” (số 2215).

Thực tế của đời sống hằng ngày, ta chứng kiến biết bao cuộc chia ly rơi nước mắt của bao nhiêu người, cũng có thể là của chính ta. Nhưng trong những giọt nước mắt ấy, chắc không thiếu ǵ giọt ân hận v́ đă sống thiếu bổn phận nghĩa hiếu. Vô phúc cho tất cả những ai phải mang niềm ân hận này suốt đời v́ không sống tṛn chữ hiếu.

Hăy sống ngay hôm nay, sống cho hoàn hảo chữ hiếu trong chính lúc này, lúc c̣n có thể sống, để mai này, dù có chia tay với người thân, ḷng ta thanh thản nhẹ nhàng, không cảm thấy mất b́nh an v́ bất hiếu. Hăy làm cho giọt nước mắt tiếc thương người thân ra đi, không lẫn một giọt hối hận cay đắng nào!

Nhưng tháng các Đẳng Linh Hồn c̣n nhắc ta về một chữ hiếu rộng hơn, thuộc về điều răn thứ IV. Đó là ḷng biết ơn của ta đối với tất cả những ai làm ơn cho ḿnh. Sách Giáo lư Công giáo ghi nhận: “Điều răn này c̣n rộng mở tới bổn phận của học tṛ đối với thầy, thợ với chủ, kẻ thuộc cấp đối với người chỉ huy, công dân đối với tổ quốc và với tất cả những người điều hành cai trị đất nước” (2199a).

Ca dao Việt Nam có viết: “Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu, người ta có gốc từ đâu? Có cha có mẹ, rồi sau có ḿnh”. Nếu ḷng thảo hiếu dành cho các bậc sinh thành hết sức quan trọng đối với người Việt Nam, th́ điều đó đối với các tín hữu Công giáo lại càng lớn lao và là một đ̣i buộc ngặt không thể thoái lui hay chối căi. Ḷng thảo hiếu của đức tin Công giáo lớn đến nổi, không chỉ là điểm quy chiếu giữa những con người với nhau, mà c̣n có lề luật hoàn hảo của Thiên Chúa và mẫu gương sống động của chính Đấng Thiên Chúa làm người làm chuẩn mực tuyệt đối hướng dẫn đời sống hiếu thảo của mọi người…

Lạy Chúa, xin dẫn đưa linh hồn ông bà, cha mẹ, anh chị em của chúng con đă qua đời về dự tiệc vui trong nhà Chúa muôn đời…

 

ĐỨNG TRƯỚC SỰ CHẾT

 

 

Đứng trước sự chết thái độ của người Kitô hữu dựa trên thái độ và lời giảng dạy của Chúa Kitô. Không bao giờ Ngài dửng dưng trước đau khổ và cái chết, bao lần Ngài đă động ḷng thương xót và ra tay giúp đỡ những người nghèo khổ, người đau ốm, tàn tật, kẻ bị khinh dể bỏ rơi hoặc cô thân cô thế. Ngài đă không cầm được nước mắt trước cảnh một bà goá tuyệt vọng đi theo sau quan tài của đứa con một của bà, và Ngài đă làm cho nó được sống lại. Cũng thế, Ngài đă rơi lệ khi viếng mộ Lazarô, bạn của Ngài mất, và Ngài cũng đă lấy quyền năng thần linh làm cho anh ta hồi sinh.

Ttrước cuộc tử nạn của chính ḿnh, Ngài lo buồn sợ hăi đến đổ mồ hôi máu ra. Trên thập giá trong nỗi cô đơn cùng cực, Ngài đă thốt lên với Cha Ngài: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con” (Mt 27,46). Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm Người, nhưng không phải là anh hùng, không phải là siêu nhân. Những phản ứng nói trên của Ngài trước đau khổ và cái chết là phản ứng tự nhiên của một con người b́nh thường, và Ngài đă muốn chia sẻ trọn vẹn thân phận của một con người trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi. Nhưng sau phản ứng tự nhiên khởi đầu, Ngài luôn lấy ḷng tin yêu đối với Cha Ngài để vượt thắng sợ hăi và cái chết, để thi hành thánh ư Cha, và Ngài đă chết an b́nh trong tay Cha: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha”(Lc23,46). Đó là lời cuối cùng của Ngài trước lúc từ trần. Nơi Ngài, t́nh yêu đối với Chúa Cha và với đồng loại luôn luôn là tiếng nói cuối cùng. Chính là nhờ đi cho tận cùng thân phận con người, v́ tuân hành thánh ư Chúa Cha mà ngài đă được phục sinh. Phục sinh không phải là hồi sinh theo kiểu Lazarô, Phục sinh là đi vào một cuộc sống mới hoàn toàn, vừa liên tục với cuộc sống trước, vừa vượt hẳn lên trên, là vào vương quốc của tự do, b́nh an, công b́nh và yêu thương vĩnh cửu. V́ thế, Đức Kitô phục sinh đă vĩnh viễn chiến thắng tội lỗi và sự chết.

Người Kitô hữu đặt tất cả hy vọng của ḿnh vào sự Phục sinh của Chúa Kitô. Người đă phán với Mátta đang tuyệt vọng v́ Lazarô em bà mới mất: “ Em con sẽ sống lại…Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy th́ dù đă chết cũng đă được sống, ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết, con có tin thế không?”(Ga11,23-26).

Niềm tin vào Đức Kitô không cất đi tính bi đát của cuộc đời hay nỗi sợ hăi tự nhiên trước cái chết, nhưng nhờ ḷng tin đó, người Kitô hữu không c̣n coi đau khổ, thử thách và ngay cả sự chết là phi lư, vô nghĩa, như Giáo hội tuyên xưng trong kinh Tiền Tụng I của Thánh lễ cầu cho người tín đă qua đời: “Chính ĐứcKitô khơi dậy nơi chúng con niềm hy vọng sống lại hiển vinh, để dù có buồn sầu v́ số phận phải chết, chúng con vẫn được an ủi, bởi Cha đă hứa ban phúc trường sinh bất diệt sau này”. Như vậy chết là cửa ngơ đưa vào cuộc sống sung măn.

Theo niềm tin Kitô giáo, cuộc đời thành tựu là cuộc đời sống và chết v́ t́nh thương, mà t́nh thương cao nhất, đó là hy sinh cho hạnh phúc của kẻ khác như ĐứcKitô đă nêu gương. “Vậy nhờ ĐứcKitô và trong Chúa Kitô bí ẩn về đau khổ và sự chết được sáng tỏ, bí ẩn đó đè bẹp chúng ta nếu chúng ta không biết đến Phúc Âm, Chúa kitô đă sống lại nhờ sự chết của ḿnh Người đă huỷ diệt sự chết và Ngài đă ban cho ta dồi dào sự sống để nhờ được làm con cái Thiên Chúa, chúng ta kêu lên trong Thánh Thần: Abba, Cha ơi!”. Tiếng nói cuối cùng thuộc về sự sống, không phải sự chết.

 

 

 

 

 

HẠNH PHÚC LÀ VÂNG PHỤC

Hằng năm, cứ vào tháng mười một là tháng dành cho việc cầu hồn, xin lễ cầu cho các linh hồn Ong bà, Cha mẹ… và cũng là một dịp để nhắc nhở về phần rỗi đời đời của chúng ta, đó là được lên thiên đàng với Chúa, mà để được lên thiên đàng với Chúa, chúng ta phải lo giữ mạng sống, mới thực sự là hạnh phúc, mới thực là tới đích. C̣n nếu không được lên thiên đàng, th́ kể như mất mạng sống, hơn nữa phải kể là mất hết, cho dù trên đời này, ḿnh được đủ mọi giàu sang, của cải, sung sương, được người đời ca tung … từ những suy nghĩ trên, thôi thúc tôi đưa ra một chọn lựa căn bản, chọn lựa đó là sống tốt ở đời này, để được sống hạnh phúc thiên đàng đời sau. Vậy thế nào là sống tốt?

- Theo quan điểm và chọn lựa của tôi, sống tốt ở đời này là: “ Sống vâng phục thánh ư Chúa” trong mọi ngày, trong mọi sự, trong mọi hoàn cảnh suốt đời tôi. Vậy vâng phục thánh ư Chúa sẽ là lương thực cuộc sống tôi. Tôi nói thế là theo tinh thần của Chúa Giêsu nói xưa: “ lương thực của Thầy là…”( Ga 4,34). Vâng phục thánh ư Chúa sẽ là hướng đi đời tôi. Tôi nói thế theo gương Đức Mẹ xưa đă thưa với sứ thần: “ Này tôi là…”( Lc 1,38). Khi đi vào cụ thể tôi nhận ra rằng: “ sống vâng phục thánh ư Chúa là sống bác ái yêu thương, mến Chúa yêu người” là hai điều răn trọng nhất.( Mt 22, 34-40). Yêu nhau là dấu chỉ mến Chúa và là giới răn mới của Chúa… trong đêm tiệc ly: “ Thầy ban cho…”(Ga 13,34-35). Càng được Chúa dẫn vào con đường vâng phục thánh ư Chúa tập trung vào t́nh yêu, và diệt đời ḿnh thành một bản nhạc t́nh yêu.

T́nh yêu trong tinh thần vâng phục thánh ư Chúa là: “ Một t́nh yêu ca tụng và tạ ơn” bởi v́ tinh thần vâng phục thánh ư Chúa sẽ cho ta nh́n thấy: “ Tất cả điều là hồng ân”

… phụng vụ và khiêm tốn: bởi v́ t́nh yêu vâng phục thánh ư Chúa, sẽ cho ta niềm vui khi được phục vụ như người đậy tớ theo gương Chúa Giêsu hay gương Đức Mẹ.

… hy sinh cho người khác: bởi v́ tinh thần phục vụ thánh ư Chúa sẽ cho ta sáng kiến bắt chước Chúa Giêsu, trở nên như hạt lúa thối đi để nảy sinh hoa trái”(Ga 12,24)

Kinh nghiệm cho thấy, sống t́nh yêu trong tinh thần phục vụ thánh ư Chúa đ̣i phải chiến đấu rất nhiều, chủ yếu là phấn đấu với chính ḿnh, có phấn đấu kiên tŕ mạnh mẽ với chính ḿnh, th́ mới làm cho t́nh yêu được đẹp đẽ, sáng ngời, quí giá, như bài ca sau đây của Thánh Phaolô: “ Đức ái th́ nhận nhục hiền hậu… chịu đựng tất cả”( 1 Cor 13,4-7).

Sống t́nh yêu như vừa phác hoạ, sẽ là sống vâng phục thánh ư Chúa, sống vâng phục thánh ư Chúa như vậy sẽ gặp được Chúa “ Thiên Chúa là t́nh yêu”( 1Ga, 4,8).

Được gặp Chúa, được sống với Chúa, được ở lại trong Chúa, chính là sống hạnh phúc trong đời.

V́ thế tôi tin tưởng và tôi cũng cảm nghiệm rằng: sống t́nh yêu trong tinh thần phục vụ thánh ư Chúa đem lại cho tôi tâm hồn b́nh an, hạnh phúc, cho dù giữa bao nhiêu nghịch cảnh trong ngoài. Tôi nh́n Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, Ngài sống t́nh yêu với Chúa Cha “ Lạy Cha, con phó…”(Lc 23,46). Ngài sống t́nh yêu với kẻ ghen ghét làm nhục Ngài: “ lạy Cha, xin tha…”( Lc 23,34). Chúa Giêsu sống cho t́nh yêu và chết cho t́nh yêu, yêu trong tinh thần phục vụ thánh ư Chúa Cha. Cho nên dù trong cảnh đau đớn nhất, Ngài vẫn chính là tông đồ cho những ai theo Ngài. Chúa Giêsu là tông đồ cho tôi ngay ở trần gian này. Tông đồ ở giữa trần gian này là sông t́nh yêu trong Chúa Giêsu, Đấng cứu độ giàu ḷng thương xót. Tông đồ ở trên trời là t́nh yêu trong Chúa Ba Ngôi, nguồn t́nh yêu vĩnh cửu vô tận của mọi t́nh yêu trong sáng.

Tôi hy vọng vững vàng, mặc dù tôi bất xứng, tôi vẫn được Chúa nhân lành thương xót, Ngài sẽ rộng t́nh ban ơn. Từ tông đồ ở trần gian này, tôi sẽ được Ngài đưa lên tông đồ trên trời, nếu tôi sống tốt được vâng phục thánh ư Chúa trọn hảo. Amen.

 

HÀNH TR̀NH VỀ CƠI SAU

 

Tháng 11 khi nhớ về các người đă chết, tôi thường liên tưởng đến cái chết của tôi, tôi chưa chết nhưng sẽ chết, đó là một sự thực chắc chắn, đây là một biến cố quan trọng nhất đối với tôi. Chết lúc nào, chết ở đâu, chết cách nào, tất cả những điều ấy có thể làm tôi lo, nhưng điều tôi lo nhất chính là chết rồi hồn tôi sẽ về đâu. Nỗi lo quan trọng ấy sẽ giải quyết được nhờ đức tin. Bây giờ c̣n sống th́ phải sống theo đức tin, để có hy vọng chết là bước vào hạnh phúc đời sau. Vậy đức tin cho tôi thấy:

1. Địa chỉ mà Chúa muốn tôi đi tới.

2. Con đường Chúa dạy tôi phải đi để tới địa chỉ đó.

3. Cách mà Chúa khuyên tôi thực hiện khi đi trên con đường đó.

Xin nói ngay đức tin là lănh vực mênh mông và sâu thẳm, ở đây tôi chỉ xin chia sẻ một chút đức tin theo sự đón nhận hạn hẹp của tôi.

1. Địa chỉ mà Chúa muốn tôi đi tới.

Nhiều khi tôi nh́n quê trời là địa chỉ mà hành tŕnh cuộc sống đời này của tôi phải nhằm tới, cũng nhiều lúc tôi nói cuộc sống đời này của tôi là đi về nhà Cha, cách nh́n và cách nói như trên cho thấy cuộc đời tôi cho tôi hướng đi và hướng đi đó là chính. Nhưng cách nh́n và cách nói mà tôi cho là rơ hơn sẽ rút ra từ Phúc Âm thánh Gioan: cuộc sống đời này của tôi là hành tŕnh đi về với Cha.

Trong Phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu thường nói:  “Thầy đi về với Cha”, những ngày trước cuộc khổ nạn Người nói như thế đến bảy lần. Địa chỉ này không là một nơi mà là một Đấng thiêng liêng, Đấng ấy không xa nhưng gần gũi, gần không v́ không gian, nhưng v́ liên đới, liên đới mật thiết và sâu thẳm. Để tránh mọi nghi ngờ, Chúa Giêsu xác định : “Thầy về với Cha của Thầy cũng là Cha của chúng con”(Ga 20,17).

Xác định đó đem lại cho tôi những an ủi ngọt ngào khôn tả, ngọt ngào nhất là cảm nghiệm được t́nh Cha. Cha là t́nh yêu, Cha là Đấng giàu ḷng thương xót, Cha yêu thương tôi cũng t́nh thương đối với Chúa Giêsu, Cha sai tôi đi vào thế gian và Cha đợi tôi trở về với Cha. Tin chắc chắn như vậy nên không ngừng hướng về Cha , hướng về Cha với ḷng khao khát, khao khát này là tuyệt đối, khao khát từng ngày, từng giờ, khao khát này bỏ lại đang sau mọi khao khát khác. Thiện chí của tôi là như vậy, mặc dầu thực tế đôi khi không được như vậy, tôi phải chiến đấu nội tâm, và đó là điều tôi phải tỉnh thức.

2. Con đường nào Chúa dạy tôi phải đi về với Cha.

Con đường Chúa dạy tôi phải chọn, đó là Đức Chúa Giêsu Kitô, chính Chúa Giêsu Kitô phán: “Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Gn14,8). Khi tin như vậy, tôi thấy điều quan trọng  thực thi Lời Chúa dạy trên, là biết khiêm tốn đón nhận Đức Kitô.

Tôi đón nhận Đức Kitô vào trong tâm hồn tôi, để sự thực và sự sống của Ngài trong tôi làm tôi nên người, để nên người mà thôi, thiết tưởng cũng cần có yêu tố siêu nhiên ấy.

Tôi  đón nhận Đức Kitô vào trong tâm hồn tôi, để tôi biết thực thi ư Chúa Cha, Chúa Cha có kế hoạch riêng về tôi, và sai tôi vào đời. Sự chu toàn thánh ư Chúa Cha nơi mỗi người làm nên sự thánh thiện của họ, sự thánh thiện như thế đă được Chúa Giêsu tỏ cho thấy khi Người phán: “ Lương thực của Thầy là làm theo ư Đấng đă sai Thầy”(Ga 4,34).

Đức Mẹ Maria cũng có tư tưởng như vậy trong lời “xin vâng” trong ngày truyền tin (Lc1,38).

Tôi đón nhận Đức Kitô vào ḷng để tôi có thể yêu thương người khác theo giới răn mới mà Người trối lại : “Thầy ban cho các con một điều răn mới, là các con hăy yêu thương nhau như chính Thầy đă yêu thương các con” (Ga14,24). Không Người trong tôi làm sao tôi có thể yêu thương người khác, như Người yêu thương tôi.

Tôi đón nhận Đức Kitô vào trong tâm hồn tôi, để tôi có thể trở thành của lễ do t́nh yêu và hy sinh, để làm chứng cho Thiên Chúa t́nh yêu, của lễ đời tôi và con đường cuộc sống tôi đi về nhà Cha là Thánh giá, bởi v́ Thánh giá là biểu tượng cho t́nh yêu chấp nhận đớn đau. Chúa Giêsu đă chọn Thánh giá làm biểu tượng con hiến tế cho t́nh yêu, đối với Chúa Cha và đối với loài người. Tôi cũng chọn lựa như Người, trong lựa chọn quan rọng đó, Người đă nói “Không có Thầy các con không thể làm ǵ được” (Ga15,5). Khi kết hợp với Đức Kitô là con đường để về với Cha, tôi thấy cách đi trên con đường đó không đơn giản.

3. Cách mà Chúa khuyên tôi thực hiện khi đi trên đường về với Cha.

 Theo kinh nghiệm bé nhỏ của tôi đi đứng cũng có cách đẹp, cách xấu, cách gây được thiện cảm và có cách gây nên ác cảm. Cách đi trên con đường Đức Kitô cũng vậy, muốn có cách đi tốt đẹp, tôi phải nhờ đến ơn Chúa Thánh Thần.

Ví dụ: Để thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và sự thật, như Đức Kitô dạy: phải có ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ giúp tôi phân định loại giữ đạo nào chỉ là trôi nổi theo h́nh thức, và loại nào là giữ đạo theo bề sâu.

 Chúa Giêsu phán: “ Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn các con đến sự thật đến toàn vẹn” (Ga16,13). Lời Chúa phán trên đây đang ứng nghiệm trên cánh đồng truyền giáo. Bởi v́ có những chuyện cả trong lănh vực đạo chỉ mang lại một vài phần trăm sự thực. Chính v́ thế mà những người tin theo hoặc bị sai lầm trầm trọng, một trong những ơn Chúa Thánh Thần thiết tưởng được coi là việc cần thiết cho việc truyền giáo, hiện nay tại Việt Nam này, là ơn hiểu biết và ơn khôn ngoan. V́ thiếu hai ơn đó, nhiều người mang danh nhà truyền giáo, mà có thể đă không đưa người ta về với Cha.

Trên đây là hành tŕnh của tôi đi về đời sau, một hành tŕnh đ̣i nhiều cầu nguyện, nhiều hy sinh, nhiều chiến đấu. Tôi không dám cho đây là hành tŕnh mẫu, bởi v́ tôi chắc chắn Chúa nhân lành có muôn vàn cách, để chia sẻ hạnh phúc của Người cho những người thiện chí sống theo lương tâm ngay chính. Trong ư nghĩ đó, tôi mong chia sẻ trên đây của tôi cũng là thái độ thiện chí của một lương tâm ư thức về bổn phận liên đới không thể coi thường .Amen./.

HĂY BIẾT SỢ

 

 

Anh chị em thân mến!

Tháng 11 khi viếng mộ những người đă chết, tôi hỏi thăm họ, hồn họ nay ở thế giới bên kia. Trong thinh lặng tôi nghe như họ trả lời, họ lên tiếng rơ ràng. Thiết tưởng những lời khuyên của họ không chỉ liên quan với tôi, nhưng cũng liên quan tới mọi người. V́ thế tôi xin phép chia sẻ những lời khuyên vắn tắt của họ chung quanh một ư chính “Hăy biết sợ”. Sống đời này ai biết sợ sẽ tránh được một kiếp sau khủng khiếp, biết sợ ở đây đă được Chúa nói trong Kinh Thánh, các hồn người chết chỉ nhắc lại.

1.Hăy biết sợ.

Chính Chúa Giêsu đă phán rơ: “Anh em hăy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn xác trong hoả ngục”(Mt10,28). Tôi tin việc Chúa Giêsu tiêu diệt cả hồn lẫn xác, một người trong hoả ngục là việc bất đắc dĩ, Chúa không muốn ai phải như vậy, nhưng chính họ đă dùng sự tự do Chúa ban, để không vâng phục và đón nhận Đấng có thể cứu họ khỏi hoả ngục. Để cứu họ Chúa đ̣i họ phải có thiện chí, thanh luyện chính ḿnh. Để thực hiện việc thanh luyện đó con người cần nhận biết ḿnh có rất nhiều điều xấu, sự nhận biết này đ̣i một thái độ khiêm tốn chân thành. Nhận biết ḿnh cách phải được thanh luyện, khi biết tôi đâu có ǵ sai phạm nặng nề mà cần phải thanh luyện, tôi thanh luyện ḿnh bằng những việc làm đạo đức của tôi thế là đủ rồi, tôi c̣n đạo đức hơn nhiều người khác. Tôi chỉ cần thanh luyện một thời gian theo ư tôi và bằng cách theo ư tôi ở đời này, v́ lương tâm tôi như vậy là hợp lư. Những cách nghĩ như thế, chính là những lừa dối chính ḿnh. An tâm như thế, sẽ càng thêm tội v́ kiêu căng.

Muốn tránh cho Đấng có quyền tiêu huỷ ta rong hoả ngục, ta chỉ có cách cậy trông vào ḷng thương xót của Chúa, mà để được Người thương như xót ta, th́ ta phải rất khiêm nhường, nghèo hèn, bé nhỏ, cậy trông, bất cứ một sự kiêu căng nào cũng sẽ làm cản ngăn không đón nhận được ḷng thương xót Chúa.

2. Hăy biết sợ hoả ngục.

Hoả ngục là điều Chúa nói rất nhiều lần trong Phúc âm. “Hỡi quân bị nghiền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẳn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt15,41), thế là họ ra đi để chịu cực h́nh muôn kiếp. Ta chưa thấy hoả ngục nhưng tin vào Lời Chúa, ta không thể không sợ. Tù ngục ở đời này vốn là h́nh phạt gay sợ hăi, hoả ngục ở đời sau là h́nh phạt rùng rợn không thể tả. H́nh phạt đó sẽ không bao giờ quen khổ đau, luôn mới khổ nhất là nó không bao giờ chấm dứt sẽ kéo dài đời đời, bởi v́  giao ước của t́nh yêu đă bị phá vỡ. Con người không chịu ăn năn sám hối, th́ chính ḿnh trở thành kẻ thù của Chúa. Chúa Giêsu từ khi sinh đă giao hoà loài người với Thiên Chúa, nhưng mỗi người phải góp phần của người vào việc giao hoà đó ít là qua sự khiêm nhường, đón nhận ơn giao hoà bằng sám hối ăn năn. Cuộc sống không biết trả lời tiếng Chúa t́nh yêu kêu gọi, sẽ phải trả giá rất mắc là bị ném vào nơi bao giờ có t́nh yêu, đó là hoả ngục.

3. Hăy biết sợ đi sai đường.

Chúa nói: “Hăy cố gắng vào qua cửa hẹp, v́ cửa rộng và đường thênh thang th́ đưa đến diệt vong mà nhiều người lại đi qua đó. C̣n cửa hẹp và đường chật th́ đưa đến sự sống, nhưng ít người t́m được lối ấy” (Mt7,13-14). Lời Chúa là sự thực, trên thực tế nhiều người chọn sai đường không những không biết sợ mà c̣n hănh diện, nếu cả đến người môn đệ Đức Kitô mà lại là sống đời hưởng thụ ở mức độ cao, ít cầu nguyện, nghèo bác ái, ngại dấn thân, không thường ngày tập luyện nhân đức, không nhận thấy sự có Chúa trong ḷng và thực thi ư Chúa mới là tài sản lớn nhất của ḿnh, th́ c̣n đâu là chứng nhân cho sự lựa chọn con đường Chúa muốn. Hơn nữa, con đường thênh thang lại được người môn đệ Chúa b́nh thường hoá th́ người đời sẽ dễ bị dụ dỗ theo gương sai lầm đó. Chính ḿnh đi sai đường lại khuyến khích người khác đi theo ḿnh, sự kiện này rất nguy hiểm.

Hồn những người đă chết nói với tôi lời sau cùng, trích từ sách Khải Huyền: “Đây chẳng bao lâu nữa Chúa sẽ đến, và Chúa đem theo lương bỗng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc người ấy làm... Phúc thay những kẻ giặt áo ḿnh để được quyền hưởng dùng cây sự sống, mà qua cửa mà vào thành. Những quân chó má làm phù phép gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng cùng với mọi kẻ thích điều gian dối và ăn gian nói dối sẽ phải đuổi ra ngoài” (Kh 22,12-15).

Những chia sẽ trên đây là điều chúng ta đáng quan tâm. Tay hăy suy nghĩ trong nội tâm đặt ḿnh trước tôn nhan Chúa. Thế giới hiện nay đang đi vào t́nh trạng không biết sợ những điều đáng sợ, không sợ tội, không sợ Chúa, không sợ hoả ngục, không sợ tiếng lương tâm. T́nh h́nh như thế sẽ đưa xă hội về đâu?.

Ước chi chúng ta biết sợ, biết sợ những đều phải sợ, đó là một lo sợ lành mạnh, dọn ḷng đón nhận ơn cứu độ của ḷng thương xót Chúa. Hồn những người đă chết nhắn chúng ta điều đó./.

 

LỄ CÁC LINH HỒN

 

 

Anh chị em thân mến!

1. Ai trong chúng ta cũng đều biết theo lịch phụng vụ, Giáo hội mừng lễ các thánh Nam Nữ ngày hôm trước, th́ hôm sau là mừng lễ Các Đẳng, v́ hai lễ này có mối quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau được. Trong ngày lễ Các Thánh, Giáo Hội mừng kính tất cả các vị chư Thánh nam cũng như nữ đă được hoặc chưa hay không được Giáo hội tôn phong. Theo ngôn ngữ thần học, th́ thế giới các vị chư thánh là thế giới giáo Hội chiến thắng. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới Giáo Hội chiến đấu, nhưng c̣n một  thế giới thứ ba của những con người đă ra khỏi thế giới Giáo hội chiến đấu, nhưng lại chưa được vào thế giới Giáo Hội chiến thắng, đó là thế giới Giáo hội thanh luyện. Cả ba thế giới này đều thuộc cùng một Giáo hợi và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau liên đới với nhau và lệ thuộc vào nhau. Tiếng chuyên môn gọi là mầu nhiệm các thánh cùng thông công. V́ thế, người ở thế giới Giáo Hội chiến đấu mừng kính và kêu cầu người thuộc thế giới Giáo Hội chiến thắng, là việc làm đương nhiên của những ngươí cùng thuộc gia đ́nh Giáo Hội. Cũng thế, người thuộc thế giới Giáo hội chiến đấu nhớ đến và cầu nguyện cho người thuộc thế giới Giáo Hội thanh luyện cũng là một chuyện hết sức b́nh thường.

2. Lễ các Đẳng và tháng các linh hồn được xây dựng trên nền tảng Giáo lư Công Giáo vững chắc: “Thiên Chúa tạo dựng con người theo h́nh ảnh Ngài, giống như Ngài” (St1,27). Nghĩa là có lư trí và t́nh cảm, có tự do và thách nhiệm, có linh hồn bất tử. V́ thế, một khi đă được tạo thành nghĩa là được Thiên Chúa kéo ra chỗ chốn hư vô, tức khỏi thế giới không hiện hữu mà đưa vào thế giới hiện hữu, th́ con người không bao giờ bị mai một đi như cỏ cây hay các sinh vật khác, mà tồn tại măi măi. Giáo lư Kitô giáo dựa vào mạc khải của chính Thiên Chúa mà khẳng định điều này. Nhưng không chỉ  có Kitô giáo mới tin sự bất tử của con người, mà tất cả các tôn giáo trên trái đất này và quan niệm dân gian b́nh thường đều tin rằng con người dù có chết đi cũng chưa phải là hết. Thật vậy, bất kỳ cộng đồng loài người nào dù bán khai hay văn minh, dù sống trước hay sau công nguyên, dù ở Châu Phi hay Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Úc cũng đều tin vào Thần linh và sự bất tử của con người. Tuỳ theo văn hoá khác nhau, cách biểu lộ ḷng tin ấy mang những nét văn hoá khác nhau.

3. Người ở trong thế giới Giáo hội chiến đấu có một lợi thế c̣n là có thể làm được rất nhiều điều để thay đổi cuộc sống để hoán cải, từ xấu nên tốt, từ tốt nên thánh thiện, chứ con người ở trên thế giới Giáo hội thanh luyện th́ không thể làm ǵ cho ḿnh được nữa. Thời gian lập công tích đức của họ đă qua rồi, bây giờ nh́n lại cuộc sống trần gian, xưa kia họ có hối cũng đă muộn, chính v́ thế mà những người đó rất cần đến những người c̣n sống. Chúng ta có thể giúp họ nhanh chóng thoát khỏi thế giới thanh luyện để bước vào thế giới chiến thắng. Đó là ư nghĩa của việc xin lễ cầu nguyện của những hy sinh hăm ḿnh bác ái, mà người tín hữu Kitô thực hiện với ư chỉ cho các linh hồn đang ở chốn luyện tội. Mặc khác tuy họ không làm được ǵ cho ḿnh nhưng những người đang được thanh luyện lại có thể cầu xin Thiên Chúa cho những người đang sống ở trần gian ơn này ơn khác. Và như vậy, th́ chúng ta càng không nên quên họ, v́ họ cũng là chỗ dựa của chúng ta là những kẻ cầu bầu đắc lực giúp chúng ta, v́ thế chúng ta nên thường xuyên cầu xin họ giúp chúng ta.

4. Nhưng nếu chúng ta muốn biết Thiên đàng hoả ngục hay luyện ngục ở đâu th́ có lẽ chúng ta khó mà được thoả măn. Trong Phúc âm chẳng thấy Chúa Giêsu xác định Thiên đàng hoả ngục ở đâu. Kinh Thánh chỉ khẳng định sau khi chết th́ số phận con người không giống nhau, có người được thưởng, có kẻ bị phạt tuỳ theo họ đă làm hay đă không làm những việc ấy “đói cho ăn, khát cho uống, rách ruới cho mặc...” . cho những người hèn mọn nhất của Thiên Chúa. C̣n muốn biết ǵ hơn nữa chúng ta chờ đến ngày chúng ta nhắm mắt th́ chúng ta sẽ thấy và mới rơ.

5. Làm thế nào để chúng ta sống mối tương quan tốt đẹp với những người đă khuất.

Riêng với người Á Châu và nhất là người Việt Nam chúng ta, th́ giữa thế giới người sống và thế giới người chết không hề có ranh giới. Chúng ta cứ quan sát cách cúng quả trong các gia đ́nh Việt Nam th́ thấy nay điều ấy. Một đĩa trái cất, một chén nước, một bó hoa, một nắm nhang, môt cái vái lạy... là cách biểu hiện đầy ư nghĩa của t́nh yêu thương ḷng hiếu thoả của người sống với những người đă khuất, nhớ đến những người đă khuất là tổ tiên, ông bà cha mẹ ḿnh là nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của các ngài. Không có các ngài làm sao có chúng ta ngày nay. Trong nhiều trường hợp chính nhờ các ngài mà chúng ta đang có những điều kiện thuận lợi hiện nay. Và mặc dù trong một số trường hợp khác mà các ngài không để lại cho ta của cải, địa vị, gia sản ǵ, th́ chúng ta cũng không phải v́ thế mà chối bỏ công ơn của tiền nhân. Ngay cả khi các ngài lại chỉ là những người vô danh tiểu tốt, th́ chúng ta vẫn là con cháu ḍng dơi của các ngài./.

 

LIÊN HỆ VỚI NGƯỜI ĐĂ QUA ĐỜI

 

Trong tháng 11 này, tại các cộng đoàn Công giáo, bầu khí liên hệ với người đă qua đời trở nên thân mật khác thường. Người đă chết tuy xa, nhưng được coi như rất gần. Tuy không hiện h́nh, nhưng họ được coi như hiện diện sâu xa trong tâm thức người thân. Tuy lặng im nhưng họ được coi như vẫn nói và nghe trong t́nh hiệp thông của người c̣n sống. Tôi thấy hiện t́nh hiệp thông ấy được thể hiện bằng nhiều cách, đặc biệt bằng hai cách sau đây:

1/ Cầu nguyện cho người đă qua đời.

Người quá cố đă được lên thiên đàng hay chưa điều đó không thuộc quyền của chúng ta. Chúng ta nếu thương họ th́ hăy cầu nguyện cho họ, cầu nguyện th́ phải rất kiên tŕ, cầu nguyện th́ phải luôn khởi sự lại, cầu nguyện th́ phải hết ḷng tha thiết, như Chúa Giêsu đă dạy: “Phải cầu nguyện liên lỉ không nản chí” (Lc8,1).

Chúng ta cầu nguyện cho những người đă qua đời để họ mau qua thời gian thanh luyện, và để việc đền tội của họ mau được kết thúc. Thực vậy, Chúa là Đấng vô cùng trong sáng, không ai sẽ được gần Ngài, kết hợp với Ngài, nếu c̣n dơ bẩn. Về điểm này tôi nghĩ tới điều Chúa Giêsu dạy qua dụ ngôn tiệc cưới(Mt1-14). Vua mời mọi thứ người vào dự tiệc cưới, nhưng khi rảo qua các bàn, Ngài thấy một người không mặc áo cưới, Ngài liền đuổi họ ra. Hơn nữa Ngài c̣n truyền đưa họ vào “chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt22,13).

Suy gẫm dụ ngôn trên, tôi hiểu người ta cần phải được thanh luyện, để có được coi là phần nào xứng đáng tham dự hạnh phúc Thiên đàng. Việc thanh  luyện sẽ được thực hiện ở đời này, nếu chưa đủ người chết sẽ được thanh luyện ở đời sau. Ngoài việc phải được thanh luyện, người chết thương c̣n phải chịu việc đền tội, bởi v́ Thiên Chúa là Đấng công b́nh, Người thưởng việc ai nấy xứng việc họ làm (Mt16,27). Tội có thể được tha, nhưng thiệt hại do tội và h́nh phạt do tội th́ phải gánh chịu. Điều đó dễ hiểu, thí dụ ngay ở đời này, việc làm hại kẻ khác bất cứ về phương diện nào đều là tội, nếu người phạm tội ăn năn sám hối, sẽ có thể được tha tội. Nhưng họ phải có bổn phận phải sửa lại thiệt hại do tội và chịu h́nh phạt do tội, hoặc cách này hoặc cách khác.Với những nhận thức như thế, người c̣n sống chúng ta thường nh́n nhũng thân nhân đă qua đời như những người bất toàn, họ cần được thanh luyện, họ cần phải chịu việc đền tội. Để cho việc thanh luyện và việc đền tội của họ được nhẹ đi và vắn lại, người c̣n sống thường xin Chúa thương đến họ, bằng cách chúng ta xin chịu thay một phần. Như thánh lễ ta xin cho họ, hy sinh ta chịu cho họ, việc từ thiện ta làm chỉ cho họ, lời cầu nguyện ta dâng lên Chúa cho họ.

Một cách tốt giúp họ mà Chúa rất muốn, đó là chính chúng ta cố gắng sống tốt hơn. Chúng ta tự thanh luyện ḿnh và để Chúa thanh luyện ta. Chúng ta tự đền tội ḿnh và đón nhận việc đền tội Chúa gởi đến cho ta. Chúng ta tự đền bù mọi thiệt hại ta đă gây cho người khác, và sẵn sàng cộng tác với Chúa trong những đền bù đó. Khi chúng ta làm như vậy, th́ vừa là cách chúng ta giúp những người đă qua đời, và cũng là vừa cách chúng ta  lo cho chính phần rỗi của ḿnh.

2/ Cầu nguyện với người đă qua đời.

Nhiều người không những cầu nguyện cho những người đă qua đời, mà c̣n cầu nguyện với những người ấy. Chúng ta tin rằng: những người đă qua đời trong ơn nghĩa Chúa được gần Chúa hơn chúng ta, họ cũng hiểu những ǵ hợp ư Chúa hơn chúng ta. Chúng ta cũng nghĩ rằng: khi chúng ta cầu nguyện với họ, th́ Chúa sẽ cho họ nghe được tâm t́nh của ta một cách sâu sắc. Nhất là những người chúng ta cầu nguyện lại là những người thân thiết của ta.

Tôi có một kinh nghiệm nhỏ xin được chia sẻ: Tôi hay cầu nguyện với cha mẹ và những người thuộc gia đ́nh trôi đă qua đời. Tôi cũng thường cầu nguyện với những hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ, tín hữu vốn là những người thân thiết nay đă ra đi. Tôi cũng có thói cầu nguyện cho các linh hồn mồ côi, và cầu nguyện cho các linh hồn ấy.

Khi cầu nguyện với họ, luôn luôn tôi được họ nhắn nhủ một ư tưởng tự đó là: Hăy vâng phục thánh ư Chúa, và hiện nay là hăy cầu nguyện nhiều và hăy hy sinh nhiều, để chính ḿnh được ơn biết rút ra những lợi ích thiêng liêng từ những sai lầm, yếu đuối và từ những thử thách, để chính ḿnh và nhiều người được ơn trở lại, để chính ḿnh và nhiều người được ơn sống đời đền tạ. V́ hiện nay, Chúa bị xúc phạm quá nhiều, người ta đang đi vào nguy cơ hủy diệt nhau và tự huỷ chính ḿnh.

Qua kinh nghiệm với các người đă qua đời, tôi thấy sự hiệp thông trong Hội Thánh mở ra một chiều kích mới. Có những chân lư được người chết nhắc nhở, có những t́nh h́nh được người chết báo động, có những ơn lành được người chết bầu cử cho. Tôi coi một số người đă qua đời là những người thân gần gũi, họ và tôi cùng chung một lư tưởng, họ và tôi cùng chia sẻ một chuyến đi, họ đi trước, tôi theo sau, kẻ trước ngưồi sau đều nhắm một đích điểm là nhà Cha. Chúng ta luôn nâng đỡ nhau luôn cầu nguyện cho nhau. Những liên hệ giữa người sống và người đă qua đời không những có thực, mà c̣n rất mặn mà thắm thiết, tất cả đều trong một động lực duy nhất, đó là t́nh yêu Thiên Chúa./.

 

LINH HỒN BÁO ƠN

 

 

Và sự sẵn sàng bảo vệ ta khi khốn khó, như trường họp sau đây là một trong rất nhiều bằng chứng.

Mineti ở neply nước Ư có chồng bị ở tù v́ do không trả nợ được, một phú hộ bố thí cho nàng ba đồng quá tuổi thân, Mineti vào nhà thờ khóc với Chúa rồi nhờ đến các linh hồn đáng thương luyện ngục, chị đem hết số tiền xin lễ cầu cho họ. Sau khi sốt sắng dự lễ, vừa ra khỏi nhà thờ, th́ có một ông cụ chận nàng lại hỏi thăm, biết được t́nh cảnh, cụ viết một là thư bảo Mineti đem đến địa chỉ kia sẽ được giúp đỡ. Mineti đến nơi trao thư nh́n thấy bức ảnh trên tường, nàng nói với chủ nhân: “Chính ông cụ này đă bảo tôi đến đây”. Người thanh niên mở thư nhận ra đúng nét chữ của bố: “Con! ba vừa ra khỏi luyện ngục nhờ một thánh lễ của cô gái này, hiện cô túng nghèo lắm, xin con thay ba đền ơn cô”. Đọc xong anh xúc động nói: “Chị đă mở cửa thiên đàng cho bố em, em hứa sẽ bảo đảm cuộc sống gia đ́nh chị”.

Anh chị em thân mến!

Tháng 11 đă về và có thể nói đây là những ngày tết của các linh hồn, v́ các đấng sẽ nhận được rất nhiều quà là những thánh lễ, kinh nguyện của người thân. Như người phụ nữ trên, chỉ với một thánh lễ mà đă cứu được một linh hồn. Mong anh chị em cũng sẽ dành nhiều hy sinh kinh nguyện và nhiều thánh lễ... đó là những món quà đẹp nhất trao tặng các đấng trong tháng các linh hồn này. Chắc chắn chúng ta sẽ có thêm những người bạn tốt trung thành không bao giờ quên ḿnh. Amen.

 

MÁI NHÀ ĐÍCH THỰC

 

 

Thưa anh chị em!

 Trong tuần vừa rồi trong cộng đoàn chúng ta có chị Maria Lê Thanh Nga được Chúa gọi về với Chúa, chị vẫn c̣n khẻo mạnh, vẫn đi dạy học. Một hôm tan giờ học cô giáo dẫn trẻ qua đường, có một anh tài xế taxi đang vội vă lấn đường và đụng vào cô giáo, cô ngă ra đường và sau đó ngồi  dạy  vẫn b́nh thường, nhưng chỉ ít ngày sau người ta phát giác ra là bị chấn thương sọ năo, rồi mê man và không qua được tai nạn.

Khi gia đ́nh đến báo tin cho tôi biết, th́ gia đ́nh lại dùng từ mà rất nhiều người Công Giáo quen dùng: “Mẹ con đă được Chúa gọi về nhà Cha”, một cụm từ mà rất đẹp, không những chỉ đẹp trong ngôn ngữ, mà c̣n đẹp cả trong nội dung, cụm từ đó người Công Giáo  vẫn sử dụng để nói về người thân của ḿnh qua đời, nó được bắt nguồn từ chính lời Chúa Giêsu: “Ḷng anh em đừng bồi hồi xao xuyến, trong nhà cha Thầy có nhiều chỗ ở, Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em”, Đức Cha Giecperich bảo rằng: “Ở trong Kinh Thánh sử dụng rất nhiều biểu tượng, để nói về Chúa Thánh Thần là hơi thở, biểu tượng nói về Thiên Chúa, biểu tượng nói về Chúa Giêsu là con đường, biểu tượng nói về Chúa Thánh Thần là hơi thở, biểu tượng nói về Chúa Cha theo Ngài đó là ngôi nhà”, một h́nh tượng rất gần gũi thân quen, nhưng cũng rất ư nghĩa.

 Xin hỏi anh chị em cái ǵ làm cho một ngôi nhà thực sự là một mái nhà? Có phải là chúng ta cứ sử dụng những vật liệu xây dựng đắt tiền nhất, trang trí nội thất sang trọng nhất, và những tiện nghi hiện đại nhất, th́ đó là một mái nhà đúng nghĩa không? Có lẽ điều đó rất cần, nhất là khi đời sống kinh tế của người dân đi lên. Nhưng tôi sợ nếu chỉ là như thế, th́ ngôi nhà chúng ta mới chỉ là khách sạn, mới là pḥng trọ, chưa xứng đáng được gọi là mái nhà.

 Như vậy c̣n cần chú ư đến nội dung tinh thần, nội dung tinh thần đó là ǵ? có phải chăng để làm thành một mái nhà, th́ những thành viên ở đó phải có một liên hệ máu mủ, chúng ta vẫn thường hiểu như vậy và đương nhiên điều đó là rất cần thiết.

Thế nhưng thực tế lại dạy tôi rằng, có những ngôi nhà, trong đó toàn là những thành viên thân thiết với nhau xét về phương diện máu huyết v́ là vợ chồng, cha mẹ, con cái, nhưng không biết sao trong thực tế nó cứ là hoả ngục thôi, chứ chưa đáng gọi là một mái nhà, ngược lại có những ngôi nhà trong đó người ta sống chung với nhau toàn là những người trên b́nh diện tự nhiên th́ xa lạ lắm, bởi v́ ở nhiều miền đất khác nhau, thí dụ như các ḍng tu, nhiều khi c̣n khác nhau cả về chủng tộc ngôn ngữ, nhưng vẫn đáng được gọi là một mái nhà.

 Vậy có cái ǵ để cho ngôi nhà chúng ta là nơi ở đó người ta được ngụp lặn, và hít thở bầu khí yêu thương, cảm thông, khoan dung, nâng đỡ, tha thứ, chia sẻ, chính những thứ đó mới làm cho ngôi nhà đáng trở thành mái nhà.

Như vậy khi Chúa Giêsu nói đến nhà của Cha, và Ngài đi dọn chỗ cho chúng ta, Ngài mở ra cho chúng ta một viễn tượng rất lớn, một viễn tượng mà từ ngữ triết học cao sang gọi là cánh chung luận, có nghĩa là Ngài mở ra cho cuộc sống của mỗi người, cũng như cho cả lịch sử nhân loại một cùng đích, cùng đích đó là nhà của Cha, là khi chúng ta được ch́m sâu trong đời sống hiệp thông, yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng đích đó c̣n chính là lịch sử thế giới này, khi nó được xây lên, để trở thành ngôi nhà chung của mọi người, trong đó người ta cứ xử với nhau bằng t́nh yêu thương và huynh đệ. Viễn tượng đó nhờ Chúa Giêsu hoàn toàn trở thành hiện thực, nhưng nó cần phải được chúng ta góp phần xây dựng từ hôm nay, cho nên chúng ta thử coi lại ngôi nhà của ḿnh, sợ rằng trong hướng đời sống kinh tế thị trường hôm nay, tất cả chúng ta đều nỗ lực xây dựng ngôi nhà vật chất, cho tiện nghi và hiện đại hơn, nhưng e rằng nội dung bị mất mát, bằng chứng là năm 1998 có 60.000 cặp ly hôn ở thành phố Sài g̣n, và có 10.000 đôi hôn phối đăng kư ly hôn, đấy là chính thức ly hôn c̣n biết bao mái nhà mà, trong đó người ta không c̣n gặp được tiếng cười hạnh phúc, mỗi khi chiều xuống bên mâm cơm chung với nhau, giữa cha mẹ và con cái.

Con số đó nói lên một phần nào trong đời sống kinh tế mở mang, đời sống vật chất của chúng ta có thể được nâng lên, nhưng nội dung bên trong cần xem lại, không chừng nó bị bào ṃn và mất mát. Khi Chúa Giêsu mở ra cho ta một viễn tượng nhà của Cha, là một thế giới huynh đệ yêu thương như thế, th́ đâu là con đường để dẫn ḿnh bước đi, con đường đó Chúa Giêsu nói rất rơ: “Thầy là đường là sự thật và là sự sống”, cho nên đường ta bước đi là đường Giêsu.

Đường Giêsu có hai nghĩa, mà thường chúng ta chỉ hiểu có một, ta chỉ hiểu một nghĩa, đó là con đường đưa ḿnh lên với Thiên Chúa, mà chúng ta quên mất trước khi đường Giêsu, là đường đưa ḿnh lên Thiên Chúa, th́ đường Giêsu là đường Thiên Chúa đến với con người. Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, và chính v́ không thấy mà người ta tha hồ tượng tượng, Thiên Chúa theo sở thích của ḿnh, nhưng nơi Chúa Giêsu  là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh, th́ người ta thấy được Thiên Chúa, đó là một Thiên Chúa đi t́m, một Thiên Chúa đến với con người, một Thiên Chúa chia sẻ và đồng hành với con người, để rồi nhờ đó, đường Giêsu trở thành đường đưa con người lên với Thiên Chúa. “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”.

Nhưng dù đường nào đi nữa, cũng có chung một đặc tính này, là làm đường th́ để đi, mà nếu muốn đi, th́ cái căn bản là phải ra khỏi nhà của ḿnh, và đặt chân lên con đường. Đường Giêsu cũng như vậy, Ngài là người đă ra khỏi nhà của ḿnh, theo nghĩa là đă tự ư khước từ vinh quang Thiên Chúa, và lên đường đến với con người, thánh Phaolô nói điều này rất hay, trong thư gửi tín hữu Philip: “Mầu nhiệm huỷ ḿnh ra không của Thiên Chúa”.

 Trong cuộc sống trần thế xét như một con người, Ngài cũng không ngừng ra khỏi nhà của ḿnh, ra khỏi những ư nghĩ và tính toán vật chật hẹp của ḿnh, để đón nhận thánh ư của Thiên Chúa, ra khỏi sự ích kỷ của, ḿnh để đến với anh chị em, nhất là những người cần được chăm sóc, Chúa Giêsu trở thành mẫu mực cho chúng ta. Nếu ta muốn đi con đường Giêsu để về nhà Cha, th́ không có cách nào khác, hơn là chúng ta cũng phải tập ra khỏi ngôi nhà ích kỷ của ḿnh, và đặt chân trên con đường đó để đến với Chúa và đến với nhau.

Một cách cụ thể tôi nghĩ đến hai điều:

 Thứ nhất là trong đời sống cầu nguyện, khi chúng ta cầu nguyện, có nghĩa là ḿnh phải ra khỏi bản thân để hướng lên Thiên Chúa, nhưng tôi sợ chúng ta cứ nghĩ cầu nguyện là ngược lại, tức là ḿnh bắt Chúa ta khỏi nhà của Ngài, để tới nhà với ḿnh.

Trong lịch sử của Hội Thánh cho đến hôm nay, có một h́nh thức cầu nguyện rất quan trọng, gọi là lời kinh chuyển cầu, ta không cầu nguyện cho ḿnh mà cầu cho Hội Thánh, cầu cho những nhu cầu của tha nhân. Cầu nguyện không những là cách chúng ta tiếp cận với Thiên Chúa, mà cầu nguyện c̣n là cách Hội Thánh giáo dục chúng ta sống đức mến, sống tinh thần Kitô giáo khi trong lúc cầu nguyện, ta biết nghĩ đến nhu cầu của tha nhân.

 Gợi ư thứ hai là đời sống gia đ́nh của ḿnh, bởi v́ ngôi nhà chúng ta là một tái hiện cụ thể nhất ngôi nhà của Cha, và v́ thế để trở thành h́nh bóng cho ngôi nhà của Cha th́, mỗi thành viên trong nhà được mời gọi để ra khỏi ḿnh và nghĩ đến người khác. Nếu trong gia đ́nh ḿnh không làm được mời gọi để ra khỏi  ḿnh và nghĩ đến người khác. Nếu trong gia đ́nh ḿnh không làm được chuyện đó, th́ sợ rằng chúng ta vẫn bảo với nhau là bác ái xă hội, xây dựng một thế giới mới nó trừu tượng mông lung và vừa là ảo tưởng.

Chính v́ vậy một câu nói rất quen thuộc đó là lời mời gọi của Đức Piô XII: “Trong một gia đ́nh mà người chồng quên ḿnh đi để chỉ nghĩ đến vợ và các con, người vợ quên ḿnh đi để nghĩ đến chồng và các con, các con quên ḿnh đi để chỉ nghĩ đến cha mẹ, th́ gia đ́nh ấy là Thiên đàng”, có nghĩa là gia đ́nh ấy trở thành ngôi nhà của Cha, bởi v́ nó hoạ lại nhà Cha, nó hoạ lại đời sống hiệp thông yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là hai gợi ư tôi xin anh chị em đón nhận và chúng ta tiếp tục suy nghĩ trong đời sống của ḿnh.

Như tôi đă nói trong đầu thánh lễ, chính trong cử hành phụng vụ Thánh Thể mà Chúa Giêsu thể hiện rơ nét nhất là điều người nói với chúng ta, Ngài  là đường là sự thật và là sự sống, bởi v́ Ngài giới thiệu cho chúng ta con đường sự thật, và đồng thời lôi chúng ta đi trên con đường sự sống. Xin Chúa bằng lời của Người và bằng giá máu Thánh Ngài nâng đỡ, bổ sức và hướng dẫn chúng ta để chúng ta được đồng hành với Chúa thực sự trên con đường Ngài vạch ra cho chúng ta.

Theo Bước Chân Các Ngài

Chủ đề: "Các thánh đă ǵn giữ đức tin cho chúng ta. Các Ngài là những người hướng dẫn chúng ta trong hành tŕnh đức tin của chúng ta."

Khoảng 60 năm sau khi Chúa Giêsu ra đời, một cơn hoả hoạn khổng lồ đă xảy ra ở thành Rôma. Đám cháy kéo dài hơn một tuần lễ. Người ta đồn rằng Hoàng đế Neron đă ra lệnh phóng hoả. Ông ta muốn tiêu huỷ thành phố Roma cổ xưa, xây dựng lại một thành mới và đặt bằng tên của chính ông ta.

Neron đă cố gắng hết sức để ngăn chận tiếng đồn ấy, nhưng nào có được. Cuối cùng trong cơn thất vọng, ông ta vội t́m một đối tượng để trút lên đó mọi lời nguyền rủa của dân chúng. Ông ta liền vu khống cho cộng đoàn Kitô hữu ở Roma là đă gây ra cơn hoả hoạn. Lời tố cáo của Neron khai mào cho cuộc bắt bớ tôn giáo kéo dài gần 300 năm. Một sử gia Rôma đă mô tả cuộc bắt bớ dưới thời Neron như sau: "Các Kitô hữu bị đối xử tàn bạo khác thường. Nhiều người phải khoác lên ḿnh một tấm da thú để rồi bị đàn chó dữ cắn xé ra từng mảnh. Nhiều người khác bị treo lên thập tự giá và ban đêm bị dùng làm bó đuốc đốt sáng soi cho bóng đêm".

Để tự vệ và duy tŕ đời sống tôn giáo của ḿnh, nhiều Kitô hữu đă thực sự chui xuống sinh hoạt dưới ḷng đất. Họ đào được hệ thống đường hầm tỉ mỉ trong ḷng đất ở vùng có núi lửa tại Roma. Một số trong những đường hầm nổi tiếng này dài đến nhiều dặm và được thiết kế như những mê lộ để gây khó khăn cho các nhà cầm quyền đương thời.

Hiện nay, một số những hang động này (được gọi là hang toại đạo), là những trung tâm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách đi đến Rôma. Chính trong những đường hầm này, các Kitô hữu đă từng tổ chức Thánh lễ, rửa tội các cháu bé và chôn cất những người chết. Trong các tác phẩm của ḿnh, thánh Jerôme cho biết: Khi c̣n là một chú bé, ngài và các bạn thường hay chơi trong các hang toại đạo. Sau thánh Jerôme nhiều thế kỷ, các chú bé Roma cũng vẫn thường vui chơi trong các hang toại đạo. Một ngày nọ, một nhóm các cậu bé đang đi lang thang qua các mê lộ, dưới đường hầm, đột nhiên chiếc đèn pin duy nhất của chúng bị hỏng. Các chú hoàn toàn lâm vào bóng tối, không biết lối ra, đang khi cả đám bị kinh hoàng cực độ, th́ một chú bé cảm thấy như có một đường rănh bằng phẳng nơi nền đá của đường hầm; đường này dẫn ra một lối đi đă được bào phẳng nhờ bước chân của hàng ngàn Kitô hữu trong thời kỳ bị bắt bớ ở Roma. Thế là các chú bé lần theo những dấu chân các vị thánh xưa và t́m được lối thoát khỏi hang sâu tối tăm và b́nh yên đến vùng có ánh mặt trời.

Chúng ta có hai lư do để suy nghĩ về câu chuyện trên:

Thứ nhất, nó cho ta thấy cái giá khủng khiếp mà tổ tiên những Kitô hữu chúng ta phải trả giá cho đức tin của họ. Nếu các ngài đă không trả giá đắt như thế, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ không được làm Kitô hữu như ngày hôm nay.

Thứ hai, câu chuyện các cậu bé trong hang toại đạo giống như một loại dụ ngôn cho ta thấy các vị thánh ngày xưa vẫn c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc đời chúng ta như thế nào.

Nhiều người trong chúng ta giống những chú bé trong các hang toại đạo: chúng ta bị lạc lối, hoang mang v́ những ư kiến xung đột nhau, chúng ta chả biết điều ǵ đúng điều ǵ sai, giống như chúng ta đang bị lâm vào bóng tối, không biết rơ đường đi nước bước. Câu chuyện các chú bé trong hầm mộ quả là một dụ ngôn cho chúng ta.

Các chú bé đă t́m ra con đường trên nền hầm được bước chân các vị thánh bào phẳng hằng bao thế kỷ trước. Nhờ đi thoát khỏi bóng tối trong hang để tới được ánh sáng ban ngày. Một cách tương tự, chúng ta cũng có thể bước theo các vị thánh để t́m ra con đường dẫn chúng ta khỏi vùng tối tăm và hỗn độn của thời đại chúng ta hầu đến được ánh sáng ban ngày.

Và như thế, là mừng CÁC THÁNH đem lại hai mục đích cho chúng ta:

Trước hết, lễ này nhắc nhở chúng ta công ơn rất lớn lao của các thánh thời xưa là những người đă bảo tồn đức tin Công giáo cho chúng ta.

Thứ đến lễ này nhắc chúng ta nhớ nếu chúng ta biết bắt chước các thánh và noi theo gương các ngài chúng ta cũng sẽ t́m ra lối đi dẫn chúng ta từ vùng tăm tối của trần thế bước vào ánh sáng huy hoàng của Chúa.

Các thánh chẳng phải là những người khác thường ǵ, các ngài cũng b́nh thường như chúng ta, nhưng đă sống cuộc đời b́nh thường của các ngài một cách phi thường. Chúng ta hăy dùng đoạn thơ nhan đề The Way (Con đường) của John Oxenham để kết thúc; đoạn này tóm tắt lời mời gọi và sự thách đố mà ngày lễ các Thánh hôm nay đặt ra cho mỗi người chúng ta:

"Ở đó, có hai con đường mở ra trước mặt mỗi người; một con đường cao và một con đường thấp. Những linh hồn cao thượng thích leo lên con đường cao mà đi, c̣n những linh hồn thấp kém lần ṃ theo con đường thấp mà đi. Giữa hai con đường ấy là những linh hồn c̣n lại trôi vật vờ trên những vùng sương mờ vô định. Nhưng mỗi người phải quyết định xem trong hai con đường ấy linh hồn ḿnh sẽ đi con đường nào".

Lễ Các Thánh mời gọi chúng ta hăy can đảm bắt chước các thánh chọn con đường cao để một ngày kia chúng ta cũng sẽ được xum họp với các ngài trên trời để chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu muôn đời.

 

* Sự Thanh Luyện Cần Thiết

 

Hôm qua ngày lễ Các Thánh, Giáo hội vui mừng với những con cái của ḿnh đă được hưởng vinh quang thiên quốc. Hôm nay trong tinh thần hiệp thông, Giáo hội tưởng niệm và cầu nguyện cho mọi tín hữu đă qua đời hiện đang c̣n thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

1. Các linh hồn cần được thanh luyện.

Những tín hữu đă chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa sạch hết mọi tội và chưa đền tội bằng những h́nh phạt tạm thời này th́ không thể vào thẳng thiên đàng được, chưa xứng đáng hưởng nhan thánh Chúa nên họ phải chờ đợi thanh luyện xong mới vào thiên đàng. Thời gian đó là thời gian xa cách Chúa. Công đồng Floren đă định tín: có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn. Các linh hồn ra khỏi trần gian không c̣n có thể làm được việc ǵ lành để cứu ḿnh nên chỉ trông cậy vào những người c̣n sống lập công cầu nguyện cho ḿnh để rút ngắn thời gian thanh luyện. V́ thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội. Đặc biệt là việc dâng thánh lễ, dành tháng 11 cầu nguyện cho họ. Giáo hội c̣n mở kho tàng ân xá là công nghiệp của các Thánh để nhường cho các linh hồn nơi luyện tội. Giáo hội khuyến khích việc đi viếng các nghĩa địa, sửa sang mồ mả và cầu nguyện cho các linh hồn theo câu tục ngữ: mồ thật chôn các người chết là trái tim người sống.

Công đồng Vatican II đă xác tín lại tín điều Giáo hội cùng thông công giữa ba thành phần: lữ hành, thanh luyện và vinh thắng. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng: Trong số những môn đệ của Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành tŕnh nơi dương thế, có những kẻ hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được thanh luyện, và có những người đang được chiêm ngưỡng "rơ ràng Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có"... Sự hiệp nhất giữa những người c̣n sống trên dương thế với các anh em đă yên nghĩ trong b́nh an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó c̣n được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Quả thực, nhờ kết hiệp mật với Chúa Kitô hơn, các người ở trên trời củng cố toàn thể Giáo hội vững bền hơn trong sự thánh thiện, làm cho việc thờ phượng mà hiện nay Giáo hội tại thế dâng lên Thiên Chúa được cao cả hơn, và họ góp phần phát triển Giáo hội rộng răi hơn bằng nhiều cách (Lumen Gentium, chương 7, số 49).

Trong số 50, Hiến Chế Lumen Gentium viết: nhận biết sự đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo hội lữ hành hết ḷng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đă chết v́ "cầu nguyện cho những người đă chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh tốt đẹp" (2 Mac 12, 46).

Việc lành thánh tốt đẹp ấy được nói đến trong Thánh Kinh và giáo huấn của Giáo hội.

A. Thánh kinh:

Hai đoạn văn thường được nhắc đến là 2Macabê 12, 39-46 và 1Côrintô 3, 10-15. Một bản văn thuộc Cựu ước và một thuộc Tân ước.

a. Sách Macabê II: sách được viết vào khoảng năm 124 trước công nguyên, đánh dấu nhiều bước tiến trong mạc khải cánh chung. Ở chương 7, chúng ta gặp thấy chứng tích về niềm tin vào sự sống lại dành cho các vị tử đạo. Chương 11, chúng ta lại thấy chứng tích về việc cầu nguyện cho người đă qua đời được thúc đẩy bởi niềm tin vào sự phục sinh.

b. Thư thứ nhất Côrintô: bản văn nói đến sự thanh luyện. Đoạn văn đă được sử dụng để nói tới sự phân biệt ba hạng người sau khi chết: những người lành được lên thiên đàng, những người xấu phải xuống hoả ngục, hạng người thứ ba được cứu rỗi nhưng cũng cần được thanh luyện bằng lửa, tức là lửa thanh luyện.

Trong bối cảnh tổng quát của mạc khải, có thể biện minh sự hiện hữu của việc thanh luyện tội lỗi sau khi chết với ba lư chứng sau đây: sự thanh sạch cần thiết để được đến gần Chúa (x. Xh 29, 4; Lêvi 11; Tv 24, 3-4; Is 35, 8. 52, 1; Mt 5, 8. 48; Kh 21, 27); trách nhiệm cá nhân trong việc đền tội (x. 2Sm 12, 13-15); và giá trị của sự cầu nguyện cho người qua đời (x. 2Macabê 12, 40; 1Cor 15, 29; 2 Tim 1, 16-18).

B. Giáo huấn Giáo Hội:

Công đồng Vatican II bàn đến t́nh trạng thanh luyện sau khi chết ở chương VII của hiến chế Lumen Gentium. Số 49, Công đồng nh́n nhận rằng "có những tín hữu đă qua đời và đang được thanh luyện". Số 50, đạo lư về sự thông hiệp giữa hết mọi phần tử Giáo hội được dựa trên thói tục bắt nguồn từ thuở ban đầu Kitô giáo về sự tưởng niệm người chết và cầu nguyện cho họ. Phần kết chương VII tŕnh bày về đường hướng mục vụ, Công đồng tái khẳng định đạo lư cổ truyền của Giáo hội: "Thánh Công Đồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được vinh hiển trên trời hay c̣n phải thanh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của thánh Công đồng Nicêa II, Firence, Trento (số 51 a)"

C. Sách giáo lư Giáo hội Công giáo

Các số 1030 -1032 bàn đến sự thanh luyện. Có thể tóm lại trong các điểm sau:

- Các linh hồn cần được thanh luyện để hoàn tất sự thánh thiện cần thiết để được vào thiên đàng (số 1030). Lưu ư là sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một 'nơi chốn', lại càng không thể nói "thời gian" bao lâu.

- Các linh hồn có thể được chúng ta giúp đỡ bằng lời càu nguyện (số 1032)

- Luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn (số 1031), luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục.

- Sách giáo lư có trích dẫn cụm từ "lửa thanh luyện" (x. 1Cor 3, 15; 1Pr 1, 7) nhưng không nói là phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng (số 1032)

2. Các linh hồn được thanh luyện bằng cách nào?

Truyền thống Giáo hội nói rằng: các linh hồn được thanh tẩy bằng lửa, lửa t́nh yêu (x. Dc 8, 7), ḷng khát khao thấy Thiên Chúa. Sự đau khổ trong day dứt hối hận tột độ. Các linh hồn mong hưởng nhan thánh Chúa nhưng lại chưa được v́ ḿnh chưa trong sạch xứng đáng nên phải thanh luyện bằng sự hối hận đầy ḷng mến. Thánh Tôma cho rằng nguyên sự nôn nao muốn về thiên đàng cũng đă đủ tạo nên cực h́nh rồi (x. IV Sent, d. 21, q. 1 de Purgatorio, a. 3). Thực vậy, nếu các tội nhân hoả ngục đau đớn v́ măi măi ĺa xa Chúa, th́ các linh hồn đang thanh luyện phải trải qua một thứ cực h́nh khác: họ mong mỏi mau được về với Chúa. Sự náo nức v́ chờ đợi kẻ thân yêu cũng đă đủ "thiêu đốt tâm can" rồi! Dù sao, một khi họ biết được lư do v́ sao họ chưa được vào thiên đàng, họ sẽ đau buồn v́ trước kia họ chưa mến Chúa cho đủ, họ đă coi nhẹ việc thống hối đền tội.

Do đó có thể hiểu rằng nổi thống khổ của các linh hồn thanh luyện tuy cực độ nhưng đượm màu hân hoan và tràn trề hy vọng. Đức Cha Tihaner quan niệm rằng: luyện ngục là một hoả ngục đầy hân hoan, là một thiên đàng đầy đau khổ. Chính linh hồn ư thức t́nh trạng bất xứng của ḿnh trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, v́ thế tự nguyện được thanh tẩy. Giống như khi ta vào nhà nào lát gạch men bóng loáng, th́ tự nhiên để dép ở ngoài. Nếu chân ta dính nhiều bùn đất mà muốn vào phải rửa chân cho sạch. Chính linh hồn muốn trở nên thanh khiết hơn, trưởng thành hơn, trong sáng hơn để được hiệp nhất với Thiên Chúa nên đón nhận những đau khổ do việc thanh luyện như là một phương thế cần thiết. Bởi đó trong luyện ngục hạnh phúc đă bắt đầu chớm nở. Đây là một thứ đau đớn làm sung sướng hay một thứ hạnh phúc pha lẫn đau khổ. Nh́n dưới lăng kính t́nh yêu, các linh hồn đau đớn do h́nh phạt đền tội, do sự khắc khoải v́ chưa được lên thiên đàng. Nhưng họ vui sướng bởi v́ chính t́nh yêu Chúa đang thanh luyện họ, họ đang tập "yêu mến" cách trọn hảo hơn, cắt đứt những ràng buộc với thọ tạo. Họ cũng vui sướng v́ họ đă được đảm bảo về phần rỗi, bởi v́ họ chắc chắn rằng ḿnh sống trong ân sủng và đức ái.

Sự thanh luyện nói lên ḷng lân tuất của Thiên Chúa: Ngài muốn chúng ta nên hoàn thiện, thanh sạch ngơ hầu xứng đáng chiêm ngắm nhan Ngài. Sự thanh luyện cũng nói lên t́nh yêu của Thiên Chúa: Ngài muốn cho chúng ta dành trọn cả mối t́nh cho Ngài chứ không quyến luyến với thọ tạo nào.

3. Cần phải cầu nguyện cho các linh hồn

Sự thanh luyện thuộc về "cánh chung trung thời" bởi v́ nó sẽ không tồn tại sau ngày tận thế nữa. Luyện ngục chỉ là thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Luyện ngục chỉ là một chuyến đ̣ ngang. Thiên Chúa mới là bến bờ. Đời sống vĩnh cửu mới là cùng đích, là phần thưởng Thiên Chúa hứa ban.

Đạo lư về sự thanh luyện thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đă qua đời. Tập tục này đă có từ cuối thời Cựu ước và trong suốt lịch sử Giáo hội (x. GLCG số 1032; 958; 1371; 1689). Ngoài những h́nh thức cầu nguyện riêng tư, phụng vụ Giáo hội khuyến khích tục lệ này. Khởi đầu từ Thánh lễ, nơi đó Giáo hội hiệp thông với Các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn c̣n đang chịu thanh luyện. Hằng năm, ngày 2 tháng 11 được dành để cầu nguyện cho tất cả các linh hồn đă qua đời tiếp sau lễ kính Các Thánh. Giáo hội c̣n dành cả tháng 11 nhớ đến các linh hồn và mời gọi con cái ḿnh cầu nguyện, hy sinh hăm ḿnh, làm việc bác ái như là nghĩa cử biểu lộ ḷng yêu thương đối với họ cũng như t́nh hiệp thông trong nhiệm thể Chúa Kitô.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

Hy Vọng Sống Muôn Đời

Theo chu kỳ Phụng Vụ, Giáo Hội lập ra tháng các linh hồn với mục đích nhắc nhớ chúng ta một nghĩa vụ, là phải cứu các linh hồn c̣n đang phải thanh luyện nơi ngục h́nh, đang khát khao mong đợi ngày được giải thoát để về hưởng Chúa trong hạnh phúc vĩnh cửu mà Chúa đă hứa cho những tôi trung con thảo của Chúa; đồng thời, Giáo Hội hướng ḷng chúng ta lên tưởng nhớ, khát mong hạnh phúc vĩnh củu đời sau, là cùng đích và cứu cánh của cuộc sống con người.

I. Niềm Tin Vào Sự Sống Đời Sau

Người Hy Lạp cũng như người Á Đông chúng ta lại rất coi trọng và tin tưởng rằng, chết chưa phải là hết. Ḷng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đă qua đời làm cho họ phải băn khoăn lo lắng không ít.

Các Tín Hữu hồi Giáo Hội sơ khai và nhất là các Tín Hữu của Giáo Đoàn Thessalonica rất xao xuyến, thắc mắc về số phận của thân nhân ḿnh đă qua đời.

Trước tâm thức công cộng đó, xưa cũng như nay, Đông Phương cũng như Tây Phương, Thánh Phaolô đă viết bức thư gởi cho Giáo Đoàn Thessalonica như chúng ta vừa nghe, để giải thích cho họ biết về số phận của những người đă ra đi, mặc khải cho chúng ta một giáo lư vững chắc về cuộc sống đời sau, làm cho chúng ta được phấn khởi với niềm xác tín vào tín điều: "Xác loài người ngày sau sống lại". Giáo lư đó nâng đỡ tinh thần chúng ta trong lúc phải đau buồn v́ mất người thân yêu, nó c̣n bảo đảm cho chúng ta rằng: Người thân yêu của chúng ta đă ra đi và cả chúng ta nữa, sẽ đạt hạnh phúc Chúa hứa ban, qua chính việc Chúa Kitô đă sống lại từ cơi chết, như lời Thánh Phaolô viết: "Đức Kitô đă chết và đă sống lại; th́ cũng vậy, những người đă chết trong Đức Kitô, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người" (I Thess 4,14). Chúng ta cũng cần lưu ư, chỉ những kẻ đă sống và chết cho Chúa Kitô, những kẻ thuộc về Chúa Kitô nhờ ơn thánh th́ mới được đem đến làm một với Người và cùng được đồng hưởng hạnh phúc với Chúa. Trái lại, những ai không sống và chết cho Chúa Kitô, không thuộc về Chúa nhờ ơn thánh, th́ cũng chẳng được đem đến với Người và được đồng hạnh phúc với Người.

Cũng một Đức Tin dạy chúng ta rằng: Các người thân yêu của chúng ta đă ra đi, nếu chưa thanh sạch đủ để xứng đáng hưởng Chúa trong hạnh phúc vĩnh cửu, th́ phải chịu thanh luyện trong ngục h́nh bằng nhiều thứ h́nh khổ giác quan, v́ thân xác đă đồng lơa với linh hồn xúc phạm đến Chúa, nhưng nhất là h́nh khổ khát mong gặp Chúa mà chưa được. Đó là một khổ h́nh làm ray rứt tâm can, thiêu đốt trí ḷng các linh hồn nơi luyện ngục hơn hết.

Chúng ta có nhiệm vụ cứu vớt các ngài bằng cách dâng lời cầu nguyện, hy sinh, hăm ḿnh, ăn chay, bố thí và dâng Thánh Lễ cầu cho các ngài. Các ngài không c̣n có thể lập công trạng để cứu ḿnh được, v́ đă hết thời lập công; các ngài trông nhờ ở chúng ta, mong đợi nơi những người thân yêu c̣n đang sống nơi dương thế. Các ngài rất thần thế trước tôn nhan Chúa, được Chúa thương yêu tŕu mến, các ngài không thua ḷng quảng đại của chúng ta, sẽ cầu bầu cho chúng ta, đền đáp cân xứng cách bội hậu, cho những ơn phúc chúng ta đă làm để cứu giúp các ngài. Nên chúng ta hăy năng tưởng nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn luyện tội; ngày mai đây khi chúng ta qua đi, chúng ta cũng sẽ được đền đáp và được các người thân yêu c̣n lại nơi trần gian nhớ đến và cầu cho chúng ta; trái lại, chúng ta bỏ qua hay quên lăng hoặc không quan tâm ǵ tới việc cứu giúp các linh hồn trong luyện h́nh, th́ Chúa công bằng vô cùng cũng để người ta quên chúng ta như vậy, hoặc Chúa sẽ lấy công phúc việc lành của người thân yêu cầu cho chúng ta, để ban cho các linh hồn khác xứng đáng lănh nhận hơn chúng ta.

II. Để Được Vui Sống Muôn Đời

Khi tưởng nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn nơi ngục h́nh, những người thân yêu của chúng ta đă ra đi, cũng là lúc cần nhắc lại cho chúng ta một chân lư bất di dịch là ai trong chúng ta cũng phải ĺa khỏi cơi đời này, để đi sang thế giới bên kia bằng cái chết. V́ chết không phải là hết như những người vô thần chủ trương, nhưng chết đi là tiến tới cơi sống muôn đời.

Không kể những người vô thần, những người không tin tưởng ở cuộc sống vĩnh cửu, họ chỉ bám riết lấy cuộc sống đời này, với mọi mánh lới cho dù là quỉ quyệt gian ngoa, để cố t́m thỏa măn nơi cuộc sống tạm bợ đời này; ngay cả những người mệnh danh là Tín Hữu, là con cái Thiên Chúa, nhiều người cũng sống dường như không tin tưởng ǵ; sống phản lại với niềm tin, không màng tưởng ǵ đến đời sau, đến những sự vĩnh cửu và hạnh phúc mai hậu.

Trái lại, các Thánh hằng xác tín và chân nhận giá trị đích thực, những sự thật siêu nhiên vĩnh cửu của đời sống mai hậu và hạnh phúc bất diệt, nên các ngài hằng khát khao t́m kiếm Chúa, tha thiết ước mong gặp được Chúa, để được hưởng kiến Chúa, chiếm hữu được Chúa là chính hạnh phúc chân thật các ngài hằng mơ tưởng ngày đêm, từng phút từng giây, các ngài lấy làm sung sướng được thoát ly khỏi cái xác hay chết và đời tạm gửi này, để có thể chiếm hữu được điều các ngài hằng tin tưởng, v́ xác tín rằng: "Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời".

Đức Tin Công Giáo dạy: Chết chưa phải là hết, nhưng là bước sang một cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu và hạnh phúc của con cái Thiên Chúa. Hạnh phúc mà chính Chúa đă hứa ban cho các con cái ngoan thảo trung thành của Người.

Kết Luận

Vậy chúng ta làm thế nào để đạt được hạnh phúc vĩnh cửu, chiếm hữu được Chúa là chính nguồn hạnh phúc chân thật, là cùng đích của chúng ta, như các Thánh và các linh hồn tuyển phúc, những người thân yêu đă ra đi trước chúng ta?

Chúng ta cần phải sống niềm tin, trung thành với niềm tin đến cùng, khát khao mong đợi t́m kiếm Chúa cho tới khi gặp được Người, chiếm hữu được Người như các Thánh và như tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta đă ra đi trước chúng ta, khi ĺa bỏ cơi đời để về với Chúa.

 

NGHĨ VỀ SỰ CHẾT

 

 

Cái chết cũng là biến cố đụng tới mọi người, nó là một vấn đề chung và được coi là hết sức quan trọng, bởi v́ nó đặt ra câu hỏi: “Đâu là ư nghĩa cuộc sống, cuộc đời đi về đâu, bên kia sự chết có ǵ không?”. Câu tả lời trên lư thuyết có thể t́m được trong nhiều sách đạo cũng như đời, những câu trả lời theo cảm nghiệm sẽ thường chỉ hiện lên một cách sống động khi ta ở bên cạnh những người sắp chết hoặc chính ta đă có lần thập tử nhất sinh, những lúc đó câu trả lời sẽ không phải là một kết luận lạnh lùng của triết học hay của giáo lư, nhưng sẽ là cái ǵ linh thiêng thăm thẳm chứa trong những cảm t́nh, cảm súc, cảm động, cảm thương khi hiện tượng sự chết ŕnh rập sắp tới, những hiện tượng khác thường nơi người sấp chết rất đa dạng, có có thể là những lo âu sợ hăi, những mong mơi đợi chờ, những bâng khuân lo lắng, những ngóng trông mệt mỏi,  những cái nh́n xa xăm, cũng c1o thể là những bất b́nh tức giận, những chán nản phiền muộn, những buông xuôi tiếc nuối, những phấn đấu tuyệt vọng, cũng có thể lại  là những ăn năn b́nh an tỏa sáng mang dấu ấn của một nghị lực thiêng liêng và một tin tưởng đến từ cơi đời đời.

Tất cả những hiện tương như thế phản ánh những t́nh cảm nội tâm đă tới lúc vĩnh biệt, đă tới lúc ra đi, đă tới lúc phải bỏ lại tất cả, đă tới lúc phải trực diện với lương tâm. Lương tâm hỏi về trách nhiệm, trách nhiệm làm người nói chung và trách nhiệm làm con Chúa nói riêng. Trước đây có nhiều điều về trách nhiệm đă lẫn trốn lương tâm, nhưng lúc con người sắp chết, những điều lẫn trốn đó, sẽ trở về tŕnh diện rất nghiêm túc. Tôi có cảm tưởng là người sắp chết, lúc đó sẽ nhận ra sự sống của ḿnh là một quà tặng Chúa ban, ơn gọi được làm con Chúa càng là một ân huệ quư báu Chúa trao cho nhưng không, Chúa ban sự sống và được làm con Chúa để ḿnh phát triển ḿnh, và những người chung quanh trong những chặng đường lịch sử bất b́nh, sự phát triển sẽ tuỳ ở ơn Chúa, nhưng cũng tuỳ thuộc vào sự tự do và tinh thần trách nhiệm của mỗi người.

Thực tế cho thấy là đă có những phát triển đạo đức. Trái lại, cũng có những phát triển tội lỗi, với những phát triển tốt, người sắp chết cảm thấy được an vui, coi như nhiệm vụ được trao đă phần nào hoàn thành. Trái lại, nếu thấy những phát triển của ḿnh là xấu, nhiệm vụ được trao đă không hoàn thành, họ sẽ không thể không sợ hăi, bởi lẽ hậu quả sẽ vô cùng quan trọng, v́ chết là bước sang cơi đời sau với hai ngă: Thiên đàng và hoả ngục, mà hai ngă này đều rất rơ ràng, công minh. V́ thế, nói cho đúng vấn đề đặt ra cho ta về cái chết sẽ không phải là sợ chết, mà lại sợ chết dữ, chết mà sau đó không được lên thiên đàng, nhưng phải xuống hoả ngục. Những tư tưởng trên đây, thường nhắc nhở tôi về ba chọn lựa này.

1. Hăy tiến về sự chết của ḿnh như tiến tới để về với Cha trên trời. Một khi nh́n sự chết của ḿnh như thế, th́ cuộc sống của ḿnh cũng được hiểu theo hướng đó, để đi đúng hướng về Cha trên trời, tôi sẽ có một đường phải chọn đó là Chúa Giêsu Kitô Người là Đường là sự Thật và là sự Sống. Đón nhận Người, lắng nghe Người, đi theo Người, bắt chước Người, Người là gương mẫu cho ơn gọi làm người và ơn gọi làm con Chúa. Điều quan trọng tôi sẽ hết sức quan tâm trong việc theo Chúa Giêsu sống ơn  gọi, phải phấn đấu thanh luyện ḿnh, phải biết khiêm tốn quên ḿnh dấn thân sống theo ư Chúa.

2. Hăy tiến về sự chết của ḿnh như người được sai đi truyền giáo. Sống như người truyền giáo và chết như người truyền giáo, truyền giáo một cách cụ thể ở địa phương này, ở thời điểm này, nghĩa là một địa phương  và thời điểm có nhiều khác biệt. V́ thế tôi phải tỉnh thức lắng nghe hướng dẫn của Thánh Thần Đức Kitô, Ngài đang hướng dẫn người truyền giáo và chiều sâu, Ngài đang  giúp người truyền giáo mở rộng nhiều liên đới, Ngài ban tặng cho nhà truyền giáo có nhiều dịp để loan báo Tin mừng, tôi có luôn khiêm tốn cầu nguyện hồi tâm, để trở thành dụng cụ ngoan ngoăn trong tay Ngài không?

3. Hăy tiến về sự chết của ḿnh, như người khắc khoải trở về với Đấng đă trao cho ḿnh điều răn mới. Điều răn mới này tôi nhận được từ lời Chúa: “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hăy yêu thương nhau, như Thầy đă yêu thương các con”(Ga13,34). Để hiểu thắm thía hành tŕnh t́nh yêu, tôi năng hằng ngày gẫm suy đoạn văn sau đây của thư  thánh Gioan: “Chúng ta biết rằng, chúng ta đă từ cơi chết bước vào cơi sống, v́ chúng ta yêu thương anh em, kẻ không yêu thương th́ ở  lại trong sự chết, phàm ai ghét anh em ḿnh, ấy là kẻ sát nhân, và anh em biết không, không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó, căn cứ vào điều này, chúng ta biết được t́nh yêu là ǵ, đó là Đức Kitô đẽ thí mạng v́ chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng hăy thí mạng v́ anh em. Nếu ai có của thế gian mà thấy anh em ḿnh lâm cảnh tuíng thiếu mà chẳng động ḷng thương, th́ làm sao t́nh yêu Thiên Chúa ở trong người ấy được?. Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thưuơng nơi đầu môi chót lưởi, nhưng hăy yêu thương cách chân thật, bằng việc làm, căn cứ vào điều đó chúng ta sẽ biết rằng, chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an ḷng trước mặt Thiên Chúa”(1.Ga13,14-19).

“Phần chúng ta, chúng ta hăy yêu thương v́ Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta trước, nếu ai nói tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em ḿnh, người ấy là kẻ nói dối, v́ ai không yêu thương anh em mà họ thấy, th́ không thể yêu mến Thiên Chúa, mà họ không trong trông thấy, đây là điều răn mà chúng ta đă nhận được từ nơi Người, ai yêu mến Thiên Chúa th́ cũng yêu thương anh em ḿnh”(1Ga 4,19-21).

Khi tôi sống với những điều trên, tôi sẽ coi sự chết như là một điểm chấm dứt nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ có được hoàn thành hay không, đó là chuyện khác, và đó mới là điều quan trọng, Chúa sẽ phán xét công minh điều đó. Ở đây, tôi có lư do để lo, bởi v́ tôi biết tôi đă phạm lỗi nhiều, biết lo là điều tốt, không phải đến lúc gần chết mới lo, mà phải lo ngay bây giờ, biết lo ở đây là t́m cách sửa ḿnh, đổi mới ḿnh nên tốt hơn, coi như bắt đầu lại, khởi sự từ quyết tâm tận dụng ngày giờ c̣n lại và những phương tiện trong tay, để chu toàn các nhiệm vụ được trao một cách tốt đẹp nhất, nhất là tỉnh thức ưu tiên đón nhận Nước Trời vào bản thân ḿnh, bằng sám hối và yêu mến khiêm cung. Những nỗi lo như thế là chính đáng, khi chúng ta làm hết sức ḿnh, cho những nỗi lo đó sẽ đem lại tiến triển và hân hoan với hân hoan và tin tưởng, Chúa giàu ḷng t́nh yêu thương xót, chúng ta sẽ b́nh tĩnh đi về sự chết, sự chết lúc đó chỉ là bước sang sự sống mới vô cùng tốt đẹp hơn. Amen./.

NH̀N VỀ SỰ CHẾT

 

Khi cầu nguyện cho người qua đời, chúng ta thường nghĩ tới cái chết của họ và đời sống của họ. Rồi từ đó chúng ta nghĩ sang hiện t́nh của họ trong cơi đời sau. Họ đang ở đâu? Được hạnh phúc hay c̣n bị thanh luyện? Chỉ nghĩ thế thôi, nghĩ với đức tin và niềm hy vọng.

Nghĩ tới những người đă qua đời, đó là một bổn phận cao đẹp ta phải chu toàn. Nhưng tiếp đó, chúng ta cũng nghĩ tới cái chết của chính ḿnh. Thiết tưởng đó cũng là một bổn phận quan trọng, chúng ta không thể né tránh.

1/ Chết là một chấm dứt.

Cái chết của mỗi người là việc sau cùng của cuộc sống, nhất định nó phải tới, nó là một phần của cuộc sống, một phần hết sức quan trọng. Cuộc sống là một hành tŕnh. Cái chết là việc chấm dứt hành tŕnh cuộc sống. Sự chấm dứt này không giống bất cứ chấm dứt nào. Chết không có nghĩa là hết sống, nhưng nó là một kết thúc cuộc sống này và là một khởi đầu cho cuộc sống khác. Một cách nào đó, cái chết, khi kết thúc một ḍng đời, sẽ đóng ấn vào đó, để theo dấu ấn ấy, con người sẽ đi vào cơi sau theo một hướng nhất định.

Nếu một ḍng đời là những chuỗi chọn lựa tốt lành đạo đức, th́ khi cái chết đến chấm dứt nó, sẽ có một dấu ấn đẹp xinh được đóng vào cuộc đời ấy. Dấu ấn xinh đẹp này cho phép người quá cố đi vào lănh nhận phần thưởng cao quư. Nếu một ḍng đời là  những chuỗi chọn lựa tội lỗi xấu xa, th́ khi cái chết đến chấm dứt nó, sẽ có một dấu ấn ghê tởm đóng vào cuộc đời ấy. Dấu ấn kinh khủng này sẽ buộc người quá cố phải đi vào nơi lănh chịu h́nh phạt rất đáng sợ.

Cái nh́n trên đây chỉ là một cách suy nghĩ b́nh dân của người tín ngưỡng.

2/ Chết là việc Chúa chết đến tỏ bày sự thật.

Riêng đối với người sống đức tin, th́ cái chết được hiểu như sự Chúa Giêsu đến với từng người. Chúa Giêsu đến t́m mỗi người chúng ta, Ngài đến lúc nào, nơi nào, cách nào, th́ đó là việc của thánh ư Ngài. Trong Phúc âm, Ngài cảnh báo là giờ Ngài đến thường sẽ đến ngờ: “Anh em phải canh thức, và anh em không khi nào chủ nhà đến” (Mc13,35).

Ngay từ giây phút đầu, khi gặp Chúa Giêsu, mọi người sẽ thấy Ngài hiện rơ ràng. Ngài đúng thực là t́nh yêu, Ngài đúng thực là sự sống, Ngài đúng thực là sự khiêm tốn vâng phục thánh ư Chúa Cha, Ngài đúng là Đấng cứu độ loài người.

Do đó, tất cả những ai có nét giống như Chúa Giêsu, sẽ tự nhiên được thu hút vào Ngài. Đó là những ai suốt đời đă cố gắng phục vụ sự sống, luôn t́m cách đem lại cho mọi người sự sống, sự sống dồi dào. Đó là những ai trọn đời khiêm tốn vâng phục ư Chúa. Đó là những ai khao khát đón nhận ơn cứu chuộc của Ngài, và nhiệt t́nh cộng tác vào công tŕnh cứu chuộc của Ngài. Và cũng chính do đó, tất cả những ai không có nét nào giống như Chúa Giêsu, sẽ bị đẩy ra khỏi Ngài, không muốn nên giống như Ngài, không cố gắng đi theo Ngài, không muốn đón nhận ơn Ngài, tất cả những thứ như thế sẽ bị loại, bị loại một cách tự nhiên, tự động.

Có thể nói, trước mặt Chúa Giêsu là sự thật, mỗi người sẽ thấy rơ mọi chi tiết sự thật về ḿnh là toàn bộ lịch sử đời ḿnh. Với những chọn lựa của ḿnh, để sống tốt hay không tốt giới răn căn bản là yêu thương bác ái. Với những chọn lựa của ḿnh, để diễn tả tốt hay không tốt sứ mạng làm người của ḿnh. Với những chọn lựa của ḿnh, để dùng tốt hay không tốt các ơn chung riêng Chúa đă ban tặng. Tất cả sẽ hiện rơ với những hoàn cảnh của lịch sử đời ḿnh. Như thế sự chết sẽ cho mọi người thấy rơ những sự thật đời ḿnh, đồng thời cũng cho thấy những sự thật đời ḿnh dẫn ḿnh về đâu. Như vậy, có thể nói, dưới ánh sáng Đức Kitô, mỗi người sẽ tự phán xét ḿnh, sự phán xét đó nằm trong cuộc sống của ḿnh.

3/ Dọn ḿnh chết lành.

Khi hiểu sự chết là như thế, chúng ta thấy rơ hơn một bổn phận hết sức quan trọng, đó là lo cho cái chết của ḿnh, sao cho cái chết đó được gọi là chết lành. Lo bằng cách nào? Thưa bằng cách sống lành, nếu đối với ta, sống lành không thể là chu toàn hoàn chỉnh suốt đời mọi ư Chúa về ta, th́ ít là ta có ḷng khiêm tốn biết ḿnh lầm lỗi, hết ḷng ăn năn sám hối, cố gắng sửa ḿnh, và tin cậy vào ḷng thương xót Chúa.

Kinh nghiệm cho thấy, tất cả những việc đưa tới tái sinh, sẽ rất khó thực hiện, nếu không có ơn Chúa. V́ thế, rất cần phải cầu nguyện, cầu nguyện để được ơn biết ḿnh, cầu nguyện để được ơn sám hối, cầu nguyện để được ơn sửa lại lỗi lầm, cầu nguyện để được ơn tin cậy vào Chúa, nhất là cầu nguyện để được ơn làm cho cái tôi xấu xa trong ta được chết dần đi. Đó là cái tôi kiêu căng, cái tôi lười biếng, cái tôi giả h́nh, cái tôi say mê trần tục, cái tôi trống rỗng mà huênh hoang, cái tôi nặng ư riêng ḿnh.

Hăy cầu nguyện như người bệnh tật, cầu nguyện như người hèn mọn, cầu nguyện như người yếu đuối, cầu nguyện như người tội lỗi. Nếu đời sống ta luôn mang đậm dấu ấn cầu nguyện sám hối và tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa, th́ đó là cách tốt nhất để dọn ḿnh chết lành.

Đừng dối ḷng ḿnh về bốn điều sau hết, đó là: sự chết, phán xét, thiên đànghoả ngục. Bốn đều sau cùng này quen gọi là tứ chung. Kinh thánh kêu gọi mọi người hăy năng nghĩ tới tứ chung đó. Mỗi người sẽ có phần, có chỗ trong tứ chung, tứ chung của ta sẽ đến với riêng ta, năng nghĩ như vậy, để ta biết lo phần rỗi của ta. Phần rỗi của ta bắt đầu từ ngày hôm nay, trong từng ngày, từng giây phút, bằng sự quyết tâm sống lành, làm lành theo hết khả năng của ta. Và như vậy, dọn ḿnh chết lành chính là để biết sống chất lượng hơn, có ư nghĩa hơn, có giá trị hơn, theo lời Chúa dạy: “Nếu hạt lúa ḿ gieo vào ḷng đất mà không thối đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh, c̣n nếu nó chết đi, nó mới sinh nhiều hạt khác” Amen./.

 

 

TÂM T̀NH LỮ KHÁCH

 

 

Cuộc đời là một chuyến đi, tôi là một lữ khách, khi chưa tới đích điểm, th́ chỗ nào cũng là nơi tạm trú. Trên đường về nhà Cha, người con của Chúa sống trong liên đới trập trùng, liên đới với nhiều người khác nhau, liên đới với nhiều t́nh h́nh khác nhau, nhất là liên đới với Thiên Chúa, Đấng yêu thương tôi, Đấng đă gọi tôi, Đấng đă sai tôi. Thực ra những đoạn đường đă qua cho tôi nhiều kinh nghiệm quư giá. Đối với tôi có một kinh nghiệm rất quư giá, đó là kinh nghiệm về sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện là một nhu cầu, như hơi thở, như lương thực hằng ngày. Tôi cầu nguyện đơn giản theo kinh Lạy Cha, từ đó nảy sinh ra nhiều ư hướng  thức thời về cuộc sống, được dâng lên Chúa khi cầu nguyện.

1/ Khám phá ra sự hiện diện của Chúa trong đời ḿnh.

Với ơn Chúa, tôi khám phá thấy sự hiện diện của Chúa trong nhiều con người ḿnh gặp, trong nhiều t́nh h́nh sống, trong nhiều biến cố xảy đến cho ḿnh. Chúa hiện diện và hoạt động ở những thực tại đó một cách kín đáo, rất kín đáo và cũng rất thường. Nhưng một lúc bất ngờ, Chúa mở ḷng trí tôi, và tôi nhận ra Ngài.

Xưa hai môn đệ trên đường Emmau đă rất lo âu, có lúc họ rơi vào thất vọng, Chúa Giêsu đến với họ, Ngài xin họ cho Ngài quá giang, Ngài ngồi bên họ trên chiếc xe ngựa cũ kỹ, Ngài như một người thường, nhưng có một cái ǵ không thường, bởi v́ từ Ngài toả ra một phong cách khác thường, phong cách t́nh người đằm thắm chân thành.

Phong cách thấm nhuần Lời Chúa sâu xa, phong cách am hiểu và tôn trọng người đối thoại, phong cách đốt nóng tâm hồn người nghe bằng lửa thiêng tế nhị nồng nàn. Sau cùng hai môn đệ đă nhận ra sự Chúa đến với ḿnh, sự Chúa hiện diện giữa chuyến đi của ḿnh, sự Chúa đồng hành và chia sẻ với ḿnh, để ḿnh từ nay vững tin vào Chúa, cho dù chuyến đi của ḿnh c̣n gặp nhiều gian nan tăm tối.

Nay tôi cũng nhận ra Chúa đến với ḿnh một cách tương tự như thế. Nhưng phải nói ngay rằng: Chúa đến qua nhiều người, qua nhiều biến cố, qua nhiều chặng đường lịch sử, bằng nhiều cách khác nhau, thường rất bất ngờ, như Phúc âm vẫn nhắc nhở: Ngài đến như một người gieo giống, Ngài đến như một người gơ cửa, Ngài đến như một người bị nạn, Ngài đến như một người xin nước uống, Ngài đến như một tấm bánh thánh bẻ nhỏ, Ngài đến như một người bạn, Ngài đến như một ông chủ muốn tính sổ về vốn và lời, Ngài đến như một người cha vác thánh giá để hiến tế ḿnh v́ đàn con.

Nói chung tôi tin và tôi nghiệm thấy điều này, Chúa chủ động trong  cách Ngài đến, trong thời gian Ngài đến, trong nơi Ngài đến. V́ thế nhận ra được sự hiện diện của Ngài, sự đến của Ngài là một ơn trọng đại, ơn đó được ban cho mỗi người, tuỳ ḷng thương xót của Chúa. Nhưng mỗi người phải cộng tác vào một cách tích cực, bằng sự khiêm nhường cầu nguyện và khiêm nhường tỉnh thức.

2/ Biết lănh nhận và biết cho đi.

Một em bé cũng có khả năng lănh nhận và khả năng cho đi, cách nó lănh nhận và cách nó cho đi nhiều khi làm cho nó dễ thương dễ nhớ. Một người bệnh tật, nghèo túng, ít học, cũng có vô số điều tốt để cho đi, đang khi họ rất cần lănh nhận những ǵ họ thiếu thốn.

Điều tôi sợ cho ḿnh là mất khả năng lănh nhận, do hẹp ḥi, do tự đắc, do thiên kiến, do dửng dưng bất cần. Điều tôi sợ cho ḿnh là suy yếu về khả năng cho đi, nhưng không cho đi đúng sự Chúa muốn, đúng cách Chúa muốn, đúng lúc Chúa muốn.

Điều tôi sợ cho ḿnh là không nhận ra thánh ư Chúa, là không lănh nhận thánh ư Ngài, là không lănh nhận kế hoạch cứu độ của Ngài. Lịch sử cho thấy, đă có nhiều người chức cao quyền lớn đưa ra những quyết định này biện pháp kia về cuộc đời, kể cả về tôn giáo, với quả quyết là thánh ư Chúa muốn như vậy. Nhưng sau này mới thấy những quyết định đó không phải là lănh nhận từ Chúa. Trường hợp các thượng tế xưa kết án Chúa Giêsu là một ví dụ.

Lịch sử cũng cho thấy, đă có nhiều người mang danh đạo đức đă cho đi những lối sống đạo này nọ, với phô trương là những cách cho đi như vậy sẽ làm chứng cho Chúa, nhưng sau này đă thấy những phô trương đó đều là phản chứng, trường hợp các người pharisêu xưa là một điển h́nh.

Biết lănh nhận tiếng gọi của Chúa bất cứ từ đâu tới, biết cho đi những hạt giống Tin mừng bất cứ ở thời buổi nào. Đó là một sự khôn ngoan Phúc âm rất cần cho tôi. Sự khôn ngoan này chính là Thần Linh của Chúa Kitô. Tôi sẽ  được chia sẻ sự khôn ngoan, nếu tôi biết khát khao Ngài, biết đón nhận Ngài, biết để ngài chiếm ngự toàn thể con người của tôi, trong suốt cuộc đời của tôi. Tôi cũng đă từng kinh nghiệm: Cách cho quư hơn nội dung ḿnh cho. Cách phục vụ quư hơn việc ḿnh phục vụ. Cách nói quư hơn lời ḿnh nói. Những phong cách thái độ phản ánh tấm ḷng hiền hoà, khiêm tốn, yêu thương, tế nhị vốn được Chúa dùng để chuyên chở tín hiệu Tin Mừng.

Khi con người tôi càng lớn tuổi, càng nếm được sự mệt mỏi, càng chạm đến những giới hạn, tôi càng thấy sự đi sâu vào những chân lư cuộc đời là cựu kỳ quan trọng. Tôi cảm nhận mỗi giây phút hiện tại đang trôi nhanh vào quá khứ, hiện tại trở thành quá khứ một cách mau lẹ và dứt khoát. Tôi  cảm nhận tâm tư người lữ hành là cuối đời là t́m những sự hiện diện mới xung quanh ḿnh. Họ cũng sẽ t́m cách những cách mới để ḿnh hiện diện với thực tế phức tạp ḿnh. Hiện diện như một vượt qua, như một hy vọng, bước sang một đời sống mới loé sáng từ nhà Cha, nhất là như một đời sống cầu nguyện.

Cầu nguyện để nhận ra Chúa đang đến gọi ḿnh, cầu nguyện để nhận ra những ơn Chúa muốn ḿnh lănh nhận trong t́nh h́nh đau bệnh, cầu nguyện để biết ḿnh cho đi tinh thần vâng phục thánh ư Chúa trong mọi trường hợp, nhất là trong những thử thách cam go, cầu nguyện để mỗi giây phút ḿnh c̣n sống mang được một giá trị đời đời, có sức cứu độ các linh hồn, cầu nguyện để biết phó thác những ngày c̣n lại của ḿnh cho t́nh thương của Chúa, một Thiên Chúa tất cả cho tôi./.

 

TIẾNG  CHÚA GỌI TA

 

  Thưa anh chị em!

 

Khi có một người qua đời, th́ tang quyến họ báo tin: ông, bà, anh, chị...đă được Chúa gọi về, đă được Chúa gọi về. Một biến cố có vẻ đau buồn đối với t́nh cảm con người tự nhiên, nhưng mà đối với người Kytô hữu, nó lại hàm chứa một cái nh́n rất là đặt biệt: “Đă được Chúa gọi về”. Cuộc đời của chúng ta đan kết bằng những tiếng gọi của Thiên Chúa, chính cái tiếng gọi đó nó mời gọi chúng ta từ hư vô vào hiện hữu, chính cái tiếng gọi đó làm cho chúng ta trở thành người kytô hữu, và đặc biệt hơn nữa, cái tiếng gọi đó c̣n mời gọi chúng ta vào đời thánh hiến... để rồi một ngày nào đó, tiếng gọi ấy lại mời chúng ta ra khỏi cuộc đời này mà về với Chúa.

 Cho nên một cách nào đó, tôi nghĩ rằng cuộc sống người kytô hữu nó nằm ở trong một cái quan hệ “gọi và đáp” mà khi chúng ta sống cái quan hệ gọi và đáp một cách trọn vẹn, th́ có nghĩa là sống cái quan hệ t́nh yêu với Thiên Chúa một cách trọn vẹn. Và cái tiếng gọi đó hôm nay Hội Thánh mời gọi chúng ta suy nghĩ kỹ hơn để sống đúng ơn gọi của ḿnh.

Thưa anh chị em!

 Có lẽ vấn đề khó khăn là ở chỗ này, là làm sao chúng ta khám phá ra được cái tiếng gọi của Chúa trong đời ḿnh, để mà đáp trả.Và khi suy niệm các bài Kinh Thánh hôm nay, th́ tôi thấy có một vài hướng dẫn rất là cụ thể. Trước hết là cái thái độ chuẩn bị của chính ḿnh.

 Kinh Thánh kể về Samuel rằng: Cha mẹ của Samuel anh em đều biết, là một đôi vợ chồng có tiếng là hiếm hoi, son sẻ, lập gia đ́nh lâu lắm mà chẳng được một mụn con nào cả, và ngày xưa ở bên Do Thái, là người ta coi như thế là bị Thiên Chúa chúc dữ đấy! Thế cho nên là bà vợ buồn lắm, buồn đến nỗi mà ông chồng phải an ủi, trời ơi! một ḿnh tôi không bằng mười đứa con hay sao mà cứ khóc măi. Buồn đến nỗi bà ấy lên đền thờ, bà cầu nguyện thật là tha thiết, thế rồi cuối cùng th́ Chúa cho một mụn con là Samuel, mà hai vợ chồng ư thức rơ ràng là đứa con này không phải là do nổ lực tự nhiên của ḿnh, mà là do Thiên Chúa ban tặng, thế cho nên khi sinh con ra, th́ hai ông bà đem con dâng cho Chúa, thế là cậu bé Samuel từ nhỏ sống ở trong đền thờ với thầy cả Hêli.

Như thế là Samuel đă được chuẩn bị từ cái môi trường của gia đ́nh, và trong cái khung cảnh đền thánh, th́ Samuel mới nghe được tiếng gọi của Chúa. Tôi tự hỏi, nếu nhưng không được chuẩn bị từ môi trường gia đ́nh như thế, mà không sống trong khung cảnh đền thánh, th́ Samuel có nhận ra được tiếng Chúa gọi ḿnh không? Có lẽ khó đấy!

Thế c̣n các môn đệ của Chúa Giêsu, họ đă gặp được tiếng gọi của Thầy ḿnh là nhờ đâu? Là bởi v́ trong ḷng họ đă có một khát vọng, khát vọng đi t́m Đấng Messia, nếu không có cái khát vọng đó, họ sẽ ở lại với con thuyền, với cái lưới, với biển khơi, với gia đ́nh vợ con, chứ tội ǵ mà bỏ gia đ́nh, bỏ vợ con mà đi t́m một Đấng Messia.

Họ có một cái khát vọng, cái khát vọng đó chính là cái thái độ chuẩn bị của ḿnh, để rồi khi Thiên Chúa lên tiếng gọi, th́ con người lên tiếng đáp trả. Cái nhận xét đó khiến cho tôi thấy sự chuẩn bị của chính chúng ta là rất quan trọng.

 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: “ Tương lai của ơn gọi linh mục, của đời sống thánh hiến trong Giáo Hội nó tùy thuộc phần lớn vào các gia đ́nh”. Các bậc cha mẹ mà chuẩn bị cho con cái ḿnh, giống như là cha mẹ của Samuel chuẩn bị, th́ đứa bé đó nó dễ khám phá, dễ nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa thôi, mà không phải chỉ là nơi con cái của ḿnh, mà là nơi chính chúng ta nữa.

Thưa anh chị em!

Nếu ta hiểu cái tiếng gọi ở đây chỉ là ơn gọi đi tu, một tiếng gọi bao quát, một tiếng gọi khắp cả đời sống của ḿnh. Ḿnh cũng cần có thái độ chuẩn bị như vậy, một tâm hồn cầu nguyện, một thái độ sẳn sàng lắng nghe, một tâm hồn yêu thích sự thinh lặng. Tất cả những cái đó là thái độ cần thiết để có thể lắng nghe. Cùng với sự chuẩn bị mang tính cá nhân, th́ có một cái gợi ư khác từ Kinh Thánh khiến cho tôi quan tâm, đó là vai tṛ của người hướng dẫn.

Anh chị em thấy không? Samuel ngủ trong đền thánh, Chúa gọi không phải một lần, mà là ba lần: “Samuel, Samuel, Samuel” Cái phản ứng của cậu bé lúc đó làm sao?. Cậu chạy lại gặp ông thầy ḿnh. Thưa Thầy! Thầy gọi con. Đâu có thể có thể tưởng tượng được là Chúa gọi, Thầy gọi con thôi. Có lẽ nó vượt quá cái tầm nh́n tự nhiên của cậu bé, không hiểu được.

Các môn đệ ngày xưa Chúa Giêsu cũng vậy, đâu có phải tự nhiên là họ đi trực tiếp gặp Chúa Giêsu đâu, mà là nhờ sự giới thiệu của Gioan tẩy giả, Gioan chỉ vào một người thanh niên đi qua trước mặt, Ngài chỉ và nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”.Cái vai tṛ của người hướng dẫn quan trọng lắm. Nếu anh chị em nghiên cứu các tôn giáo th́ sẽ thấy, tôn giáo nào cũng vậy, đặc biệt là trong những tôn giáo người ta nhấn mạnh những khía cạnh gọi là bí truyền.

 Trong giáo Hội công giáo chúng ta cũng vậy, nếu cứ hỏi các linh mục, các tu sĩ làm sao biết được tiếng Chúa gọi, và đâu có ông cha, ông thầy nào mà nói là lúc tôi ngủ, th́ tôi nghe tiếng Chúa gọi tôi và nói: “Mày đi tu, không được lấy vợ” chắc không có đâu! hay có chăng th́ ít lắm. Thế th́ làm sao mà nhận biết, nó xuyên qua những cái rất tự nhiên, những xu hướng tự nhiên từ c̣n bé, những khả năng thích hợp với đời sống thánh hiến, rồi những cái tự nhiên đó phải được vun trồng lên, và phải được dần dần huớng dẫn và khám phá, bởi v́ không chừng ẩn ở bên trong đó, cái động lực chỉ là tâm lư, động lực xă hội, chứ không phải là cái động lực tôn giáo thuần túy. Cho nên người ta mới nói đến cái gọi là sự phân định thiêng liêng.

Vai tṛ của người hướng dẫn rất cần, và người hướng dẫn này là ai?. Đó là những bậc cha mẹ, những người lớn phục vụ trong giáo xứ, hay những người có kinh nghiệm trong đời thánh hiến, để giúp họ khám phá ra tiếng gọi của Thiên Chúa. Và cuối cùng ở bên cạnh cái sự chuẩn bị cá nhân, cái vai tṛ của người hướng dẫn, th́ cái sự đáp trả, nỗ lực đáp trả của chính bản thân rất cần thiết. Samuel c̣n là một cậu bé, nửa đêm Chúa lên tiếng gọi ba lần, đêm là để ngủ chứ không phải để thức đâu! nhất là đối với một cậu bé c̣n đang say ngủ, th́ Chúa gọi... .

Các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, Thánh Luca ghi nhận các ông đă đến và ở lại với Ngài ngày hôm ấy. Nhưng không chỉ ngày hôm ấy mà thôi, tương lai các ông sẽ ở lại với chúa Giêsu trọn cả cuộc đời, các ông không chỉ ở lại với Chúa trong cái vinh quang của cuộc biến h́nh, mà c̣n ở lại với Chúa trong cái đau khổ của đồi Calvê, không chỉ ở lại với Chúa khi mà người ta tung hô Ngài, và tôn Ngài làm vua bởi v́ Ngài làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, mà c̣n ở lại với Thầy trong cơn hấp hối nơi vườn Giếtsêmani, ở lại không chỉ trong vinh quang mà c̣n trong đau khổ.

Như vậy th́ cái sự đáp trả của chúng ta, nó c̣n hàm nghĩa hy sinh, có khi chúng ta không nhận ra tiếng gọi của Chúa, nhưng ḿnh nhận ra mà ḿnh không muốn thức giấc. Chúng ta muốn ngủ vùi trong cái hoan lạc kéo dài, trong cái sở thích cổ hữu, chúng ta không chấp nhận bị Chúa đánh thức, chúng ta muốn ở lại trong cái vinh quang, và trong cái an ủi do Chúa ban tặng, chúng ta không muốn ở lại với chúa trong những lúc đau khổ và trong thử thách mà Chúa gởi đến. Cho nên lời đáp trả của chúng ta nó cứ nửa vời nó không trọn vẹn.

 Thưa anh chị em!

Lời chia sẻ của tôi hôm nay nó bao hàm hai chiều kích: không chỉ là ơn gọi linh mục tu sĩ, mà là tiếng gọi trong cuộc đời mỗi người chúng ta, và hai chiều kích đấy, nó gắn với hai trách nhệm, trách nhiệm mà mỗi người phải có đối với chính bản thân, và trách nhiệm, mà chúng ta với tư cách là cha mẹ, hay là những người có kinh nghiệm về đời sống thánh hiến, ta phải có những nhiệm vụ này đối với những người cần được chúng ta hướng dẫn.

 Không có lúc nào tốt hơn cho bằng lúc này, để chúng ta dâng lời cầu nguyện với Chúa dựa vào cái câu chuyện Kinh Thánh. Xin cho con biết lắng nghe lời Ngài gọi con trong đêm tối, và xin cho con khi đă nghe được rồi th́ có can đảm đáp trả lại tiếng Chúa gọi.