GIA ĐÌNH TẬN HIẾN ĐỒNG CÔNG VIỆT NAM |
ĐỀ TÀI SINH HOẠT THÁNG 7/2008 |
ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC KITÔ GIÁO |
Anh chị em thân mến, Hằng năm vào ngày 16 tháng 7, Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ núi Camêlô. Lễ này được cử hành để kính nhớ biến cố Đức Trinh Nữ ban áo Đức Bà núi Camêlô cho thánh Simon Stock trong một thị kiến tại Cambridge vào năm 1251. Lễ kỷ niệm Đức Mẹ núi Camêlô là cơ hội để nhắc lại việc tận hiến của chúng ta cho Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ Mẹ nâng đỡ, chúng ta – những người con đã tận hiến cho Mẹ – luôn sống bác ái với mọi người để trở nên những chứng nhân cho Chúa giữa lòng đời, hợp như lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Các con hãy tiếp tục hợp nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau sống cùng lớn lên trong đức tin và trong đời Kitô hữu để trở thành những nhân chứng dũng cảm cho Chúa. Nếu các con tiếp tục kết hợp với Đức Kitô và Hội Thánh, thì các con sẽ làm được những việc cả thể. Đây là niềm hy vọng cha gửi các con” (Huấn từ cho các bạn trẻ 18.5.2008). * Tin Mừng theo thánh Matthêu (Mt 18:1-6): “Kẻ nào đón nhận một trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy”. I. Ý CHIA SẺ
“Thiếu nhi và giới
trẻ là những thành phần rất đáng quan tâm ở hàng ưu tiên. Thiếu nhi,
những trang giấy trắng đang chờ in những hình ảnh tươi đẹp, cần phải
được thụ hưởng một nền giáo dục chân chính về nội dung và hiệu quả
về phương pháp, làm vốn liếng hành trang hữu ích cho suốt cuộc hành
trình làm người và đức tin” (Trích Thư chung của HĐGMVN năm 2007, số
24). Trẻ thơ quan trọng dường bao trước mắt Chúa Giêsu! Người ta có thể nhận thấy rằng Tin Mừng thật thấm nhuần sự thật về trẻ thơ. Người ta cũng có thể đọc được trong toàn bộ của Tin Mừng như “Tin Mừng của trẻ thơ”. Thật vậy, câu: “Nếu các ngươi không hoán cải và trở nên như những trẻ thơ, thì các ngươi sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18:3) muốn nói lên điều gì? Phải chăng cần đặt Trẻ Giêsu như là mẫu gương cho cả những người lớn đó sao? Trong trẻ thơ luôn có một cái gì đó mà không thể thiếu cho những ai muốn vào Nước Trời. Vào đó chỉ dành cho những ai có tâm hồn đơn sơ như trẻ nhỏ, những ai như chúng luôn tràn đầy niềm tin tưởng phó thác, giàu sự tốt lành và trong sạch. 2) Trẻ em cần được giáo dục thành người trưởng thành về nhân cách Nhân cách của trẻ em là kết quả của một sự tăng trưởng chậm và dần dần. Nó ngồi trước khi đứng, bập bẹ trước khi nói, nói không trước khi nói có, ích kỷ trước khi vị tha, lệ thuộc vào người khác trước khi biết lệ thuộc chính mình. Tất cả mọi khả năng của nó đều lệ thuộc vào luật tăng trưởng. Do đó, trẻ em phải luôn được nhà giáo dục theo sát và nâng đỡ để hướng dẫn. Từ sơ sinh, trẻ em không phải chỉ khác nhau về trọng lượng, vóc dáng, màu da, màu tóc, nhưng còn khác nhau về các phản ứng với môi trường và thế giới chung quanh. Một số thì sinh động, một số khác thì rù rờ; một số thì thất vọng, một số khác thì bất chấp. Điều rất quan trọng và kỳ diệu nhà giáo dục có thể làm đó là theo dõi chúng, tìm cách hiểu chúng, yêu mến chúng và cầu nguyện để trao phó chúng cho Thiên Chúa. Thánh Gioan Bosco gọi thái độ ấy là hộ trực: sống với trẻ em, ở bên cạnh chúng, hướng dẫn, dạy dỗ, nâng đỡ chúng. 3) Giáo dục trẻ em về đức tin a- Giúp trẻ nhận biết tình yêu Cha trên trời đối với các em Đâu là mục tiêu mà cha mẹ và các nhà giáo dục cần chỉ cho thiếu nhi? Trước hết cần giúp chúng trở nên người trưởng thành và có trách nhiệm, biết xác tín rằng không có Thiên Chúa và đức tin thì đời sống sẽ thành bài toán không có đáp số. Tốt nhất là làm sao hướng dẫn chúng tự khám phá ra những điều ấy. Hãy giúp trẻ mở mắt nhìn những điều tốt đẹp chung quanh chúng: Hãy dạy chúng nhận biết tình yêu của Cha trên trời đối với từng em trong các biến cố của cuộc sống, ngay cả trong những biến cố đau khổ nhất. “Chúa ở quanh chúng ta, nhưng chúng ta cứ tưởng Ngài ở xa. Đừng sống như những người hay khép kín, giữ kẽ. Hãy mở mắt và thán phục. Đừng mặc áo mưa khi tắm dưới vòi sen”. Đó là một lời khuyên không được quên. Phải giúp trẻ em cởi bỏ cái áo mưa của bản năng ích kỷ. Các em phải được thấm nhập khi tắm dưới vòi hoa sen lòng yêu thương của Thiên Chúa, lòng yêu thương vẫn tuôn xối xả trên các em mỗi ngày, từ sáng tới chiều. Chẳng hạn, khi nói về tình yêu, hãy gợi ý cho các em khám phá đâu là tình yêu đích thật. Hãy để các em tìm thấy những kết quả được Tin Mừng xác nhận và vui hưởng những kết quả ấy. b- Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục nhân cách và đức tin cho con trẻ Đối với trẻ thơ, sự hiện diện của cha mẹ vô cùng cần thiết. Dù bận công việc thế nào chúng ta cũng phải cân nhắc tầm quan trọng giữa công ăn việc làm và việc xây dựng nhân cách và đức tin cho con em chúng ta để dành cho con em chúng ta một thời gian giáo dục thích hợp. Được như thế, con em chúng ta sẽ trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi và là những Kitô hữu như lòng Chúa ước mong. “Trong tuổi thiếu nhi, sự quí mến và tình âu yếm của cha mẹ được biểu lộ qua sự chăm sóc và lo lắng nuôi nấng con cái, cung cấp những nhu cầu thể lý và tinh thần của chúng. Trong thời gian con cái lớn lên, tình thương mến và nhiệt thành của cha mẹ được thể hiện trong việc giáo dục con cái để chúng biết sử dụng lý trí và sự tự do của chúng cách đứng đắn” (Giáo lý GHCG, số 2228). Gợi ý chia sẻ 1.Một nhà giáo dục đã viết: “Đây là điều cha mẹ và người giáo dục phải có: biết quan sát trẻ em, hiểu chúng, đoán ra được hướng đi của chúng”. Bạn có thường làm như vậy đối với con cháu bạn không? 2.Có người nói: Nhiều cha mẹ rất yêu thương con cái, nhưng không hiểu chúng. Vậy theo bạn đâu là lý do của sự không hiểu này? II. Ý CẦU NGUYỆN CHUNG a/ Cầu cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ: Xin cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Australia, thắp sáng lên nơi các bạn trẻ ngọn lửa tình yêu Thiên Chúa và làm cho họ trở nên những người gieo rắc niềm hy vọng cho con người ngày nay. b/ Cầu nguyện cho 1465 anh chị Miền Bầu Cá trong dịp mừng bổn mạng lễ Đức Mẹ Camêlô (16.7). c/ Một Kinh Vực Sâu, hợp ý cầu cho các linh hồn mới qua đời. III. Ý THỰC HÀNH RIÊNG Dâng Mẹ Maria những kinh Mân Côi đọc trong ngày với ý cầu cho Đức Thánh Cha và Giáo Hội. TÂM TÌNH DÂNG MẸ Lạy Đức Mẹ Chúa Trời Ngài xiết bao thánh thiện, Này chúng con chạy đến Tìm nương ẩn nơi Ngài. Lúc sa vòng gian khổ Khi gặp cảnh phong trần, Lời con cái nài van Xin Mẹ đừng chê bỏ Nhưng xin hằng giải thoát Khỏi ngàn nỗi hiểm nguy, Oâi vinh diệu ai bì Trinh Nữ đầy ơn phúc! (Ca vãn Lạy Đức Mẹ Chúa Trời) |