Chuyên Đề An Táng
 
 

Trong văn chương Việt Nam có câu ca dao:


“Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Thật vậy, khi chúng ta được mang thân người và trưởng thành đều là nhờ công cha và ơn mẹ dưỡng nuôi và dạy dỗ .

Nói đến Cha Mẹ là nói đến tình thương vô bờ bến , công Mẹ cưu mang chúng ta trong thai bào Chín tháng mười ngày , trong thời gian nầy Mẹ chăm lo từng giây phút cho đứa con trong bụng sắp chào đời , mẹ kiêng cữ đủ thứ để cho con được sống yên vui trong bào thai , vì thế thân Mẹ hao gầy, sức khỏe sút giảm .

Mẹ làm tất cả đều đó với một t́nh yêu thương ngọt ngào hơn dòng suối .

Khi con ra đời , với tình mẫu tử nhiệm mầu , tất cả đau đớn biến mất khi Mẹ ôm con và đặt lên má con một nụ hôn ngọt lịm tình mẫu tử .

với tình mẫu tử thiêng liêng Mẹ làm tất cả chỉ mong cho con luôn được vui vẻ hạnh phúc trên cõi đời này .
________________________________________
Ai về Mỹ Thuận ghé qua
Miễu Thờ Hiền mẫu xót xa cõi lòng
Buông tay chết đuối giữa dòng
Để con được sống bảo tồn Lâm gia.
http://www.niemphat.com/DaiSuPhapVan/

MeLaGiongSuoiNgot/1.jpg

Ai có về Cần Thơ đều đi phà để qua bến Bắc Mỹ Thuận , nếu ai để ý sẽ thấy dọc trên bờ sông này có rất nhiều miếu thờ vong linh người chết đuối . Trong những miếu đó có một miếu thờ trang nghiêm với hàng chữ :

“Lưu Mỹ Linh Hiền mẫu linh vị”

Lưu Mỹ Linh một cô gái quê ít học , năm mười tám tuổi cô đã xuất giá theo chồng là Lâm Vĩnh Phúc làm nghề giáo làng, chẵng bao lâu cô hạ sanh một bé trai đặt tên Lâm Vinh, hai người cưng chiều cậu bé như trân bảo .

Khi cậu bé Lâm Vinh được mười bốn tuổi thì ông Lâm Vĩnh Phúc qua đời sau cơn bảo bệnh, để lại vợ và con sống trong cảnh bần hàn khổ sở .

Vì ít học , Lưu Mỹ Linh không thể tìm được việc làm hai mẹ con dùng tất cả tiền dành dụm mua chiếc thuyền Ba Lá và hằng ngày câu cá , giăng câu kiếm sống .

Vì thương con, mọi việc cực nhọc trong nhà Bà Lưu Mỹ Linh dành làm tất cả để con có thời giờ học bài.

Lâm Vinh là cậu bé hiếu thảo, ngoan hiền biết phận côi cút bần hàn , nên cậu không bao giờ đi chơi dành hết thời giờ cho việc học .

Năm nay cậu vừa tròn mười sáu và đã học xong chương trình đệ tứ cũng như mọi ngày, khi đi học về , cậu dẹp sách vở và xuống thuyền cùng mẹ giăng câu .

Hôm nay mùa nước nỗi, cá rất nhiều hai mẹ con mải mê câu mà lần ra giữa dòng, Nơi đây cách bờ rất xa, và nước chảy xiết , thuyền hôm nay chở đầy cá muốn chìm, hai mẹ con vội dừng câu và chèo vào bờ . Bỗng trên dòng nước có một khúc cây rất to đang theo cơn sóng đâm bổ vào thuyền . Không thể tránh được thuyền chòng chành và nghiêng úp.

Mẹ nhìn con hơi : "Con có thể lội nổi vào bờ không?"

Lâm Vinh: "Thưa Mẹ con lội mỗi ngày ở khúc sông này, con dư sức vào bờ . Còn Mẹ, Mẹ đủ sức lội vào bờ không ?", Bà Lưu Mỹ Linh nhìn bờ xa xăm mà ái ngại : Mẹ chưa lội thử bao giờ nên không biết ?

Lâm Vinh, cười tự tin: "Mẹ hãy lội trước , nếu Mẹ đuối sức , con sẽ dìu Mẹ vào bờ ". Hai Mẹ con bắt đầu bơi.

Nước trên nguồn đổ xiết quá nên khi bơi gần bờ khoảng một trăm mét thì Bà Lưu Mỹ Linh đã đuối sức, đôi ba lần bà chìm xuống và bụng uống đầy nước. Lâm Vinh thấy mẹ như vậy , bơi nhanh lại một tay nâng mẹ và một tay lội vào bờ . Khi còn cách bờ khoảng ba mươi mét thì hai mẹ con thực bị đuối sức. Lâm Vinh đă hai ba lần bị sóng nhấn chìm uống nước, Lâm Vinh vẫn không buông mẹ nhất định cứu mẹ hoặc cả hai cùng chết .

Bà Lưu Mỹ Linh nhìn con chợt thở dài trong tâm tự nghĩ: “Dòng Họ Lâm chỉ còn lại mình Lâm Vinh , ngày nay nếu Lâm Vinh vì mẹ mà chết thì Lâm gia tuyệt tự và chồng mình sẽ không nhắm mắt ở suối vàng. Một đời làm Mẹ , ta đã hy sinh trọn kiếp cho con, hôm nay lần cuối ta phải hy sinh cho vẹn tình mẫu tử để con ta được sống và nên người hữu dụng sau này . Nghĩ thế rồi Bà qua con thều thào: Lâm Vinh con phải sống, dòng họ Lâm chỉ còn mình con. Con phải sống làm người thiện lành hữu dụng cho xã hội sau này . Lâm Vinh ! Vĩnh biệt con .

Nói xong Bà dùng sức lực sau cùng giật tay ra khỏi tay con và dùng hai tay đẩy con thật mạnh về hướng bờ sông . Bà lẳng lặng buông tay hoà thân xác vào trong dòng sông đang chảy xiết.

Trong cõi đời này, nói đến chết ai cũng sợ , nhưng với tình mẫu tử thiêng liêng có những Bà mẹ đã tìm về cái chết để cho con được sống. Trong các cuộc hy sinh của tình mẫu tử là cao cả nhất không có một sự hy sinh nào có thể so sánh cân bằng.