Chuyên Đề An Táng
CŨNG NHƯ MỌI NGƯỜI, NHƯNG CỦNG CÓ CÁI KHÁC
 

 

1.       Mười cô trinh nữ được cắt cử đi đón chàng rổ từ phương xa đến dự tiệc cưới, hẳn là những người được chọn lựa rất phù hợp với nghi thức đón rưức trang trọng này như: ăn mặc đẹp và cầm đèn sáng trong tay.

Xét về hình thức bên ngoài thì mười cô như một: hấp dẫn như nhau, có đèn sáng trong tay như nhau, cùng chờ chàng rể như nhau...Và cuối cùng: khi chàng rể đến muộn, thì cùng thiếp ngủ đi như nhau! Duy có một cái khác, mà chỉ khi chàng rể đến mới phát hiện ra, đó là: năm cô khôn ngoan thì mang dầu thêm để châm vào đèn, còn năm cô không khôn ngoan thì không mang dầu dự trữ theo khiến đèn tắt ngủm! Đi mua dầu về thì quá trễ, họ bị gạt ra khỏi nơi hoan lạc.

2.       Cuộc sông của người Kitô hữu cũng vậy. Tất cả chúng ta sông đời thường ngày giống nhau: tất cả cùng phải làm ăn bon chen để có cơm no áo ấm, có hạnh phúc cho gia đình: vợ chồng, con cái, có thăng tiến cộng đoàn, xã hội, đất nước..

Nhưng người Kitô hữu khôn thì còn biết lo cái khác nữa như năm cô trinh nữ khôn ngoan: trong khi bận tâm

lo cho bản thân và gia đình được hạnh phúc đời này, thì đồng thời vẫn không quên mưu tìm hạnh phúc đời sau, không quên tích góp vào quĩ tiết kiệm sinh lợi đời đời bằng thứ của cải thiêng liêng: kinh nguyện, thánh lễ hằng ngày, hy sinh, chia sẻ, tự chế, từ tâm, phục vụ lẫn nhau và xây dựng Giáo hội.

3.       Chẳng biết ngày nào chàng rể là Vua Giêsu sẽ đến xét xử, nhưng nhất định có ngày đó cho mọi người, có thể còn lâu, mà cũng có thể gần, và rất gần nữa là khác!

Xin Chúa cho chúng ta biết sông xứng đáng, lúc nào cũng sẩn sàng đón Chúa, để cái chết không còn là một nỗi đe dọa đáng sợ, nhưng là biến cố chúng ta có thể đón nhận cách bình thản và phấn khởi. Amenế (Trích Chết - Mầu Nhiệm Vượt Qua tr. 34)

GIẢNG:

Kính thưa ông bà anh chị em,

Cùng với ông Tôma, chúng ta tất cả đã được chìm mình trong dòng nước tái sinh, đã nhận lấy cây đèn của đức tin và thề nguyền để bước đi theo Chúa Kitô, ánh sáng cứu độ. Ngọn đèn đức tin ấy được trao phó cho ta chăm nom, gìn giữ, duy trì để nó luôn sáng rực cho đến khi Con Thiên Chúa đến gặp chúng ta vào ngày Ngài vĩnh thăng. Tâm tình ấy được nhắc nhở với chúng ta qua hình ảnh của mười cô trinh nữ hôm nay.

Nhận lấy nhiệm vụ đón chàng rể, các cô phải luôn biết rằng không ai biết được giờ chàng rể đến. Chính vì thế, họ phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức để canh chừng kẻo vì mê mệt mà ngủ thiếp đi. Sẵn sàng để khi chàng rễ đến  đã có đèn cháy sáng với dầu đầy bìng trong tay. Điều mà chúng ta thấy bài Phúc Am hôm nay là ít nhất đã có ½ tức một nữa các cô đã không sẵn sàng và tỉnh thức. Mọi chuyện sẽ trở thành muộn màng và vô nghĩa khi chàng rễ đến thăm và khi cửa phòng đã đóng chặt lại. Rõ ràng chỉ những ai luôn biết mang đến sớm và đầy bình, kẻ ấy mới được dự phần tiệc cưới hân hoan cùng chàng rễ.

Với bà Maria, chúng ta có thể tin chắc chắn, khi chúng hoài nghi về sự chuẩn bị cho ngày ra đi của mình. Suốt một năm qua, bà đã xưng tội, rước lễ mỗi tuần. Đặc biệt trong lần cuối cùng vào ngày thứ 2 trước khi đi cấm phòng, bà như đã được ơn  để biết rằng giờ ra đi về nhà Cha đã gần. Vì thế bà đã xưng tội và lãnh các phép sau cùng với một tâm hồn thánh thiện và sốt sắng. Cho đến lúc cuối đời, bà vẫn một niềm kiên trung và tuyên xưng đức tin vào Chúa. Niềm tin ấy bà đã tuyên xưng trong suốt cả cuộc đời mình. Đó là một niềm tin đã được thử thách, được trưởng thành qua mọi thăng trầm nghịch cảnh của cuộc sống. Thật vậy giữa những phong ba bão táp của cuộc sống trần gian, của cuộc đời làm vợ, làm mẹ và làm bà, giữa những vất vả gánh nặng của gia đình, những hy sinh trong cuộc đời âm thầm phục vụ và ngay cả những lúc cuộc đời dường như hất hủi, bỏ rơi, đó là khi bà sống những ngày tháng cuối đời ở mảnh đất Xuân Đường, khó khăn, phức tạp và thiếu thốn vật chất và đặc biệt tinh thần này, lòng bà vẫn không chút nghi ngờ, ngọn đèn đức tin của bà luôn được gần gũi, chăm nom để không một phút giây tắt lịm, đen tối. Vì vậy, trong một năm cuối đời, Chúa đã dành cho bà sự ưu ái qua sự hiện diện của vị chủ chăn trong Giáo xứ. Như năm cô trinh nữ  khôn ngoan, đã không hề ngủ thiếp đi và nhất là không vì ơ hờ mà chểnh mảng việc châm dầu vào đèn, đón chờ chàng rễ đến. Cả cuộc đời, bà luôn thắp sáng niềm tin yêu, cậy mến. Vì thế giờ Chúa đến, bà đã sẵn sàng để ra tiếng gọi của Chúa, về nhà Cha để hưởng hạnh phúc sau cả một đời đã trung thành với đức tin của mình.

Kính thưa ông bà anh chị em.

Cái chết của bà Matta lần nữa giúp chúng ta cảm nghiệm sâu xa lời Chúa dạy hôm nay. Như bà Matta, chúng ta phải luôn biết sống trong sự tỉnh thức và sẵn sàng với đèn cháy sáng trong tay. Đây là việc cần thiết mà có lẽ người thời nay, do cuộc sống vất vả khó khăn đã không mấy quan tâm và chuẩn bị.

Chớ gì chúng ta biết rút ra cho mình một kinh nghiệm để kiểm điểm lại cách sống của chúng ta.

Chúng ta đã biết châm dầu vào đèn bằng cách siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và thực hiện các việc bác ái yêu thương như Chúa mời gọi không?

Giữa những chiều giông to gió lớn của những cám dỗ giàu sang địa vị, đam mê dục vọng, chúng ta có biết giữ những ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng bằng việc triệt để vâng nghe theo Giáo huấn của Giáo Hội chưa!

Xin cho chúng ta biết nhìn ra qua cách sống của bà Maria, lời mời gọi để chuẩn bị cho ngày ra đi của mình. Xin cho chúng ta luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng để khi Chúa đến, chúng ta cũng như bà Matta đã có được ngọn đèn cháy sáng đón Chúa Kitô và vào hưởng hạnh phúc vinh quang Ngài muôn đời. Amen.

GIẢNG:

Một người đã từng bị cá voi nuốt vào bụng có thể nào kể lại tai nạn chính mình đã gặp được không? Theo suy luận khoa học chắc là không. Nhưng câu chuyện sau đây lại chứng minh trái ngược hẳn. Hồ sơ chính thức của hải quân Anh có ghi rõ ràng bằng chứng về vụ này. Nạn nhân là Janec Barlay, một thuỷ thủ người Anh đã bị cá voi nuốt nhưng đã sống lại để kể về câu chuyện này.

Anh ta nhớ lại lúc con tàu hất tung khỏi mặt biển, người anh ta bị hất lên cao và lúc rơi xuống, anh ta nhìn thấy một cái miệng khổng lồ và dễ sợ đang chờ đón anh.  Anh kêu thét lên khi lọt vào chiếc miệng đó, thân hình cảm thấy cực kỳ đau đớn, khi lướt qua những chiếc răng, tuy nhỏ nhưng thật sắc của con vật. Rồi anh thấy người như bị trôi tuột xuống một cái hang tối om. Anh cố gắng vùng vẩy và cảm thất bị nghẹt thở, chân tay đấm đá lung tung rồi ngất đi lúc nào không biết cho tới khi tỉnh lại cả tháng sau đó trong phòng riêng thuyền trưởng.

Như vậy là Janes Barlay đã ở trong bụng cá voi suốt 15 giờ. Kết quả là những ngọn tóc trên đầu, những sợi lông trên khắp thân hình đều bị mất, da dẻ như bị nhuộm màu trắng bệch trông dễ sợ và cặp mắt gần như bị mù loà suốt đời.

Nếu như sự trở về của Janes Barlay từ trong bụng cá voi đã trở thành một sự kiện quá lạ lùng, hy hữu thì việc người đã chết, được phục sinh với cuộc sống lại càng là một điều khó tin hơn nữa. Thế nhưng điều mà con người không có khả năng nhận thức thì thật sự đã xảy ra nơi Đức Kitô Con Thiên Chúa. Để giải thoát và dẫn đưa con người vào một cuộc sống mới, Con Thiên Chúa đã đi vào con đường hy sinh tự hiến. Cái chết trên thập giá đã từng báo trước không làm cho các tông đồ bớt lo âu và khủng hoảng. Thế nhưng đúng như lời Ngài đã nói, không đủ 3 ngày sau, từ trong mồ đá lạnh lẻo Ngài đã phục sinh. Biến cố ấy đã được chứng nhận bởi những lần hiện ra ở những không gian, thời gian và bởi nhiều người khác nhau. Nó xác thật đến nỗi suốt 20 thế kỷ nay, có biết bao nhiêu đoàn người sẵn sàng dâng hiến đời mình để minh chứng cho chân lý ấy : một chân lý không chỉ liên quan đến Đức Kitô, nhưng đến với mỗi người chúng ta. Thánh Phaolô trong thư gửi Rôma đoạn 5 đã hé mở cho chúng ta niềm hy vọng khi nói : “Nếu bởi tội một người mà mọi người khác phải chết, thì ơn Thiên Chúa và ơn Cứu độ do một người là Đức Kitô ban cho mọi người còn dồi dào và đầy dẫy gấp bội. Ơn cứu độ ấy được cụ thể ra nơi sự phục sinh mà Thiên Chúa dành cho từng người, những kẻ đã liên kết với Người qua Bí Tích Rửa Tội : “Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, anh chị em đã được an táng với Đức Kitô, và trong phép Rửa Tội ấy, anh em cũng được sống lại với Người”. (Col).

Giáo huấn của Thánh tông đồ, mở ra cho tất cả chúng ta và đặc biệt ông Phaolô, một niềm an ủi và hy vọng thật lớn lao. Thật vậy, từ khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội được tháp nhập với Đức Kitô, ông Phaolô đã không ngừng sống đời hiến tế. Đây là cuộc hiến tế không đổ máu nhưng đâu phải vì thế mà kém phần gay gắt và quyết liệt. Cả cuộc đời ông là một chuỗi những nghèo khổ cay cực trong vất vả và thiếu thốn. Trong cái bi kịch của cuộc đời, ông vẫn vươn lên để sống vì luôn trông cậy vào Chúa. Hơn nửa, bên cạnh nổi tủi cực phần xác, ông còn mang bên mình bao nổi dằn vặt xâu xé bởi con bởi cháu. Tôi ít có dịp gặp ông, nhưng trong những lần gặp gỡ, câu chuyện thường xoay quanh vấn đề làm sao cho con cháu, luôn đi trong con đường đạo đức thánh thiện. Niềm tin phục sinh đó không chỉ giúp ông vượt qua những thảm trạng cuộc đời, nhưng còn giúp ông vươn tới sự kết hiệp thâm sâu với Thiên Chúa. Vì thế Chúa đã nhận lời để đến với ông ngay trước giờ ông giả từ cuộc đời, như là dấu chỉ của một bảo đảm Chúa dành cho người đầy tớ trung tín.

Hôm nay, ông Phaolô từ giả gia đình, những người con, người cháu mà ông đã cả đới gắn bó yêu thương. Ong cũng từ giã cộng đoàn chúng ta, và ngôi nhà thờ giáo xứ, là nơi mà ông đã từng nhiều ngày hợp cùng cộng đoàn để tế lễ. Giờ đây, ông đang cùng chúng ta để thực hiện một thánh lễ cuối cùng, mà của lễ là chính thân xác và cuộc đời hơn 80 năm của một ngưới tôi tớ. Xin cho ông đạt đến niềm hạnh phúc phục sinh của một người con đã hằng tín trung với Chúa. Xin cùng khơi thêm niềm tin nơi cộng đoàn chúng ta, để ngay giữa những sầu cay của cuộc đời nhân thế, chúng ta luôn hướng về Chúa, tháp nhập một cách trọn vẹn vào cuộc tử nạn của Ngài, qua nổi buồn vui từng ngày, với hy vọng ngày mai sẽ được sum vầy cùng ông Phaolô trong một cuộc sống vinh quang bất diệt. Amen.

GIẢNG:

Để nói lên rằng cuộc sống đời này chỉ là tạm bợ và tất cả sẽ dạy cho những người hay chạy theo bã phù hoa phú qúi, lo tìm kiếm danh vọng của cải vật chất, người ta thường hay kể lại câu chuyện : Ở bên Mỹ, có một bà già ăn mày. Suốt cả ngày, bà lang thang qua các nhà ga, bệnh viện, trường học, công viên để xin tiền những kẻ qua lại. Sau cả một ngày vất vả chắt chiu, tối về, bà trở lại căn hầm hiu quạnh và lạnh giá của mình, cẩn thận cất những đồng bạc đã kiếm được vào hộp sắt. Một ngày kia, người ta không còn thấy bà ra khỏi nhà, một người hàng xóm đế xem thì thấy bà đã chết tự bao giờ. Mắt bà vẫn mở và tay bà chỉ về một góc nhà. Người ta đã đào lên theo hướng tay của bà, và khám phá ra một món tiền lớn : trên 100 ngàn dollars.

Qủa là một cái chết bất hạnh, đối với một bà già trong cảnh đơn côi hiu hắt. Nhưng còn bất hạnh hơn nhiều. Khi mà bà, đã không hề mang theo được gì, sau khi đã cả đời chắt chiu, tích góp. Cái chết đã đột ngột đến với bà, cướp đi tất cả, làm tan vở tất cả. Đúng như lời sách Huấn ca đã viết:

Phù hoa nối tiếp phù hoa

Sự đời tất cả chỉ là phù hoa.

Nếu như bà già bất hạnh kia, đã phải sống và chết trong sự đơn côi, trong nỗi mất mát oan  nghiệt thì hôm nay, cái chết  của ông Tôma lại là một cuộc ra đi đem lại cho ông, và tất cả những ai sống như ông một niềm hân hoan và hy vọng. Đây là niềm hy vọng và sung sướng của một người đầy tớ trung tín, của một con chiên ngoan hiền, của một người môn đệ nhiệt thành, của một Gioan nóng bỏng lửa mến yêu. Ta hãy cùng nhau đọc lời thánh Phaolô trong thư gửi Rôma hôm nay : “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kito, phải chăng là gian truân cùng khốn, bắt bớ, đói khát, trần truồng hiểm nguy, gươm giáo. Trong mọi thử thách ấy, chúng ta đã toàn thắng nhờ Đấng đã yêu chúng ta”.

Thiên Chúa đã yêu thương thế gian và ban Con Một của Ngài cho thế gian, để ai tin Ngài không phải lui đi nhưng được sống đời đời. Từ ngày Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Ngài đã không ngừng rao giảng kêu mời con người trở lại với Thiên Chúa. Qua cái chết trên thập giá, Ngài đã đóng đinh vào thập giá mọi tội lỗi từng người chúng ta của ông Gioan và thanh tẩy, cho chúng ta được tháp nhập sâu xa vào nhiệm thể với Ngài. Cũng từ đấy, ngọn lửa yêu mến mà Ngài trao vào tay của ông Gioan đã không ngừng được gìn giữ, bảo vệ và làm cho sáng tỏa, qua ơn gọi đời Kitô, trong sứ mạng làm Cha, làm chồng và ông của mình. Ai lại không biết rằng , suốt bao nhiêu năm qua, với gánh nặng của một gia đình đông con, ông đã vững tay lèo lái, vất vả chèo chống, để con thuyền của một gia đình vượt qua ngàn sóng gió, hiểm nguy mà một người bình thường mấy ai có thể gánh vác được? Tình thương của ông chỉ dừng lại ở miếng cơm manh áo cho con cái mà còn qua nỗ lực cố gắng dạy bảo, chăm sóc cho con cái, cái chết của ông đã không phải tự dưng mà đến, nếu như ông không vì lo lắng cho con cái được có nơi ăn chốn ở và dạy dỗ nên người. Và trong lúc mọi người miệt mài lo tìm kiếm nhu cầu hưởng thụ, cuộc sống  đầy dư sung túc, ông lại lo tìm kiếm nước trời, qua nẻo đường phục vụ tha nhân, và cộng đoàn Giáo xứ. Đáp lại lời mời gọi chủ chăn, ông đã gia nhập ban quản giáo rồi ban điều hành họ Mân Côi. Ong đã từng tâm sự với tôi : Bà nhà con nói : Ong cứ việc đi lo việc Chúa, cơm hai bữa tôi lo cho ông đầy đủ. Từ ngày ông tham gia, gia đình trẻ được nhắc nhở nề nếp hơn, họ Mân Côi có nhiều khởi sắc hơn. Bổn phận và trách nhiệm trực gác của ông luôn chu toàn. Ngay trong ngày ông qua đời, ông dặn người anh em đồng sự rằng : ông xin cho tôi buổi sáng, trưa tôi về sở trực nhà thờ thay cho ông.

Như Gioan tông đồ, ông đã không chỉ góp phần nhỏ bé của mình vào trong việc chung, , mà còn động viên khích lệ con cái tham gia sinh hoạt giới trẻ của Giáo xứ. Ba người con gái của ông đều tham gia vào ca đoàn và tông đồ của Giáo xứ. Lửa mến của ông đã lan toả sáng con cái, từ đó truyền tiếp sức nóng và hơi ấm cho giáo xứ Xuân Đường, nơi còn quá nhiều những tâm hồn lạnh băng và chai cứng, quá nhiều hờ hững và khó khăn.

Hôm nay ông về bên Chúa, không phải để an nghỉ nhưng tiếp tục sứ mạng của một người đầy tớ trung tín, của người môn đệ nhiệt thành, của một con chiên ngoan hiền, và của một Gioan say lửa yêu mến. Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi, và hãy thắp lên nơi chúng tôi ánh sáng của niềm tin yêu Chúa và Giáo hội, để noi gương ông sống phục vụ và quên mình trong từng tháng ngày đời trần thế.

Hôm nay, ông đã ra đi theo tiếng gọi để trình diện với Chúa. Cái chết đã phơi bày tất cả sự thật. Mà cái sự thật bất ngờ nhất, như  bài Tin mừng hôm nay, là phần thưởng cao quý mà Chúa dành cho người đã biết hết lòng yêu mến phục vụ Chúa và anh em : “Vì xưa Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống, Ta không có chỗ trú các ngươi cho trọ, Ta trần trụi các ngươi đã cho mặc, Ta đau ôm các ngươi đã viếng thăm”. Phải chăng là lời cầu chúc mà cộng đoàn Giáo xứ muốn dành cho ông, cho một người con rất đáng mến, đáng trân trọng đó cũng là phần thưởng mà Chúa muốn dành cho người môn đệ trung tín sau đã cả đời phục vụ Chúa Kitô trong gia đình, ngoài xã hội và nơi cộng đoàn Giáo xứ thân thương yêu dấu này. Amen.