Tác giả

ANTHONY DE MELLO

 

 NHƯ LỜI CẦU KINH

(QUYỂN I)

 

 Nguyên tác

THE PRAYER OF THE FROG

(Volume I)

 

Quyển sách gồm những mẩu chuyện chiêm niệm

 ISBN 81-87886-25-0

1998

Gujarat Sahitya Prakash

Post Box 70

ANAND 388 001 INDIA

 Imprimi Potest: Lisbert D'Souza, S.J.

Tỉnh hạt Bombay

Ngày 30-05-1987

 

Imprimatur: + C. Gomes, S.J.

Giám mục Ahmedabad

Ngày 19-06-1987

 

Dịch giả

ĐỖ TÂN-HƯNG

Đọc lại và bổ túc

LM ANTÔN-PHAOLÔ, SJ

 

Giấy phép dịch ngày 20-05-2001

Nhà xuất-bản Gujarat Sahitya Prakash

Anand, India

 

LƯU Ư!

Những sách của cha Anthony De Mello được viết trong bối cảnh đa tôn giáo nhằm mục đích giúp đỡ tín hữu thuộc mọi tôn giáo – ngay cả những người vô thần hay vô tôn giáo nữa – trong việc truy tầm con đường nội tâm.

Chủ ư của tác giả không phải viết ra những sách giáo lư về đức tin Công Giáo trong bối cảnh học thuyết Ki-Tô Giáo.

 

MỤC LỤC

Lời dịch giả

Lời tựa

Lời cảnh báo - Chỉ dẫn - Ghi chú

 

Phần I.- CẦU NGUYỆN

   (câu chuyện 1-29)

Phần II.- THỨC TỈNH

   (câu chuyện 30-53)

Phần III.- TÔN GIÁO

   (câu chuyện 54-108)

Phần IV.- ÂN SỦNG

   (câu chuyện 109-127)

Phần V.- CÁC THÁNH

   (câu chuyện 128-155)

Phần VI.- CÁI TÔI

   (câu chuyện 156-178)

Phần VII.- T̀NH YÊU

   (câu chuyện 179-218)

Phần VIII.- CHÂN LƯ

   (câu chuyện 219-256)          

 

 

 

 

LỜI DỊCH GIẢ

 

Vào mùa hè 1998, cách đây gần một thập niên, t́nh cờ tôi làm thiện nguyện trong ba tháng tại Trung Tâm Chiêm Niệm Kitô giáo với danh xưng là UNITAS (Hiệp Nhất) ở thành phố Montréal, Québec, Canada. Nhưng Trung Tâm này đă đóng cửa vĩnh viễn vào năm sau đó.

 

Trước kia, Unitas là Trung Tâm Chiêm Niệm Kitô giáo được linh mục John Main thành lập, nhằm mục đích truyền bá phương pháp chiêm niệm, căn cứ theo truyền thống các vị ẩn tu Kitô giáo trong rừng sâu núi thẳm, thời xa xưa.

 

Hồi đó, công việc của thiện nguyện viên nhằm đón tiếp khách hành hương hằng ngày tới chiêm niệm theo ba thời khắc nửa giờ đồng hồ vào buổi sáng, trưa và chiều. Công việc gồm có tiếp tân và hướng dẫn các buổi ngồi chiêm niệm. Ban đêm được rảnh rỗi và ai nấy về pḥng riêng của ḿnh, như các đan sĩ vậy, v́ trước kia ngôi nhà này được dùng làm đan viện Biển Đức khi cha John Main c̣n sống và ngài là đan viện trưởng.

 

Vào thời kỳ đó, mỗi đêm khi về pḥng nằm nghỉ, tôi thường mượn một ít sách của thư viện Trung Tâm để đọc, cho qua thời giờ, trước khi giấc ngủ đến. Tôi rất thích những quyển sách của cha Anthony de Mello. Ban đầu tôi chỉ đọc nhằm mục đích giải trí thôi. Nhưng càng ngày tôi càng khám phá bên dưới những câu chuyện đơn sơ đó, chứa đựng một kho tàng nội tâm rất phong phú. V́ vậy, tôi nảy sinh ư định sẽ chuyển ngữ những quyển sách tôi ưa thích để chia sẻ cho độc giả Việt-Nam, trong Cộng Đồng Dân Chúa.

 

V́ vậy, vào mùa Giáng Sinh 2001, tôi đă xuất bản dịch phẩm “NHƯ TIẾNG CHIM CA”, chuyển ngữ từ tác phẩm “THE SONG OF THE BIRD” của linh mục Anthony de Mello.

 

Khoảng một năm sau, tôi cũng xuất bản dịch phẩm thứ hai là “MỘT PHÚT MINH TRIẾT”, chuyển ngữ từ tác phẩm “ONE MINUTE WISDOM” cũng của linh mục Anthony de Mello.

 

Với cả hai dịch phẩm nầy, tôi đă chuyển bản thảo cho anh Trần Duy Nhiên ở Saigon, để nhờ anh xem lại phần chính tả và bổ túc một số từ cho chính xác hơn.

 

Trong dịp xuất bản dịch phẩm “MỘT PHÚT MINH TRIẾT”, tôi đă thông báo với độc giả là sẽ ra mắt trong một ngày không xa, dịch phẩm “NHƯ LỜI CẦU KINH” (quyển I & II), sẽ được chuyển ngữ từ tác phẩm của linh mục Anthony de Mello là “THE PRAYER OF THE FROG” (Volume I & II).

 

Tuy nhiên, từ đó đến nay, tôi chưa thực hiện được v́ phải biên soạn hoặc chuyển dịch một số tác phẩm khác quan trọng hơn để phổ biến trên NET, nhất là www.dunglac.net. Tôi đành hoăn lại dự định trên, mặc dù nhiều độc giả mong muốn sớm đọc bản dịch “NHƯ LỜI CẦU KINH”.

 

V́ vậy, nay là lúc tôi cảm thấy nên tiếp tục công việc đă bị bỏ dở. Mong độc giả thông cảm và đón nhận những tâm tư sâu lắng qua những mẩu chuyện chiêm niệm được tác giả Anthony de Mello thu thập, liên hệ đến nhiều lănh vực khác nhau. Mỗi câu chuyện là một gợi ư và tùy tâm trạng của độc giả mà trở nên phong phú hữu ích hay tẻ nhạt vô bổ.

 

Quyển sách “The Prayer of the Frog” (Volume I & II) đă được nhà xuất bản Doubleday/Image tái bản ở Hoa Kỳ dưới tựa đề “TAKING FLIGHT” và “THE HEART OF THE ENLIGHTENED” và cũng đă được dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên các bản dịch trước đă không phản ảnh chính xác tâm t́nh của cha De Mello và có đôi chỗ khác biệt với nguyên bản.

 

Xin lưu ư độc giả là nhà xuất bản Gujarat Sahitya Prakash, Anand, India của các cha ḍng Tên đă được cố linh mục Anthony de Mello (1931-1987) trao phó nhiệm vụ ấn hành những tác phẩm của cha. Khi tôi xin phép nhà xuất bản này để chuyển ra Việt ngữ những tác phẩm của cha Anthony de Mello th́ họ chấp thuận với điều kiện là phải trực tiếp chuyển ngữ từ những văn bản gốc của cha Anthony de Mello. V́ vậy tôi đă đặt mua những tác phẩm gốc của cha Anthony de Mello từ nhà xuất bản Gujarat Sahitya Prakash, Anand, India của các cha ḍng Tên để chuyển ngữ.

 

Đây là điểm khác biệt của bản dịch “NHƯ LỜI CẦU KINH” (quyển I) này, cũng như hai dịch phẩm trước kia là “NHƯ TIẾNG CHIM CA” và “MỘT PHÚT MINH TRIẾT”.  Và đó là lư do các dịch phẩm này được ra mắt độc giả.

 

Dịch giả xin chân thành cám ơn LM Antôn-Phaolô, SJ, ở Hoa Kỳ, đă đọc bản thảo và bổ túc một số từ cho chính xác, đồng thời xem lại phần chính tả.

 

Xuân Mậu Tư 2008

Đỗ Tân-Hưng

 

 

 

LỜI TỰA

 

 

H́nh ảnh đầu tiên mà tôi ôm ấp về cha Tony de Mello lùi về cách đây trên ba thập niên, và nói rơ hơn là ở Lonavia, chính ngôi nhà mà về sau đă trở thành trụ sở tu học Sadhana.

 

Vào thời kỳ đó, cha Tony là một đại chủng sinh ḍng Tên, nhưng đảm trách việc dạy dỗ các thầy vừa măn nhà tập. Cả nhóm đă đến biệt thự Saint Stanislas để nghỉ ngơi vài ngày. Tôi c̣n nhớ cha Tony, ngồi với các thầy dưới một bụi cây bên ngoài nhà bếp, lặt rau cho bữa ăn trong ngày và không ngừng tiêu khiển với họ bằng những mẩu chuyện không bao giờ chấm dứt.

 

Mỗi người chúng tôi đều cảm nhận những kinh nghiệm từ thời gian đó và chính cha Tony đă không ngừng phát triển và đổi mới, luôn luôn thêm vào những sự khéo léo và hứng thú mới mẻ, cùng với tinh thần phục vụ tích cực. Nhưng cha luôn luôn là một nhà kể chuyện có biệt tài. Rất ít giai thoại cha kể có tính cách độc đáo, đôi khi không có ǵ là tinh tế đặc biệt: nhưng trên đôi môi cha, mọi chuyện đều có sức sống, ư nghĩa và làm người nghe thích thú, hoặc hoàn toàn chỉ có tính cách khôi hài. Ở trong địa hạt đó, mọi điều cha kể đều sống động và gây sự chú ư.

 

Ngày nay món quà vĩnh biệt mà cha để lại, hiển nhiên là một trong những sách bán chạy nhất, đó là quyển “NHƯ LỜI CẦU KINH”. Dù cha ít khi đề cập tới những sáng tác văn chương của cha, nhưng cha rất cẩn trọng trong việc ấn hành các tác phẩm. Việc cuối cùng mà cha đă làm khi ở Ấn-Độ, trước khi lên phi cơ đi Hoa-Kỳ, là đă để ra ba giờ đồng hồ duyệt xét các bản thảo với nhà xuất bản. Tôi không nh́n thấy bản thảo, nhưng tôi được biết nỗi lo lắng cuối cùng của cha.

 

Đó là chiều ngày 30 tháng 05 năm 1987. Ngày 2 tháng sáu, người ta t́m thấy cha ngă gục trên sàn nhà tại căn pḥng ở Nữu-Ước, v́ một cơn đột quỵ tim trầm trọng. Trong thời gian trước đó, cha đă viết một lá thư dài cho người bạn thân, trong thư cha đề cập tới một vài kinh nghiệm trước đây:

 

"Mọi chuyện đó liên quan đến một thời điểm ở vào một thế giới khác. Tôi nhận ra rằng sự quan tâm thiết yếu của tôi nhắm vào một việc khác, đó là ‘thế giới tâm linh’, và mọi điều khác đối với tôi ít quan trọng hơn, ít thích đáng hơn. Những điều ngày xưa rất quan trọng th́ đối với tôi không có ư nghĩa ǵ. Sự quan tâm của tôi gắn bó với những điều liên quan đến ngài Achaan Chah, một thiền sư Phật giáo, và tôi không cảm thấy thích thú ǵ đối với các việc khác. Phải chăng đó là một ảo tưởng? Tôi không biết. Tuy nhiên, suốt đời tôi, không bao giờ tôi không cảm thấy tự do như thế, hạnh phúc như thế..."

 

Đó là tóm lược về con người của cha Tony, như cha đă sống và như các người khác đă nhận diện, trong giai đoạn cuối cùng, trước khi cha đă xa rời chúng ta vĩnh viễn một cách đột ngột, ba tháng trước ngày cha mừng sinh nhật thứ năm mươi sáu. Và giờ đây đă có biết bao bài viết về cha từ các chứng nhân khắp bốn phương. Nhiều người cho biết họ chưa bao giờ gặp cha, nhưng đă cảm nghiệm sâu xa về cha do những quyển sách cha viết. Nhiều người khác được may mắn gặp cha. Có người chỉ được cảm nghiệm vắn vỏi do sức thu hút của tài hùng biện của cha.

 

Ít người hoàn toàn tán đồng những ǵ cha nói hay làm, nhất là sau khi cha đă đi qua bên kia biên giới của hành tŕnh tu đức. Chính cha cũng chẳng mong người khác ngoan ngoăn theo ḿnh, nhưng ngược lại họ phải phấn đấu. Điểm hấp dẫn nhiều người đối với cá tính và tư tưởng của cha chính là sự việc cha thách đố mỗi người phải tự vấn, t́m ṭi, vượt ra ngoài những tư tưởng và thái độ đă được đóng khung và phải can trường tỏ lộ nhân cách của ḿnh, nói tóm lại là kiếm t́m một sự trung thực xác đáng hơn.

 

Viễn tượng mà cha Tony đă nhắm tới dưới mọi khía cạnh, thuộc mọi tŕnh độ là liên lỉ t́m kiếm sự trung thực xác đáng.  Và điều đó đă mang lại cho cá tính đa năng của cha một sự liêm khiết trí thức trọn vẹn có tính cách duyên dáng quyến rũ và uy tín tṛn đầy mà không ai sánh được: cha đă ḥa giải các điều mâu thuẫn không phải bằng sự căng thẳng, mà bằng sự ḥa hợp. Cha luôn luôn sẵn sàng làm bạn, chia sẻ; tuy nhiên, ở nơi cha có một chiều kích mà không ai có thể đạt tới được.

 

Trong đám đông cha có thể vui vẻ bồng bột, trào lộng đôi khi quá đáng, nhưng không ai có thể nghi ngờ cha có một mục đích nghiêm túc vững vàng. Trải qua bao năm tháng, cha đă thay đổi rất nhiều, trong những cung cách khác nhau, nhưng ngược lại cá tính của cha vẫn trước sau như một. 

 

Một thí dụ điển h́nh là sự cam kết của cha sống đời linh mục ḍng Tên. Cha đă hăng say cổ vơ vượt mức việc Linh Thao theo ư hướng nguyên thủy của Thánh I-nhă Lôyôla[1], thái độ tiên phong đó của cha đă được thế giới ngưỡng mộ. Nhưng thực ra, cuối cùng, cha đă đi xa với truyền thống tu đức của Thánh I-nhă. Dù sao, cha không bao giờ phủ nhận tư cách là một linh mục ḍng Tên. Rơ ràng, cha không bao giờ bị cưỡng bách, mà có lẽ cha cũng không suy tư nhiều về điều đó. Nói tóm lại, cha cảm thấy rất ḥa nhịp với tinh thần và con tim của Thánh I-nhă đến độ cha đă hiểu biết rất rơ về vị thánh đó.

 

Trong một bài giảng trước mặt các vị bề trên giám tỉnh ḍng Tên ở Ấn-Độ năm 1983, trước khi cha cùng họ tham dự đại hội toàn ḍng lần cuối cùng, cha đă chia sẻ với họ một viễn tượng thâm sâu của Thánh I-nhă mà cũng là một mạc khải của chính cha:

 

"Có một truyền thống đối với các cha tiên khởi của Ḍng mà theo đó Chúa đă cho Thánh I-nhă những ân ban và niềm xác tín mà ngài đă thuận trao cho ḍng Tên như là một cộng đoàn và cho mỗi một tu sĩ nói riêng. Nếu tôi được chọn cho chính tôi và cho toàn ḍng hôm nay giữa bao điều xác tín mà Thánh I-nhă đă lănh nhận, tôi sẽ chọn ba điều mà không chút do dự: đó là sự chiêm niệm, sự sáng tạo và ḷng quả cảm."

 

Parmananda R. Divarkar, linh mục ḍng Tên.

ngày 04 tháng 09 năm 1987

 

 

 

 

LỜI CẢNH BÁO

 

Điều mầu nhiệm là tâm hồn con người khao khát Chân Lư v́ ở trong đó con người mới t́m thấy sự giải thoát và toại nguyện. Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của con người đứng trước Chân Lư là một thái độ đối nghịch và sợ hăi. V́ thế, các vị minh sư của nhân loại như Đức Phật và Chúa Giêsu, đă t́m ra một thủ thuật để làm thính giả thất bại trong việc chống đối: đó là kể chuyện. Họ biết rằng những chữ có ma lực hấp dẫn nhất trong bất cứ ngôn ngữ nào vẫn là: "Xưa có một lần..."; họ biết người ta dễ chống đối một chân lư, nhưng không thể chống lại một câu chuyện.

 

Vyasa, tác giả sách Mahabharata, nói rằng nếu người ta chăm chú lắng nghe một câu chuyện, người ta sẽ không c̣n là con người cũ nữa. Đó là v́ câu chuyện sẽ thâm nhập vào tận tâm can bạn và phá tan những rào lũy ngăn trở con đường đưa đến thiên tính. Cho dù bạn có đọc qua hết các câu chuyện trong cuốn sách này với mục đích duy nhất là để giải trí, không có ǵ sẽ bảo đảm rằng câu chuyện này hay câu chuyện khác sẽ không len lỏi vào giữa những rào lũy tâm tư của bạn và sẽ không bùng nổ vào lúc mà bạn ít ngờ nhất. V́ vậy, bạn đă được báo trước rồi nhé!

 

Nếu bạn có đủ can đảm truy tầm sự giác ngộ, th́ tôi xin nhắc nhở bạn mấy điều:

 

1.- Ghi khắc một câu chuyện vào tâm tư bạn để nhẩm đi nhẩm lại vào những lúc nhàn rỗi. Đó là cơ hội để tiềm thức bạn làm việc và moi móc ra những ǵ tiềm ẩn. Và rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy rằng câu chuyện đó sẽ hiện ra trong trí óc bạn một cách bất ngờ, đúng vào lúc mà bạn cần tới nó để làm sáng tỏ một biến cố hay một cảnh huống và đem lại cho bạn cái nh́n rơ ràng và hàn gắn vết thương ḷng.  Đó là lúc mà bạn nhận chân rằng, trong lúc đắm ḿnh vào những câu chuyện đó, bạn đă theo đuổi một khóa học về sự giác ngộ mà bạn không cần một minh sư nào khác ngoài chính bạn.

 

2.- V́ mỗi một câu chuyện sau đây là một mạc khải về Chân Lư, với hai mẫu tự CL viết hoa, có nghĩa là chân lư đối với mỗi cá nhân. Bạn có thể chắc chắn rằng, trong khi đọc mỗi câu chuyện, bạn hoàn toàn t́m kiếm một sự hiểu biết sâu xa về chính bạn. Đọc như khi bạn đọc một quyển sách y khoa, bạn tự hỏi ḿnh có một trong những triệu chứng đó không, chứ không giống như khi bạn đọc một quyển sách tâm lư, để xem bạn bè của bạn thuộc loại nào. Nếu ai bị lôi cuốn vào việc t́m hiểu kẻ khác th́ những câu chuyện này sẽ trở nên tai hại.

 

Giáo sĩ Hồi giáo Nasruddin là một người say mê chân lư cho đến đổi đă băng ngàn lội suối để kiếm t́m những chuyên gia về kinh Coran và ông đă không cảm thấy ngại ngùng ǵ để thảo luận về những chân lư của đức tin với những kẻ bỏ đạo ông gặp ở các cửa hàng tạp hoá.

 

Một ngày kia, vợ ông cho ông biết ông đă bất công với bà như thế nào, để cuối cùng bà khám phá ra rằng ông không tha thiết ǵ hết đối với loại Chân Lư đó!  

 

Dĩ nhiên, đó là loại chân lư duy nhất đáng kể. Quả thật, nếu ai trong chúng ta, dù là học giả hay lư thuyết gia, tu sĩ hay giáo dân, đều nuôi dưỡng một ḷng mộ mến muốn biết chính ḿnh hơn là biết những lư thuyết và giáo điều, th́ thế giới chúng ta sẽ khác hẳn.

 

"Đó là một bài thuyết giảng rất hay, một nữ giáo hữu vừa nói như vậy vừa lay bàn tay vị giảng thuyết: mọi điều ngài nói đều áp dụng cho người này hay người kia mà tôi biết" 

 

Bạn hiểu rồi chứ? 

 

 

 

CHỈ  DẪN

 

Nên đọc những câu chuyện theo thứ tự dưới đây. Không nên đọc hơn một – hay hai câu chuyện mỗi lần – ngoại trừ khi quí độc giả chỉ muốn đọc để tiêu khiển mà thôi.

 

 

 

GHI CHÚ

 

Những câu chuyện kể trong sách nầy bắt nguồn từ nhiều quốc gia, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Chúng thuộc về di sản thiêng liêng – và nền trào phúng b́nh dân – của nhân loại.

 

Tất cả những ǵ mà tác giả đă làm là nối kết chúng lại với nhau theo một mục đích riêng biệt có sẵn trong đầu óc. Tác giả chỉ làm công việc của người thợ dệt và thợ nhuộm mà thôi. Tác giả không có công trạng ǵ với bông g̣n và chỉ dệt.  

 

 

________________________________________

[1] Chú thích của người dịch: Thánh I-nhă Lôyôla (1491-1556), đấng sáng lập ḍng Tên, là người lập ra phương pháp Linh Thao dựa trên kinh nghiệm tâm linh của ngài.

 

 

 

QUAY VỀ TRANG CHÍNH

 

 

 

 

PHẦN MỘT

CẦU NGUYỆN

(Câu chuyện 1-29)

1.- LỜI CẦU KINH CỦA CON ẾCH

Một đêm kia khi thầy Bru-nô đang cầu nguyện, thầy bị quấy rầy bởi tiếng ộp ộp của một con ễnh ương. Mọi cố gắng của thầy để phớt lờ âm thanh đó đều vô hiệu nên từ cửa sổ, thầy la lớn: "Im đi!  Ta đang cầu nguyện!"

V́ thầy Bru-nô là một vị thánh nên lệnh của thầy được tuân hành ngay. Mọi sinh vật đều im hơi lặng tiếng, nhằm tạo sự thinh lặng thuận lợi cho việc cầu nguyện của thầy.

Nhưng giờ đây một âm thanh khác xâm nhập vào việc thờ phượng của thầy Bru-nô – một tiếng nói từ bên trong nói rằng: "Có thể Chúa cũng ưa thích tiếng ộp ộp của con ếch đó như tiếng hát những bài Thánh Vịnh vậy.” Thầy Bru-nô đáp lại với vẻ khinh miệt: " Tiếng ồp ộp của một con ếch có ǵ mà làm Chúa nghe lọt tai?"  Nhưng tiếng nói đó không chịu từ bỏ: "Con có nghĩ tại sao Chúa đă tạo nên âm thanh không?"

Thầy Bru-nô quyết định khám phá cho biết tại sao. Thầy ngả người ra cửa sổ và ra lệnh: "Hát lên đi!" Tiếng ộp ộp đều đặn của con ễng ương tràn lan không trung cùng với sự phụ hoạ buồn cười của mọi con ếch ở xung quanh đó. Và khi thầy Bruno chú trọng vào âm thanh th́ những giọng kêu của chúng không c̣n làm thầy chói tai nữa, bởi v́ thầy khám phá ra rằng nếu thầy không c̣n kháng cự chúng nữa th́ chúng thực sự đang làm phong phú hóa sự tĩnh mịch của đêm trường.

Nhờ sự khám phá đó, con tim thầy Bru-nô đă ḥa nhịp với vũ trụ và lần đầu tiên trong đời, thầy mới hiểu cầu nguyện nghĩa là ǵ.

2.- THẦY GIÁO TRƯỞNG DO THÁI NHẢY MÚA 

(Một câu chuyện trong sách Ha-si-đim) 

Những người Do-Thái ở một tỉnh nhỏ bên nước Nga rất nóng ḷng chờ đợi thầy giáo trưởng tới. Đó sẽ là một biến cố hiếm hoi nên họ đă để nhiều thời giờ chuẩn bị những câu hỏi mà họ sẽ đặt ra cho con người thánh thiện đó.

Cuối cùng khi thầy giáo trưởng đến và họ gặp thầy ở ṭa thị chính, thầy có thể cảm nhận bầu khí căng thẳng khi mọi người sẵn sàng lắng nghe những câu trả lời mà thầy để dành cho họ. 

Trước hết, thầy không nói ǵ; thầy chỉ nh́n chằm chằm vào đôi mắt họ và ngậm miệng ngân nga một giai điệu lặp đi lặp lại. Rồi mọi người bắt đầu ngậm miệng ngân nga theo. Thầy bắt đầu hát và họ hát theo thầy. Thầy lắc lư và nhảy múa khoan thai, với những bước chân có chừng mực. Toàn thể giáo đoàn bước theo thầy như vậy. Chẳng bao lâu, họ dồn hết tâm trí vào cuộc nhảy múa cho đến nỗi họ bị cuốn hút vào những động tác mà quên đi những ǵ khác ở trên mặt đất. V́ vậy mỗi người thuộc đám đông đó làm thành một tổng thể được chữa lành khỏi sự rạn nứt từ bên trong đă cầm giữ chúng ta xa rời Chân Lư.

Cũng phải mất gần một tiếng đồng hồ trước khi cuộc khiêu vũ chậm lại để rồi chấm dứt.  Với sự căng thẳng được gỡ khỏi nội tâm con người, ai nấy ngồi xuống trong sự an b́nh thinh lặng tràn lan căn pḥng. Rồi vị giáo trưởng nói những lời duy nhất tối hôm đó: "Tôi tin chắc tôi đă trả lời các câu hỏi của quư vị rồi".

Người ta hỏi một vị tu sĩ Hồi giáo tại sao ông ta thờ phượng Chúa bằng cách nhảy múa. Ông trả lời: "V́ thờ phượng Chúa có nghĩa là chết cho chính ḿnh; sự nhảy múa giết chết cái tôi. Khi cái tôi chết, mọi vấn nạn chết theo với nó. Nơi nào vắng bóng cái tôi, ở đó có T́nh Thương, ở đó có Thiên Chúa".

 

3.- CẦU NGUYỆN BẰNG DẠ VŨ

Minh Sư ngồi với các đệ tử trong cuộc hội kiến. Ông nói: "Các con đă nghe cầu nguyện nhiều và các con cũng đă đọc kinh cầu nguyện nhiều. Tối nay, thầy muốn các con nh́n thấy cầu nguyện một lần".

Vào lúc đó màn kéo lên và buổi dạ vũ bắt đầu.

 

4.- ĐÔI CHÂN CHĨA VỀ THÀNH THÁNH  MÊ-CA 

Một vị tu sĩ khổ hạnh thánh thiện Hồi giáo đi hành hương Mê-ca (Mecca). Khi tới ngoại vi thành phố, ông nằm xuống bên vệ đường, mệt mỏi do cuộc hành tŕnh. Khi vừa mới thiêm thiếp ngủ, th́nh ĺnh ông bị đánh thức dậy bởi một người hành hương có vẻ giận dữ: "Đây là lúc mọi tín đồ cúi đầu về phía thành thánh Mê-ca, c̣n ngươi lại chĩa chân về phía đền thánh. Ngươi là hạng người Hồi giáo ǵ vậy?"

Vị tu sĩ khổ hạnh không nhúc nhích động đậy; ông chỉ mở mắt ra và nói: "Anh ơi, xin anh làm ơn đặt đôi chân tôi ở đâu để khỏi phải chĩa thẳng vào Chúa?"

 

5.- LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MỘT KẺ MỘ ĐẠO VỚI THẦN VÍS-NU (VISHNU)

"Ngài ôi, tôi khấn xin Ngài tha thứ cho tôi về ba tội tày trời nầy: trước hết, tôi đă đi hành hương nơi nhiều đền thánh của Ngài mà quên rằng Ngài hiện diện khắp nơi; thứ đến, tôi thường lớn tiếng van xin Ngài phù hộ cho tôi mà quên rằng Ngài lo lắng cho sự an sinh của tôi c̣n hơn chính tôi; và sau cùng, này đây tôi đang xin Ngài tha thứ, trong khi tôi biết rằng mọi tội lỗi tôi đă được tha thứ trước khi tôi lỗi phạm."

 

6.- NHÀ PHÁT MINH 

Sau nhiều năm khó nhọc, một nhà phát minh đă t́m ra ra kỹ thuật làm lửa. Ông đă mang những dụng cụ lên vùng Bắc cực đầy tuyết phủ và bắt đầu dạy cho một bộ lạc về kỹ thuật và những lợi ích của việc làm ra lửa. Dân chúng ở đó bị thu hút bởi sự mới mẻ này đến độ họ không nghĩ tới việc cám ơn người sáng chế nên một ngày kia ông đă lặng lẽ bỏ đi. Là một trong những con người hiếm hoi có tâm hồn cao thượng, ông không ước mong được tưởng nhớ hay tôn sùng: tất cả những ǵ mà ông nhắm tới là sự măn nguyện được biết có kẻ đă hưởng lợi từ phát minh  của ḿnh.

Bộ lạc kế tiếp mà ông t́m tới cũng chỉ háo hức học hỏi như bộ lạc trước đây. Nhưng các thầy tế ở đây, v́ ganh tị ảnh hưởng của người phương xa đối với dân chúng nên đă sát hại ông ta. Để xóa đi mọi dấu vết ngờ vực liên quan đến tội ác đó, họ đă dựng nên một bức ảnh của Nhà Phát Minh Vĩ Đại được đặt trang trọng trên bàn thờ chính của đền thờ; họ thiết lập một nghi thức tế lễ để những kư ức về ông tiếp tục sống trong ḷng họ. Họ rất cẩn thận kỹ càng không để một lời chỉ dẫn nào của nghi thức phụng tự bị sửa đổi hay quên sót. Những dụng cụ dùng vào việc phát minh ra lửa được cất giữ như những vật thiêng liêng trong một cái tráp nhỏ và người ta nói là những vật này đem lại sự chữa lành cho tất cả những ai đặt tay lên đó với ḷng tin.

 Thầy Trưởng Tế đích thân nhận lănh trọng trách soạn thảo Tiểu Sử của Nhà Phát Minh. Sách này đă trở thành Thánh thư trong đó ḷng từ bi nhân ái của ngài được tôn lên như mẫu mực cho mọi người noi theo, những công trạng rạng rỡ của ngài được tán dương, bản tính siêu phàm của ngài làm nên đề mục của đức tin. Các tư tế làm hết sức để Sách đó được lưu truyền xuống cho các thế hệ mai sau, trong khi họ giữ độc quyền giải thích ư nghĩa các lời nói của ngài cũng như ư nghĩa đời sống thánh thiện và cái chết của ngài nữa. Và họ phạt tử h́nh một cách không thương tiếc hoặc dứt phép thông công bất cứ ai đi lệch ra ngoài giáo lư của họ. Bị kẹt trong những nghĩa vụ tôn giáo đó, dân chúng hoàn toàn quên lăng kỹ thuật làm lửa.

 

7.- BIẾN THÀNH LỬA 

(Trích Hạnh Các Thánh Tu Rừng)

Viện Phụ Lót là tu viện trưởng t́m tới viện phụ Giu-Se cũng là tu viện trưởng và nói: "Thưa cha, tuỳ theo khả năng của con, con tuân giữ luật lệ nhỏ mọn của con cũng như việc ăn chay chút ít của con, con cầu nguyện, chiêm niệm, giữ thinh lặng; và bao lâu c̣n có thể được, con thanh lọc tâm trí con khỏi những tư tưởng xấu. Con phải làm ǵ thêm nữa đây"

Viện phụ lớn tuổi hơn đứng lên trả lời. Ngài giơ đôi tay lên trời và những ngón tay của ngài biến thành mười ngọn đèn cháy sáng. Ngài nói: "Coi đây: cha phải biến thành lửa hoàn toàn." 

 

8.- LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI THỢ SỬA GIÀY  

Một người thợ sửa giày tới gặp vị giáo trưởng Do-thái là I-xa-ác (Isaac) thuộc ḍng họ Gie (Ger) và nói: "Xin thầy nói cho biết tôi phải làm ǵ đối với việc đọc kinh ban sáng của tôi. Khách hàng của tôi là những dân nghèo và chỉ có một đôi giày để mang. Tôi đi lấy những đôi giày của họ lúc chiều tối và làm việc gần trọn đêm; vào lúc hừng đông vẫn c̣n việc phải làm, nếu họ cần có đôi giày sửa xong trước khi  đi làm. Vậy câu hỏi của tôi là: tôi phải làm ǵ đối với việc đọc kinh sáng của tôi?” 

Vị giáo trưởng hỏi: "Ông đă làm ǵ cho đến bây giờ đây?"

"Đôi khi tôi đọc kinh vội vàng mau chóng rồi trở lại làm việc – nhưng rồi tôi cảm thấy áy náy về điều đó. Những lần khác, tôi bỏ giờ kinh sáng luôn. Rồi tôi cũng có cảm giác mất mát điều ǵ và thỉnh thoảng, khi tôi giơ cái búa lên khỏi chiếc giày, tôi gần như nghe tiếng ḷng thổn thức: ‘Tôi là một con người bất hạnh làm sao, v́ tôi không thể đọc kinh sáng được’."

Vị giáo trưởng nói: "Nếu tôi là Chúa, tôi coi trọng tiếng thở dài năo nuột đó hơn là lời cầu kinh." 

 

9.- CẦU NGUYỆN BẰNG NHỮNG MẪU TỰ  

Một câu chuyện trong sách Ha-si-đim  

Vào một chiều tối, một nông dân nghèo, từ phiên họp chợ trở về, mới biết ḿnh không mang theo quyển sách kinh. Bánh xe ḅ của ông bị sút ngay ở giữa rừng và làm cho ông lo lắng là ngày đó sẽ trôi qua mà ông không đọc kinh được.

V́ vậy, đây là lời cầu nguyện của ông: "Chúa ôi, con đă làm một việc rất ngu xuẩn. Con đă rời nhà sáng nay mà không mang theo sách kinh và trí nhớ con lại kém cỏi nên con không thể đọc được một kinh nguyện nào mà không có sách. Do đó, đây là điều con sắp làm: con sẽ đọc hết bảng mẫu tự năm lần rất chậm và v́ Chúa thấu biết hết mọi lời kinh, Chúa có thể ráp những chữ cái lại với nhau để làm thành những lời kinh mà con không thể nhớ được."

Và Chúa đă nói với các thiên thần: "Trong tất cả những kinh nguyện mà Ta đă nghe hôm nay, chắc chắn lời kinh này phải là hay nhất, v́ nó phát xuất tự đáy ḷng đơn sơ và chân thành." 

 

10.- NGHỀ CHUYÊN MÔN CỦA CHÚA LÀ THA THỨ  

Theo thường lệ, người Công giáo xưng tội với một linh mục để nhận lănh từ ngài lời xá giải, như là dấu chỉ được Chúa tha thứ. Nhưng rất thường xảy ra điều nguy hại là những người đi xưng tội sẽ dùng điều đó như là một thứ đảm bảo, một chứng thư sẽ che chở họ khỏi h́nh phạt của Chúa, và như thế họ tin tưởng nhiều hơn vào sự tha tội của linh mục hơn là vào ḷng thương xót  của Chúa.

Đây là điều mà Pê-ru-gi-ni (Perugini), một hoạ sĩ người Ư thời Trung Cổ, đă bị cám dỗ làm khi ông hấp hối. Ông quyết định sẽ không đi xưng tội nếu, v́ sợ hăi mà ông t́m cách để khỏi bị luận phạt. Đó sẽ là điều phạm thánh và sỉ nhục đến Chúa.

Vợ ông không biết chút ǵ về tâm trạng của ông, có lần  bà đă hỏi ông là ông không sợ khi chết mà không xưng tội sao. Pê-ru-gi-ni trả lời: "Em ạ, phải hiểu như thế này: nghề chuyên môn của anh là hội hoạ và anh đă trở thành một hoạ sĩ xuất sắc. Nghề chuyên môn của Chúa là thứ tha, và nếu Ngài cũng xuất sắc trong nghề chuyên môn của Ngài như anh trong nghề của anh th́ anh không có lư do ǵ mà phải sợ hăi cả." 

 

11.- NGÀI NA-RA-ĐA ĐỘI BÁT SỮA  

Na-ra-đa (Narada), nhà hiền triết người Ấn-Độ, là một người rất sùng bái Thần Ha-ri (Hari). Sự sùng bái của ông lớn lao   cho đến đỗi ngày kia ông dám nghĩ là trên khắp thế gian  không có một ai yêu mến Thần hơn ông.

Thần Ha-ri rơ biết ḷng ông nên nói: "Nầy Na-ra-đa, con hăy đi vào thành này, trên bờ sông Hằng (Ganges) v́ một người sùng bái ta ngụ ở đó. Sống cùng người đó sẽ hữu ích cho con."

Na-ra-đa ra đi và gặp một nông dân mà sáng ngày dậy sớm, anh ta chỉ niệm[2] tên Hari một lần, rồi vác cày ra đồng làm lụng suốt ngày. Chỉ trước khi ngủ ban tối, anh ta mới niệm tên Hari một lần nữa. Na-ra-đa tự nghĩ: "Làm sao con người quê mùa  đó có thể là một người sùng bái Thần được? Tôi thấy người ấy suốt ngày đắm đuối trong những công việc trần thế của anh ta."

Bấy giờ Thần Ha-ri nói với ông Na-ra-đa: "Hăy đổ đầy miệng một bát sữa và đi ṿng quanh thành phố. Rồi trở về mà không đổ một giọt." Na-ra-đa đă làm như được truyền dạy.

Thần Ha-ri hỏi: "Con đă nhớ ta mấy lần trong khi đi ṿng quanh thành phố?"

Na-ra-đa thưa: "Dạ thưa Thần, chẳng được một lần nào. Làm sao con có thể làm được, khi Ngài truyền cho con phải canh chừng bát sữa?"

 Thần phán: "Bát sữa đă khiến con tập trung hết tâm trí đến nỗi con đă hoàn toàn quên ta. Nhưng con hăy nh́n người nông phu   này, mặc dù bận tâm với những lo toan nuôi sống gia đ́nh mà anh ta c̣n nhớ đến ta mỗi ngày hai lần phải không?"

 

12.- NGÔI LÀNG LUÔN ĐƯỢC CỨU VỚT 

Cha xứ của ngôi làng là một vị thánh nên mỗi khi dân làng gặp chuyện khó khăn, họ đến cầu viện ngài. Lúc đó cha lui về một nơi đặc biệt ở trong rừng sâu và đọc một lời nguyện đặc biệt. Chúa luôn nhậm lời cầu của cha và dân làng được cứu vớt.

Khi cha chết và lúc dân làng gặp chuyện khó khăn, họ đến cầu viện vị linh mục kế vị, dù không phải là một vị thánh, nhưng cha biết sự bí mật về chỗ đặc biệt đó trong rừng và lời nguyện đặc biệt. V́ vậy cha đă cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa, Chúa biết con không phải là một vị thánh. Nhưng chắc chắn Chúa không lấy đó mà khước từ dân làng của con? Vậy xin Chúa nhậm lời con xin mà cứu giúp chúng con." Và Chúa đă nhậm lời cầu nguyện của cha và dân làng được cứu vớt. 

Khi cha này cũng chết và lúc dân làng gặp chuyện khó khăn, họ đến cầu viện vị linh mục kế vị là người biết được lời nguyện đặc biệt, nhưng không biết chỗ trong rừng. V́ vậy cha đă cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa, Chúa quan tâm ǵ đến nơi chốn? Phải chăng mọi chỗ đều được thánh hóa bởi sự hiện diện của Chúa sao?  Vậy xin Chúa nhậm lời con xin mà cứu giúp chúng con." Và một lần nữa, Chúa đă nhậm lời cầu nguyện của cha và dân làng được cứu vớt.

Rồi cha đó cũng chết và khi dân làng gặp chuyện khó khăn, họ đến cầu viện vị linh mục kế vị là người chẳng biết lời nguyện đặc biệt hay chỗ đặc biệt ở trong rừng. Vậy cha đó cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa, công thức không phải là điều Chúa coi trọng, nhưng là tiếng kêu thống thiết từ con tim.  Vậy xin Chúa nhậm lời con cầu xin mà cứu giúp chúng con." Và một lần nữa, Chúa đă nhậm lời cầu nguyện của cha và dân làng được cứu vớt.

Sau khi cha đó chết và khi dân làng gặp khó khăn, họ đến cầu viện vị linh mục kế vị. Nhưng cha này quen với tiền tài hơn là kinh nguyện. Do đó cha đă cầu nguyện với Chúa như sau: "Chúa là loại thần thánh nào mà khi Chúa hoàn toàn đủ sức giải quyết những khó khăn do chính Chúa đă gây ra th́ Chúa lại từ chối nhấc ngón tay lên cho đến khi chúng con khấu đầu khuất phục và van xin? Được! Chúa muốn làm ǵ với dân làng th́ cứ làm." Rồi cha trở lại ngay với việc kinh doanh c̣n bỏ dở. Và, một lần nữa, Chúa đă nghe lời cha cầu xin và dân làng được cứu vớt.

 

13.- LỜI CẦU NGUYỆN CÓ THỂ CHẾ NGỰ  THỜI TIẾT?  

Một bà già là một người làm vườn hăng say đă tuyên bố là bà không chút mảy may tin tưởng những tiên đoán là một ngày nào đó các khoa học gia sẽ biết cách chế ngự thời tiết. Theo bà, tất cả những ǵ cần thiết  để chế ngự thời tiết là lời cầu nguyện.

Thế rồi vào một mùa hè kia, khi bà đi du lịch ngoại quốc, một cơn hạn hán xảy ra trên toàn quốc và hủy hoại toàn bộ mảnh vườn của bà. Khi trở về, bà thất vọng đến đỗi đă cải giáo luôn.

Đáng lẽ bà nên thay đổi những niềm tin ngớ ngẩn của bà.

 

14.- SỰ ĐÁP TRẢ TR̀ HOĂN CỦA NỮ THẦN LÁC-SI-MI 

Những lời cầu xin của chúng ta không nên được Chúa đáp trả, nếu sự đáp trả không đúng lúc.

Thời xưa ở Ấn-Độ người ta tin tưởng rằng những việc cầu cúng theo những nghi lễ Vệ-Đà mang tính khoa học khi được áp dụng, đến nỗi khi các vị trưởng lăo cầu mưa th́ chẳng bao giờ có hạn hán. Do đó một người đă yên tâm cầu khẩn nữ thần tài Lác-si-mi (Lakshmi), theo các nghi lễ đó, để van xin thần cho được giàu có.

Ông đă cầu xin suốt mười năm trường mà không kết quả ǵ. Sau thời gian đó, đột nhiên ông nhận thấy tính cách phù du của sự giàu sang và đă chấp nhận   cuộc sống của người xuất gia[3] trên dăy Hi-Mă-Lạp-Sơn.

Một ngày kia, ông đang ngồi thiền định, khi ông mở mắt ra và thấy trước mặt ḿnh một bà xinh đẹp tuyệt vời, sáng chói và lóng lánh như thể bằng vàng.

Ông hỏi: "Bà là ai và bà đang làm ǵ ở đây?"

Người đàn bà đáp: "Ta là nữ thần Lác-si-mi mà ngươi đă tụng niệm suốt mười hai năm. Ta hiện ra để ban cho ngươi điều người mong ước."

Ông đó la lên: "Nữ thần kính yêu ơi! Từ lâu tôi đă đạt được sự an lạc trong thiền quán và không c̣n chút ǵ hứng thú về sự giàu sang. Ngài đến quá trễ rồi. Xin Ngài nói cho tôi rơ tại sao Ngài đă đến quá trễ như vậy?"

Nữ thần trả lời: "Cứ sự thật mà nói, bằng vào bản chất những nghi lễ cầu cúng đó mà con đă trung thành tuân theo th́ con đă đáng được sự giàu sang một cách sung măn rồi. Nhưng v́ ta yêu con và cũng mong muốn sự phúc lợi cho con nên ta đă ḱm giữ lại."

Nếu bạn được chọn lựa, bạn sẽ chọn điều nào:

lời cầu xin của bạn được chấp nhận 

hay ơn phước được sự b́nh an,

cho dù lời cầu xin của bạn có được chấp nhận hay không? 

 

15.- LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TRẺ CON 

Một ngày kia, vị giáo sĩ Hồi giáo Nas-ru-đin (Nasruddin) thấy ông hiệu trưởng trường làng dẫn   một đám trẻ con đi vào đền thờ Hồi giáo 

Vị giáo sĩ hỏi: "Ông đưa đám trẻ con vào đó để làm ǵ?"

Ông hiệu trưởng trả lời: "Có một cơn hạn hán trong xứ và chúng tôi tin tưởng lời van xin của những trẻ thơ vô tội sẽ cảm động con tim Đấng Tối Cao."

Vị giáo sĩ nói: "Không phải những lời van xin, cho dù của kẻ vô tội hay của người có tội mới đáng kể, nhưng là sự khôn ngoan  và sự tỉnh thức."

Ông hiệu trưởng la lên: "Làm sao ngài dám thốt lên một lời phạm thượng như thế trước mặt đám trẻ con này! Hăy chứng minh điều ngài đă nói, bằng không ngài sẽ bị tố cáo là một kẻ lạc giáo."

Ngài Nas-ru-đin nói: "Quá dễ. Nếu lời cầu xin của trẻ con mới đáng kể cho bất cứ điều ǵ th́ sẽ không có một ông hiệu trưởng nào ở khắp trong nước, v́ không có điều ǵ chúng ghét cho bằng phải đi học. Lư do ông vẫn sống c̣n sau những lời cầu nguyện đó là v́ chúng tôi biết rơ hơn đám trẻ con nên đă giữ ông lại nơi vị thế của ông hiện có, phải không?"

 

16.- MỘT KẺ QUẤY RẦY KHÔNG THỂ CHỊU NỔI  

Một cụ già đạo đức cầu nguyện năm lần mỗi ngày, trong khi người hùn vốn kinh doanh với cụ chả bao giờ đặt chân đến nhà thờ. Và giờ đây vào ngày sinh nhật thứ tám mươi, cụ đă cầu nguyện như sau:

"Ôi lạy Chúa! Từ thuở thiếu thời, không một ngày nào mà con bỏ qua chẳng đi tới nhà thờ vào buổi sớm mai và đọc kinh cầu nguyện vào năm lần nhất định. Không một cử động đơn thuần nào, không một quyết định quan trọng hay tầm thường  nào con đă làm mà trước hết không kêu cầu  Thánh Danh Ngài. Và con đă tăng gấp đôi  những việc đạo đức và cầu nguyện Chúa ngày đêm không ngừng nghỉ. 

Tuy nhiên, con nay đói rách như con chuột lột trong nhà thờ. Nhưng xin Chúa hăy nh́n người bạn hùn vốn kinh doanh với con. Hắn ta chè chén cờ bạc và mặc dù tuổi cao, hắn vẫn giao du thân mật với những người đàn bà phẩm hạnh rất đáng ngờ vực, tuy nhiên hắn ta vẫn sống trong sự giàu sang. Con tự hỏi không biết có lời kinh nào thốt ra từ cửa miệng của hắn bao giờ không. Giờ đây Chúa ôi! Con không xin Chúa trừng phạt hắn, v́ điều đó không phải là tính cách của Kitô hữu. Nhưng xin Chúa hăy cho con biết: tại sao, tại sao và tại sao...Chúa lại để cho hắn ta sống sung túc và tại sao Chúa đă đối xử với con như vậy?"

Chúa trả lời: "Bởi v́ con là một kẻ quấy rầy không chịu nổi như thế đó!"

Luật Lệ trong tu viện không khẳng định: "Chớ nói chuyện", nhưng: "Chớ nói chuyện trừ khi bạn có thể giữ im lặng được."

Điều này không có thể áp dụng được như thế đối với việc đọc kinh cầu nguyện hay sao?

 

17.- VỀ LỜI CẦU NGUYỆN VÀ NGƯỜI CẦU  

Bà nội hỏi cháu: "Cháu có cầu nguyện mỗi tối không?”

Cháu trả lời: "Dạ có!"

Bà: "Và mỗi sáng?"

Cháu: "Dạ không. Ban ngày con không sợ."

***

Sau khi chiến tranh kết thúc, bà cụ già mộ đạo nói: "Chúa đă rất nhân hậu đối với chúng ta. Chúng ta đă cầu nguyện và cầu nguyện rất nhiều nên tất cả bom đạn đều rơi về phía bên kia thành phố!"

***

Cuộc bách hại   của Hít-le (Hitler) đối với các người Do Thái đă đến mức không thể chịu đựng được nữa   nên hai người Do Thái đă quyết định ám sát ông ta. Họ ŕnh rập tay ôm súng sẵn sàng nhả đạn, ở một nơi mà họ biết Lănh Tụ Hít-le sẽ đi qua. Chờ măi mà chưa thấy ông đến, một tư tưởng khủng khiếp đến với Sa-mu-en (Samuel) nên hắn ta bảo bạn: "Giô-su-a (Joshua) ơi, hăy đọc một kinh nguyện đi để đừng có chuyện ǵ xảy tới cho ông ta!"

***

Họ có thói quen mời người d́ đạo đức mỗi năm đi chơi ngoài trời  với họ. Năm nay, họ quên bẵng đi. Khi lời mời tới vào phút chót, bà nói: "Bây giờ quá trễ rồi: d́ đă cầu nguyện cho trời đổ mưa."

 

18.- TÔI CÓ THỂ GIÚP BÀ ĐƯỢC KHÔNG?  

Một linh mục quan sát một phụ nữ ngồi trong nhà thờ vắng vẻ một ḿnh, hai tay ôm đầu.

Một giờ trôi qua. Rồi hai giờ. Bà vẫn c̣n ngồi đó.

Tưởng rằng bà ta bị khủng hoảng tinh thần, v́ nóng ḷng muốn giúp đỡ, cha đi về phía bà và nói: "Tôi có thể giúp bà được ǵ không?"

Bà nói: "Dạ không, cám ơn cha. Con đă nhận được mọi sự giúp đỡ cần thiết rồi."

Cho đến khi bị cha ngắt lời!  

19.- CẢ HAI CHỈ NGHE. KHÔNG AI NÓI  

Một cụ ông thường ngồi bất động hàng giờ cho đến cuối ở trong nhà thờ. Ngày kia, một vị linh mục hỏi cụ rằng Chúa đă nói ǵ với cụ. 

Cụ trả lời: "Chúa không nói. Chúa chỉ nghe thôi."

"Tốt. Vậy cụ đă nói những ǵ với Ngài?"

"Con cũng không nói. Con chỉ nghe thôi."

Bốn cấp bậc cầu nguyện:

Tôi nói, Chúa nghe.

Chúa nói, tôi nghe.

Không ai nói, cả hai đều nghe.

Không ai nói, không ai nghe: im lặng.

 

***

Tu sĩ Hồi giáo Ba-gia-zít Bít-xta-mi (Bayazid Bistami) mô tả những tiến bộ của ông trong nghệ thuật cầu nguyện như sau: "Lần đầu tiên khi tôi tham viếng đá thánh Ka-a-ba (Kaaba)[4] ở Mê-ca (Mecca), tôi chỉ thấy đá thánh Ka-a-ba. Lần thứ hai, tôi đă thấy Chúa của đá thánh Ka-a-ba. Lần thứ ba, tôi chả thấy đá thánh Ka-a-ba, mà cũng chả thấy Chúa của đá thánh Ka-a-ba."

 

20.- VUA ÁC-BA CẦU NGUYỆN   

Hoàng đế Hồi giáo của Ấn Độ[5] là Ác-ba (Akbar), một ngày kia đi săn bắn trong rừng. Khi đến giờ cầu nguyện ban chiều, vua xuống ngựa, trải thảm trên đất và qú gối cầu nguyện, theo cách thức những người Hồi Giáo ngoan đạo ở khắp nơi.

Nhưng ngay lúc đó, một bà nhà quê, hoảng hốt v́ sự biệt tăm tích của ông chồng đă rời nhà ra đi lúc sáng sớm hôm đó mà không trở về nên đă cắm đầu cắm cổ chạy băng qua đó, lo lắng t́m chồng. V́ quá bận tâm, bà đă không để ư nhà vua đang qú mọp xuống đất và đă vấp phải vào ngài, rồi chỗi dậy mà chạy xa trong rừng, không một lời tạ lỗi. 

Vua Ác-ba tức giận bởi sự gián đoạn này, nhưng v́ là một người Hồi giáo ngoan đạo, nhà vua đă tuân giữ luật không được nói với bất cứ ai trong giờ cầu kinh. 

Nhưng đúng vào lúc giờ cầu kinh vừa chấm dứt, người đàn bà trở lại rất vui vẻ, có ông chồng mà bà đă t́m được đi theo. Bà ta hốt hoảng và sợ hăi khi nhận ra nhà vua và đoàn tùy tùng ở đó. Vua Ác-ba nổi giận với bà và la lớn: "Hăy giải thích cho trẫm thái độ bất kính của nhà ngươi, bằng không nhà ngươi sẽ bị trừng phạt."

Người đàn bà đó phút chốc quên hết mọi sợ hăi, nh́n thẳng vào đôi mắt vua và thưa: "Muôn tâu Hoàng Thượng, kẻ hèn này đă bị chi phối bởi ư nghĩ về người chồng của kẻ hèn nên đă không thấy Hoàng Thượng ở đây, ngay cả khi kẻ hèn vấp ngă lên Hoàng Thượng, như Hoàng Thượng đă phán. C̣n Hoàng Thượng, khi đang cầu nguyện, Hoàng Thượng đă bị thu hút bởi một Đấng cao quí hơn chồng của kẻ hèn muôn vạn lần. Vậy làm sao Bệ Hạ để ư thấy được kẻ hèn?"

Nhà vua rất đỗi xấu hổ, lặng thinh và về sau, đă thổ lộ tâm t́nh với bạn bè là một bà nhà quê không phải là một học giả, cũng không phải là một tu sĩ Hồi giáo mà đă dạy vua ư nghĩa của sự cầu nguyện.

21.- CON B̉ ĐỰC ĐIÊN TIẾT  

Lần kia, Minh Sư đang cầu nguyện. Các đệ tử tới gặp ông và nói: "Thưa thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện thế nào." Và ông đă dạy họ như thế này…

Ngày kia, có hai người đàn ông rảo bước qua một cánh đồng, họ thấy một con ḅ đực điên tiết. Tức th́ họ cắm đầu chạy về phía hàng rào gần nhất, trong khi con ḅ đực giận dữ chạy theo bén gót. Rơ ràng sớm muộn ǵ họ cũng không thoát hiểm, v́ vậy một trong hai người la lớn với người kia: "Chết rồi! Không thoát được đâu. Hăy đọc một lời kinh đi. Mau lên!"

Người kia la lại: "Cả đời tôi chả cầu nguyện bao giờ và tôi chả có lời cầu kinh nào cho trường hợp này!"

"Không sao đâu. Con ḅ đực sắp đuổi kịp chúng ta rồi. Lời cầu kinh nào cũng được cả."

"Được rồi. Tôi sẽ đọc lời cầu kinh mà tôi nhớ lại ba tôi hay đọc trước khi ăn: Lạy Chúa, đối với những ǵ chúng con sắp nhận lănh, xin làm cho chúng con thực sự biết ơn."

Không có ǵ trỗi vượt sự thánh thiện của những ai biết hoàn toàn chấp nhận mọi sự xảy ra như thế .

Trong ván bài gọi là cuộc đời, người ta sát phạt bằng quân bài mà họ được chia với hết khả năng của họ.

Kẻ nào cứ nhất định sát phạt không phải bằng những quân bài đă được chia, nhưng bằng những quân bài họ nhất định phải có bằng được  –  kẻ đó sẽ thất bại trong cuộc sống.

Cuộc đời không hỏi chúng ta là có muốn sát phạt hay không. Đó không phải là một sự lựa chọn. Chúng ta phải sát phạt. Sự lựa chọn là sát phạt như thế nào.  

22.- CẦU XIN CHẤP NHẬN CUỘC SỐNG  

Ngày kia một vị giáo trưởng Do Thái giáo hỏi một cậu học sinh   cái ǵ đă làm cho em buồn phiền. 

Câu trả lời lời: "Sự khó nghèo của con. Hoàn cảnh của con khổ sở  đến nỗi con phải vất vả lắm để học hành và cầu nguyện."

Vị giáo trưởng nói: "Trong thời đại này, cách cầu nguyện hay nhất và cách học hành hay nhất là ở chỗ biết chấp nhận cuộc sống đúng như người ta nhận được." 

23.- VÀO MỘT NGÀY LẠNH TRỜI, CHẾT CÓNG   

Vào một ngày trời lạnh như cắt, một vị giáo trưởng Do Thái và đồ đệ ngồi tụm quanh bếp lửa.

Một đệ tử trong khi nhắc lại những giáo huấn của thầy, đă nói: "Vào một ngày đông giá như thế này, tôi biết chắc phải làm ǵ!"

Các đồ đệ khác hỏi: "Làm ǵ?"

"Sưởi ấm! Và nếu không thể làm được, tôi c̣n biết phải làm ǵ nữa."

"Làm ǵ?"

"Chết cóng."

Thực Tại  chắc hẳn không thể phải bị loại bỏ hay phải được chấp nhận. 

Trốn chạy thực tại cũng như trốn chạy khỏi đôi chân ḿnh.

Chấp nhận thực tại  th́ giống như hôn đôi môi ḿnh.

Tất cả những ǵ người ta cần phải làm là nh́n thấy, t́m hiểu và yên nghỉ.

24.- LÀM BẠN VỚI RỒNG  

Một người tới gặp bác sĩ trị bệnh tâm thần và cho biết đêm nào cũng có một con rồng mười hai chân và ba đầu đến viếng thăm ông. Ông ta hết sức hoảng sợ, không tài nào ngủ được và gần như hoàn toàn suy sụp. Ông ta nghĩ cả đến việc tự vẫn nữa. 

Bác sĩ tâm thần nói: "Tôi tưởng tôi có thể giúp ông được, nhưng tôi phải báo cho ông biết trước là ông sẽ mất một hay hai năm và sẽ tốn ba ngàn đô-la."

Người đó la lên: "Ba ngàn đô-la lận! Thôi đi. Tôi chỉ cần về nhà và làm bạn với nó!" 

***

Ngài Fa-rít (Farid) là một nhà chiêm niệm người Hồi giáo, được các người lối xóm thuyết phục (prevailed upon by his neighbours) đi đến triều đ́nh ở Đề-li (Delhi) để xin hoàng đế Ác-ba (Akbar) một đặc ân cho dân làng. Khi ông Fa-rít đến sân triều đ́nh th́ nhằm lúc Hoàng Đế Ác-ba đang cầu kinh. 

Cuối cùng khi Hoàng Đế xuất hiện, ông Fa-rít thưa: "Bẩm, Hoàng Thượng đă cầu nguyện những ǵ?"

Nhà vua đáp: "Trẫm đă xin Đấng Đại Từ Đại Bi ban cho trẫm được thành công, giàu sang và trường thọ."

Ông Fa-rít lập tức quay lưng lại với Hoàng Đế, vừa đi vưà nhận xét như sau: "Tôi đă đến để bệ kiến một vị Hoàng Đế. Người mà tôi gặp được ở đây lại là một kẻ ăn xin cũng giống như bao người ăn xin khác!" 

 

25.- CHÚA Ở NGOÀI ĐÓ  

Xưa có một người đàn bà rất đạo đức và sùng đạo cùng mến Chúa hết ḿnh. Mỗi buổi sáng bà đều đi nhà thờ. Và đi dọc đường, trẻ con kêu réo, những người ăn xin chạy theo, nhưng bà cứ đắm ch́m trong sự sùng kính mộ đạo của ḿnh đến nỗi bà cũng chẳng thấy họ nữa.

Thế rồi, một ngày kia, bà cũng đi đường như thường lệ và tới nhà thờ đúng lúc phụng vụ bắt đầu.  Bà đẩy cửa vào, nhưng cửa đóng chặt.  Bà đẩy mạnh hơn nữa, mới biết cửa đă khóa lại.

Bàng hoàng khi nghĩ tới ḿnh bị hụt lễ lần đầu tiên trong nhiều năm qua và không biết phải làm ǵ đây, bà ngước mắt lên. Và ḱa, ở ngay trước mặt, bà bắt gặp một mảnh giấy gắn trên cửa.

Miếng giấy ghi: "Ta ở ngoài đó! "

 ***

Người ta nói về một vị thánh kia có thói quen  mỗi khi rời nhà   để đi cử hành phụng vụ, ông thường nói : "Chúa ôi, giờ đây con xin tạm biệt  Chúa! Con phải rời nơi đây để đi Nhà Thờ!" 

26.- ĐAN SĨ  VÀ CON CHIM 

Một đan sĩ ngày kia đi bách bộ trong khuôn viên đan viện, chợt   nghe một con chim hót.

Ngài nghe một cách ngây ngất. Xem như trước kia ngài chưa bao giờ nghe, chưa từng thực sự lắng nghe, tiếng hót của một con chim. 

Khi tiếng chim ngừng bặt, ngài trở về đan viện và buồn bă làm sao, ngài khám phá ra ḿnh là một người xa lạ với các anh em đan sĩ và họ cũng xa lạ với ngài. 

Và chỉ dần dần, họ và ngài mới khám phá ra rằng ngài đă trở về sau hằng bao thế kỷ. V́ sự lắng nghe của ngài có tính cách toàn diện nên thời gian đă ngưng đọng và ngài đă đi vào cơi thiên thai.

Sự cầu nguyện đạt tới tuyệt đỉnh khi sự vô thời gian được cảm nghiệm.

Sự vô thời gian được cảm nghiệm nhờ   vào sự sáng suốt của nhận thức.

Sự nhận thức trở nên sáng suốt khi thoát khỏi  những thành kiến và mọi cân nhắc việc mất c̣n hay được thua của cá nhân.

Rồi th́ phép lạ được tỏ bày và con tim được tràn đầy sự huyền diệu.

 27.- GỠ BĂNG BỊT MẮT RA 

Khi Minh Sư mời ông Thống Đốc thực hành chiêm niệm và ông Thống Đốc cho biết ông rất bận rộn. Đây là câu trả lời mà ông nhận được:  

"Ngài làm cho tôi h́nh dung ra một người bị bịt mắt bước đi trong rừng rậm  – và quá bận rộn để gỡ giải băng bịt mắt ra."

Khi ông Thống Đốc biện hộ rằng ông không có th́ giờ, Minh Sư nói: "Thật là sai lầm khi nghĩ rằng không thể thực hành chiêm niệm v́ không có th́ giờ. Lư do đích thực là v́ đầu óc quá náo động."

28.- ĐÔI CHÂN GÁC LÊN BÀN  

Một chuyên viên lo về việc thẩm định hiệu năng nhân viên đă làm tờ tŕnh cho ông Hen-ri Pho (Henry Ford) như sau: "Thưa ông, như ông đă rơ biết, tờ tŕnh rất tốt đẹp, ngoại trừ người đàn ông ở cuối pḥng. Mỗi lần tôi đi ngang qua ông ta đều ngồi gác cẳng lên bàn. Ông ta đang lăng phí tiền bạc của ông."

Ông Pho nói: "Người đàn ông đó có lần đă đưa ra một ư kiến đáng giá ngàn vàng.  Vào lúc đó, tôi tin rằng đôi chân ông ta ở đúng ngay vào vị thế của chúng bây giờ."

Có một người tiều phu mệt mỏi cứ mất thời giờ và sức lực đốn cây với cái ŕu cùn nhụt v́ ông ta nói ông không có thời giờ ngừng lại để mài lưỡi ŕu cho bén.

29.- NGÔI THÁNH ĐƯỜNG TRONG RỪNG  

Xưa kia có một cánh rừng mà chim hót ban ngày và côn trùng nỉ non ban đêm. Cây cối sum sê, bông hoa nở rộ   và tất cả mọi sinh vật rong chơi tự do.

Và tất cả những ai vào đó, được đưa vào cơi Tĩnh Mịch là nhà của Chúa – Đấng ngự trị  nơi thinh lặng và mỹ lệ của Thiên Nhiên.

Nhưng rồi Thời Đại của sự Vô Ư Thức đến, khi con người có thể xây cất những ṭa nhà cao cả hàng trăm mét và phá huỷ sông ng̣i cùng rừng núi trong ṿng một tháng. V́ vậy những ngôi nhà thờ phượng được xây cất bằng gỗ cây rừng và bằng sỏi đá lấy ở dưới đất rừng.  Những tháp nhọn, tháp h́nh chóp và tháp giáo đường Hồi giáo đă chĩa thẳng lên trời: không trung vang rền tiếng chuông, cùng với tiếng kinh, tiếng hát và lời cầu khẩn.

 Và bỗng nhiên, Chúa không c̣n nơi trú ngụ.

Chúa che giấu những sự vật bằng cách đặt để chúng trước mắt ta!

Hăy để ư nghe! 

Hăy lắng nghe tiếng chim hót, tiếng gió ŕ rào trên cây, tiếng gầm của biển cả ;

Hăy ngắm nh́n một cành cây, một chiếc lá rơi, một cánh hoa như thể là nh́n thấy lần đầu.

Đột nhiên bạn có thể được tiếp xúc với Thực Tại, với cái Thiên Đàng đó mà chúng ta, đă vấp ngă từ thưở nhỏ), là đă để tri thức ngăn trở ḿnh.

Nhà thần bí Ấn Độ là Sa-ra-ha (Saraha) nói: "Hăy biết thưởng thức hương vị đó là sự vắng bóng của Tri Thức."

GHI CHÚ

________________________________________

[2] Người Ấn Độ có thói quen niệm tên các vị thần mà họ tôn kính suốt ngày, giống như Phật tử niệm Phật vậy.

[3] Ở Ấn Độ thời xưa có những người từ bỏ cuộc sống thế tục, gọi là người xuất gia, hoặc “sa-môn” (sramana).

[4] Kaaba là một khối đá vuông vức mầu đen, là di tích thánh của Hồi giáo ở thánh địa Mecca, nơi mọi người Hồi phải đến hành hương ít nhất một lần trong đời.

[5] Người Hồi giáo chiếm đóng Ấn Độ và lập nên triều đại Mô-gun (Moghul) từ thời Trung cổ đến thế kỷ XIX.