Chuyên Đề An Táng
 
 

“Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”

Người ta tính ngày đứa trẻ sinh ra, và chuẩn bị ngày sinh cho một đứa trẻ, nhưng ngày chết thì “bất kỳ”, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chúng ta đã được sinh ra, nhưng như Đức Giêsu Kitô Phục sinh, chúng ta sẽ không bao giờ chết nữa.

 

Kính thưa quý ông bà anh chị em,

 Chúng ta rất thường gặp bạn bè. Buổi chiều, khi gặp họ, ta cảm thấy cần phải hỏi xem họ có khỏe không. Thăm hỏi là một bổn phận của người biết sống, là một luật của người có giáo dục. Hỏi thăm, luôn luôn hỏi thăm sức khỏe của người khác là một dấu chỉ yêu thương. Nhưng chúng ta sẽ chẳng hỏi thăm ai điều gì nữa cả. Bởi vì hỏi thăm như vậy, cũng có nghĩa là chịu sự thất bại trước thời gian, chúng tôi mới gặp nhau hôm qua đó, giờ đây, tôi lại phải hỏi thăm anh ta như thế nào. Biết đâu, trong thời gian đó, tất cả lại đã chẳng có thể xảy ra cho anh ta. Chẳng hạn như trúng số, hay con ong đốt, nên bị sốt rét, và phải nằm nghỉ.

Đây không phải chỉ là kiểu diễn tả “tô màu” mà thôi đâu. Bởi nghĩ cho cùng, cả đến lời chào hỏi trìu mến, yêu thương hay lịch sự, cũng là một cử chỉ “chịu trận” nữa.

 

Chúng ta chấp nhận cái bất lực của mình, và không thắng nổi thời gian đang qua đi trên cát bụi, trên đá tảng, trên mặt đất, trên cây cỏ, hoa lá và trên con người. Con người đã chỉ tạo ra không biết bao nhiêu là thứ thuốc. Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ diệt trừ được bệnh ung thư, nhưng tất cả những sáng kiến, những kỷ thuật làm cho con người trẻ lại, hủy bỏ dấu vết thời gian trên con người, đều là ảo tưởng cả. Cuộc sống ồn ào, náo nhiệt của con người đổi mới, gia tăng, lớn lên, trào dâng, rồi rút đi như nước thủy triều. Nhưng nó cứ đi và đi mãi.

Đây đó trên thế giới, có một người sống lâu trổi vượt trên mọi người thật đấy, và sự kiện này làm chúng ta phấn khởi, tưởng rằng đã tìm được kẻ chiến thắng thời gian. Nhưng thời gian, cầm lấy cây bút và viết tên người ấy trên trang giấy lịch sử. Thế là tên người ấy đi vào dĩ vãng. Chiếc đồng hồ là lời kết án chúng ta. Cái kim nhỏ của nó như là ngón tay của thời gian. Nó đánh dấu một điểm, rồi một điểm khác tiếp theo, và không để chúng ta lý luận, đó là vũ điệu của thời gian, liên tục, không mệt nỏi, không hốt hoảng vội vã, rất bình thản và không thương tiếc.

 

Chiếc đồng hồ đánh dấu giây phút, giờ ngày, tháng năm. Chúng ta có thể vất nó đi không? Nếu vất nó đi, thì những buổi bình minh và hoàng hôn, mặt trời, trăng sao, và toàn vũ trụ, sẽ lại thế chỗ của nó.

Chỉ có người có lòng tin là biết rằng thời gian chỉ là “căn phòng đợi”, trước khi con người bước vào cuộc sống bất diệt. Chỉ người có lòng tin mới biết rằng, chúng ta đã được sinh ra, nhưng cũng giống như Thiên Chúa, chúng ta sẽ không bao giời chết.

 

Đức cố Giám mục Giuse đã sống hết mình cho niềm tin của mình. Niềm tin hồn nhiên lúc còn trẻ, niềm tin ý thức khi là thanh niên, sinh viên, niềm tin sâu xa khi là linh mục, niềm tin kiên định khi là Giám mục, niềm tin không gì lay chuyển những năm tháng dài bệnh tật và thử thách. Chính niềm tin ấy đã làm cho ngài không bao giờ chết. Vì như Chúa nói: “Ai tin vào ta sẽ không phải chết bao giờ”.