Chuyên Đề An Táng
 
 

“Phúc thay ai chịu đau khổ vì Chúa Kitô”

Kính thưa cha chủ tế..

Kính thưa quí cha đồng tế và gia đình tang quyến của cha cố …

Đức Cha Fulton J. Sheen trong tác phẩm “Trên đỉnh caoThập Giá” đã kể rằng: Sau khi bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi Địa Đàng và gánh chịu hình phạt lao dịch, A-đam đã phải vất vả khổ cực tìm kiếm của ăn. 

   

Cái chết của A-ben là cái chết đầu tiên của nhân loại. Khi Nguyên tổ phạm tội, Địa Đàng đã đóng ngõ cài then. Đau khổ và sự chết đã tràn vào thế giới và chảy dọc theo thời gian.    

 

Thiên Chúa đã sinh ra sự sống, nhưng tội lỗi đã khởi phát ra sự chết. Sống và chết là hai thái cực đối chọi nhau. Sự sống và sự chết là một kỳ công của Thiên Chúa. Con người không thể làm ra được sự sống cũng không tài nào ngăn cản được sự chết. Thế giới càng văn minh thì Tử Thần càng xuất hiện dưới muôn hình vạn trạng khác nhau. Có cái chết êm đềm thư thái, có cái chết đau đớn khốn khổ, muốn chết không được, muốn sống không yên. Càng chạy trốn Tử Thần, thì Tử Thần càng đến gần. Càng tránh đau đớn thì đau đớn càng nhiều.    

 

Con người có sinh ắt có tử. Đó là định luật của Đấng tạo hóa đã an bài, không ai biết được mình sẽ ra đi vào ngày giờ tháng năm nào và ở đâu. Con người không chọn và không đinh được ngày giờ ra đi. Chưa ai có kinh nghiệm bản thân về sự chết dầu đã nhiều lần chứng kiến sự ra đi của nhiều người, thì cũng vẫn là người ngoại cuộc. chứng kiến chưa phải là kinh nghiệm Sự chết là một huyền nhiệm, con người không thể hiểu và chia sẻ với người khác. Trong sự chết con người hoàn toàn cô đơn, nó không hẹn ngày, không chỉ giờ cho ai cả. No không ấn định năm tháng, cũng chẳng đếm xỉa gì đến tuổi tác, nó đến bất ngờ làm chúng ta kinh ngạc. Sự sống và sự chết là hai thái cực đối chọi nhau. Thiên Chúa đã sinh ra sự sống, nhưng tội lỗi đã khởi phát ra sự chết. Con người không thể làm ra được sự sông cũng như không tài nào ngăn đợc sự chết

Cái chết như một huyền nhiệm, một cõi đi về đi ngày tái ngộ trong cõi vĩnh hằng. Một giai đoạn kết thúc thời kỳ hành hương để bước vào bến bờ mong đợi.

Đứng trước cái chết của người htân, trước sự chia xa vĩnh viễn với cuộc đời dương thế của những người đã từng chung sống…

Đức Kitô đã đi vào trần gian trong thân phận con người. Người đã kinh qua khổ đau khiếp người bằng cái chết thập giá là phục sinh. Người đã tiêu diệt nguồn gốc sự chết, đem lại cho người một cái nhìn, một quan niệm mới mẻ và đầy hy vọng (Ep 5, Col 2, 12 3, 1, rm 4, 25 5, 9 6,9-11; 7, 4) Cái chết của Đức Kitô đã trở nên của lễ hiến dâng trọn vẹn, một lế hy sinh tuyệt hảo.

Tất cả sự cay đắng chua xót, tất cả sự lo âu phiền muộn của sự chết đã trở thành phẩm vật tặng hiến cao quí, và giờ chết trở thành giờ chiến thắng, giờ khởi điểm của hạnh phúc trường sinh.

Đó là niềm hy vọng kitô giáo, vì tin vào lời Chúa Kitô : “Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào thầy thì dù đã chết cúng sẽ được sống, và ai sống và tin vào thầy thì sẽ không bao giờ phải chết (Ga 11, 25-26 1 Ga 3, 14. Sự sống thay đổi chớ không mất đi.

Đối với Ki-tô giáo chúng ta, Thiên Chúa là Chúa của sự sống, ý định của Người là thông ban sự sống chứ không phải sự chết. Vậy sự chết bởi đâu mà có ? Kinh Thánh trả lời rằng: sự chết là hậu quả của tội lỗi ( Rm 5, 12; 6, 23 ). Nhưng Thiên Chúa, “vì quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để những ai tin vào Người Con ấy sẽ không phải chết nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16 ) và lời tuyên bố của Chúa Giê-su trước khi làm cho La-da-rô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất: Thầy là sự sống lại và là sự sống.    

Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, đối với Người tất cả đều đang sống.    

 

Qua mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh sắp tới, Đức Giê-su sẽ hoàn tất măc khải này. Đức Giê-su đã chiến thắng sự chết bằng chính cái chết trên Thập Giá và Người đã sống lại để trao ban sự sống mới, sự sống của Đấng Phục Sinh. Chính bởi sự yêu mến, vâng phục và dâng hiến nên cái chết của Chúa Ki-tô là một sự chiến thắng, bẻ gãy mũi nhọn của thần chết ( 1 Cr 15, 14 ). Thánh Phê-rô đã nói một cách sâu sắc: “Tội lỗi của chúng ta, chính Đức Ki-tô đã mang vào thân thể, mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội lỗi, chúng ta được sống cuộc đời công chính” ( 1 Pr 2, 24 ).    

 

Sự chết không còn là tang tóc nữa mà đã trở thành Lễ Vượt Qua để tiến tới Vinh Quang Thiên Quốc. Từ nay Đức Giê-su không còn lệ thuộc vào thân xác vật chất nữa, những gì thuộc về thân xác vật chất đều đã chết trên Thập Giá. Chúa Ki-tô đã được Thần Khí hoá ( Rm 8, 11; 1 Pr  3, 18 ), và sự sống của Người thuộc về Thiên Chúa ( Rm 6, 10 )    

 

Niềm tin vào Đức Giê-su, Đấng đã chết và sống lại là niềm tin cao cả nhất.

Với niềm hy vọng và tin tưởng như thế…

Tuy nhiên, trong cái chết của người Kitô hữu, đặc biệt trong cử hành Phụng vụ Tang lễ của những người tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, lại toát lên một vẻ khác thường: Niềm hân hoan của cuộc hành hương về nhà cha, nổi vui của ngày đoàn tụ... “Khi Chúa thương gọi tôi về, lòng tôi hân hoan như trong một giấc mơ…”. Đặc biệt, chính trong trích đoạn Lời Chúa của Sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe, không chỉ loan báo một tín thư an ủi nhưng là một khẳng định, một tuyên tín của tin yêu và hy vọng:

 

“Linh hồn người công chính ở trong tay Chúa…Khi đến giờ được Thiên Chúa viếng thăm, họ sẽ rực sáng như tia lửa bén nhanh khắp rừng sậy…Những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn”. (BĐ 1)

Phải chăng, đó là một cắt nghĩa rõ nét và chính xác của mầu nhiệm cứu độ trong Chúa Kitô, mầu nhiệm “Vượt Qua từ cõi chết đến sự sống vĩnh hằng” mà dụ ngôn “hạt lúa mì gieo vào lòng đất thối rửa đi sẽ sinh nhiều bông hạt” lại là một cách diễn tả khác của Tin Mừng như chúng ta vừa nghe.

Vâng, đối với chúng ta, những người được dìm xuống trong dòng nước tái sinh của nhiệm tích Thánh Tẩy, để được chỗi dậy cùng với Đấng Phục Sinh, chết chính là cuộc hồi hương tìm về tổ ấm, là đĩnh đạc đi vào quê hương hằng sống để sống hạnh phúc miên viến, là cuộc tiến bước vào nhà cha, căn nhà chính Đấng Cứu Độ đã ra công dọn sẵn: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em…để Thầy ở đâu anh cũng sẽ ở đó” (Ga 14,3).

Và cách riêng, cái chết của một linh mục, một linh mục thánh thiện đạo đức, đã hoàn tất sứ vụ của mình, như cha cố Phêrô Tuần Maria Nguyễn Cao Hiên của chúng ta đây, lại càng làm cho dấu chỉ nầy trở nên đầy thuyết phục và rõ nét.

Tuy nhiên, để trả giá cho cái ngày chung cuộc tuyệt vời hôm nay, cha Phêrô Tuần Maria đã phải trãi qua một cuộc hành trình dương thế đầy nhiêu khê và phấn đấu của 87 năm cuộc sống làm “Ecce Homo” và 59 năm cuộc đời của một “Alter Christus”.

chúng ta sẽ được sẻ chia nhiều giai thoại, nhiều bài học quí giá để làm hành trang cho cuộc đời linh mục và cho tất cả những ai muốn sống trọn vẹn những chân lý của Tin Mừng; nhất là Tin Mừng về bác ái hy sinh, Tin mừng về khiêm hạ phục vụ, Tin mừng về khó nghèo trinh khiết, Tin mừng về tình yêu nồng cháy đối với Chúa Giêsu Thánh Thể và tình yêu chân tình huynh đệ đới với những người nghèo…

giới hạn của thân phận người mõng dòn, yếu đuối để sẵn sàng phó thác trong tin yêu khiêm hạ”, là “đủ tìm thấy nụ cười và niềm vui trong chính nổi đau trong tâm hồn và trên thân xác”, đặc biệt những cơn đau dữ dằn của căn bệnh ung thư giai đoạn cuối…

Và sau khi được lãnh các bí tích sau hết, ngài đã ôn tồn nói với vị linh mục trẻ: “Đẹp làm sao cái chết của một linh mục hoàn tất trách nhiệm của mình”.

Trong nổi đớn đau của bệnh tật hành hạ thân xác, Cha Giuse có những xao xuyến âu lo. Nhưng Ngài vẫn an nhiên, bình thản đón nhận những thử thách cuối cùng của đời người,với niềm tin với lòng mến vào Đức Kitô. Ngài ra đi, được an nghĩ trong Chúa như lời sách Khải Huyền đã nói: “ Ngay từ bây giờ,phúc thay những người đã chết mà được chết trong Chúa ! Thần Khí phán: phải, họ sẽ được nghĩ ngơi,không còn vất vả nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ” ( Kh 14,13). Cố linh mục Giuse đã hoàn thành cuộc đời trong tuổi thọ đáng kính,dù có bệnh tật cuối đời,nhưng phận người là sinh lão bệnh tử.Cuộc đời Giáo sư, Mục tử trong hành trình phục vụ 50 năm, cha Giuse đã góp phần đào tạo bao thế hệ linh mục và chăm sóc các đàn chiên Chúa trao. Đó là hành trang theo Ngài về cùng Đấng Hằng Sống.

 

Chính Đức Giêsu đã bước qua ngưỡng cửa sự chết,Người đã sống lại, chiến thắng tử thần và trao ban sự sống mới cho nhân loại.Mỗi người con cái Chúa cũng bước qua ngưỡng cửa sự chết mới có thể đi vào sự sống vĩnh hằng trong Nhà Cha. Khi nói về cái chết của mình, Đức Giêsu dùng kiều nói: “ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha” ( Ga 16,28).Cái chết như vậy là ngưỡng cửa bước qua để hội ngộ,người ra đi để rồi gặp gỡ Đấng sinh thành nên mình.Đó là một cuộc trở về Nhà Cha thật sự.Sự chết là khởi đầu một sự sống mới,sự sống vĩnh hằng trong Nhà Cha.Phụng vụ diễn tả: Đối với các tín hữu Chúa,sự sống này thay đổi chứ không mất đi,khi thân xác tan rã trở về bụi đất,thì con người lại có một nơi ở mới do Chúa dựng nên,đó là ngôi nhà vĩnh cửu trên trời,không do tay người phàm làm ra ( 2 Cor 5,1).Quan tài là chiếc áo,là nhà tạm cho thân xác yếu hèn hay hư nát của con người cư ngụ để chờ ngày phục sinh trong quyền năng vinh hiển của Chúa Cha.Thánh Phaolô nói lên niềm hy vọng lớn lao: gieo xuống thì hư nát mà trỗi dậy thì bất diệt,gieo xuống thì hèn hạ mà trỗi dậy thì vinh quang,gieo xuống thì yếu đuối mà trỗi dậy thì mạnh mẻ,gieo xuống là thân thể có sinh khí mà trỗi dậy là thân thể có thần khí ( 1 Cor 15,42 – 44).

Tuổi già là một ân huệ.

 

        Kinh Thánh đã ca tụng tuổi già vì tuổi già là hồng ân của Thiên Chúa, là phúc lành của Chúa (x. St 11,10-32 ; Kn 4, 7-15),  người già được kính trọng bởi “người đầu bạc thì khôn ngoan”. Sách Châm ngôn cũng nói :”Đầu bạc là một triều thiên vinh dự” (Cn 16,31)3.

 

        Thánh vịnh cũng ca tụng :”Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh như hương bá Li-băng được trồng nơi nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền thánh Chúa ta : già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn, để loan truyền rằng : Chúa thực là ngay thẳng, là núi đá cho tôi ẩn náu, nơi Người chẳng có chút bất công” (Tv 92,13-16).

 

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng nói :”Được sống đến tuổi già là một ân huệ. Không phải vì tất cả mọi người có thể sống đến tuổi này, nhưng vì trước hết, tuổi già cho chúng ta khả năng đánh giá quá khứ, được hiểu và sống mầu nhiệm Phục sinh một cách sâu xa hơn, và được trở nên kho tàng kinh nghiệm quý báu cho Giáo hội”.

Quan niệm chung.

 

        Không hiểu sao cả người Trung hoa và người Việt nam lẫn người của Kinh Thánh đều lấy cái mốc 70.  Người Trung hoa và Việt nam thì nói :”Nhân sinh thất thập cổ lai hy” nghĩa là hiếm ai sống được bảy mươi tuổi.  Còn Kinh Thánh thì nói :

 

Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục,

 

Mạnh giỏi chăng là được tám mươi,

 

Mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,

 

Cuộc đời thấm thoát chúng con đã khuất rồi.

 

                                                (Tv 89, 10)

TUỔI GIÀ VÀ ĐẠO ĐỨC.

 

 

 

        Con người sinh ra, sống và phải già đi, đó là lẽ thường trong cuộc sống con người, nhưng tuổi già phải có một cái gì để lại, không lẽ nói như thi sĩ Nguyễn công Trứ :”Không lẽ tiêu lưng ba vạn sáu”.  Vì thế George Granville nói :”

 

                                Tuổi trẻ là mùa của yêu thương,

 

                                Tuổi già là mùa của ĐẠO ĐỨC.

 

 

 

        Và Sully Prudhomme gọi tuổi già là “tuổi cứu thoát” (âge sauveur).

 

 

 

        Tuổi già có thể trở thành một giai đoạn qúi nhất của cuộc đời.  Có người nói :”Chúa định cho sức mạnh và vẻ đẹp của tuổi trẻ là ở thể chất. Nhưng sức mạnh và vẻ đẹp của tuổi già là trong tâm linh.  Dần dần chúng ta mất sức mạnh và vẻ đẹp tạm thời để tập trung vào sức mạnh và vẻ đẹp tồn tại mãi mãi.  Ta nên sống thế nào để đến khi thân xác ta không còn tươi trẻ nữa, ta có thể nói rằng những năm già yếu là những năm vàng son của cuộc đời”.

Phải làm một cái gì để lại cho hậu lai, đừng để cho cuộc sống mình trôi đi trong vô ích.  Người Ấn độ có một câu ngạn ngữ rất hay :”Trước khi chết, nếu anh trồng được một cây để lại, thì đời anh kể là đã có ích”.    Cây đây có thể hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng chúng ta nên để ý đến nghĩa bóng của nó, nghĩa là chúng ta phải sống để làm ích cho người khác, nếu chỉ biết sống co cụm lại, chỉ biết tìm lợi ích cho bản thân mình thì cuộc đời mình sẽ trở nên vô ích.  Cây đây phải hiểu là cây đức hạnh, phải có một cuộc sống gương mẫu để lại cho con cháu :

 

                      

 

Người trồng cây hạnh người chơi,

 

Ta trồng cây đức để đời mai sau.

 

                                            (Ca dao)

 

Chúng ta không có tài liệu nói về cuộc đời của hai Đấng, nhưng cứ theo nguyên tắc “xem quả biết cây” thì chắc chắn hai vị thánh đã có một đời sống thánh thiện mới có thể đem lại cho chúng ta một con người thánh thiện như vậy, vì :

 

Cây xanh thì lá cũng xanh,

 

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

 

Mừng cây rồi lại mừng cành,

 

Cây đức lắm chồi, người đức lắm công.

 

( Ca dao)