SỰ SỐNG ĐỜI SAU 

Jos. Hồng Ân

(Lc 20, 27-38)

          Hầu hết các tôn giáo đều dạy rằng chết chưa phải là hết. Con người sau khi chết được đưa sang một thế giới khác hoặc được dẫn đến một chỗ khác để tiếp tục sống. Thế nên mới có câu “thác là phế thách, c̣n là tinh anh”. Tức là người ta chỉ chết về phần thể xác; nhưng linh hồn con người sẽ c̣n măi và sống măi, hoặc để hưởng hạnh phúc nếu khi c̣n sống người ta đă ăn ngay ở lành, hoặc để chịu phạt nếu người ta đă ăn ở gian ác.

Niềm tin đó đă bắt nguồn từ Thánh Kinh khi “ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng hy lễ tạ tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quư này v́ cho rằng người chết sẽ sống lại” (2Mcb 12, 43). Sách Macabê c̣n cho ta thấy sức mạnh của ḷng tin, niềm hy vọng vào sự sống lại mà Thiên Chúa đă hứa cho con người. “hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ” (2 Mcb 7, 1) dưới thời vua Antiôkhô. Họ đă có tất cả sức mạnh chiến thắng tử thần nhờ “dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại” (2 Mcb 7, 14). Bao nhiêu cực h́nh đă không chiến thắng nổi niềm tin vững chắc và quả cảm đó. Nếu “luật pháp của cha ông” (2 Mcb 7, 8) đă làm cho họ có sức mạnh lớn lao đến thế, th́ “Đấng đă làm cho Đức Giêsu sống lại từ cơi chết cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8, 11). Niềm tin đó đang trổ sinh những hoa trái thiêng liêng là các linh hồn lành thánh, biết đặt niềm hy vọng và sự sống của ḿnh nơi bàn tay uy quyền của Thiên Chúa. 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca tường thuật lại việc nhóm Xađốc “chủ trương không có sự sống lại” (Lc 20, 27). Biết Đức Giêsu giảng dạy đạo lư về việc phục sinh sau này, họ hỏi để thử và giễu cợt Người, nếu có sự sống lại th́ sau này một người đàn bà đă lần lượt lấy bảy anh em làm chồng theo luật pháp, sẽ là vợ của ai? Theo luật Do Thái th́ người ấy là vợ của bảy người; nhưng điều này chỉ có ở thế gian v́ lần lượt xảy ra; chứ ở đời sau th́ không có như vậy. Rơ ràng chỉ có óc tư tế thiên về luận lư mới nghĩ ra những "nố" luật như vậy, để gây lúng túng nhằm bắt bẻ và phi bác lời dạy của Chúa Giêsu.

Nhóm Xađốc đă suy nghĩ dựa trên cuộc sống hiện tại để đưa ra những lư lẽ theo nhăn quan trần thế. Họ hoàn toàn căn cứ vào tương quan hôn nhân để phi bác cả một thế giới thiêng liêng, nơi con người “không thể chết nữa, v́ được ngang hàng với thiên thần” (Lc 20, 35). Chỉ trong thế giới vật chất này, con người mới cần đến hôn nhân để duy tŕ sự sống “con cái đời này cưới vợ lấy chồng” (Lc 20, 35), c̣n trong cơi vĩnh hằng con người sẽ tồn tại măi măi, không cần phải cưới vợ lấy chồng. Hai thế giới hoàn toàn khác nhau không thể dựa trên cùng một nền tảng. Hơn nữa đạo lư Chúa Giêsu dạy cao siêu vượt quá tầm hiểu biết của con người. Nên lập luận của nhóm Xađốc dựa theo qui luật của thế giới vật chất và cái nh́n của con mắt xác thịt, không phải là ư muốn và chương tŕnh của Thiên Chúa.

Nhân dịp đó Đức Giêsu mạc khải cho họ biết về vấn đề kẻ chết sống lại và cách thức sống cuộc sống đời sau. Người cho thấy cuộc sống ấy không giống như ở đời này, không c̣n bị lệ thuộc vào không gian và thời gian, không bị chi phối bởi những thứ t́nh cảm mau qua. Trái lại cuộc sống của người công chính khi phục sinh sẽ được thần thiêng hoá như đời sống của các thiên thần. “Con cái đời này th́ cưới vợ lấy chồng; c̣n những ai đáng hưởng đời sau và sống lại từ cơi chết, th́ sẽ không cưới vợ lấy chồng... bởi họ được như thiên thần và nên con cái Thiên Chúa” (Lc 20, 34-36).

Trong Tin Mừng, nhiều lần Chúa Giêsu nói đến cuộc sống đời sau như: Dụngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó (x. Lc 16, 19-31); dụ ngôn về cuộc phán xét chung (x. Mt 25, 31-46); dụ ngôn cỏ lùng (x. Mt 13, 24-30; 36-43)…

Chúa Giêsu phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, th́ dù đă chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (Ga 11, 25-26). Thiên Chúa làm chủ sự sống. Thiên Chúa là “Thiên Chúa của kẻ sống”. Chúa là Thiên Chúa của tôi nếu tôi đang sống, nghĩa là nếu tôi c̣n đang ở trong tương quan mật thiết với Ngài. “Thiên Chúa của kẻ sống” có nghĩa là “đối với Người, tất cả đều đang sống”. Vậy nếu tôi cắt đứt tương quan với Người tức là tôi đă chết và như thế Thiên Chúa không thể là Thiên Chúa của tôi nữa.

          Muốn được sống đời sống ấy trong ngày sau hết, mỗi kitô hữu cần phải đặt trọn niềm tin tưởng phó thác nơi Thiên Chúa. Sống tương quan mật thiết với Chúa, thực thi lời Chúa dạy, sống công b́nh bác ái và hăy loại bỏ những hành vi gian ác, lối sống sa hoa, những lời nói gian tà, những t́nh cảm bất chính, những đam mê trần tục, không chiều theo cám dỗ của ma quỷ, thế  gian và xác thịt.

Lạy Chúa, chính Chúa là sự sống lại và là sự sống, xin cho chúng con biết đi trên đường lối của Chúa, biết tin tưởng phó thác nơi ḷng thương xót của Chúa để chúng con cũng được sống lại ngày sau hết, được nên giống các thiên thần và là con cái của Thiên Chúa.